Cách thức thực hiện các nội dung trên: Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng các cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thể thao một cách toàn diện; tận dụng và khai thác tối đa các cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thể thao tránh lãng phí; luôn có kế hoạch bổ sung, nâng cấp kịp thời đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trên cơ sở đó để lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho việc cải tạo, bổ sung, đầu tư nâng cấp các trang thiết bị; căn cứ vào quy định của nhà nước và điều kiện tình hình cụ thể của địa phương, nhà trường về các hoạt động giáo dục thể chất có thể lập ra kế hoạch dự trù kinh phí hàng năm để xây dựng sân bãi, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực của học sinh.
Tranh thủ tận dụng các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài nhà trường như thu hút nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp để đầu tư trang thiết bị, tài trợ các giải thi đấu thể dục thể thao trong và ngoài trường.
Có những chính sách hỗ trợ đối với giáo viên hướng dẫn học sinh đi thi đấu các giải, trao những học bổng khuyến khích để các em có những nguồn động lực khi tham gia luyện tập, thi đấu các giải thể dục thể thao.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, dụng cụ học tập cho hoạt động giáo dục thể chất.
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, các dụng cụ học tập cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người học cần tránh lãng phí, đảm bảo đầu tư có hiệu quả để các em học sinh có thể phát huy hết khả năng của mình.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện tốt các nội dung biện pháp trên, cần đảm bảo các điều kiện như:
Cần có hệ thống văn bản quy định rõ ràng về nội dung, quy chế và các chế tài trong sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, dụng cụ học tập của hoạt động giáo dục thể chất.
Ban giám hiệu giữ vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn nhân lực, đồng thời sát sao trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ cơ sở vật chất, dụng cụ học tập hoạt động giáo dục thể chất. Ngoài ngân sách của đơn vị ra, có thể tranh thủ huy động các nguồn kinh phí từ hoạt động xã hội hóa từ phía các chính quyền, từ các doanh nghiệp, hay từ sự đóng góp của các tổ chức đoàn thể, các hội đóng trên địa bàn; Ban giám hiệu cũng phải thường xuyên quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động đầu tư ch việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất. Trong quá trình huy động vốn đầu tư cần có kế hoạch rõ ràng, minh bạch các khoản chi, đầu tranh xây dựng có trọng tâm, trọng điểm tránh lãng phí, không tập trung, dẫn đến đầu tư không hiệu quả.
Đối với cán bộ, giáo viên trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất, dụng cụ thể thao cần vững vàng về chuyên môn, đội ngũ những người bảo vệ cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để gìn giữ bảo vệ tài sản, đảm b ảo phục vụ tốt nhất cho hoạt động quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực học sinh.
Có thể nói, việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người học là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tạo điều kiện để con người phát triển một cách toàn diện.
3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất của học sinh trung học cơ sở
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất thực chất giữ vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo. với mục đích là thu nhập những thông tin và so sánh những cái mà học sinh đạt được so với yêu cầu mục tiêu ban đầu đặt ra của môn học. Từ đó cung cấp những thông kịp thời chính xác về sự tiến bộ của người học; kết quả học tập của học sinh là thước đo mức độ đáp ứng yêu cầu
của chương trình đạo tạo và cơ sở vật chất của trường đạt mức độ nào, để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu, cách thức tổ chức hoạt động dạy và học cho hợp lý với tình hình nhà trường.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện
Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục thể chất phải trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu của năm học, từng lớp học trên tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh chung do Bộ GD&ĐT ban hành, trong đó kết hợp kiểm tra, đánh giá toàn diện học sinh nhưng chú trọng tới những kỹ năng vận động, hoạt động thể dục thể thao của các em học sinh. Có thể kết hợp đánh giá thường xuyên và định kỳ của giáo viên với sự đánh giá chéo giữa các em học sinh với nhàu để có được kết quả toàn diện và chính xác nhất.
Trong quá trình kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, dựa vào kết quả để phân hóa năng lực cho các em học sinh.
Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động thể chất của học sinh không chỉ xoay quanh tập trung vào kiến thức và kỹ năng của học sinh; mà còn đánh giá thái độ, mức độ hứng thú khi tham gia các hoạt động, phong trào của học sinh. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm sau này của các em.
Ngoài ra, kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo mức độ thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình mà các giáo viên đã đặt ra so với kế hoạch đào tạo từ đầu năm.
Qua kiểm tra, đánh giá sẽ rút ra được khả năng tham gia và mức độ ảnh hưởng của các sự kiện giáo dục thể chất, cũng như các hoạt động thể dục thể thao. Mức độ tham và ý thức trách nhiệm của các em học sinh tham gia vào hoạt động giáo dục và đào tạo.
Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ là động lực giúp cho giáo viên giảng dạy giáo dục thể chất rút ra những bài học để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi cách thức mỗi khi lên lớp để phù hợp với từng đối tượng học sinh;
còn đối với các em là mục tiêu, động lực để phấn đấu, rèn luyện cả về thể chất và tinh thần.
Đánh giá kết quả học tập hoạt động giáo dục thể chất cần chú ý:
Kế hoạch đánh giá một cách thường xuyên theo từng chủ để, nội dung môn học, thu nhận những thông tin liên quan để có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và mục tiêu môn học.
Đánh giá theo năng lực của học sinh, phát hiện các em nó năng khiếu, có khả năng, có sở thích từ đó bồi dưỡng, trau dồi để các em ngày một phát triển toàn diện hơn.
Cách thực hiện cách biện pháp bao gồm:
Căn cứ vào công văn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá theo năm học cho học sinh;
Ban giám hiệu, các cán bộ lãnh đạo quản lý kết hợp với giáo viên thống nhất cách kiểm tra đánh giá kết quả môn học theo năng lực của học sinh;
Tùy thuộc đối tượng của mỗi khối học khác nhau mà đặt ra những chuẩn kiến thức, kỹ năng; những yêu cầu riêng đặt ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ theo khối học, cấp học.
Cần kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành bài giảng đối giáo viên; cần kiểm tra giám sát về cách thức kiểm tra, đánh giá, thái độ, tính minh bạch của các giáo viên khi đánh giá các em học sinh.
Sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá kết thúc môn học cần kịp thời có các hình thức động viên, tuyên dương, khen thưởng cho các em có khả năng để tạo động lực, định hướng phấn đấu đối với các em có năng lực vượt trội.
Khi tiến hành kiểm tra đánh giá cần lưu ý một số tiêu chí thể hiện theo:
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tiếp cận theo năng lực của học sinh THCS
Mức độ tham gia | |
Mức độ tham gia các hoạt động giáo dục thể chất tiếp cận năng lực của học sinh | Đánh giá mức độ tham gia tích cực, chủ động của học sinh trong các hoạt động giáo dục thể chất, mức độ quan tâm và hứng thú đối với hoạt động giáo dục thể chất của học sinh... |
Mức độ năng lực hợp tác, hợp lực khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất của học sinh | Đánh giá mức độ tham gia vào các hoạt động nhóm, chất lượng làm việc theo nhóm, sự đoàn kết trong hoạt động giáo dục thể chất và mức độ duy trì sự hợp tác... |
Tinh thần trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực của học sinh THCS | Đánh giá tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động giáo dục thể chất, mức độ duy trì thường xuyên, tính chủ động, tích cực trong hoạt động trong các hoạt động giáo dục thể chất… |
Tính sáng tạo của học sinh khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất hướng tiếp cận năng lực của học sinh THCS | Đánh giá cách giải quyết vấn đề của học sinh mang tính độc đáo, có trí tưởng tượng phong phú; có tính mềm dẻo, linh hoạt trong tư duy; đánh giá khả năng, kỹ năng, kỹ xảo thuần thục, nhuần nhuyễn các hoạt động; độ nhanh nhạy, nhạy bén với môi trường xung quanh.. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Nhận Thức Cho Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên, Học Sinh Về Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Đổi Mới Các Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh Trong Nhà Trường Trung Học Cơ Sở
- Tăng Cường Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất Đảm Bảo Cho Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Phiếu Tự Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực Của Học Sinh Thcs
- Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 15
- Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Kiểm tra, đánh giá về hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực của học sinh thực chất là coi trọng năng lực của học sinh về các mặt như : về năng lực, thể lực và ý thức trách nhiệm học tập của học sinh; nếu thực hiện tốt có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ cho các em học sinh phát triển không chỉ về năng lực mà còn cả về phẩm chất, kích thích tính sang tạo, tạo được sự hứng thú
trong phong trào rèn luyện thể chất, khuyến khích được các em tham gia nhiều hoạt động khác của nhà trường.Thế nên khi tiến hành hoạt động này cần kết hợp các hình thức thông qua bảng sau:
Bảng 3.2. Hình thức đánh giá hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực của học sinh THCS
Hình thức đánh giá | Nội dung | |
1 | Đánh giá thường xuyên | Thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập trình diễn (đánh giá thường xuyên và chính thức); thông qua việc quan sát trên lớp, thông qua vấn đáp, thông qua hoạt động đánh giá chéo nhau giữa các học sinh (đánh giá không thường xuyên) với mục đích chính là thu nhập những thông tin về những học sinh có năng lực về giáo dục thể chất. |
2 | Đánh giá định kỳ | Kết thúc môn học tiến hành đánh giá bằng chú trọng đến thực hành, phối hợp với đánh giá thường xuyên để có thể phân loại học sinh, để điều chỉnh yêu cầu, phương pháp cho phù hợp. |
3 | Đánh giá bằng định tính | Kết quả môn học được biểu hiện bằng những mô tả của nhận xét hoặc tự đánh giá của học sinh. |
4 | Đánh giá bằng định lượng | Kết quả kiểm tra, đánh giá được thể hiện thông qua điểm số(thang điểm 10). Giáo viên căn cứ vào khả năng thực hiện của học sinh để cho điểm có thể thường xuyên hoặc định kỳ. |
Cụ thể:
Nội dung của tính hiệu quả trong quản lý hoạt động giáo dục thể chất tiếp cận năng lực cho học sinh THCS được thể hiện:
Thứ nhất về kiến thức, đó là hệ thống những tri thức chung, tổng quan về giáo dục thể chất; hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo để điều khiển các hoạt động của cơ thể được vận dụng vào tùy từng điều kiện nhất định. Kiến thức giáo dục thể chất có hiệu quả bao hàm những lý luận khoa học, những phương pháp cơ bản để luyện tập với mục đích là hướng các em học sinh tới những giá trị đạo đức xã hội tốt đẹp, nâng cao tinh thần tự giác học tập, tình thần tập thể, sang có ý thức. Những kiến thức về giáo dục thể chất bên cạnh rèn luyện thể lực, còn nâng cao sức khỏe để sẵn sang lao động, chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.
Thứ hai về kỹ năng thực hành: tức là mức độ đánh giá nhất định thể hiện ở kỹ năng, kỹ xảo khi thực hiện mục địch. Khả năng thực hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố: như ý thức tự giác của các e học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường, phong trào học tập rèn luyện thể dục thể thao của các em…
Để kết thúc môn học, phát phiếu điều tra để tự bản thân các em học sinh đánh giá mực độ đạt được như thế nào:
Bảng 3.3. Phiếu tự đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực của học sinh THCS
Tên hoạt động:.…………………………………………………………… Họ tên học sinh: ………………………………………… Lớp:………… | ||||
Nội dung | Mức độ đạt được | |||
Tốt | Khá | Trung bình | Kém | |
1. Em có lập kết hoạch hoạt động giáo dục thể chất ở mức độ nào | ||||
2. Em đã tham gia các hoạt động giáo dục thể chất ở mức độ nào? | ||||
3. Trong quá trình hoạt động giáo dục thể chất, em hợp tác với các bạn ở mức nào? | ||||
4. Em cảm thấy hài lòng, vui vẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất ở mức nào? | ||||
5. Em đã thực hiện hoạt động giáo dục thể chất theo yêu cầu ở mức nào? | ||||
6. Em tự tin về việc mình thực hiện được các kế hoạch rèn luyện giáo dục thể chất đã xây dựng ở mức nào? | ||||
7. Sau 01 tháng thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất, kết quả em đạt được ở mức độ nào? | ||||
8. Kết thúc kỳ học em đã hoàn thành hoạt động giáo dục thể chất ở mức độ nào? |