Vài Nét Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế, Chính Trị, Văn Hóa, Xã Hội Của Tỉnh Bắc Kạn

đối với đội ngũ cán bộ công chức được đảm bảo sẽ tạo nên những tiền đề và động lực. Chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất vừa là điều kiện, vừa là động lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong việc nâng cao trình độ.

1.7.2. Yếu tố chủ quan

- Nhận thức của cán bộ, công chức: Đây là yếu tố cơ bản và quyết định nhất tới chất lượng của mỗi CBCC nói chung và đội ngũ CBCC khối Đảng, Đoàn thể nói riêng, bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu người cán bộ, công chức nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khóa bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Ngược lại, khi người cán bộ, công chức còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, họ sẽ thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và nâng cao tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến việc mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương; phai nhạt lý tưởng, tha hóa về đạo đức, lối sống. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân, làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Xác định đúng đối tượng bồi dưỡng: Đối tượng bồi dưỡng chính là yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng nên nó ảnh hưởng đến toàn bộ đầu ra của quá trình. Theo đó, những công việc liên quan đến là phải rà soát, phân loại đối tượng và nhu cầu bồi dưỡng; đánh giá, tìm hiểu năng lực, sở trường, những hạn chế, tồn tại hiện hữu của CBCC để có quy hoạch bồi dưỡng phù hợp với công việc, tạo điều kiện cho CBCC được học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng.

Tính khoa học của kế hoạch bồi dưỡng: Kế hoạch phải dựa vào chủ trương, nghị quyết có liên quan đến công tác bồi dưỡng CBCC; căn cứ nhu cầu bồi dưỡng CBCC thực tiễn tại đơn vị sử dụng CBCC; vào nguồn nhân lực hiện có và trong

tương lai… Xây dựng kế hoạch chuẩn sẽ tạo sự chủ động cho cơ quan đơn vị, người học bố trí thời gian, tài chính, nhân sự cho việc bồi dưỡng CBCC.

Chất lượng của chương trình, tài liệu bồi dưỡng: Chất lượng của chương trình, tài liệu bồi dưỡng là nhân tố hàng đầu quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Không có chương trình tốt, bồi dưỡng sẽ không mang lại hiệu quả cao. Chương trình bồi dưỡng cần phải dựa trên thực tế công việc của CBCC. Chương trình, tài liệu phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu của CBCC; nội dung phải thực tiễn, mang tính ứng dụng cao trong công việc; thời gian mỗi khóa học hợp lý.

Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên cũng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng CBCC. Giảng viên không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất. Do đó, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác, phương pháp sư phạm là yếu tố hàng đầu của người giảng viên cần có, qua đó giúp công tác quản lý về bồi dưỡng CBCC đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết Chương 1


Đội ngũ cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn thể nói riêng là một bộ phận không thể thiếu trong đội ngũ cán bộ, công chức của nước ta. Mọi hoạt động của các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị- xã hội ở cơ sở đều do công chức thực hiện. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cáchmạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng. Xâydựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải được tiến hànhkhoa học, có bước đi thận trọng, bền vững. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ làđầu tư cho phát triển lâu dài bền vững. Vì vậy quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức.

Quản lý nói chung và quản lý bồi dưỡng nói riêng vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Công việc này đòi hỏ nhà quản lý phải nắm vững những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý, quản lý bồi dưỡng, quản lý cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn thể từ đó vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn công tác nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn. Phần lý luận trên là căn cứ để nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn tỉnh Bắc Kạn. Từ đó đề xuất các biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn thể tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN TẠI TỈNH BẮC KẠN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY‌

2.1. Vài nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nội địa, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, phíabắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An tỉnh Cao Bằng; phíađông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; phía nam giáp cáchuyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hoá tỉnh Thái Nguyên; phía tây giáp 3huyện: Nà Hang, Chiêm Hoá và Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, hiện có 8 đơn vị hành chính (7 huyện, 1 thành phố) với 122 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên 4857,21 km2, dân số trên 300.000 người, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay), trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80% [24].

Năm 1965, Bắc Kạn hợp nhất với tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái, đến ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Kạn được tái lập từ tỉnh Bắc Thái cũ, gồm thị xã Bắc Kạn và 5 huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn.

Năm 1999, chia huyện Bạch Thông thành 2 huyện: Bạch Thông và Chợ Mới. Năm 2003, chia huyện Ba Bể thành 2 huyện: Ba Bể và Pác Nặm. Năm 2015, chuyển thị xã Bắc Kạn thành thành phố Bắc Kạn. Tỉnh lị là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 160 km.

Từ năm 1997 đến nay, sau hai mươi năm tái lập tỉnh đến nay nền kinh tế của tỉnh đã đi vào ổn định và có sự tăng trưởng. Trong những năm qua, Bắc Kạn thực hiện chương trình đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy gặp nhiều khó khăn, song, với truyền thống đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường cùng với tinh thần cần cù lao động, sự sáng tạo trong quản lý, đến nay nền kinh tế của tỉnh đã có những bước chuyển biến nhất định. Tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, du lịch. Bắc Kạn được tự nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năng phát

triển kinh tế xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú và vườn Quốc gia Ba Bể, nơi có hồ Ba Bể- một trong 20 hồ nước ngọt lớn trên thế giới…

Hiện nay, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đang tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, quyết tâm vượt khó, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ngang tầm yêu cầu của tình hình mới; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị các cấp trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; củng cố trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT- XH với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Thông qua khảo sát để đánh giá hiện trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng cán bộ công chức khối Đảng, đoàn tỉnh, xác định thế mạnh và những hạn chế, yếu kém từ đó đề xuất các phương án tối ưu để mang tính khả thi cao nhất.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức;

- Khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức.

2.2.3. Khách thể và đối tượng khảo sát

Khách thể khảo sát: Bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng cán bộ công chức.

Đối tượng khảo sát: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; giảng viên; cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể trong tỉnh (hay còn gọi là học viên) đã theo học tại các lớp bồi dưỡng.

- 70 khách thể, bao gồm:

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh (từ phó, Trưởng phòng trở lên của các cơ quan chuyên môn làm công tác tổ chức, cán bộ và giảng viên): 10 người.

+ Cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể tỉnh: 60 người.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu: Khảo sát bằng điều tra xã hội học và phỏng vấn trực tiếp.

2.3. Thực trạng bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Tổng quan về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh

Sau tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, từ chỗ có 12.335 cán bộ, công chức, viên chức với 74 người có trình độ trên đại học (chiếm 0,59%), 3.630 người có trình độ đại học (chiếm 29,42%), 3.726 người có trình độ cao đẳng (chiếm 30,2%), 2.916 người có trình độ trung cấp, sơ cấp (chiếm 23,64%) và có tới 1.989 người có chuyên môn đào tạo khác hoặc chưa qua đào tạo (chiếm 16,12%). Đến thời điểm 31/12/2017, tổng số cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có 14.204 người, thì tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ trên đại học đã tăng lên là 3,26% (là 464 người, trong đó tiến sĩ, chuyên khoa II có 16 người; thạc sỹ, chuyên khoa I có 448 người), tỷ lệ có trình độ chuyên môn đại học tăng lên 48,16% (6.842 người), tỷ lệ có trình độ cao đẳng giảm xuống còn 17,63% (2.505 người), tỷ lệ có trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm 27,7% (3.943 người) và tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có chuyên môn đào tạo khác hoặc chưa qua đào tạo giảm xuống còn 3,16% (450 người), cơ cấu cụ thể:

* Theo giới tính: Nam: 6.394 người (45,02%). Nữ: 7.810 người (54,98%).

* Theo dân tộc: Dân tộc thiểu số: 10.785 người (75,93%). Kinh: 3.419 người (24,07%).

* Theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi 3.529 người (24,85%). Từ 31 đến 40 tuổi

5.275 người (37,14%). Từ 41 đến 50 tuổi 3.314 người (23,33%). Từ 51 đến 60 tuổi 2.086/14.204 người (14,68%).

* Theo ngạch công chức: Chuyên viên cao cấp và tương đương 41 người (0,29%). Chuyên viên chính và tương đương 380 người (2,67%). Chuyên viên và tương đương 7.125 người (50,16%). Cán sự và tương đương 4.536 người (31,93%).

* Về trình độ lý luận chính trị, từ chỗ chỉ có 331 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân (chiếm 2,68%) và 446 cán

bộ, công chức, viên chức có trình độ trung cấp (chiếm 3,61%) ở thời điểm tháng 6 năm 2010. Thì đến tháng 12 năm 2017, số cán bộ công chức, viên chức có trình độ lý luận cao cấp, cử nhân tăng lên đạt 7,1% (1.015 người) và số có trình độ lý luận chính trị trung cấp đạt 16,66% (2.367 người).

Trong đội ngũ cán bộ, tỷ lệ cán bộ nữ bình quân đạt trên 60%, tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số bình quân đạt trên 81%. Toàn tỉnh có 70 đầu mối sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh[20].

* Số cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể của tỉnh ở thời điểm năm 2017 là 808 người. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 02 người, Thạc sỹ 30 người, Đại học 662 người, Cao đẳng 21 người, Trung cấp, sơ cấp 93 người. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân 102 người, Trung cấp 173 người. Ngoài ra, số cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp lý luận chính trị là 77 người.

- Theo giới tính: Nam: 411 người (50,9%). Nữ: 397 người (49,1%).

- Theo dân tộc: Dân tộc thiểu số: 619 người (76,6%). Kinh: 189 người (23,4%).

- Theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi 157 người (19,43%). Từ 31 đến 40 tuổi 319 người (39,5%). Từ 41 đến 50 tuổi 208 người (25,74%). Từ 51 đến 60 tuổi 124 người (15,34%).

- Theo ngạch công chức: Chuyên viên cao cấp và tương đương 24 người (2,97%). Chuyên viên chính và tương đương 196 người (24,26%). Chuyên viên và tương đương 358 người (44,31%). Cán sự và tương đương 230 người (28,5%).

Bảng 2.1. Phân loại ngạch công chức khối Đảng, đoàn thể giai đoạn 2013 - 2017‌

Ngạch công chức

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

CVCC và tương đương

19

20

22

23

24

CVC và tương đương

132

154

166

184

196

CV và tương đương

302

311

321

353

474

Cán sự và tương đương

178

195

203

218

114

Tổng cộng

631

680

712

778

808

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn tỉnh Bắc Kạn - 7

Từ bảng trên có thể nhận thấy tỷ lệ cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể của tỉnh có trình độ đại học trở lên chiếm đại đa số (86%), đây là cơ sở

quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đó nâng cao hiệu lực hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cả tỉnh. Đồng thời cho thấy: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan tham mưu cho tỉnh rất quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung, công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khối Đảng, Đoàn tỉnh nói riêng, sự nỗ lực của các cá nhân trong việc nâng cao trình độ của bản thân. Hằng năm, tỉnh đã dành khoảng hơn 2 tỷ đồng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức... Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn giỏi, có kỹ năng làm việc, thì cường độ làm việc tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của đất nước chứng tỏ sự nỗ lực của cán bộ, công chức đã tranh thủ tối đa thời gian làm việc để vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn vừa nâng cao trình độ của bản thân. Nhiều công chức đã chủ động đăng ký tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoài giờ hành chính để không làm ảnh hưởng đến công việc chuyên môn. Có thể khẳng định, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Bắc Kạn thời gian qua đã thực sự là lực lượng nòng cốt trong tiếp thu, lĩnh hội và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của tỉnh, cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng cơ bản được bố trí, sử dụng đúng quy hoạch, phù hợp với năng lực, sở trường, phát huy khả năng, sức sáng tạo trong lĩnh vực công tác, từ đó góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng

Xác định đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ chiến lược trong công tác cán bộ, Tỉnh ủy Bắc Kạn đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Đề án số 02- ĐA/TU ngày 22 tháng 7 năm 2009 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2009- 2015 và xây dựng Kế hoạch số 77- KH/TU ngày 22 tháng 7 năm 2009 để triển khai thực hiện; trong đó đưa ra lộ trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong 5 năm và kế hoạch hằng năm để các cơ quan, đơn vị trong tỉnh

Ngày đăng: 19/05/2022