Vài Nét Về Iều Kiện Kin Tế - Văn Óa Của Xã Hùng Lô, T Àn P Ố Việt Trì, Tỉn P Ú T Ọ

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÙNG LÔ, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ‌

THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI


2.1. Giới thiệu về trường THCS Hùng Lô

2.1.1. Vài nét về iều kiện kin tế - văn óa của xã Hùng Lô, t àn p ố Việt Trì, tỉn P ú T ọ

Xã Hùng Lô vốn là một làng nhỏ nằm ở phía Bắc thành phố Việt Trì; có diện tích tự nhiên 205.11ha, cách trung tâm tỉnh lỵ Phú Thọ 8 km, cách Núi Hùng - (Đền Hùng) chừng 10km; dân số 6.455 người với 1.919 hộ gia đình, có 14 chi bộ, 10 khu dân cư. Hùng Lô có ranh giới phía đông giáp sông Lô, phía tây giáp xã Kim Đức, phía bắc giáp xã Vĩnh Phú (huyện Phù Ninh), phía Nam giáp xã Phượng Lâu.

Tên cũ của làng Hùng Lô là Khả Lãm Trang. Theo tích xưa, vào một ngày trời đẹp vua Hùng cùng công chúa cưỡi ngựa hồng ngược triền sông Lô đi tuần thú. Khi qua Khả Lãm Trang, vua thấy nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp lại có khí thiêng bèn dừng lại xem, sau đó khuyên bảo dân chúng đến khẩn hoang vỡ đất xây dựng xóm làng. Nhớ ơn vua Hùng, từ xưa đến nay vào mỗi dịp giỗ Tổ 10/3, làng lại tổ chức lễ hội rước kiệu Đền Hùng với quy mô lớn bậc nhất cả vùng. Dịp này, du khách vẫn đổ về thăm đình Hùng Lô để được chứng kiến lễ rước kiệu của hơn 200 thanh niên, đi đến đâu náo nhiệt đến đó. Lễ vật dâng vua Hùng gồm xôi, gà, bánh chưng, bánh giầy và các đặc sản của địa phương được trưng bày trên năm bộ kiệu sơn son thiếp vàng. Đoàn rước kiệu được tổ chức rất trang nghiêm. Mọi người mặc đồng phục thống nhất, nai nịt gọn gàng từ đầu đến chân. Mỗi người mang theo vũ khí thời cổ xưa được phóng tác to bằng gỗ như: Đại đao, lưỡi tầm sét, chùy đồng, phủ việt, chấp kích, đinh ba - bát biểu… Cuộc rước đi từ đình làng đến Đền

Hùng. Sau khi đoàn rước lễ từ Đền Hùng trở về, sẽ tổ chức tế lễ tại đình làng, sau đó về nhà Yến Lão thụ lễ. Đây là đoàn rước có truyền thống, trang nghiêm hiếm có vẫn được người dân giữ gìn đến ngày nay.

Kinh tế của xã Hùng Lô là nền kinh tế đa dạng, có cả nông nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Do có lợi thế ở ven sông Lô, nên Hùng Lô đã trở thành nơi buôn bán sầm uất, trên bến, dưới thuyền. Các ngành nghề thủ công ở Hùng Lô khá phát triển, đặc biệt là nghề bún, bánh truyền thống giúp Hùng Lô trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế thành phố Việt Trì.

Làng làm bún, mì Hùng Lô tồn tại từ rất lâu đời. Năm 2014, Hùng Lô được công nhận là làng nghề truyền thống. Tháng 7 năm 2016 hợp tác xã mì gạo Hùng Lô được thành lập. Hiện nay, trên địa bàn xã hiện nay có 31 hộ gia đình, cơ sở sản xuất đang phát triển nghề làm mì gạo này. Trước đây người làm nghề hoàn toàn làm thủ công, hiện nay đã có máy móc thay thế sức người vì thế năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên, có hộ gia đình đạt sản lượng tới 2 - 3 tạ mì, miến/ngày. Theo thống kê của UBND xã, trong nhiều năm trở lại đây, tổng giá trị sản xuất toàn xã Hùng Lô luôn đạt trên 120 tỷ đồng/năm. Trong đó, các ngành TTCN và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng trên 80% (còn lại là nông nghiệp, dưới 20%). Khoảng 5 năm trở lại đây, làng nghề đã được hiện đại hóa lên nhiều. Máy móc, thiết bị được đầu tư mạnh, nguồn vốn và thị trường ổn định. Nhờ vậy mà kinh tế người dân làm nghề ổn đỉnh hơn nhiều.

Trải qua quá trình định cư lâu dài, gắn bó cộng đồng trong sản xuất và chiến đấu bảo vệ quê hương, các thế hệ người dân Hùng Lô đã từng bước xây dựng nên hệ thống những công trình văn hóa, tín ngưỡng, công trình tôn giáo có giá trị tinh thần quan trọng như đình, chùa, đền, miếu. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm lịch sử, nơi đây vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc ngôi đình cổ, di tích lịch sử cấp quốc gia đã được công nhận từ năm 1990. Đình Hùng Lô là quần thể di tích lịch sử văn hóa được xây trên dải đất rộng, gồm nhiều

hạng mục công trình như: tòa Đại đình, Phương Đình, Lầu Chuông, Lầu Trống, Nhà tiền tế... Tất cả đều được xây dựng bằng những loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu... Tòa Đại đình được cấu trúc theo kiến trúc truyền thống ba gian, hai chái; cả ba gian đều có bàn thờ. Các gian tiền tế được xây theo cấu trúc năm gian, hai chái. Hai bên đình là nhà thờ Phật và bệ thờ Thần Nông. Ngoài ra, quần thể di tích còn có khu Văn chỉ thờ Khổng Tử, cũng là nơi ghi danh truyền thống hiếu học của nhân dân Hùng Lô; nhà Yến Lão là nơi các bậc cao niên dự việc làng và hiện là nơi sinh hoạt, hội họp của những người cao tuổi. Khu sân đình được bài trí thoáng rộng với hòn non bộ, cây si, cây đa rủ bóng...

Đặc biệt trên địa bàn xã Hùng Lô có khoảng 50 ngôi nhà gỗ cổ có niên đại khoảng từ 100 năm tuổi trở lên, các ngôi nhà đều lưu giữ những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa đa dạng. Đây thực sự là những tác phẩm điêu khắc đặc sắc được tạo nên từ những bàn tay tài hoa của người thợ mộc và thông qua đó gửi gắm một triết lý sống phương Đông, đó là sự hoà đồng giữa con người với thiên nhiên hướng tới sự trường tồn, vĩnh cửu trong đời sống và thanh tao trong tâm hồn; cũng phần nào phản ánh điều kiện kinh tế, sự sung túc của người dân nơi đây “thời Kẻ Xốm trên bến dưới thuyền” và đặc trưng của làng quê Việt Nam lúc bấy giờ.

Hùng Lô còn là làng nổi tiếng về truyền thống trong lễ hội rước kiệu từ xưa đến nay. Thời phong kiến, nhiều năm làng Hùng Lô liên tục giành giải nhất. Và Năm Mậu Ngọ - 1918, làng Hùng Lô đã được thưởng “Kỷ niệm Hùng Vương đệ nhất hội” và hiện biển thưởng này vẫn đang được lưu giữ trong đình.

Trong công cuộc đổi mới của tỉnh Phú Thọ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hùng Lô luôn phát huy truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, qua đó, Hùng Lô cơ bản đạt được những kết quả quan trọng về mọi mặt, cơ cấu kinh tế có bước phát triển khá, hệ thống cơ sở hạ tầng dần được hoàn thiện, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền luôn

được củng cố, hệ thống chính trị từ xã đến khu dân cư luôn được kiện toàn, phát huy có hiệu quả vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

2.1.2. T ực tr ng ội ngũ cán bộ, giáo viên

Trường THCS Hùng Lô có vị trí ở ngay trung tâm xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Trường được thành lập theo Quyết định số 115/QĐ-GĐT ngày 20/7/1992 của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Vĩnh Phú.

Năm 2014, trường THCS Hùng Lô được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia. Có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi để thầy và trò THCS Hùng Lô phát huy hết năng lực của mình, đưa sự nghiệp GD nhà trường ngày càng phát triển.

Hiện nay, trường có đủ các tổ chức đoàn thể cùng thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch năm học.

Chi bộ Đảng có 22 đảng viên. Chi bộ trường THCS Hùng Lô nhiều năm được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh.

Công đoàn trường THCS Hùng Lô có 27 đoàn viên. Hàng năm luôn được công nhận là tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh, được công đoàn ngành và công đoàn lao động thành phố tặng Giấy khen.

Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh có 7 đoàn viên luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ theo quy định của tổ chức Đoàn cũng như nhà trường.

Liên đội TNTP Hồ Chí Minh có 354 đội viên. Các đội viên thường xuyên được tổ chức, hướng dẫn tham gia các hoạt động tập thể. Mọi hoạt động của tổ chức đội đã thành nền nếp. Nhiều năm, Liên đội được Thành đoàn Việt Trì tặng Giấy khen.

Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, đội ngũ GV nhà trường đủ về số lượng, tương đối đồng bộ và đều có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ chuyên môn đảm bảo đáp ứng được nhiệm vụ. Công

tác bồi dưỡng đội ngũ GV luôn được nhà trường quan tâm, coi trọng và duy trì thường xuyên. Hàng năm, qua thanh kiểm tra, đánh giá của PGD&ĐT và của nhà trường, 100% GV được xếp loại từ đạt trở lên. Nhiều GV được công nhận là GV dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố và cấp tỉnh.

Hiện nay, nhà trường có tổng số 27 CB, GV, NV; (biên chế: 24, hợp đồng: 3). Trong đó: CBQL: 2 đồng chí. GV giảng dạy: 21 đồng chí, đạt chuẩn trình độ đào tạo: 23 (chiếm 100%).

Bảng 2.1: Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường THCS Hùng Lô năm học 2019 - 2020‌

Tổng cán bộ và giáo viên

Nam

Nữ

27

4

23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường trung học cơ sở Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 7


Bảng 2.2: Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường THCS Hùng Lô năm học 2019-2020‌

Đơn vị

Trên ĐH

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Tổ Văn Sử

0

8

0

0

Tổ Toán Lý

0

9

0

0

Tổ Ngoại ngữ - Tin học

0

6

0

0

Tổ Văn Phòng

0

4

0

0

Tổng cộng

0

27

0

0

Bảng 2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường THCS Hùng Lô năm học 2019 -2020‌


Chức vụ


Tổng số


Nữ

Trình độ


Ghi chú

Đ t c uẩn

Trên c uẩn

C ưa t c uẩn

Hiệu trưởng

1

0

1

0

0


Phó Hiệu trưởng

1

1

1

0

0


Giáo viên

21

17

21

0

0


Nhân viên

4

3

4

0

0


Biên chế các tổ: có 03 tổ chuyên môn là tổ Toán, Lý; tổ Văn, Sử; tổ Ngoại ngữ, Tin học và 01 tổ Văn phòng.

Trong đó: (Tổ Toán, lý: 9 GV; Tổ Văn, sử: 8 GV; Tổ Ngoại ngữ, Tin học: 6 GV; Tổ Văn phòng: 4 NV).

2.1.3. Cơ sở vật c ất p ục vụ o t ộng trải ng iệm

Trường THCS Hùng Lô có diện tích là 6489.9m2. Diện tích bình quân đạt: 21m2/HS.

Trường THCS Hùng Lô có 12 phòng học kiên cố với 6 phòng học bộ môn. Nhà trường có các phòng chức năng được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học.

Thư viện của nhà trường có diện tích 30m2 được trang bị 250 đầu

sách với 1500 cuốn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu nghiên cứu của giáo viên và học tập của học sinh. Ngoài ra trong thư viện còn được trang bị… máy vi tính kết nối mạng internet tốc độ cao và phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác thư viện.

Nhà trường có cổng trường, biển trường, tường rào bao quanh, cây xanh, các công trình vệ sinh,... môi trường, cảnh quan sư phạm luôn được vệ sinh sạch đẹp.

Bảng 2.4: Thống kê các phương tiện, trang thiết bị dạy học trường THCS Hùng Lô năm học 2019 - 2020‌

TT

Tên các phương tiện, trang thiết bị

Số lượng

Ghi chú

1.

Phòng học

12


2.

Bàn ghế làm việc

100


3.

Bàn ghế học tập

600


4.

Máy tính văn phòng

25


5.

Máy tính xách tay

5


6.

Máy chiếu đa năng

8


7.

Bàn ghế tại thư viện

55


8.

Loa, âm li

3


9.

….



10.

Sân chơi, bãi tập

2


2.1.4. C ất lượng giáo dục

Năm học 2019 - 2020, nhà trường có: Tổng số lớp: 11 lớp, số HS: 354

Quy mô đào tạo từ năm học từ năm học 2017 - 2018 đến 2019 - 2020 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Quy mô đào tạo hệ chính quy tập trung trong 3 năm

trường THCS Hùng Lô (từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020)



Khối lớp

Năm học

2017-2018

2018-2019

2019-2020

6

77

89

106

7

91

75

90

8

71

87

71

9

78

70

87

Tổng số

317

321

354


Nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Việt Trì, sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của CMHS, đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng khắc phục mọi khó khăn thi đua dạy tốt, học tốt của thầy và trò, chất lượng GD của nhà trường những năm gần đây luôn giữ được sự ổn định, từng bước được nâng lên. Bình quân trong 03 năm học gần đây số HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt khoảng 90%. Số HS đạt học lực khá, giỏi đạt khoảng 50%. Tỷ lệ HS của nhà trường trúng tuyển vào trường THPT hệ công lập hàng năm ổn định.

Hàng năm, trường luôn tổ chức tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành, thực hiện tốt chủ đề năm học; luôn có sự cải tiến, đổi mới về phương pháp dạy học.

Bảng 2.6: Chất lượng đào tạo trường THCS Hùng Lô từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2019 - 2020‌


Năm học


Tổng số học sinh


Xếp loại học tập


Tỉ lệ tốt nghiệp

Thi đỗ vào lớp 10

Giỏi, khá

TBK, TB


Yếu

Giỏi, khá

TBK, TB


Yếu


SL

Tỷ lệ

%

2017-2018

317

40

97

154

26

258

43

15

19,2

2018-2019

321

35

113

150

23

265

49

7

10

2019-2020

354

28

118

176

32

280

50

23

26,4


Phân tích bảng số liệu trên cho thấy, đa số học sinh có xếp loại học lực đạt loại khá, giỏi trở lên. Chỉ có một số lượng nhỏ học sinh có kết quả học tập đạt loại trung bình. Tỷ lệ học viên của nhà trường đỗ tốt nghiệp loại khá, giỏi khá cao, không có học viên nào xếp loại tốt nghiệp yếu.

Với những kết quả đã đạt được, nhà trường đã nhiều năm đạt danh hiệu TTLĐTT được Chủ tịch UBND Thành phố khen tặng. Năm học 2011 - 2012, 2012 - 2013 trường được công nhận TTLĐXS được UBND tỉnh khen tặng,…

2.2. Giới thiệu khảo sát

2.2.1. Mục íc k ảo sát

Thông qua khảo sát để thu thập số liệu, phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý HĐTN ở trường THCS Hùng Lô, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả HĐTN tại trường THCS Hùng Lô.

2.2.2. Đối tượng k ảo sát

Đề tài đã tiến hành khảo sát trên các đối tượng: 27 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; 46 phụ huynh học sinh; 145 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của nhà trường. Tổng số 208 người

2.2.3. Nội dung k ảo sát

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã tập trung vào những nội dung khảo sát sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2023