Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường trung học cơ sở Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

2.5.1. Yếu tố khách quan 70

2.5.2. Yếu tố chủ quan 72

2.6. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

theo chương trình giáo dục phổ thông mới 74

2.6.1. Những kết quả đạt được 74

2.6.2. Những hạn chế 75

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế 75

Tiểu kết chương 2 77

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÙNG LÔ, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 78

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp 78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 78

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 78

Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường trung học cơ sở Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 79

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 79

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới 79

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và PHHS, HS về sự cần thiết phải giáo dục HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình giáo dục

phổ thông mới 79

3.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS Hùng Lô phù hợp với tình hình nhà trường và đặc điểm của địa phương theo chương

trình giáo dục phổ thông mới 82

3.2.3. Khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục

phổ thông mới 84

3.2.4. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho HS trường THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục

phổ thông mới 85

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp 88

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất... 88

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 88

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm 88

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm 88

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình

giáo dục phổ thông mới 89

Tiểu kết chương 3 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường THCS Hùng Lô năm học 2019 - 2020 40

Bảng 2.2. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường THCS Hùng Lô năm học 2019-2020 40

Bảng 2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường THCS Hùng Lô năm học 2019 -2020 40

Bảng 2.4. Thống kê các phương tiện, trang thiết bị dạy học trường THCS Hùng Lô năm học 2019 - 2020 41

Bảng 2.5. Quy mô đào tạo hệ chính quy tập trung trong 3 năm trường THCS Hùng Lô (từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020) 42

Bảng 2.6. Chất lượng đào tạo trường THCS Hùng Lô từ năm học 2017

- 2018 đến năm học 2019 - 2020 43

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động TN cho HS THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thông mới 48

Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình HĐTN cho học

sinh THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thông mới 50

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá hình thức hoạt động trải nghiệm cho học

sinh THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thông mới 57

Bảng 2.10. Thực trạng phương pháp giáo dục hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục

phổ thông mới 60

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐTN của HS THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thong

mới trên đối tượng CBGV nhà trường 62

Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm trải nghiệm cho học sinh trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục

phổ thông mới 63

Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động TN cho học sinh trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới 64

Bảng 2.14. Đánh giá của CBGV về hoạt động chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS Hùng Lô 67

Bảng 2.15. Thực trạng việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thông mới 69

Bảng 2.16. Đánh giá của CB GV về các yếu tố khách quan ảnh hưởng

đến việc tổ chức hoạt động TN cho học sinh THCS Hùng Lô 70

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý HĐTN cho HS trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì,

tỉnh Phú Thọ theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 89

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN cho học sinh trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Tri, tỉnh Phú Thọ theo Chương trình giáo dục

phổ thông mới 91

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp... 93

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1a. Nhận thức của đội ngũ CBGV nhà trường về ý nghĩa, vai trò của HĐTN cho học sinh trường THCS theo chương

trình GDPT mới 45

Biểu đồ 2.1b. Nhận thức của PHHS về ý nghĩa, vai trò của HĐTN cho

học sinh trường THCS theo chương trình GDPT mới 45

Biểu đồ 2.1c. Nhận thức của học sinh về ý nghĩa, vai trò của HĐTN

cho học sinh trường THCS theo chương trình GDPT mới ... 46

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, đất nước muốn phát triển đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và mạnh mẽ nền giáo dục để thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường khả năng hợp tác, cạnh tranh trong hội nhập quốc tế.

Nhận thức được vai trò của giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên để phát triển hệ thống giáo dục. Giáo dục Việt Nam đang dần đổi mới mạnh mẽ theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Bên cạnh tri thức khoa học thì vấn đề đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành ngày càng được chú trọng.

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh là một hoạt động quan trọng trong Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Thời gian qua, nhiều trường học đã đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động như: tổ chức các câu lạc bộ, chương trình ngoại khóa, diễn đàn, tổ chức cho học sinh đi đến các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất, đưa học sinh đi tham quan, dã ngoại đến các khu di tích, lưu niệm, các địa chỉ cách mạng, hay chính trong không gian lớp học truyền thống, các em đã được tương tác, làm việc nhóm, quan sát, thể nghiệm, báo cáo sản phẩm,... theo từng nội dung, yêu cầu tiết học. Những hoạt động đó đã đưa các em thoát khỏi mô hình lớp học truyền thống với lối truyền thụ kiến thức một chiều, để tiếp xúc một cách sinh động, chân thực từ những hoạt động mà bản thân được trải nghiệm. Các em đã trực tiếp giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tế bằng việc vận dụng những tri thức trong sách vở và qua quá trình tìm hiểu từ đời sống hiện thực xung quanh,...

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động giáo dục này ở các nhà trường vẫn còn gặp những khó khăn, hạn chế và còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho học sinh. Ở một số cơ sở giáo dục, tổ chức hoạt động trải nghiệm còn mang tính hình thức: hoạt động trải nghiệm chỉ dừng lại việc tổ chức đưa học sinh đi tham quan, dã ngoại. Những chuyến đưa học sinh đi xa nhưng kết quả thu nhận sau mỗi chuyến đi ấy là chỉ ít tấm hình đăng trên zalo, facebook, hoặc chỉ một mẩu tin ngắn kèm theo vài hình ảnh đăng tải trên trang web của nhà trường. Còn câu chuyện của việc thu nhận kiến thức, kỹ năng từ những chuyến đi thì dường như vẫn chưa được quan tâm.

Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp quản lý, trong những năm qua, trường Trung học cơ sở Hùng Lô đã triển khai các hoạt động trải nghiệm và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường Trung học cơ sở Hùng Lô vẫn còn nhiều lúng túng, khâu tổ chức thực hiện chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một số giáo viên còn mơ hồ về ý nghĩa, cách thức tổ chức hoạt động này để phát triển năng lực của học sinh.

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: uản l o t ộng trải nghiệm cho học sin trường Trung học cơ sở Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ t eo C ương trình giáo dục phổ thông mới”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. K ác t ể ng iên cứu

Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2. Đối tượng ng iên cứu

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

Cần sử dụng biện pháp quản lý nào để triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới?

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường THCS Hùng Lô đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới giáo dục, quá trình quản lý còn nhiều hạn chế. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Hùng Lô phù hợp và có tính khả thi sẽ nâng cao được chất lượng của hoạt động trải nghiệm, phát triển được năng lực học sinh, từ đó có thể nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

6.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tình Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

6.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh và khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp tại trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về nội dung: Đề tài nghiên cứu hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp.

Địa bàn khảo sát: trường THCS Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Thời gian khảo sát: từ năm 2017 đến năm 2020.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí