Đối Tượng Khảo Nghiệm: Các Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục: 10 Người; Giáo Viên Các Trường Tiểu Học Được Bd: 20 Người.


3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong năm biện pháp đề xuất trên đây mỗi biện pháp đều có những cách thức cụ thể với mục tiêu, nội dung và cách tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. Vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu. Trong năm biện pháp, biện pháp thứ nhất đóng vai trò là tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại vì trong bất cứ vấn đề gì, yếu tố nhận thức luôn là quan tâm đầu tiên. Biện pháp thứ 2, thứ 3 và biện pháp thứ 5 là ba biện pháp cơ bản và có tính quyết định trong quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Biện pháp thứ 4 đóng vai trò điều kiện trong hệ thống biện pháp và là động lực thúc đẩy, kích thích để thực hiện các biện pháp còn lại.Vì vậy trong tổ chức, chỉ đạo quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cần vận dụng linh hoạt, tổng hợp các biện pháp, không xem nhẹ biện pháp nào.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm kiểm nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, đã đề xuất.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm: Các cán bộ quản lý giáo dục: 10 người; Giáo viên các trường tiểu học được BD: 20 người.

3.4.3. Nhiệm vụ khảo nghiệm

Xin ý kiến của các các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về khả năng áp dụng sự cần thiết và tính khả thi, mức độ đạt được của các biện pháp QL BD cho giáo viên các trường tiểu học. So sánh các biện pháp quản lý bồi


dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông với thực tế các biện pháp đang thực hiện.

3.4.4. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm

Xin ý kiến các nhà quản lý và tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ giáo viên tiểu học đã trực tiếp tham gia các khóa bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, của cấp trên bằng phiếu điều tra xã hội học với tổng số 30 người. Tham khảo so sánh với chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học để làm rõ ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của các biện pháp đề xuất.

3.4.5. Quy trình khảo nghiệm

Lựa chọn các đối tượng khảo nghiệm: Nguyên tắc lựa chọn phải đồng đều giữa các trường có giáo viên các trường tiểu học được bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp. Hướng dẫn, thống nhất với các đối tượng khảo nghiệm về phương pháp, nội dung cần khảo nghiệm, phương pháp thực hiện, thời gian địa điểm... Thu phiếu, xử lý và nhận xét, đánh giá.

3.4.6. Xử lý và đánh giá kết quả khảo nghiệm

Kết quả số phiếu thu về là 30 phiếu cả hai đối tượng xin ý kiến.

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất



TT


Biện pháp

Mức độ cần thiết


ĐTB


Thứ bậc

Rất

cân thiết

Cần thiết

Không

cần thiết


1

Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ cán bộ

quản lý


29


1


0


2,97


1


2

Biện pháp 2: Chỉ đạo triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm

lớp cho giáo viên ở các trường tiểu học


25


5


0


2,83


3


3

Biện pháp 3: Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

trường tiểu họcam gia bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ


26


4


0


2,87


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 11




TT


Biện pháp

Mức độ cần thiết


ĐTB


Thứ bậc

Rất

cân thiết

Cần thiết

Không

cần thiết


nhiệm ở các trường tiểu học







4

Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục, CSVC để giáo viên chủ

nhiệm có thể vận dụng các năng lực CNL


25


5


0


2,83


3


5

Biện pháp 5: Tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của

giáo viên các trường tiểu học


24


6


0


2,80


5

Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khảo sát

* Cách tính điểm:

Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm. Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm

* Nhận xét:

Biện pháp 1: “Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ cán bộ quản lý” X = 2,97 xếp bậc 1/5.

Biện pháp 2: “Chỉ đạo triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp


cho giáo viên ở các trường tiểu học” X = 2,83 xếp bậc 3/5.

Biện pháp 3: “Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tiểu họcam gia bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm ở các trường tiểu học” X = 2,87 xếp bậc 2/5.

Biện pháp 4: “Xây dựng môi trường giáo dục, CSVC để giáo viên chủ nhiệm có thể vận dụng các năng lực CNL” X = 2,83 xếp bậc 3/5.

Biện pháp 5: “Tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng


năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học” X = 2,80 xếp bậc 5/5.

Như vậy, đại đa số các cán bộ, giáo viên đều đánh giá rất cao và cho rằng biện pháp này được đề xuất ở trên là cần thiết. Điều này đúng với thực tế hiện nay của các nhà trường vì từ trước đến nay, vấn đề này còn chưa được chú trọng.


Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất



TT


Biện pháp

Mức độ cần thiết


ĐTB


Thứ bậc

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi


1

Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ cán bộ

quản lý


26


4


0


2,87


1


2

Biện pháp 2: Chỉ đạo triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở các trường tiểu

học


25


5


0


2,83


2


3

Biện pháp 3: Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tiểu họcam gia bồi dưỡng năng

lực chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm ở các trường tiểu học


24


6


0


2,80


4


4

Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục, CSVC để giáo viên chủ nhiệm có thể vận dụng các năng lực

CNL


25


5


0


2,83


2


5

Biện pháp 5: Tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của

giáo viên các trường tiểu học


24


6


0


2,80


4

Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khảo sát

Tiểu kết chương 3

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông mà luận văn đề xuất cho thấy đều có tính cần thiết và khả thi ở mức độ khá cao. Do vậy, các biện pháp


có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở phân tích và hệ thống hóa các tài liệu trong và ngoài nước, luận văn đã xác định được lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Trong đó bao gồm các nội dung sau: Các khái niệm công cụ, trong đó, gồm có: khái niệm năng lực chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở các trường tiểu học, quản lý bồi dưỡng năng lực năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở các trường tiểu học.

Quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu họclà sự tác động có mục đích thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo , kiểm trta của lãnh đạo nhà trường đến hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu họcđể nâng cao năng lực năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học .

Luận văn cũng đã xác định được những vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học, trong đó đã phân tích lý luận về về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học. Dựa trên cách tiếp cận chính là tiếp cận chức năng quản lý, luận văn cũng đã xác định rõ 4 nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học, đó là: Lập kế hoạch; Tổ chức chỉ đạo; Kiểm tra đánh giá; Cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng năng lực năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Nông

Xem xét, thẩm định và trình Bộ Giáo dục Đào tạo cuốn sổ chủ nhiệm đã được dùng thể nghiệm có hiệu quả ở một số trường tiểu học trong tỉnh. Ra các văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Có kế hoạch bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm lớp học tập các điển hình tiên tiến ở các cơ sở giáo dục Phát động phong trào thi đua có sơ kết, tổng kết,


khen thưởng giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi ở các trường phổ thông. Hàng năm tổ chức hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh.

2.2. Đối với các trường đại học sư phạm

Các trường Sư phạm trong toàn quốc cần đi đầu trong việc đổi mới công tác đào tạo sinh viên sư phạm, tăng cường về đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng sư phạm. Đặc biệt, cần có giáo trình và đưa nội dung đào tạo về năng lực chủ nhiệm lớp cho sinh viên như đào tạo về chuyên môn, đủ để đáp ứng yêu cầu mới về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn mới. Chú trọng đến việc giảng dạy các môn khoa học xã hội, trong đó có môn học tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học.

Tăng cường thực tập sư phạm cho sinh viên, thời lượng thực tập nhiều hơn, gắn bó sinh viên sư phạm với nhà trường phổ thông hơn.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong

- Đầu tư, tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho nhà trườngđể phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy và học tập. Có chính sách cụ thể và ưu tiên trong việc đầu tư cơ sở vật chất, triển khai các giải pháp ưu tiên nhà trường đạt hiệu quả giáo dục ngang bằng với các trường công lập tốp đầu của huyện.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho đỗi ngũ giáo viên được đào tạo ở trình độ cao hơn nhằm không ngừng bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường.

- Có giải pháp cụ thể để giữ chân cán bộ quản lí giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi ở lại với địa phương và với ngành Giáo dục.

- Cần có quy định điều chỉnh bổ sung về giảm số tiết giảng dạy cho giáo viên chủ nhiệm từ 4 tiết/ tuần như hiện nay ở các trường bán trú tiểu học lên 6 tiết/ tuần cho phù hợp với điều kiện giảng dạy và công tác chủ nhiệm.

Thường xuyên có các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn về công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn huyện.

Cung cấp hoặc hỗ trợ về tài liệu mang tính cập nhật và thiết thực về công tác chủ nhiệm ở cấp học nhất là đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa và khó khăn như chúng tôi.


- Tổ chức năm để rút kinhhội nghị tổng kết để đánh giá công tác chủ nhiệm vào dịp cuối nghiệm và định hướng cho năm sau.

2.4. Đối với các trường tiểu học huyện Đắk Glong

- Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường tiểu họcì người lãnh đạo cần luôn xác minh rõ vai trò và đội ngũ của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Nó quyết định phần lớn các nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường khi triển khai đến học sinh.

Các nhóm biện pháp đề xuất nói trên là kết quả của một quá trình đánh giá nghiêm túc, kết hợp chặt chẽ phương pháp nghiên cứu của tác giả. Những kết quả khảo nghiệm đã xác định tính khách quan và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó còn cho thấy nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

Tiếp thu và cần tìm hiểu kỹ để có thể vận dụng các nhóm biện pháp đã đề xuất trong luận văn này vào hoạt động quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở đơn vị nhằm giúp nhà trường tiểu họcực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh trong thời kỳ hiện nay.

2.5. Đối với giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng.

- Cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục toàn diện học sinh.

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc được giao. Luôn là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, hành vi, lối sống để các thế hệ học sinh noi theo.

- Thường xuyên học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là các năng lực chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục hiện đại, các kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, cập nhật các kỹ năng sống cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí