Khảo Nghiệm Về Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Những Biện Pháp Đề Xuất

- Chú trọng xây dựng mối quan hệ của nhà trường PTDT nội trú, bán trú để vận động các cơ quan đơn vị và các cá nhân góp phần xây dựng bổ sung cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học và giáo dục của nhà trường.

- Xây dựng tủ sách pháp luật. Đây cũng là một biện pháp quan trọng, có tính quyết định đến nâng cao chất lượng GDPL cho học sinh.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Không ngừng đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và ngành giáo dục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung, GDPL theo chương trình giáo dục phổ thông mới của học sinh trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nói riêng.

- Tích cực công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt để GV nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò quan trọng, cần thiết của thiết bị dạy học và giáo dục trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giờ dạy, đảm bảo học đi đôi với hành. Xây dựng kế hoạch, quy chế bảo quản, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học một cách chặt chẽ.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thể khai thác, sử dụng phương tiện dạy học như tập huấn cho giáo viên về cách sử dụng phương tiện dạy học mới, hiện đại, sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong các hoạt động GDPL theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Quản lý, chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV thực hiện quy chế, sử dụng có hiệu quả tối đa các thiết bị dạy học nói riêng và cơ sở vật chất của nhà trường nói chung.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc mua sắm, sửa chữa của nhà trường theo kế hoạch định kỳ, kết hợp với kiểm tra đôn đốc trong suốt quá trình giảng dạy để kịp thời đưa ra các kế hoạch điều chỉnh cần thiết.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn phải có các phòng học bộ môn, phòng học đa năng phục vụ yêu cầu tối thiểu cho hoạt động GDPL theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- CBQL cần năng động trong việc tham mưu với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành, tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, của các tổ chức, cá nhân về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường.

- Mỗi GV cần nhận thức được vai trò quan trọng của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó, có ý thức trong khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Nhằm nâng cao chất lượng GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú trong tình hình hiện nay, theo tác giả, việc đề ra và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là rất quan trọng và hết sức cần thiết. Mỗi biện pháp đi sâu phân tích các vấn đề có tác động tích cực đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Mỗi biện pháp được đề xuất đều có những vai trò riêng, tuy nhiên để từng bước nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thì cần đòi hỏi các biện pháp quản lý phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở vận dụng, khai thác thế mạnh riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của nhà trường.

Tuy nhiên, CBQL phải biết dựa vào đặc điểm, mục tiêu của hoạt động GDPL, điều kiện cụ thể của địa phương, của từng nhà trường để tham khảo và tìm ra những biện pháp bổ ích, sát thực trong quá trình quản lý để đưa hoạt động GDPL của từng nhà trường ngày càng có chất lượng và đi vào chiều sâu.

CBQL trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, có kế hoạch, đồng thời triển khai một cách sâu rộng, có kế hoạch giám sát chặt chẽ nhằm đạt được hiệu quả thiết thực.

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp đề xuất

3.4.1. Quy trình tiến hành khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Kiểm chứng các ý kiến đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất; trên cơ sở đó có thể đề ra những biện pháp cụ thể để công tác quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đi vào thực tiễn, có chiều sâu và hiệu quả hơn.

3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp đề xuất.

3.4.1.3. Đối tượng khảo nghiệm

CBQL, GV tham gia các hoạt động GDPL ở trường PTDTNT Ba Bể, PTDTBT THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng số người được trưng cầu ý kiến là 35, trong đó có 05 CBQL, 30 GV tại trường PTDTNT Ba Bể, PTDTBT THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

3.4.1.4. Các bước tiến hành

- Xây dựng mẫu phiếu khảo sát.

- Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia.

- Tổ chức tiến hành khảo sát đối với CBQL và GV.

- Xác định số liệu, phân tích và nhận xét.

- Kết luận chung.

3.4.1.5. Cách đánh giá mẫu phiếu

Các mẫu phiếu sau khi khảo sát, thu thập được đánh giá với tiêu chí:

- Rất cần thiết/Rất khả thi: 3 điểm.

- Cần thiết/Khả thi: 2 điểm.

- Ít cần thiết/Ít khả thi: 1 điểm.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp



TT


Biện pháp đề xuất

Mức độ cần thiết

Rất cần

thiết (3đ)

Cần thiết

(2đ)

Ít cần thiết

(1đ)

Điểm TB

Thứ bậc

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch quản lí GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông hiện nay phù hợp

với tình hình thực tiễn


34


97,1


1


2,9


0


0


3,5


1


2

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV dạy môn GDCD và GV tổ chức các hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương

trình GD phổ thông


32


91,4


3


8,6


0


0


3,4


2


3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPL theo hướng kết hợp việc học tập, rèn luyện trên lớp với các hoạt động trải nghiệm thực

tiễn, thường xuyên cho HS


28


80,0


7


20,0


0


0


3,3


4


4

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú định hướng đổi mới chương trình chương trình GD phổ

thông.


29


82,9


6


17,1


0


0


3,3


4


5

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD

phổ thông


31


88,6


4


11,4


0


0


3,4


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện ba bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 13

Qua kết quả khảo nghiệm trên cho thấy, hầu hết các biện pháp đề xuất được CBQL và GV đánh giá cao về sự cần thiết trong việc nâng cao chất lượng công tác GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với điểm số TB dao động từ 3.3 đến 3,5. Ở vị trí thứ nhất với số điểm TB 3,5 là biện pháp: “Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch quản lí GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông hiện nay phù hợp với tình hình thực tiễn”. Có thể thấy đây là biện pháp phản ánh đúng thực trạng quản lí giáo dục pháp luật hiện nay tại các trường PTDT nội trú, bán trú trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Việc tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật còn diễn ra theo cách truyền thống, chưa bám sát với định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới trong thực hiện. Biện pháp được đánh giá cao thứ 2 là “Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV dạy môn GDCD và GV tổ chức các hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông”. Giải pháp này đề cập đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy học các môn ưu thế do chủ yếu hoạt động giáo dục pháp luật tại các trường này đang thực hiện theo con đường dạy học là chủ yếu. Đây cũng là một việc làm rất thiết thực và quan trọng nhằm tạo ra những chuyển biến trong công tác GDPL cho HS trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Biện pháp “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông” là biện pháp có điểm TB là 3,4 với 31/35 CBQL và GV được khảo sát lựa chọn. Các thầy cô cho rằng để tổ chức có hiệu quả hơn nữa các hoạt động giáo dục pháp luật cần đảm bảo tốt hơn các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. 2 biện pháp “Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPL theo hướng kết hợp việc học tập, rèn luyện trên lớp với các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, thường xuyên cho HS” và “Đổi mới kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình chương trình GD phổ thông” có điểm TB là 3,3 cùng xếp ở vị trí số 4 về tính cần thiết của các biện pháp.

3.4.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp



TT


Biện pháp đề xuất

Mức độ khả thi

Rất khả

thi (3đ)

Khả thi

(2đ)

Ít khả thi

(1đ)

Điểm TB

Thứ bậc

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch quản lí GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông hiện nay phù hợp với tình

hình thực tiễn


27


77,1


8


22,9


0


0


3,2


1


2

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV dạy môn GDCD và GV tổ chức các hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương

trình GD phổ thông


25


71,4


10


28,6


0


0


3,2


1


3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPL theo hướng kết hợp việc học tập, rèn luyện trên lớp với các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, thường

xuyên cho HS


25


71,4


10


28,6


0


0


3,2


1


4

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình chương trình

GD phổ thông.


21


60,0


14


40,0


0


0


3,0


2


5

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDPL theo định hướng đổi mới chương

trình GD phổ thông


14


40,0


21


60,0


0


0


2,8


3

Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp có sự chênh lệch về điểm số so với đánh giá về tính cần thiết, tập trung vào 3 mức từ 3,0 đến 3,2. Có 3 biện pháp đều được đánh giá ngang bằng nhau về tính khả thi đó là: “Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch quản lí GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông hiện nay phù hợp với tình hình thực tiễn”; “Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV dạy môn GDCD và GV tổ chức các hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông”; “Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPL theo hướng kết hợp việc học tập, rèn luyện trên lớp với các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, thường xuyên cho HS”. Như vậy biện pháp về “Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch quản lí GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông hiện nay phù hợp với tình hình thực tiễn” là biện pháp được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Đây cũng là căn cứ để CBQL nhà trường có cơ sở chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật đảm bảo tính hiệu quả cao hơn và sát hơn với những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Biện pháp “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông” được đánh giá tính khả thi với điểm TB là 2,8. Như vậy các thầy cô nhận định việc tăng cường điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng của nhà trường là ít khả thi nhất. Để làm rõ điều này chúng tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 1 GV và 1 CBQL, câu trả lời chúng tôi ghi nhận là: “ngân sách khá eo hẹp nên việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất là rất hạn chế. Hơn nữa việc xã hội hóa tại địa bàn nơi trường đóng là rất khó khăn”. GV được phỏng vấn có đưa ra phương án khắc phục bằng cách GV chủ động tự làm thêm các phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục hiệu quả hơn như bảng tuyên truyền, pano, tranh ảnh… Đây cũng là một trong những biện pháp cụ thể và hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật ở các trường miền núi. CBQL các nhà trường cần có sự động viên, khuyến khích giáo viên tăng cường các hoạt động này để nâng cao chất lượng giáo dục trong những điều kiện hiện có phù hợp với thực tế của nhà trường.

Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu lí luận ở chương 1 và khảo sát thực trạng ở chương 2 về quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Các biện pháp được đề xuất đều được xây dựng trên các cơ sở thực hiện tuân thủ các nguyên tắc như; Đảm bảo tính mục tiêu; Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa; Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện; Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả; Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Các biện pháp được đề xuất đều được khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi, và nhận được những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của CBQL, GV. Đây sẽ là cơ sở quan trọng và có độ tin cậy để vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, nhằm mang lại những kết quả và chất lượng như mong muốn.

Các biện pháp được đề xuất bao gồm: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch quản lí GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông hiện nay phù hợp với tình hình thực tiễn; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV dạy môn GDCD và GV tổ chức các hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông; Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPL theo hướng kết hợp việc học tập, rèn luyện trên lớp với các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, thường xuyên cho HS; Đổi mới kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình chương trình GD phổ thông; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí