Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Kiểm Toán Nhà Nước Thực Hiện



+ Chuẩn bị chương trình kiểm toán: Dựa trên các thông tin đã thu thập, đoàn kiểm toán chuẩn bị chương trình kiểm toán theo các yêu cầu của công việc kiểm toán và báo cáo với lãnh đạo cơ quan kiểm toán phụ trách quyết định

+ Thực hiện kiểm toán tại đơn vị: Giai đoạn này bao gồm thu thập bằng chứng kiểm toán và lập biên bản, hồ sơ kiểm toán.

- Lập báo cáo kiểm toán: Sau khi thực hiện kiểm toán, đoàn kiểm toán phải lập báo cáo kiểm toán gửi cơ quan kiểm toán xem xét trước khi phát hành. Việc đảm bảo chất lượng ở giai đoạn này bao gồm:

+ Đưa ra kết luận kiểm toán: Trước khi đưa ra kết luận kiểm toán, đoàn kiểm toán phải triệu tập hội nghị để nghiên cứu giải trình của đơn vị được kiểm toán, đánh giá tính phù hợp của các bằng chứng kiểm toán, các vấn đề quan trọng được phát hiện trong quá trình kiểm toán, kiến nghị để chấn chỉnh và xử lý các vấn đề này.

+ Thu thập ý kiến: Cơ quan kiểm toán phải thu thập ý kiến giải trình của đơn vị được kiểm toán và các bên có liên quan.

+ Kiểm tra lại bộ phận tham mưu: Bộ phận tham mưu sẽ kiểm tra lại hồ sơ tài liệu kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm tra.

+ Rà soát và phát hành: Lãnh đạo của cơ quan kiểm toán sẽ rà soát và phát hành báo cáo kiểm toán đã được kiểm tra. Nếu cần thiết, việc rà soát và nghiên cứu này sẽ được thực hiện thông qua các cuộc họp thảo luận.

Ngoài các hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán từ bên trong, các cơ quan kiểm toán Trung Quốc còn coi trọng việc báo cáo cho các cơ quan cấp trên, HĐND các cấp và các tổ chức giám sát bên ngoài (như truyền thông và dư luận xã hội). Điều này góp phần nâng cao việc quản lý chất lượng kiểm toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

2.2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam

Nghiên cứu hoạt động đảm bảo CLKT từ KTNN các quốc gia trên đây cho thấy một số bài học kinh nghiệm đối với KTNN Việt Nam như sau:

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 9

Thứ nhất, cần thiết phải xác lập chức năng ĐBCLKT rõ ràng trong cơ quan KTNN và làm rõ sự độc lập tương đối với hệ thống KSCLKT. Chức năng ĐBCLKT có thể giao cho một đơn vị chức năng thuộc KTNN đảm nhiệm thường xuyên; tuy nhiên tùy thuộc trường hợp cụ thể cũng có thể thành lập nhóm kiểm tra ĐBCLKT bao gồm các thành viên có kinh nghiệm từ các đơn vị khác nhau của KTNN.



Thứ hai, bộ phận đảm nhiệm chức năng ĐBCLKT phải được cơ cấu ở vị trí cấp cao nhằm hỗ trợ đầy đủ cho lãnh đạo KTNN và có đủ thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thứ ba, kiểm tra ĐBCLKT cần thực hiện đầy đủ ở cả 2 cấp độ: cấp độ cuộc kiểm toán và cấp độ toàn cơ quan KTNN. Việc thực hiện ĐBCLKT đầy đủ 2 cấp độ một mặt cung cấp đánh giá toàn diện, bao trùm và khách quan đối với toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng của KTNN (bao gồm cả lợi ích và hạn chế của hệ thống quản lý chất lượng), mặt khác tạo sự tác động tương hỗ trong việc sử dụng kết quả kiểm tra ĐBCLKT ở mỗi cấp cho việc cải tiến chất lượng kiểm toán của cấp còn lại.

Thứ tư, cần có chiến lược, chính sách phù hợp cho việc thúc đẩy và phát triển hoạt động ĐBCLKT bao gồm việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, KTVNN về ĐBCLKT cũng như nghiên cứu, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm tiên tiến từ các cơ quan kiểm toán tối cao, các tổ chức nghề nghiệp trong khu vực và trên thế giới.

Thứ năm, cần hướng tới việc kiểm tra ĐBCLKT theo hình thức ngoại kiểm do một cơ quan, tổ chức bên ngoài có đủ điều kiện đánh giá về chất lượng kiểm toán và hệ thống KSCLKT của KTNN hoặc từ các cơ quan kiểm toán tối cao khác. Điều này một mặt làm tăng cường tính chuyên nghiệp của KTNN Việt Nam, hài hòa với các yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế; mặt khác là điều kiện để KTNN Việt Nam mở rộng cơ hội giao lưu, học hỏi, hội nhập nghề nghiệp.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nhà nước thực hiện

Kiểm toán bao gồm quá trình nhiều khâu mà các kiểm toán viên làm việc với đơn vị được kiểm toán để xác định các sai sót của hệ thống kế toán tại doanh nghiệp. Do đó, chất lượng của cuộc kiểm toán phụ thuộc vào chất lượng của từng khâu trong cả quy trình đó.

Tổng hợp các nghiên cứu quốc tế như DeAngelo (1981), Schroeder và cộng sự (1986), Carcello và cộng sự (1992), các khuôn mẫu về chất lượng kiểm toán của FRC (2008), IAASB (2013)và các nghiên cứu trong nước như Bùi Thị Thủy (2014) cũng như đặc điểm của KTNN Việt Nam, luận án tiếp cận phân loại đối với các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN đó là phân loại theo chủ thể



tham gia quá trình kiểm toán, bao gồm các nhân tố thuộc về kiểm toán viên, các nhân tố thuộc về đơn vị kiểm toán là KTNN, và các nhân tố bên ngoài.

2.3.1. Các nhân tố thuộc về kiểm toán viên nhà nước (KTVNN)

DeAngelo (1981) và các học giả phát triển quan điểm của ông cho rằng kiểm toán viên là nhân tố quan trọng nhất tác động tới chất lượng kiểm toán. Các nhân tố này bao gồm năng lực nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, tính độc lập, kinh nghiệm, đạo đức và tính cách của kiểm toán viên hay nhóm kiểm toán. Kiểm toán viên nhà nước là những người trực tiếp tham gia quá trình kiểm toán số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước, có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính nếu có. Họ cũng là những người có trách nhiệm đưa ra kết luận và kiến nghị xử lý đối với các sai phạm trên báo cáo tài chính; kiểm toán việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán và quản lý, sử dụng vốn, tiền và tài sản nhà nước; kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn, tiền và tài sản nhà nước. Do đó, KTVNN là nhân tố quyết định tới chất lượng kiểm toán. Các nhân tố cụ thể bao gồm:

(a) Năng lực nghề nghiệp (Technical Competence)

Năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên được nhiều học giả cũng như các tổ chức kiểm toán hành nghề đồng thuận là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của các cuộc kiểm toán (DeAngelo, 1981; Boon và cộng sự, 2008; FRC, 2008).

Theo Bùi Thị Thủy (2014), năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên thể hiện trình độ của kiểm toán viên mà chủ yếu thông qua các bằng cấp, chứng chỉ hành nghề mà kiểm toán viên đó đạt được, cũng như các khóa đào tạo nâng cao trình độ mà kiểm toán viên tham gia, bắt buộc theo quy định hoặc tự nguyện. Theo Richard (2006), các chứng chỉ hành nghề minh họa sự hiểu biết và kiến thức cá nhân của kiểm toán viên, qua đó cho thấy kiểm toán viên có đủ khả năng hiểu biết và kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả hoạt động kiểm toán. Các chứng chỉ kế toán kiểm toán uy tín trên thế giới hiện nay được cấp bởi Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (Institute of Chartered Accountant in England and Wales – ICAEW), Hiệp hội kế toán Công chứng Anh Quốc (The Association of Chartered Certified Accountants – ACCA), Kế toán Công chứng Úc (Australian Chartered Public Accountant). Để được



cấp chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán từ các tổ chức này, ứng viên thông thường sẽ phải trải qua nhiều bài kiểm tra trình độ toàn diện từ đơn giản tới phức tạp, bao gồm các hiểu hiểu chuyên sâu về ngành nghề và những vấn đề liên quan như luật pháp, kinh doanh.

Theo quy định tại Điều 21 Luật KTNN 2015, KTVNN phải đảm bảo các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;

- Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở KTNN từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;

- Có chứng chỉ KTVNN.

Ngoài bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, KTV cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức để duy trì trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đủ khả năng thực hiện công việc kiểm toán một cách thành thạo. Tóm lại, năng lực nghề nghiệp của KTVNN càng cao, chất lượng kiểm toán càng tốt.

(b) Kỹ năng chuyên môn ngành nghề (Industry Expertise)

Kỹ năng chuyên môn ngành nghề thể hiện hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên ngành của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên có đủ trải nghiệm tại ngành nghề của đơn vị được kiểm toán sẽ có đủ năng lực để nhận biết rủi ro, cơ hội cũng như thực trạng về tài chính. KTNN và các tổ chức hành nghề không đào tạo các hiểu biết này, mà nó được mỗi kiểm toán viên tích lũy thông qua việc chủ động học tập, quan sát và kinh nghiệm thực tế kiểm toán doanh nghiệp hoạt động trong mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau (Craswell và cộng sự, 1995; Slomon và cộng sự, 1999).

DeAngelo (1981) đề cao năng lực chuyên môn ngành nghề của KTV trong việc phát hiện các sai sót trọng yếu trong hệ thống kế toán của khách hàng. Nghiên cứu của Boon và cộng sự (2008) cho rằng kiểm toán viên hay nhóm kiểm toán có



hiểu biết càng sâu về lĩnh vực chuyên ngành của đơn vị kiểm toán sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong các ước tính kế toán và các xét đoán quan trọng trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Kwon (1996) cho rằng việc này sẽ làm tăng áp lực và buộc đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán khi lập và trình bày báo cáo tài chính. Để chuyên môn hóa theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp được kiểm toán, các công ty kiểm toán phải đầu tư phương tiện vật chất, kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nhân sự và xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng để nâng cao chất lượng kiểm toán (Simunic và Stein, 1987). Maletta và Wright (1996) cũng cho rằng từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có những rủi ro kiểm toán đặc trưng khác nhau, vì thế yêu cầu kiểm toán viên cần có hiểu biết ở mức độ nhất định về ngành nghề của khách hàng.

Nghiên cứu của nhiều học giả khác cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hiểu biết chuyên môn theo từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau của khách hàng với chất lượng của cuộc kiểm toán. Chẳng hạn, Balsam và cộng sự (2003) tiến hành khảo sát và đưa ra kết luận, khách hàng của những công ty kiểm toán chuyên ngành hoặc các kiểm toán viên có hiểu biết sâu rộng về chuyên ngành thường có ít khoản ước tính kế toán sai lệch hơn so với khách hàng sử dụng dịch vụ kế toán không có chuyên ngành tốt.

Qua khảo sát và dẫn chứng nêu trên, hầu hết các nghiên cứu và báo cáo của nhiều tổ chức hành nghề như FRC (2008), IAASB (2013) đều cho rằng tính chuyên sâu ngành nghề của kiểm toán viên hay nhóm kiểm toán tác động lớn tới chất lượng kiểm toán, xét trên cả khía cạnh khả năng phát hiện và báo cáo sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính lẫn khía cạnh mức độ hài lòng của khách hàng.

Đối với KTNN, việc các KTVNN có sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh của các đơn vị được kiểm toán sẽ đảm bảo chất lượng kiểm toán tốt, đưa ra được những kết luận và kiến nghị phù hợp và chính xác.

(c) Kinh nghiệm làm việc (Working Experience)

Kinh nghiệm kiểm toán được xem là có tầm quan trọng như nhân tố hiểu biết chuyên sâu về ngành nghề kinh doanh khi xét ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán (Carcello và cộng sự, 1992; Aldhizer và cộng sự, 1995; Behn và cộng sự, 1997).



Nhân tố này đề cập tới kinh nghiệm kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán trong quá khứ của KTVNN. Nếu kiểm toán viên đã từng tham gia các đợt kiểm toán trước đây với đơn vị được kiểm toán, họ sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả và điều tiết quá trình kiểm toán diễn ra thuận lợi. Kiểm toán viên nhà nước có kinh nghiệm với đơn vị kiểm toán sẽ có những hiểu biết về hoạt động, hệ thống thông tin và những rủi ro chính của doanh nghiệp, từ đó nhanh chóng phát hiện ra các sai sót mới nếu có và nắm bắt được những điểm yếu trong hệ thống kế toán. Các nghiên cứu của FRC (2008), Boon và cộng sự (2008), IAASB (2013) đều thừa nhận KTV có đủ kinh nghiệm sẽ là phẩm chất cần thiết để đảm bảo chất lượng kiểm toán.

(d) Tuân thủ chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (Auditing Standards compliance)

Các chuẩn mực kiểm toán không phải phụ thuộc vào quan niệm của mỗi kiểm toán viên hay nhóm kiểm toán mà được xây dựng một cách có hệ thống bởi các tổ chức hành nghề và được trình bày cụ thể như một trong các chuẩn mực kiểm toán quan trọng như IFRS hay GAAP. Việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của kiểm toán viên là một nhân tố có tác động tới khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính cũng như hệ thống kế toán của khách hàng. Các kiểm toán viên hay nhóm kiểm toán đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm toán cao sẽ đảm bảo chất lượng các cuộc kiểm toán ở mức cao và ít có khả năng thỏa hiệp trong quá trình kiểm toán.

Nghiên cứu của Treadway (1987) đã đưa ra kết luận rằng nếu kiểm toán viên không thực hiện đúng hoặc bỏ sót các thủ tục kiểm toán sẽ làm giảm chất lượng kiểm toán. Theo nghiên cứu của Wooten (2003), kiểm toán viên nào có tính cách luôn muốn tìm tòi thì thường có xu hướng phát hiện nhiều sai sót hơn.

Theo Hệ thống chuẩn mực của KTNN, khi thực hiện kiểm toán, KTVNN phải nghiêm túc tuân thủ các chuẩn mực KTNN, cụ thể:

- Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;

- Tuân thủ kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;

- Tuân thủ quy trình kiểm toán;

- Tuân thủ chuẩn mực nghiệp vụ kiểm toán;



- Tuân thủ pháp luật và các quy định pháp lý khác…

(e) Thận trọng nghề nghiệp và bảo mật thông tin (Due care and information security)

Thái độ thận trọng của kiểm toán viên được xem là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Về nguyên tắc, các cuộc kiểm toán cần được thực hiện với sự thận trọng cao độ nhằm tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, từ đó bảo đảm chất lượng kiểm toán và khiến cho các ý kiến kiểm toán trở nên tin cậy hơn. Carcello và cộng sự (1992, tr.8) cho rằng “công ty kiểm toán hiếm khi bị phát hiện thấy sự cẩu thả trong các vụ kiện cũng đồng nghĩa với việc công ty kiểm toán đó có khả năng đảm bảo sự thận trọng và chuyên nghiệp”. Không phải hầu hết các nghiên cứu đều kết luận cuộc kiểm toán được thực hiện với thái độ thận trọng càng cao thì khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính càng cao. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu khẳng định các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán sẽ hài lòng hơn khi thấy các kiểm toán viên duy trì thái độ thận trọng trong suốt quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp (Boon và cộng sự, 2008).

Theo chuẩn mực KTNN 30, Kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện công việc với sự thận trọng cần thiết trong mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên nhà nước phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, họ phải luôn có ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong các giải trình, báo cáo của đơn vị được kiểm toán. Thái độ thận trọng là nhân tố quan trọng giúp KTVNN chủ động trước mọi tình huống, không vội vàng đưa ra những đánh giá, kết luận và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm toán và Nhà nước.

Bên cạnh thái độ thận trọng nghề nghiệp, bảo mật thông tin cũng là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên bảo mật thông tin trong hầu hết các nghiên cứu lại chưa được đề cập tới. Kiểm toán viên nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện theo các quy định của pháp luật về giữ bí mật nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán về những thông tin mà kiểm toán viên nhà nước đã thu thập được trong hoạt động kiểm toán; không được tiết lộ thông tin dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cấp quản lý có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa



vụ phải công khai theo quy định của pháp luật. Việc bảo mật thông tin kiểm toán càng cao thì chất lượng báo cáo kiểm toán sẽ càng gia tăng.

(f) Tính liêm chính, độc lập và khách quan (Integrity, independence and objectivity)

Tính độc lập của kiểm toán viên (Independence) được xác định là độc lập về hình thức biểu hiện và độc lập trong thực tế. Độc lập trong thực tế đề cập tới việc kiểm toán viên cần phải đưa ra ý kiến khách quan và vô tư (Richard, 2006). Điều này nghĩa là các kiểm toán viên là người có khả năng duy trì sự vô tư trong các phán đoán và chống lại sức ép từ các bên liên quan trước khi đưa ra kết luận kiểm toán. DeAngelo (1981) và các nghiên cứu khác cũng cho rằng, đơn vị kiểm toán giảm tính độc lập thì khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính sẽ càng giảm. Boon và cộng sự (2008) cũng đồng quan điểm khi cho rằng tính độc lập của KTV là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán cũng như sự hài lòng của đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán.

Do đặc thù của KTNN là đơn vị đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công nên bên cạnh tính độc lập và khách quan, KTVNN còn cần phải có đức tính liêm chính (Theo Chuẩn mực KTNN 30). Cụ thể, kiểm toán viên nhà nước phải công minh, chính trực, thẳng thắn, trung thực để có chính kiến rõ ràng; công bằng, tôn trọng sự thật, không thành kiến và thiên vị; Kiểm toán viên nhà nước phải trong sáng, gương mẫu, không được nhận tiền, quà biếu và tránh các quan hệ xã hội có thể dẫn đến việc phải nhân nhượng trong kiểm toán; Kiểm toán viên nhà nước phải có thái độ cư xử đúng mực, không được có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.

Tóm lại, tính liêm chính, độc lập và khách quan là những nhân tố sẽ ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo kiểm toán của KTNN, do đó đây cũng là các nhân tố cần được xem xét và đánh giá.

2.3.2. Các nhân tố thuộc về đơn vị kiểm toán

(a) Điều kiện làm việc của KTVNN (Working conditions)

Bùi Thị Thủy (2014) cho rằng các tiêu chí về điều kiện làm việc càng thuận lợi sẽ giúp chất lượng kiểm toán càng đảm bảo và nâng cao hơn. Đây là nhân tố quan trọng

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí