Uản L O T Ộng Trải Ng Iệm C O Ọc Sin Trường Trung Ọc Cơ Sở Theo C Ương Trìn Giáo Dục Phổ Thông Mới

Đối với chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động trải nghiệm được coi là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó “học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự tổ chức và hướng dẫn của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực đặc thù của hoạt động này” [36].

1.2.3. uản l o t ộng trải ng iệm

Quản lý HĐTN là quá trình lập kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá thực hiện HĐTN trong nhà trường nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách, phẩm chất và năng lực người học.

Có thể hiểu: Quản lý hoạt động trải nghiệm là một quá trình tác động của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác để tiến hành tổ chức các HĐTN với những mục tiêu, nội dung, chương trình quy định theo những phương pháp, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường… nhằm thực hiện được các mục tiêu giáo dục.

1.2.4. uản l o t ộng trải ng iệm c o ọc sin trường Trung ọc cơ sở theo c ương trìn giáo dục phổ thông mới

Quản lý HĐTN ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới là một quá trình tác động của Hiệu trưởng đến giáo viên và học sinh được tiến hành trong và ngoài giờ lên lớp theo chương trình kế hoạch giáo dục ở trường Trung học cơ sở, theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.

1.3. Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.3.1. Đặc iểm của ọc sin Trung ọc cơ sở

Độ tuổi của các em HS THCS bao gồm từ 11,12 đến 14,15 tuổi đang học từ lớp 6 đến lớp 9. Thực tế cho thấy, đa số các em HS THCS đã bước vào

tuổi niên thiếu nên người ta gọi lứa tuổi này là lứa ruổi thiếu niên. Trong quá trình phát triển, độ tuổi này có vị trí hết sức quan trọng. Người ta thường nói “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, có thể thấy đây là lứa tuổi có đầy sự năng động, ngây thơ,… các em vẫn có những đặc điểm của tuổi thiếu nhi, nhưng đâu đó đã và đang hình thành những đặc điểm của tuổi trưởng thành. Đây cũng là độ tuổi các em bước vào giai đoạn dậy thì, ở nữ giới độ tuổi dậy thì thường rơi vào khoảng 12-14 tuổi, nam giới thường bắt đầu và kết thúc chậm hơn nữ giới khoảng 1,5 - 2 năm. Tuy nhiên hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà độ tuổi dậy thì ở các em diễn ra sớm hơn một vài năm. Có những em 8 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu phát triển về cơ thể, các bộ phận cơ quan sinh sản,… điều này tạo ra sự khác biệt về sự phát triển giữa các thế hệ. Những biến đổi về tâm sinh lý ở lứa tuổi THCS chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là điều kiện sống, môi trường sống. Mỗi chúng ta sinh ra đều có những hoàn cảnh gia đình khác nhau, không ai giống ai. Vì vậy nhân cách của các em bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường nơi mình sinh sống. Ở gia đình vị trí của các em đã có phần nào thay đổi, các em coi mình là một thành viên tích cực, có quyền được khẳng định mình, làm những điều bản thân cho là đúng. Đây cũng là giai đoạn có nhiều khó khăn trong việc giáo dục các em. Các em mang những đặc điểm tâm sinh lý thay đổi thất thường, tính cách khá ngang bướng vì vậy các bậc cha mẹ cần có những phương pháp giáo dục sao cho phù hợp, tránh chạm tới lòng tự ái của các em. Thực tế, các em ở các gia đình có điều kiên khó khăn, lao động từ sớm tâm sinh lý của các em có những đặc điểm khác biệt so với các em có điều kiện sống tốt hơn. Các em thường có nhiều suy nghĩ chín chắn, một góc nào đó các em dễ bị tổn thương hơn. Trường học cũng là một môi trường xã hội hóa quan trọng đối với các em. Thầy cô, bạn bè là người thường xuyên tiếp xúc với các em vì vậy họ có thể giúp đỡ các em hoàn thiện bản thân. Hiện nay tại nhiều khu vực, đặc biệt là các thành phố lớn rất nhiều gia đình do mải làm kinh tế nên ít quan tâm tới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

các em, các bậc phụ huynh thường giao phó hết lại việc giáo dục các em cho nhà trường. Điều này phần nào làm ảnh hưởng khá nhiều tới tâm lý của các em, các em luôn cảm thấy thiếu thốn tình yêu thương của gia đình. Những thay đổi về tâm sinh lý của các em THCS ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động học tập trên lớp, các hoạt động ngoại khóa.

Từ những đặc điểm trên, các nhà quản lý, các lực lượng tham gia giáo dục học sinh trường THCS cần phải chú ý tới những đặc điểm đó của các em cả về mặt tích cực lẫn mặt hạn chế, nhược điểm để hướng dẫn, giáo dục học sinh.

1.3.2. Nội dung c ương trìn giáo dục p ổ t ông mới t i trường Trung ọc cơ sở.

Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Nội dung chương trình THCS giúp HS phát triển phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển từ lớp tiểu học, tự điều chỉnh bản than theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

1.3.3. Nội dung o t ộng trải ng iệm c o ọc sin t i trường Trung ọc cơ sở t eo c ương trìn giáo dục p ổ t ông mới

1.3.3.1. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường Trung học cơ sở

Theo Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định như sau:

* Mục tiêu chung: “Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập” [10].

* Mục tiêu cấp trung học cơ sở: “Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản” [10].

Ở Trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm tập trung vào phát triển phẩm chất trách nhiệm của cá nhân (trong việc học tập, đối với gia đình, cộng đồng), giúp học sinh hình thành năng lực tự đánh giá và tự điều chỉnh, năng lực giải quyết vấn đề; hình thành các giá trị của cá nhân; tham gia tích cực hoạt động lao động; phục vụ cộng đồng; biết tổ chức công việc khoa học nhất; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp và có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần có của người lao động.

Từ mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, giáo dục THCS cần đạt được các yêu cầu sau:

* Về phẩm chất: HĐTN phải giúp HS có rung cảm trước cảnh quan, di tích, truyền thống, thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước; nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người xung quanh, quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và những người xung quanh; có hành vi văn hoá trong ứng xử với bản thân và mọi người; thể hiện trách nhiệm trong học tập, rèn luyện của bản thân và các công việc được giao; trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; trung thực với bản thân, người khác và trong công việc; chăm chỉ, tự giác trong học tập lao động và rèn luyện.

* Về năng lực: HĐTN phải giúp HS hình thành những năng lực sau: Năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.

1.3.3.2. Nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường Trung học cơ sở

* Nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở: được chia thành 2 nội dung: Nội dung khái quát; nội dung cụ thể và yêu cầu đạt được ở các lớp

- Nội dung khái quát: Bao gồm có các nội dung như sau

+ Hoạt động hướng vào bản thân: Hoạt động khám phá bản thân và rèn luyện bản thân

+ Hoạt động hướng đến xã hội: Hoạt động chăm sóc gia đình, xây dựng nhà trường; xây dựng cộng đồng.

+ Hoạt động hướng đến tự nhiên: Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường

+ Hoạt động hướng nghiệp: Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp; hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp;hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

- Nội dung cụ thể và yêu cầu đạt được ở các lớp học từ lớp 1 đến lớp 12: xoay quanh Nội dung cơ bản của chương trình HĐTN gồm: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương, đất nước, cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp, phẩm chất của người lao động.

HĐTN hướng tới hình thành năng lực và phẩm chất cần có của một công dân của thế kỷ; định hình giá trị, năng khiếu, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của bản thân; bổ trợ cho hoạt động dạy học theo cách trải nghiệm và kết nối với thực tiễn. Với ý nghĩa như vậy, nội dung của HĐTN được lựa chọn rất linh hoạt, phong phú dựa trên đặc điểm của người học, đặc thù của địa phương, các nguồn lực để thực hiện. HĐTN có nội dung phong phú, tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn, nhiều lĩnh vực. Các nội dung đó thường thuộc 4 nhóm sau: Nhóm các hoạt động xã hội; Nhóm các hoạt động học thuật; Nhóm các hoạt động nghệ thuật và thể thao; Nhóm các hoạt động định hướng nghề nghiệp

Các nội dung như vậy sẽ có tác dụng giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp học sinh ứng dụng vào cuộc sống thuận lợi.

Trong chương trình giáo dục THCS, nội dung đó tương ứng với các lớp như sau [12].

Loại hình hoạt động HĐTN được tổ chức trong và ngoài lớp học trong và 1

* Loại hình hoạt động

HĐTN được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ.

HĐTN trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chức rất đa dạng và phong phú. Căn cứ theo điều kiện cụ thể mà tuy cùng chủ đề, nội dung giáo dục nhưng HĐTN có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau ở từng trường.

HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hình thức Hoạt động câu lạc bộ; Hình thức Tổ chức trò chơi; Hình thức Diễn đàn; Hình thức Sân khấu tương tác; …

Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng phong phú mà việc giáo dục HS được tổ chức linh hoạt, tự nhiên, sinh động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và nhu cầu phát triển toàn diện của HS. Khi thiết kế, tổ chức, đánh giá HĐTN, cả giáo viên và học sinh cùng có thể thể hiện sự sáng tạo, chủ động của mình, đa dạng hơn nữa hình thức trải nghiệm.

1.3.3.3. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường Trung học cơ sở

HĐTN bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị, những năng lực của con người trong xã hội. Nội dung của HĐTN được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực thành các chủ điểm. Phương pháp tổ chức đa dạng, linh hoạt để HS có nhiều cơ hội tự trải nghiệm.

Như vậy, HĐTN coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo của mỗi cá nhân. Đây là những HĐGD được tổ

chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN phải linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính.

* Phương pháp

Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm đang được triển khai trong các nhà trường đó là: Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp sắm vai; Phương pháp trò chơi; Phương pháp làm việc nhóm…

i. Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh. Vấn đề ở đây chính là câu hỏi, nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có trước. Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân (hoặc nhóm) đứng trước một mục đích muốn đạt tới, khi biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện để giải quyết. Giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi các em phải xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động. Thông qua việc giải quyết những tình huống như vậy thì những năng lực thực tiễn của HS cũng được hình thành.

ii. Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai có tác dụng lớn trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh. Đây là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của học sinh. Phương pháp này thường không có kịch bản có sẵn, học sinh tự xây dựng. Việc “đóng vai” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau khi “đóng vai” ấy.

iii. Phương pháp diễn đàn

Phương pháp diễn đàn là phương pháp tiến hành hoạt động được sử dụng để khuyến khích học sinh tham gia, bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề nào đó. Với việc sử dụng “diễn đàn”, các em sẽ đươc bày tỏ ý kiến về một

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí