Nhận Xét Chung Và Những Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo


hợp CNTT vào quá trình dạy học nhằm xây dựng trường học thông minh. Các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Ấn Độ ... chính sách phát triển CNTT trong giáo dục được liên kết với chính sách và kế hoạch tổng thể về CNTT của quốc gia.

Như vậy, cho đến hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học, đề cập đến những kinh nghiệm quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường phổ thông, chỉ ra thuận lợi, tiềm năng và những khó khăn thách thức tại mỗi nhà trường và đưa ra các gợi ý về tầm nhìn chiến lược cho các nhà quản lý và định hướng những nghiên cứu cho tương lai. Tuy vậy các công trình nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTT ở trường THCS trên thế giới thì vẫn là quá thiếu so với những yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay ở các trường THCS. Việc nghiên cứu các giải pháp quản lí ứng dụng CNTT hiện nay trong dạy học tại các trường THCS là rất cấp thiết.

1.1.2.2. Nghiên cứu ở Vi t Nam

Trong cuốn “Những vấn đề cơ b n của khoa học qu n lí giáo d c” (2006), tác giả Trần Kiểm đã cũng cấp một số vấn đề cơ bản khoa học quản lí giáo dục trước xu thể phát triển hiện nay, đồng thời tác giả nhấn mạnh: Một trong 7 xu thế lớn của giáo dục thế giới trong thế kỷ XXI là: “Áp dụng rộng rãi CNTT - một hướng đổi mới giáo dục có hiệu quả”; vai trò của CNTT đã “Tác động của CNTT đối với lĩnh vực giáo dục đang tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục mở” [59, tr.25].

Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo trong cuốn: “Qu n lí giáo d c” (2009) nhấn mạnh CNTT là công cụ của hệ thống thông tin, là “nền” của quản líGD trong nhà trường; công cụ CNTT sẽ là phương tiện để xử lí, chọn lọc thông tin cho hoạt động quản lí và quản lí đào tạo trong nhà trường; cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng hiệu quả quản lí, chỉ rò một trong những phương tiện của công nghệ hiện đại là ứng dụng CNTT vào quản lí [53, tr.40].

Tác giả Trần Minh Hùng trong đề tài luận án tiến sĩ về “Qu n lý ứng d ng CN vào dạy học tr ng HP ” (2012) đã chỉ ra rằng: Quản lý ứng dụng CNTT


trong dạy học ở các trường THPT giữ một vai trò quan trọng và quyết định đến chất lượng của mọi hoạt động, đồng thời tác giả còn nghiên cứu về thực trạng chỉ ra những hạn chế và những mâu thuẫn trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT, đề xuất những giải pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy và học [55].

Việc ứng dụng bài giảng điện tử trong thực hiện phương pháp dạy học tích cực, tác giả Phan Văn Tỵ chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp học viện “Ứng d ng bài gi ng đi n tử trong thực hi n ph ơng pháp dạy học tích cực ở Học vi n Chính trị” (2013) đã phân tích, khai thác kỹ thuật sử dụng các phần mềm tin học ở từng bộ môn cụ thể nhằm hay đổi cách dạy và cách học đạt hiệu quả góp phần. Đề tài cũng đã đề xuất giải pháp để cán bộ quản lí các cấp của Học viện xây dựng chủ trương, xác định kế hoạch và tổ chức chỉ đạo ứng dụng vào thực tiễn [101].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Đề cập đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, NCS Triệu Thị Thu với luận án tiến sĩ về “Qu n lý ứng d ng CN trong dạy học tại các trung tâm giáo d c th ng xuyên tại thành phố Hà Nội” (2013) đã chỉ ra tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý; tác giả đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên tại thành phố Hà Nội [94].

Vấn đề quản lí ứng dụng các hoạt động giáo dục trong trường THPT được tác giả Nguyễn Thanh Giang (2015) viết trong luận án tiến sĩ: “Qu n lí ứng d ng CN ở tr ng HP vùng Đ ng Nam Bộ, Vi t Nam”. Tác giả xây dựng cơ sở lý luận về quản lí ứng dụng CNTT ở trường THPT; có những đánh giá chung về thực trạng quản lí ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ từ đó tác giả đưa ra hệ thống giải pháp quản lí ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ [43].

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay - 5

Về vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở cơ sở giáo dục, tác giả Phạm Thị Lệ Hằng với đề tài luận án tiến sĩ về “Qu n lý ứng d ng CN trong dạy học tại các tr ng trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo d c hi n nay” (2018) đã làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp quản lý ứng dụng


CNTT trong dạy học tại các trường THCS thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS hiện nay [48].

Khi bàn về các giải pháp cho ứng dụng CNTT trong dạy học và các định hướng nghiên cứu cho tương lai, nhiều hội thảo khoa học được tổ chức, điển hình là: Hội thảo về Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công Nghệ Thông tin của đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Công nghệ Thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp tổ chức tháng 02/2005 [103]; Hội thảo “Các gi i pháp c ng ngh và qu n lí ứng d ng CN trong giáo d c” được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 [62]; Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT Các gi i pháp c ng ngh và qu n lí ứng d ng CN vào đổi mới ph ơng pháp dạy - học” do Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội phối hợp với Dự án Giáo dục Đại học tổ chức tháng 12/2006 tại trường Đại học sư phạm Hà Nội [62]; Hội thảo Khoa học toàn quốc: Ứng d ng CN trong hoạt động giáo d c và dạy học” tháng 4/2014 tại trường Đại học sư phạm Đà Nẵng. Hội thảo “Chính phủ đi n tử ngành giáo d c và đào tạo, C ng ngh thiết kế bài gi ng E-Learning” do Cục Công nghệ Thông tin - Bộ GD&ĐT tổ chức 11/2017 [31].

Tác giả Dương Tiến Sỹ, trong bài viết: “Ph ơng h ớng nâng cao hi u qu ứng d ng CN vào dạy học” (2011), từ vai trò và tầm quan trọng của CNTT đặc biệt trong khía cạnh kỹ thuật và tiềm năng sư phạm đã xác định hướng ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học theo các mức độ [86, tr. 51-52].

Tác giả Ngô Quang Sơn, trong bài viết: “Qu n lí hoạt động ứng d ng CN , truyền th ng nhằm đổi mới ph ơng pháp dạy học ở tr ng phổ th ng dân tộc nội trú” (2009) của đã phân tích thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú; trên cơ sở thực trạng đó tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp quản lí ứng dụng CNTT ở các loại hình trường phổ thông dân tộc nội trú [79].


Ngoài ra các tác giả Nguyễn Thanh Bình [4], Đỗ Mạnh Cường [32], Đặng Thành Hưng [40], Trần Ngọc Giao [42], Vương Thanh Hương [57], Trần Khánh [64], Nguyễn Chí Tăng [89], Nguyễn Sỹ Đức, Hoàng Trung Sơn [82]… các nghiên cứu tuy ở các khía cạnh và môi trường khác nhau nhưng nội dung của nghiên cứu đều khẳng định vai trò của CNTT, đồng thời đề cao vai trò và đưa ra các giải pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường phổ thông hiện nay.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy việc quản lí ứng dụng CNTT hầu hết đều hướng vào các trường THPT, cao đẳng và Đại học; các nghiên cứu chưa đi sâu vào việc quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS và ở các vùng miền có điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Các công trình nghiên cứu về quản lí ứng dụng CNTT ở trường THCS vẫn là quá thiếu so với những yêu cầu của sự phát triển GD&ĐT trong giai đoạn hội nhập và mở cửa, theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Một số công trình nghiên cứu ở cấp độ đề tài, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng chỉ mới đề xuất những giải pháp quản lí chung để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học.

1.1.3. Nhận xét chung và những hướng nghiên cứu tiếp theo

1.1.3.1. Nhận xét chung về các c ng trình đã c ng bố

- Các công trình nghiên cứu đều chỉ ra khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến quản lí, giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh; việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong trường phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường nhằm đáp ứng được xu thế thời đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Trong thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo … nên các phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến cán bộ quản lí, giáo viên và học


sinh đối với việc sử dụng CNTT và một số gợi ý cho nghiên cứu trong tương lai và các sáng kiến phát triển ứng dụng CNTT trong trường học phổ thông.

- Trong trường phổ thông, đối tượng cán bộ quản lí giáo viên và học sinh đóng vai trò chủ đạo và có ảnh hưởng rất lớn trong việc ứng dụng CNTT trong trường học. Chính vì vậy, để việc ứng dụng CNTT trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất thì mỗi cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh phải là đối tượng trung tâm được bồi dưỡng, trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản về CNTT, tiếp cận thường xuyên với công nghệ, được làm việc trong môi trường tốt nhất.

- Để thực hiện hiệu quả việc quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học, nhà quản lí cần phải nắm rò các mức độ phát triển và ứng dụng CNTT trong dạy học, xây dựng giải pháp phát triển và ứng dụng CNTT, phát triển môi trường CNTT để thúc đẩy và tiện lợi hóa việc sử dụng CNTT trong dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường hiện đại. Quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh; đầu tư CSVC và các điều kiện hạ tầng CNTT; Quá trình khai thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học có nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi nhà quản lí cần thiết phải có tầm nhìn chiến lược để xác định các nhu cầu của đơn vị như quản lí từ đó đề ra các cách thức tổ chức triển khai phù hợp; đổi mới trong công tác quản lí, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Các công trình nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề vai trò của ứng dụng CNTT trong giáo dục, tác động ứng dụng CNTT và quản lí ứng dụng CNTT trong trường học. Một số nghiên cứu đưa ra phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học môn học cụ thể, chủ yếu các nghiên cứu hướng vào đối tượng trường THPT, cao đẳng và đại học. Các nghiên cứu chưa đi sâu vào việc quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở các vùng miền có sự khác biệt lớn về điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt trong thời gian này, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện cùng với cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra ở mọi nơi sẽ tạo sự thay đổi về quan niệm, tư duy của quá trình dạy và học là một trong những yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.


1.1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

- Luận án nghiên cứu những quan điểm của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với việc quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS; luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS; phân tích những yếu tố tác động đến quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS.

- Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học, phân tích những thuận lợi và những khó khăn, từ đó xây dựng, đề xuất các giải pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS trong giai đoạn hiện nay.

- Đề xuất các giải pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS, đảm bảo các giải pháp phải có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn là những đóng góp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông nói chung và ở các trường THCS tỉnh Hải Dương nói riêng.

- Luận án kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp và thử nghiệm một số giải pháp để khẳng định hệ thống giải pháp đưa ra phù hợp và hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của công nghệ số, thời đại công nghiệp 4.0. Đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS tỉnh Hải Dương, phù hợp với trình độ của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, đáp ứng với khả năng về việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị CNTT ở mỗi nhà trường.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Dạy học

Các nhà nghiên cứu về giáo dục cho rằng: Dạy học là toàn bộ các thao tác có m c đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị v n hóa mà nhân loại đã đạt đ ợc hoặc cộng đồng đã đạt đ ợc vào bên trong một con ng i”, một số khác dựa trên quan điểm phát triển, nhất là phát triển về khoa học và công


nghệ cho rằng Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định h ớng giúp ng i học từng b ớc có n ng lực t duy và n ng lực hành động với m c đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kĩ n ng, các giá trị v n hóa mà nhân loại đã đạt đ ợc để trên cơ sở đó có kh n ng gi i quyết đ ợc các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi ng i học”; Dạy học tiếp cận theo quan điểm hoạt động bao gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh”.

Hoạt động dạy: Hoạt động dạy với vai trò chủ đạo của giáo viên là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình truyền đạt nội dung hệ thống tri thức, kĩ năng, kỹ xảo một cách khoa học cho học sinh tiếp thu (lĩnh hội). Hoạt động dạy do giáo viên làm chủ thể và tác động vào đối tượng là học sinh và hoạt động nhận thức của học sinh.

Hoạt động học: Hoạt động học với vai trò chủ động của học sinh là sự tự điều khiển tối ưu quá trình tiếp thu (lĩnh hội) một cách tự giác, tích cực, tự lực nội dung hệ thống tri thức, kĩ năng, kỹ xảo mà giáo viên truyền đạt nhằm phát triển và hình thành nhân cách học sinh. Hoạt động học do học sinh làm chủ thể và tác động vào đối tượng là nội dung kiến thức mới chứa đựng trong tài liệu học tập.

Dạy học trực tuyến: Là hoạt động dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên môi trường Internet, đảm bảo giáo viên và học sinh tương tác đồng thời hoặc không đồng thời trong quá trình dạy học. Dạy học trực tuyến có mục đích sau:

- Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh. Đặc biệt là khi học sinh không thể đến trường tham gia học tập vì những lí do khách quan.

- Bổ trợ cho phương thức dạy học trên lớp học truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh. Tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh được quyền chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của mình.

- Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học cho giáo viên và học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm


tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục. Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo.

Trong nghiên cứu luận án quan niệm: Dạy học là một quá trình bao gồm các thao tác có m c đích, có tổ chức và có định h ớng giúp ng i học từng b ớc có n ng lực t duy và n ng lực hành động với m c đích chiếm lĩnh giá trị tinh thần, hiểu biết, kĩ n ng, giá trị v n hóa mà nhân loại đã đạt đ ợc để trên cơ sở đó có kh n ng gi i quyết đ ợc các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi ng i học”

1.2.2. Công nghệ thông tin

Theo Từ điển Tin học và CNTT của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn thì “CNTT là sự nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính và truyền hình, hệ thống truyền thông và video để xử lí, truyền phát và nhận thông tin” [98, Tr.674].

Những năm gần đây, việc phát triển CNTT và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang trở thành yêu cầu bắt buộc. Nhà nước cũng đã quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này được thể hiện bằng việc ban hành Luật Công nghệ thông tin (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007) nhằm tạo hành lang pháp lí để thúc đẩy hoạt động CNTT phát triển. Theo Luật này thì khái niệm “công nghệ thông tin” được hiểu: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số” [68].

Sự phát triển như vũ bão của CNTT kết hợp với xu hướng toàn cầu hoá đã góp phần hình thành nền kinh tế “mạng”, dẫn đến mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa máy tính với mạng viễn thông và tạo nên một khái niệm mới là “CNTT và truyền thông” (Information and Communications Technology - ICT). Ngày nay, thế giới dùng phổ biến thuật ngữ ICT này và xem viễn thông như là một phần quan trọng trong hoạt động CNTT mà điển hình là mạng Internet. Do đó, hiện nay hiểu theo nghĩa chung nhất thì CNTT có bao gồm cả truyền thông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022