Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú Thcs

1.5. Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường PTDT Nội trú THCS

Việc quản lý hoạt động giáo dục KNS cho các em học sinh THCS gồm những hoạt động quản lý sau:

1.5.1. Quản lý chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường PTDTNT THCS

Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện đạt hiệu quả công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, người cán bộ quản lý phải quản lý chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống, đó là: “Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng”. Muốn vậy, người cán bộ quản lý phải đảm bảo việc chỉ đạo thực hiện một số nguyên tắc sau:

Giáo dục KNS cho học sinh thông qua thực tiễn sinh động của xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động của nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương và của cả nước, đưa những thực tiễn sinh động đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động chung của nhà trường để từ đó giáo dục các em học sinh hiệu quả nhất.

Giáo dục KNS cho học sinh theo nguyên tắc tập thể: Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Hướng dẫn, dìu dắt các em học sinh trong sinh hoạt tập thể; Giáo dục các phẩm chất, các kỹ năng sống cho các em học sinh bằng sức mạnh của tập thể; Giáo dục học sinh tinh thần sống vì tập thể. Bởi vì tập thể ở đây có vai trò quan trọng làm nảy nở, khuyến khích các phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người,… nó phát huy và có tác dụng điều chỉnh những động cơ kích thích bên trong góp phần rất lớn vào việc giáo dục kĩ năng sống cũng như việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh: Đối với học sinh trung học cơ sở, là lứa học sinh có đặc điểm quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẫn trong sự phát triển tâm lý cũng như sinh lý lứa tuổi. Các em dễ vui, dễ buồn, dễ hăng say, dễ chán nản,

muốn hiểu biết nhiều và làm nhiều việc lớn nhưng vì khả năng còn hạn chế nên dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa ước mơ và năng lực. Vì vậy, công tác giáo dục kĩ năng sống trong trường THCS cần phải chú ý những đặc điểm đó đồng thời chú ý đến cá tính, giới tính của các em học sinh để có hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, sinh động cũng như có phương pháp giáo dục thích hợp.

1.5.2. Quản lý kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS

Kế hoạch hoạt động GD KNS trong nhà trường THCS là trình tự những nội dung hoạt động GD, hình thức tổ chức hoạt động GD được bố trí, sắp xếp theo thứ tự thời gian diễn ra trong năm học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Quản lý về kế hoạch hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS bao gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động GD thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV hàng năm, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GD KNS.

Để hoạt động xây dựng kế hoạch giáo dục KNS được tốt, nhà trường phải dựa trên cơ sở tình hình cụ thể của đối tượng học sinh, của đội ngũ giáo viên trường mình trong năm học, của địa phương mà trường đóng để định ra nội dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp. Việc nắm tình hình thực tế đội ngũ giáo viên và học sinh phải bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và tình hình có tính chất thời sự, tình hình cá biệt, có thể ảnh hưởng tiêu cực ít nhiều đối với tập thể học sinh trường.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay - 5

1.5.3. Quản lý nội dung chương trình giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS

Đối với việc giáo dục KNS cho học sinh trong trường THCS, việc lựa chọn chương trình và nội dung phù hợp là yếu tố rất quan trọng.

Hiện nay những nội dung giáo dục KNS cho học sinh THCS chưa được đưa thành một khung chương trình cụ thể, thống nhất mà mỗi trường tùy theo mục tiêu và điều kiện của trường mình mà “định hướng” xây dựng nội dung, chương trình cho riêng nhà trường của mình. Ở trường THCS hiện nay, nội dung giáo dục KNS

thương được triển khai dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa, thông qua nội dung bài giảng cụ thể, thông qua các hoạt động ngoại khóa và ngoài giờ lên lớp

1.5.4. Quản lý đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS

Đội ngũ giáo viên, đội ngũ học sinh hợp thành lực lượng dạy học, việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS, lựa chọn phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức dạy học, xây dựng môi trường dạy học, quản lý tốt các hoạt động trường lớp theo đúng nguyên lý giáo dục nhằm mang lại chất lượng dạy học tương xứng với mục tiêu dạy học.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS chính là quản lý chuyên môn, giáo viên đóng vai trò chủ đạo và thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học: Soạn bài, giảng bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Bằng nhiều hình thức và nhiều biện pháp, người CBQL cần làm cho tập thể sư phạm của nhà trường nhận thức được rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS là công tác cấp thiết, cần tiến hành thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi; trong tất cả các hoạt động đều có thể và phải thực hiện yêu cầu này. Các giờ dạy chuyên môn trên lớp học ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh mà còn là rèn các thao tác, kĩ năng học tập, ứng xử, giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn… như: trong một giờ tập thể dục không chỉ yêu cầu học sinh biết kỹ thuật động tác mà còn yêu cầu các em phải rèn luyện được ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, thao tác linh hoạt để rèn luyện phát triển thể chất tự bảo vệ bản thân tránh được bệnh tật … Với những bài dạy thuộc các môn khoa học xã hội có khả năng rất phong phú trong việc giáo dục những nhận thức chính trị đúng đắn, những tình cảm đạo đức tốt như: tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, lòng tự hào dân tộc, lòng căm ghét bọn cướp nước, bán nước, ăn bám,… “chuẩn bị cho các em một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do, với tinh thần hiểu biết, hòa bình, khả năng dung thứ, bình đẳng về giới tính, và hữu nghị,...” theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em rất phù hợp với mục tiêu giáo dục kỹ năng sống. Còn những bài học về các môn tự nhiên lại có khả năng giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tác phong khoa học, tính chính xác,

tính cần cù, kiên trì, nhẫn nại, lòng ham thích khoa học, chống mê tín dị đoan,… những kĩ năng tính toán, tư duy phân tích, phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề,... Nói chung, nhiều bài giảng nếu dạy tốt theo nghĩa đầy đủ là: đảm bảo tính chính xác khoa học, có hệ thống, có trọng tâm và dạy với cả lương tâm người thầy thì tự bản thân những giờ lên lớp đó đã mang tính giáo dục cao, đạt được hiệu quả ở cả ba thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Tuy nhiên người CBQL cũng cần lưu ý giáo viên tránh lối giáo dục kĩ năng sống một cách đơn giản, lý thuyết sáo rỗng, gượng ép hoặc đơn điệu,… bởi s kém hiệu quả, mất đi tác dụng giáo dục vì bản thân các KNS là khả năng ứng xử theo những cách nhất định trong một môi trường cụ thể phù hợp với các giới hạn về kinh tế, xã hội và văn hóa mà người ta sống; giáo dục KNS phải là hoạt động sinh động bổ sung cho các cá nhân thanh thiếu niên học sinh về kiến thức và năng lực cần thiết để họ có thể hoạt động độc lập và giúp họ chủ động tránh được những khó khăn trong thực tế đời sống.

1.5.5. Quản lý việc phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS

Cán bộ lãnh đạo quản lý nhà trường tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh THCS.

Trước hết, đó là sự phối hợp của Hiệu trưởng với Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn trường, Tổng phụ trách Đội, tổ giáo vụ nội trú, nuôi dưỡng, cán bộ-giáo viên-công nhân viên nhà trường có sự thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt giáo dục KNS cho học sinh.

Nhà trường cần phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân nhằm: Tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục KNS giữa nhà trường, gia đình và xã hội; huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục KNS lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường phải làm sao xứng đáng là trung tâm giáo dục của địa phương phải làm sao để địa phương đồng tình ủng hộ, kết hợp với nhà trường nhằm mục đích chung là: giáo dục con em nên người.

Nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội như các tổ chức chính trị-xã hội, cộng đồng xã-phường, thôn xóm, cá nhân, các ngành, cơ quan, đơn vị kinh tế, y tế, quân đội, công an kể cả các trường đóng trên địa bàn, các cơ sở sản xuất như hợp tác xã, cơ sở dịch vụ có thể phát huy khả năng giáo dục và cần liên kết họ lại để tạo ra những tác động giáo dục tích cực, tạo sự “cộng đồng trách nhiệm” trong giáo dục KNS cho học sinh THCS. Ví dụ như ngành y tế chăm lo và giáo dục sức khỏe cho giáo viên, học sinh: theo dõi sức khỏe, theo dõi các chỉ số phát triển thể lực, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh; phòng tránh và chữa các bệnh học đường; lập ”Nha học đường” trong nhà trường; truyền bá cho học sinh những tri thức về dân số và kế hoạch hoá gia đình; giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường; chỉ đạo Hội chữ thập đỏ học sinh về phòng chống các tệ nạn xã hội trong học sinh như uống rượu, hút thuốc v.v...

Phối hợp chặt ch giữa các lực lượng giáo dục để tạo sự thống nhất trong giáo dục KNS cho học sinh THCS trên địa bàn, nhất là với trường PTDTNT có 100% các em học sinh ở nội trú trong nhà trường, chịu sự quản lý chặt ch của chính quyền địa phương.

1.5.6. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS

Để đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động GD KNS nhà quản lý cần phải bám sát vào mục tiêu đề ra, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS góp phần đánh giá chất lượng giáo dục chung trong nhà trường, qua kiểm tra đánh giá nhà quản lý đánh giá mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh, quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay không, đó là cơ sở để nhà quản lý xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

1.5.7. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS

Hoạt động giáo dục KNS cũng như giáo dục các môn học văn hóa khác, rất

cần có điều kiện về nguồn lực tài chính, CSVC, bao gồm các trang thiết bị, tài liệu để hoạt động GDKNS đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn.

Về tài liệu: Sách “Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở- Tài liệu dùng cho giáo viên trung học cơ sở” là cẩm nang dành cho GVCN, Ban giám hiệu, BPT Đội những lực lượng nòng cốt tham gia trực tiếp thực hiện chương trình GD KNS. Trong thư viện của nhà trường cũng cần phải có đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo bổ trợ các môn học, sách GD đạo đức, pháp luật, tủ sách hạt giống tâm hồn, gương người tốt việc tốt...để GV lựa chọn nội dung phục vụ cho các hoạt động GDKNS.

Về trang thiết bị: Hoạt động giáo dục KNS rất cần có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để hoạt động GD KNS đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn. Điều kiện tổ chức và phương tiện tốt s làm tăng tính hấp dẫn thu hút các em học sinh tham gia của hoạt động. Thiết bị tối thiểu để tổ chức các hoạt động GDKNS là: tăng âm, loa đài, đầu video, đàn, dụng cụ thể thao và kinh phí hoạt động. Nhà trường THCS luôn phải quản lý tận dụng những CSVC hiện có để phát huy hiệu quả giáo dục của hoạt động GDKNS, và cân đối nguồn ngân sách chi tiêu được cấp trên giao hàng năm để cân đối mua sắm thêm CSVC, tài liệu, học liệu cho hoạt động GDKNS, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và tài trợ của hội PHHS, của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn trong công tác phối hợp hoạt động GDKNS cho các em học sinh của nhà trường.

Tiểu kết chương 1


Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến các khái niệm cơ bản như quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, quản lí trường phổ thông dân tộc nội trú; Quản lí hoạt động giáo dục KNS ở trường PTDTNT. Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường PT DTNT THCS được luận văn nghiên cứu thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng trường PT DTNT THCS là: Quản lý mục tiêu giáo dục KNS, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục KNS, quản lý nội dung, hình thức giáo dục KNS, tổ chức hoạt động giáo dục KNS và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục KNS.

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung và giáo dục KNS cho học sinh các trường PT DTNT THCS trong thời kỳ hội nhập thì vấn đề giáo dục KNS cho các em là một việc làm cần thiết. Các em tự tin trong cuộc sống song vẫn giữ được nét đẹp trong truyền thống của dân tộc mình thì mỗi người cán bộ quản lý nhà trường cần phải có các biện pháp quản lý giáo dục KNS cho học sinh hiệu quả, khả thi hơn. Việc nghiên cứu lý luận có tính hệ thống và tính thực tiễn là tiền đề khoa học để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vấn đề này s tiếp tục được làm rõ ở chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÖ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

THANH SƠN, TỈNH PHÖ THỌ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY


2.1. Khái quát về địa phương Huyện Thanh Sơn và Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Khái quát về địa phương Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Thanh Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, dân số là 133.132 người (số liệu tính đến 31/12/2019), với 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, Hmông, Khơme, Giáy, Cờ lao, Sán Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan,... Phần lớn diện tích đất tự nhiên của Thanh Sơn là núi, gò đồi, núi thấp. Toàn bộ phía Nam và Tây Nam là vùng núi cao chạy thấp dần về phía Bắc, Đông Bắc, xen k các vùng đồi, núi thấp là thung lũng, đất phù sa bồi của sông Đà, sông Bứa. Với điều kiện tự nhiên như vậy nên địa hình Thanh Sơn khá phong phú, có nhiều tài nguyên, khoáng sản và tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng, công nghiệp khai thác chế biến lâm sản, kinh tế đồi rừng và du lịch sinh thái, Địa hình của huyện thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa. Những năm qua, kinh tế của huyện đã từng bước phát triển trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất lương thực, thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, khai thác khoáng sản..., cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã được hình thành và đầu tư phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện cũng là cửa ngõ quan trọng của miền Tây Bắc nối liền với đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội nên giao thông của huyện khá thuận lợi với nhiều tuyến đường như Quốc lộ 32A (Hà Nội - Sơn La - Lai Châu); quốc lộ 70B (Yên Lập - Thanh Sơn - Hòa Bình), tỉnh lộ 317 (Thanh Thủy, Tinh Nhuệ, Hòa Bình). Với những thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên, khoáng sản Thanh Sơn có điều kiện để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, trở thành vùng động lực trung tâm tiểu vùng kinh tế Tây Nam của tỉnh Phú Thọ.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí