154
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công: Được giao quyền tự chủ một cách toàn diện từ tổ chức bộ máy, biên chế, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công, quản lý sử dụng nguồn thu theo chế độ, chịu trách nhiệm về tài chính đối với chi hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật. Đồng thời yêu cầu các đơn vị này phải hạch toán đầy đủ các chi phí như các đơn vị khác để đảm bảo tính công khai minh bạch trong quản lý tài chính, hiệu quả hoạt động.
Đối với thu phí, lệ phí do các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện: Căn cứ vào lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập; khi chuyển đổi phương thức quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thì phí, lệ phí của các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ ( giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội,…) được coi là nguồn thu của đơn vị; Nhà nước giao toàn bộ cho đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng, kế toán, quyết toán và công bố công khai theo quy định của pháp luật và không nhất thiết cứ theo nguyên tắc cũ là hạch toán vào NSNN (ghi thu rồi lại ghi chi NSNN).
Phân công quản lý Ngân sách: Việc phân công quản lý ngân sách hiện nay ở mỗi cấp còn giao cho nhiều cơ quan nhà nước thực hiện (Đầu tư, Tài chính, chủ quản) dẫn đến tình trạng ngân sách bị phân tán, cắt khúc ảnh hưởng lớn đến thực hiện những quy định về phân cấp ngân sách theo quy định của Luật NSNN. Cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung phân công về quản lý tài chính ngân sách theo hướng mỗi việc chỉ giao cho một cơ quan chuyên trách thực hiện.
3.3.2.5. Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thông tin, Phát triển hệ thống thanh toán
Chỉ đạo các Bộ ngành liên quan thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ từ trung ương tới các địa phương.
Coi trọng và đánh giá đúng mức vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tài chính,
155
ngân sách. Có thể nghiên cứu để hình thành cơ quan dự báo biến động kinh tế vĩ mô phân tích chính sách chuyên nghiệp và độc lập trực thuộc quốc hội hoặc chính phủ, tăng thêm các cơ chế và tiếng nói phản biện của đội ngũ chuyên gia và cán bộ nghiên cứu khoa học cao cấp để có những dự báo sát thực và lựa chọn những giải pháp phù hợp, trước khi quyết định các cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô.
Tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành trong đó có Bộ Tài chính và các cấp chính quyền địa phương sớm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc tích hợp (TABMIS -Treasury and budget Management Infomation System).
Có thể bạn quan tâm!
- Tinh Giản Bộ Máy Quản Lý Ở Các Cấp
- Đổi Mới Trong Xây Dựng Hoạch Định Chính Sách Thuế
- Đổi Mới Và Thực Hiện Các Biện Pháp Quản Lí Chặt Chẽ Trên Toàn Bộ Các Khâu Của Chu Trình Ngân Sách
- Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng - 21
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) chính là cấu phần quan trọng nhất trong 4 cấu phần của Dự án “Cải cách quản lý tài chính công”, là một phân hệ cốt lõi của cả hệ thống tin quản lý tài chính tích hợp (IFMIS). TABMIS sẽ bao gồm các hệ thống quản lý và phân bổ ngân sách, quản lý thu ngân sách, quản lý chi ngân sách, quản lý ngân quỹ, quản lý tài sản, báo cáo tài chính và tài khóa. TABMIS sẽ được triển khai ở các đơn vị KBNN (Trung ương, tỉnh, huyện), hệ thống cơ quan tài chính (Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính), hệ thống cơ quan Kế hoạch đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư), một số đơn vị sử dụng ngân sách thí điểm.. Kiến trúc TABMIS dựa trên khuôn mẫu quản lý tài chính và ngân sách đã được kiểm chứng thực tế tại các nước phát triển và đang phát triển, tuân theo các chuẩn mực kế toán quốc tế. Hệ thống này sử dụng những giải pháp phần mềm trọn gói Oracle Financial đã chuẩn hoá cho mô hình khu vực công, phục vụ mô hình kế toán dồn tích, kế toán tiền mặt, đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống và những chính sách đang trong quá trình thay đổi.
156
Tạo điều kiện về mặt pháp lý để tăng cường chỉ đạo và khuyến khích hình thức thu NSNN qua các ngân hàng; cung cấp trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với Ngân hàng và tổ chức tín dụng theo yêu cầu của Luật Quản lý thuế. Mục đích là để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế, tạo điều kiện quản lý thu thuế và an toàn trong hoạt động của ngân hàng; phát hiện nhanh các trường hợp tổ chức có dấu hiệu mất khả năng thanh toán để ngăn ngừa các hành vi trốn thuế.
Tạo điều kiện về mặt pháp lý để tăng cường chỉ đạo thực hiện thanh toán điện tử ở diện rộng vì phương thức này đảm bảo sự nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và chính xác. Không chỉ dừng ở đó, chương trình thanh toán điện tử tạo ra các điều kiện kỹ thuật cần thiết, sẵn sàng cho việc kết nối với các ngân hàng thương mại, tiến tới hình thành các kênh thanh toán song phương giữa hệ thống KBNN với hệ thống Ngân hàng Thương mại.
Khuyến khích và tiến tới bắt buộc thực hiện các giao dịch thanh toán và chi ngân sách không dùng tiền mặt vừa kiểm soát được doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp vừa hạn chế các thao tác và chi phí trong vận chuyển, kiểm đếm và các thao tác kiểm soát tiền mặt của các tổ chức ngân hàng với kho bạc nhà nước trong lưu thông, thực hiện các khoản chi thanh toán cá nhân, mua sắm nhỏ qua hệ thống thẻ ATM, giúp nhà nước kiểm soát và quản lý thu thuế, quản lý thu nhập của các cá nhân và doanh nghiệp quản lý luồng tiền, thực hiện các chính sách vĩ mô kiểm soát lạm phát và hạn chế tiêu cực tham nhũng nảy sinh trong quá trình sử dụng tiền mặt.
Với những luận giải, phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp nêu trên tác giả rất mong muốn luận án nghiên cứu “Đổi mới quản lý quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng” sẽ góp phần nhỏ bé để tạo đà cho các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng trong tăng tốc và phát triển kinh tế xã hội theo đúng mục tiêu đã hoạch định./.
157
KẾT LUẬN
Quản lý Ngân sách Nhà nước và quản lý ngân sách địa phương là vấn đề được Chính phủ và các cấp chính quyền tại các địa phương luôn quan tâm và coi trọng.
Quản lý ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương của các cấp chính quyền tại các quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Hiến pháp; pháp luật; các chính sách vĩ mô của Nhà nước: cơ chế phân cấp quản lý hành chính: phân cấp nhiệm vụ thu, chi ngân sách; sự hội nhập kinh tế quốc tế; nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của ngân sách; sự điều hành, quản lý và các công cụ, phương tiện quản lý được sử dụng; trình độ và nhận thức của mỗi công chức, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp và tổ chức kinh tế... Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trên thực tế, ở Việt Nam quản lý ngân sách địa phương nói chung và quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng nói riêng đang là vấn đề thời sự cần được nghiên cứu một cách có hệ thống.
Đề tài luận án "Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng" được nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, thống kê trong quá trình thực hiện luận án.
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu luận án đã đạt được các kết quả sau: Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến NSNN,
NSĐP; vai trò của NSNN, NSĐP; các căn cứ và nội dung quản lý NSĐP; các
nhân tố ảnh hưởng tới quản lý NSĐP, kinh nghiệm quản lý NSĐP của một quốc gia trên thế giới.
158
Phân tích đánh giá thực trạng quản lý NSĐP các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng, nêu bật những thành công trong quản lý NSĐP; phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý NSĐP các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng.
Khẳng định những quan điểm, mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vùng Đồng bằng Sông Hồng. Từ đó, tác giả đề xuất 5 nhóm giải pháp cụ thể trong từng lĩnh vực nhằm đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng bao gồm: Đổi mới nhận thức của các địa phương; Đổi mới trách nhiệm và phương pháp quản lý ngân sách; Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương; Hoàn thiện hệ thống thông tin, phương tiện quản lý; Nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra, kiểm tra và giám sát ở các cấp; tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đối tượng quản lý…; Đồng thời tác giả cũng đề xuất 2 nhóm kiến nghị với Chính phủ và các cấp có thẩm quyền gồm: Hoàn thiện hệ thống pháp luật; Hoàn thiện các chính sách vĩ mô để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp được đề xuất.
159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Trần Quốc Vinh (2002), “Kho bạc Nhà nước Hải Dương với công tác cho vay giải quyết việc làm”, Tạp chí Thị trường giá cả.
2. Trần Quốc Vinh (2002), “Kho bạc Nhà nước Hải Dương 12 năm xây dựng và trưởng thành”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (6), tr.29.
3. Trần Quốc Vinh (2005), “Cơ chế khoán mới - Một số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (41), tr.29.
4. Trần Quốc Vinh (2006), “Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB trong hệ thống KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (50), tr.28.
5. Trần Quốc Vinh (2007), "Đánh giá chính xác hiệu quả cơ chế khoán từ cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Kho bạc Nhà nước", Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, (58), tr 13.
6. Trần Quốc Vinh (2008), "Một số vấn đề quản lý ngân sách góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng", Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, (73), tr 10.
160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2004), Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/1/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
2. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
3. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ về Quy chế xem xét, thảo luận quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
4. Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính (1996), Nghị quyết số 70 NQ/BCS ngày 10/12/1996 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII về lĩnh vực tài chính.
5. Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính (2006), Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam trong ngành Tài chính.
6. Báo Nhân dân (2006), “Xây dựng Đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng động lực đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ”, (18501), tr.1-3.
7. Bộ Chính trị (2005), Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14/9/2005.
8. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2006), Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH thời kỳ đến năm 2010 và những năm tiếp theo đến năm 2020.
9. Bộ Tài chính (2005), Báo cáo đánh giá kết quả chủ yếu của công tác thuế giai đoạn 2001-2005: nhiệm vụ và giải pháp của giai đoạn 2006-2010.
161
10. Bộ Tài chính (2000), Báo cáo tổng kết 4 năm (1997-2000) thực hiện Luật NSNN về quản lý ngân sách xã.
11. Bộ Tài chính (1998), Hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội.
12. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, NXB Tài chính, Hà Nội
13. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
14. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 42/2004/QĐ-BTC ngày 22/4/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy định về chi NSTW bằng hình thức lệnh chi tiền.
15. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN
16. Bộ Tài chính (1998), Thông tư 103/1998/TT- BTC hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN.
17. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 03/2004/TT-BTC ngày 17/12/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện Luật NSNN và khoán chi hành chính.
18. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 10/2004/TT-BTC ngày 19/2/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ngân sách các cấp
19. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
20. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác xã, phường, thị trấn.