Thực Trạng Thực Hiện Nội Dung, Chương Trình Và Hình Thức Bồi Dưỡng

chủ động bố trí cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cơ bản sát với yêu cầu thực tiễn; chú trọng đào tạo lý luận chính trị, đào tạo trên đại học đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý phù hợp với chức danh đảm nhiệm, chức danh quy hoạch và vị trí việc làm; đào tạo đại học cho cán bộ đương nhiệm hoặc quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ. Phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được cải tiến, đổi mới theo hướng sát thực với điều kiện công tác của cán bộ, công chức với nhiều loại hình đào tạo theo cả hình thức tập trung và không tập trung. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, bên cạnh việc đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ chính của mình, đã tích cực, chủ động liên kết với các trường đại học, học viện, cơ sở đào tạo trong khu vực mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế và báo cáo sơ kết công tác đánh giá cán bộ giai đoạn 2011- 2016 cũng có thể nhận thấy trình độ chuyên môn tốt và học vị cao, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên không phải luôn đi đôi với năng lực quản lý, thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả bởi việc vận dụng kiến thức đã được đào tạo bồi dưỡng vào quá trình thực thi công vụ còn hạn chế. Một số người có học hàm, học vị, có thâm niên công tác, được ĐTBD bài bản nhưng không phát huy được năng lực, sở trường về chuyên môn của mình vì lý do khách quan cũng như chủ quan, do vậy gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Điều này đòi hỏi công tác ĐTBD phải có kế hoạch sát với nhu cầu thực tiễn và sử dụng có hiệu quả CBCC đã được ĐTBD.

Nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém về công tác cán bộ, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khóa XI) đã quyết nghị một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là người đứng đầu đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn 2016

- 2020. Trong đó, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2020, 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước có cơ cấu công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm; 95% đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện có trình độ

chuyên môn từ đại học trở lên; 6% trở lên cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện có trình độ trên đại học; 100% viên chức có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; 95% cán bộ, công chức, viên chức tỉnh đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định; phấn đấu 95% cán bộ, công chức, viên chức tỉnh, huyện đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số) theo quy định; 65% cán bộ, công chức và 20% viên chức cấp tỉnh, huyện có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ và 70% công chức cấp xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 100% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước phù hợp; mỗi năm có 20% cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, cập nhật kiến thức mới và bồi dưỡng theo chức danh…

Để thực hiện được mục tiêu trên, Bắc Kạn xác định: Trong thời gian tiếp theo, cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; quy định rõ về trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, lấy hiệu quả công tác làm thước đo phẩm chất, năng lực cán bộ; nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ; đổi mới công tác quản lý và tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, công chức, viên chức.

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình và hình thức bồi dưỡng

2.3.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng

Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trong giai đoạn cách mạng mới, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn và các cơ quan chức năng của tỉnh xác định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ chính trị được đặt lên hàng đầu, coi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là việc làm

thường xuyên, cần được ưu tiên trong sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thực hiện chủ trương chung của Đảng, trong thời gian qua Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được xác định là một trong bảy nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010; là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và được coi là hoạt động có tác động trực tiếp đến các khâu khác của công tác cán bộ. Bởi vậy, việc đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức được thực hiện thường xuyên và liên tục. Đồng thời thường xuyên rà soát, bổ sung, xây dựng các chương trình bồi dưỡng và cụ thể hóa các khâu trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo phù hợp với thực tiễn đặt ra. Trong đó, việc xây dựng chương trình tài liệu là một trong những công đoạn quan trọng và khó khăn nhất trong quy trình bồi dưỡng. Nội dung, chương trình phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, thực trạng đội ngũ cán bô công chức của tỉnh, đảm bảo thiết thực quá trình thực thi công vụ của CBCC, do đó phải thực sự phù hợp với các đối tượng, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý.

Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chú trọng thực hiện tốt các khâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từ việc xây dựng kế hoạch đến chuẩn bị nội dung, chương trình, phương thức BD cho cán bộ, công chức. Theo đó, kế hoạch BD cơ bản sát với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, thực trạng đội ngũ cán bộ; nội dung BD bảo đảm quán triệt đường lối, quan điểm đổi mới đất nước của Đảng; đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập.

Việc thực hiện nội dung chương trình BD dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, nhu cầu của vị trí công việc, từ đó lựa chọn những nội dung kiến thức, kỹ năng cần thiết để tổ chức biên soạn chương

trình BD cho từng đối tượng. Nội dung chương trình tập trung trả lời hai câu hỏi quan trọng: 1) ở vị trí công việc đó cán bộ, công chức được làm những gì?

2) cán bộ, công chức phải làm gì để thực hiện công việc có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất?

Để đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nâng cao chất lượng bồi dưỡng CBCC, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thực hiện triển khai rà soát, cập nhật, bổ sung chương trình, tài liệu bồi dưỡng, cụ thể như sau: Chương trình, tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức chuyên ngành xây dựng Đảng; kỹ năng nghiệp vụ cán bộ đoàn thể ở cơ sở; Chương trình, tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức ngạch chuyên viên; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức ngạch chuyên viên chính; chương trình bồi dưỡng chuyên đề về lý luận chính trị, ... Trường Chính trị đã xây dựng giáo trình môn tình hình địa phương (đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2008, được đánh giá tốt về chất lượng và có tính khả dụng trong thực tiễn) đưa vào áp dụng trong việc giảng dạy.

Nhìn chung, các chương trình BD đã đảm bảo trang bị kiến thức cơ bản đồng thời góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC.

2.3.3.2. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng

Trường Chính trị tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ đã tích cực định hướng đổi mới về phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức quản lý học viên, điều chỉnh hình thức tổ chức giảng dạy, tăng cường các buổi thảo luận ở một số chuyên đề, coi trọng việc hướng dẫn làm tiểu luận, đi thực tế… Tăng tính tương tác, trao đổi, phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình giảng dạy và học tập. Tạo quy chuẩn trong tổ chức nhằm đánh giá thực chất việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của học viên. Tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế cho học viên, giảng viên từ đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Các đợt đi thực tế cả trong và ngoài tỉnh thực sự có ý nghĩa và rất bổ ích trong thực thi nhiệm vụ tại các đơn vị của học viên. Học viên đã được giao lưu học tập kinh nghiệm không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng mà cả về các lĩnh vực khác như hành vi ứng xử, kỹ năng giao tiếp, các mối quan hệ. Khuyến khích khả năng tự học, tự bồi dưỡng của học viên.

2.3.4. Thực trạng kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn tỉnh Bắc Kạn

Từ đầu nhiệm kỳ 2010- 2015 đến nay, trong toàn tỉnh đã chọn cử đi đào tạo chuyên môn đối với 1.733 lượt cán bộ, công chức (trên đại học: 414, đại học: 688, cao đẳng 169, trung cấp: 462); đào tạo lý luận chính trị đối với 2.874 lượt cán bộ (sơ cấp: 161, trung cấp: 1.877, cao cấp, cử nhân: 836). Về công tác bồi dưỡng được Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch tổng thể của tỉnh, các đơn vị như Trường Chính trị tỉnh, Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch hằng năm mở các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành sát nhu cầu thực tiễn của đội ngũ cán bộ công chức khối Đảng, đoàn trong tỉnh. Tỉnh đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức 01 lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn cho 111 học viên trong quy hoạch cấp ủy, các chức danh lãnh đạo sở, ngành tỉnh và cán bộ chủ chốt cấp huyện, 01 bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho các đồng chí cán bộ đương chức diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; 03 lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc diện ban thường vụ các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc quản lý...; các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, đoàn thể,[19]... cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả đào tạo cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2013 - 2017‌

Trình độ đào tạo

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tiến sỹ

07

07

10

13

16

Thạc sỹ

93

268

354

401

448

Đại học

4.073

4.803

5.678

6.393

6.842

Cao đẳng

2.857

2.784

2.551

2.524

2.505

Trung cấp

4.783

4.437

4.292

4.132.

3.943

Khác

1.476

1.272

970

642

450

Tổng cộng

13.289

13.571

13.855

14.105

14.204

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn tỉnh Bắc Kạn - 8

Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng các lớp đã thực hiện bồi dưỡng từ năm 2013 đến năm 2017‌

Nội dung bồi dưỡng

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017


Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn

01 lớp

53/111





Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho các đồng chí cán bộ đương chức diện Ban

Thường vụ Tỉnh ủy quản lý




01 lớp, 45/174


Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc diện BTV các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy

trực thuộc quản lý


01 lớp, 80/100

01 lớp, 80/100

01 lớp, 80/100


Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho các đồng chí cán bộ quy hoạch Trưởng, phó sở

ngành và tương đương.





01 lớp, 57/260

Bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch CV.

02 lớp,

98/200

02 lớp,

75/200

03 lớp,

96/180

04 lớp,

110/240

04 lớp,

83/240

Bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch CVC.

01 lớp

57/100

01 lớp

40/90

01 lớp

36/90

01 lớp

28/90

01 lớp

32/90

Bồi dưỡng chuyên ngành XDĐ và VP cấp ủy (TC, KT,

TG, DV, NC, VP).

01 lớp

56 người

01 lớp

60 người

01 lớp

55 người

01 lớp

120 người

01 lớp

142 người

Bồi dưỡng kiến thức quốc

phòng - an ninh.

475/2.740

326/2.159

358/2.381

253/1.970

189/1.980

Bồi dưỡng cán bộ đoàn thể (Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, Công đoàn, Mặt trận,

Cựu Chiến binh cơ sở).


04 lớp,

40 người/lớp


06 lớp,

35 người/lớp


04 lớp,

55 người/lớp


05 lớp,

80 người/lớp


05 lớp, 90n/lớp

(Nguồn báo cáo tổng kết của Ban Tổ chức, Trường Chính trị tỉnh)

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn tỉnh

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là việc xác định nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ, công chức, nhận rõ những mặt mạnh, mặt yếu để từ đó xác định tham gia vào khóa bồi dưỡng nào phù hợp để bảo đảm rằng sau khóa học thực hiện công việc tốt hơn. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBCC phải trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể. Từ kế hoạch này, từng đơn vị xây dựng kế hoạch của đơn vị mình theo hướng mọi kế hoạch phải gắn với nhu cầu thực tiễn của nhiệm vụ.

Để nghiên cứu tìm hiểu thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn, tôi đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp đối với 10 đồng chí là cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên (trong số này có những đồng chí lãnh đạo cũng là báo cáo viên chuyên đề) và 60 cán bộ, công chức (học viên) đã theo học tại các khóa bồi dưỡng.

Với chức năng tham mưu tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về lý luận chính trị- hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ… cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh đã tham mưu xây dựng mục tiêu hoạt động bồi dưỡng cho từng năm cụ thể và cho từng đối tượng bồi dưỡng thuộc các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở.

Các cơ quan chức năng luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh và yêu cầu tổ chức cơ sở Đảng- Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chủ động xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí cho công tác bồi dưỡng để tỉnh xem xét, quyết định giao kinh phí cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng. Kế hoạch gửi về Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đúng thời hạn quy định. Vào tháng 10

hàng năm, các cơ quan tổ chức Hội nghị xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho năm sau. Trường Chính trị, Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu xây dựng kế hoạch mở lớp và lịch công tác chi tiết từng quý, tháng báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các ban ngành phối hợp, công văn triệu tập, lịch giảng các lớp cho các cơ quan đoàn thể có nhu cầu bồi dưỡng. Mỗi lớp đều có thông báo cụ thể đến các cơ quan đoàn thể từ tỉnh đến huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy chủ động phối hợp cử học viên đi học đúng đối tượng, thời gian quy định. Kế hoạch được tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng xây dựng bám sát mục tiêu đã định và dựa trên kết quả tổng hợp xác định nhu cầu bồi dưỡng mà các cơ quan, đơn vị dự kiến. Kế hoạch đưa ra những con số chi tiết, cụ thể về số lớp bồi dưỡng; số lượng học viên; thời gian và dự trù kinh phí.

Qua trao đổi với các lãnh đạo của Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị, Sở Nội vụ, cứ hàng quí, năm đều có báo cáo kết quả bồi dưỡng gửi đến Thường trực tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, Trường Quân sự tỉnh. Các báo cáo đều phải đánh giá được mức độ thực hiện mục tiêu đặt ra trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch đã lập ban đầu.

Qua trao đổi với cán bộ, công chức đã tham gia các lớp và gần đây nhất là lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho các đồng chí cán bộ quy hoạch Trưởng, phó sở ngành và tương đương (60 người) về việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch, thời gian học tập, nội dung bồi dưỡng cho cán bộ, công chức có đảm bảo, thuận tiện và phù hợp với công việc mà họ đang đảm nhiệm không. Kết quả thu được như sau:

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí