Giáo viên đảm nhận môn giáo dục thể chất, xây dựng phiếu đồng đẳng phát cho học sinh tự đánh giá cho nhau, theo mẫu:
Bảng 3.4. Phiếu tự đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực của học sinh THCS
Tên hoạt động:……………………………………………………………… Họ tên học sinh: ……………………………………Lớp: ………………… | ||
Em hãy viết tên các bạn trong nhóm/ tổ đã đạt được mỗi tiêu chí trong các nội dung dưới đây. | ||
Nội dung | Tên HS thực hiện hiệu quả | |
1. Bạn nào có ý thức tốt khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất? | ||
2. Bạn nào có ý kiến, đóng góp xây dựng và cải thiện hoạt động giáo dục thể chất một cách tích cực? | ||
3. Bạn nào có thái độ tích cực, thân thiện và vui vẻ với bạn bè trong nhóm/tổ khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất? | ||
4. Bạn nào hay hỗ trợ bạn khác trong nhóm/tập thể để hoàn thành các nhiệm vụ của Hoạt động giáo dục thể chất? | ||
5. Bạn nào có trách nhiệm đốc thúc, động viên, khuyến khích các bạn trong nhóm/ lớp hoàn thành nhiệm vụ hoạt động giáo dục thể chất? | ||
6. Bạn nào có ý thức cất dọn những dụng cụ học tập môn giáo dục thể chất sau khi buổi học kết thúc? | ||
7. Bạn nào hay hỗ trợ các thày cô hướng dẫn các bạn học sinh khác thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất? |
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi Mới Các Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh Trong Nhà Trường Trung Học Cơ Sở
- Tăng Cường Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất Đảm Bảo Cho Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Tiếp Cận Theo Năng Lực Của Học Sinh Thcs
- Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 15
- Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện giả pháp này đòi hỏi phải có sự nhất trí, thống nhất toàn diện từ ban giám hiệu cho đến mỗi cán bộ quản lý, đến các cán bộ giáo viên. Mỗi người ý thức vai trò khâu đánh giá, kiểm tra hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người nhằm góp phần đào tạo ra những người chủ tương lai được phát triển toàn diện không chỉ chuyên môn mà rèn luyện những kỹ năng, rèn luyện những đức tính nhanh nhẹn, ý thức cộng đồng.
Đối với Sở Giáo dục, ban giám hiệu các trường ban hành những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người học.
Ban giám hiệu cần dự trù những khoản kinh phí để tạo các điều kiện thuận lợi cũng như các phương tiện cho hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá, sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính cho hoạt động dạy học của nhà trường nói chung, và hoạt động kiểm tra đánh giá môn giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực học sinh nói riêng.
Cần có những chế độ khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ, động viên cho những giáo viên có những thành tích cao trong năm học, cũng như các em học sinh đạt kết quả tốt, thành tích cao trong các kỳ thi, các giải thi đấu về thể dục thể thao, để có thể là nguồn động lực lớn cho các em có thể thực hiện những ước mơ, hoài bão và thêm yêu thích môn học giáo dục thể chất.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho HS các trường THCS trên địa bàn thị xã Phổ Yên đều có những mục tiêu cụ thể, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực. Tuy nhiên trong đó các biện pháp có tính chất là trọng tâm đó là:
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực.
- Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thể dục theo tiếp cận năng lực.
- Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực.
- Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất nội khóa và ngoại khóa.
Những biện pháp có tính chất điều kiện cho quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực diễn ra hiệu quả, đó là các biện pháp: Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực học sinh trong nhà trường trung học cơ sở; Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực; Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất của học sinh trung học cơ sở.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm
* Mục đích khảo nghiệm: Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trong luận văn.
* Nội dung khảo nghiệm:
- Tính cần thiết của 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận năng lực ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Tính khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận năng lực ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
* Phương pháp khảo nghiệm:
Để tiến hành khảo nghiệm, chúng tôi đã thiết kế bảng câu hỏi và lấy ý kiến của CBQL và GV với 5 mức độ đã quy ước.
* Nội dung và cách tiến hành:
Bước 1: Xây dựng nội dung phiếu hỏi về biện pháp 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận năng lực ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nhằm xin ý kiến chuyên gia, CBQL, GV.
Bước 2: Lựa chọn các chuyên gia, CBQL có kinh nghiệm trong quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, có trình độ quản lý giáo dục.
Từ việc đề xuất các biện pháp 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận năng lực ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 20 đồng chí là lãnh đạo trường, 30 giáo viên môn giáo dục thể chất.
Bước 3: Xin ý kiến các chuyên gia và xử lý các phiếu hỏi.
3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
Đánh giá: 1=Không cần thiết; 2= Ít cần thiết; 3= Trung bình; 4= Cần thiết; 5 = Rất cần thiết
Các biện pháp | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||
SL | SL | SL | SL | SL | ||||
1 | Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực | 0 | 0 | 4 | 12 | 34 | 4.60 | 3 |
2 | Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất nội khóa và ngoại khóa | 0 | 0 | 2 | 15 | 33 | 4.62 | 2 |
3 | Đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực học sinh trong nhà trường THCS | 0 | 0 | 6 | 28 | 16 | 4.20 | 6 |
4 | Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học thể dục theo tiếp cận năng lực | 0 | 0 | 2 | 13 | 35 | 4.66 | 1 |
5 | Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực | 0 | 0 | 8 | 22 | 20 | 4.24 | 6 |
6 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất của học sinh THCS | 0 | 0 | 7 | 23 | 20 | 4.26 | 5 |
Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL, GV đánh giá các biện pháp có tính cần thiết như sau:
Biện pháp “Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học thể dục theo tiếp cận năng lực” (4.66 điểm, thứ bậc 1).
Biện pháp “Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất nội khóa và ngoại khóa” (4.62 điểm, thứ bấc 2).
Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực” (4.60 điểm, thứ bậc 4).
Biện pháp “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất của học sinh trung học cơ sở” (4.26 điểm, thứ bậc 5).
Biện pháp “Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực”(4.24 điểm, thứ bậc 6).
Bảng 3.6. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Đánh giá: 1=Không khả thi; 2= Ít khả thi; 3= Trung bình; 4= Khả thi; 5 = Rất khả thi
Các biện pháp | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||
SL | SL | SL | SL | SL | ||||
1 | Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực | 0 | 0 | 5 | 7 | 38 | 4.66 | 2 |
2 | Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất nội khóa và ngoại khóa | 0 | 0 | 1 | 16 | 33 | 4.64 | 3 |
3 | Đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực học sinh trong nhà trường THCS | 0 | 0 | 3 | 30 | 17 | 4.28 | 6 |
4 | Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học thể dục theo tiếp cận năng lực | 0 | 0 | 2 | 9 | 39 | 4.74 | 1 |
5 | Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực | 0 | 0 | 4 | 19 | 27 | 4.46 | 5 |
6 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất của học sinh trung học cơ sở | 0 | 0 | 5 | 15 | 30 | 4.50 | 4 |
Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL, GV đánh giá các biện pháp có tính khả thi như sau:
Biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học thể dục theo tiếp cận năng lực” (4.74 điểm, thứ bậc 1).
Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực” (4.66 điểm, thứ bậc 2).
Biện pháp “Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất nội khóa và ngoại khóa” (4.64 điểm, thứ bậc 3).
Biện pháp “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất của học sinh trung học cơ sở” (4.50 điểm, thứ bậc 4).
Biện pháp “Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực” (4.46 điểm, thứ bậc 5).
Biện pháp “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất của học sinh trung học cơ sở” (4.28 điểm, thứ bậc 6).
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy, các biện pháp đều cần thiết và khả thi đối với quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận năng lực ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Tiểu kết chương 3
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất các biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực.
- Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất nội khóa và ngoại khóa.
- Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực học sinh trong nhà trường trung học cơ sở.
- Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thể dục theo tiếp cận năng lực.
- Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất của học sinh trung học cơ sở.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận năng lực không chỉ giúp HS phát triển năng lực đặc thù mà còn góp phần giáo dục HS phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ…
Khung lý luận của luận văn đã chỉ ra hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận năng lực gồm mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện giáo dục thể chất, để nâng cao chất lượng hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực cần chú trọng đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất cho HS, từ đó đổi mới hoạt động dạy và học. Quản lý hoạt động GDTC cho HS theo tiếp cận năng lực thể hiện ở quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên; Quản lý thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa và quản lý tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa; Quản lý hoạt động học tập của học sinh trong học tập môn giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực; Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất; Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực gồm: Nhận thức của CBQL, GV; Năng lực của CBQL, GV; Năng lực của HS; Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên; Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ dành cho GDTC; Chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên thể dục.
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận năng lực và quản lý giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận năng lực cho HS ở các trường THCS thị xã Phổ Yên cho thấy, CBQL, GV đã nhận thức đúng đắn về mục tiêu của hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực, tổ chức thực hiện hiệu quả các hình thức hoạt động nội khóa và ngoại khóa, sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù nhằm phát huy năng lực của HS. CBQL đã chỉ