Mục Tiêu Giáo Dục Kns Cho Học Sinh Trường Pt Dtnt Thcs

ứng yêu cầu phát triển KT - XH, giữ vững an ninh quốc phòng cho các địa phương và đất nước. Nhiều các em học sinh của hệ thống nhà trường PTDTNT đã trở thành những nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lí, hiện đang tham gia công tác tại hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và trong các doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương.

* Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh các trường dân tộc

nội trú

Tính chất chuyên biệt của trường PTDTNT có những đặc trưng khác biệt

so với trường phổ thông không có nội trú.

Những đặc điểm tâm lý nhận thức và tâm lý xã hội chung của học sinh dân tộc nội trú.

Sự thay đổi và thích nghi với môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh dân tộc khi về trường.

Những thay đổi về đặc điểm tâm lý nhận thức của trẻ em dân tộc thiểu số trong bối cảnh xã hội mới

1.3.2. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh trường PT DTNT THCS

Giáo dục kĩ năng sống trang bị cho học sinh các dân tộc thiểu số:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

- Những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp; hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở địa phương.

- Giúp học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách cho HS, trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay - 4

- Giúp cho các em học sinh có những kĩ năng cần thiết để các em biết tự bảo vệ bản thân trước những vấn đề xã hội phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống khoẻ mạnh và sự an toàn của các em, phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện.

- Hình thành lối sống văn hóa và hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội cho các em. Giúp các em phòng tránh các tệ nạn XH, mê tín dị đoan và có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc mình

1.3.3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho HS trường PT DTNT THCS

Có rất nhiều kĩ năng sống mà con người cần học trong suốt cuộc đời như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đồng cảm, chia sẻ, kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng kiểm

soát tức giận, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết xung đột, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng cạnh tranh lành mạnh, kĩ năng bảo vệ bản thân và cộng đồng…Đối với học sinh THCS (nhất là đối với các em ở trường dân tộc nội trú), nội dung giáo dục kĩ năng sống cần tập trung vào các kĩ năng cơ bản cần thiết sau:

Tự bảo vệ và chăm sóc bản thân: Đây được xem là kĩ năng sống quan trọng hàng đầu đối với học sinh ở độ tuổi trung học cơ sở vì s giúp các em học sinh tự lập và trưởng thành hơn. Đối với kỹ năng này, đầu tiên đòi hỏi các em học sinh phải có những nhận thức đúng về bản thân mình, có thể tự thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày như: vệ sinh cá nhân, lựa chọn trang phục phù hợp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp. Ở một mức độ cao hơn, các em cũng cần được dạy những phương pháp tự vệ khi gặp kẻ xấu, bị lạm dụng, bắt cóc,… để ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Quản lý cảm xúc: Khi bước vào bậc trung học cơ sở, các em học sinh thường có xu hướng nổi loạn, muốn thể hiện cá tính và có một cái tôi vô cùng mạnh m . Do đó, các em học sinh lứa tuổi THCS (12-16 tuổi) cần được dạy để hiểu rõ hơn về cảm xúc của chính mình và biết cách làm chủ, kiểm soát bản thân tránh khỏi những suy nghĩ và hành động tiêu cực.

Làm việc nhóm: Trong xu thế hội nhập và phát triển này nay, “Làm việc nhóm” là một trong những kỹ năng hết sức cần thiết để dẫn đến thành công. Giống như những gì ông cha ngày xưa vẫn nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, muốn đạt được mục tiêu cần phải có sự hỗ trợ, giúp sức của đồng đội. Tuy nhiên việc cùng nhau hợp tác không phải là điều đơn giản vì “chín người mười ý”. Do đó, các em học sinh cần học cách để kiềm chế cái tôi của mình, lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn và hợp tác chặt ch với các bạn để đạt được hiệu quả cao nhất.

Quản lý thời gian: Kĩ năng quản lý thời gian cần được bắt đầu rèn luyện từ những thói quen nhỏ nhặt nhất như: luôn luôn đúng giờ, sắp xếp công việc theo thời gian biểu hợp lý. Điều này s giúp các em hoàn thành công việc đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao hơn.

Giao tiếp, ứng xử: Kĩ năng này s giúp các học sinh tự tin và có ý thức hơn trong cách ứng xử, giao tiếp. Kĩ năng giao tiếp ứng xử hiện đang được rất nhiều trường THCS chú trọng và thường xuyên cho lồng ghép vào chương trình học cũng như các hoạt động ngoại khóa.

Giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề cũng là một kĩ năng rất cần được chú trọng đối với học sinh trung học cơ sở. Kĩ năng này bao gồm các bước: phân tích, đưa ra các phương án giải quyết, lựa chọn, lên kế hoạch, thực hiện và tiến hành kiểm tra, đo lường kết quả đã đạt được. Kĩ năng này có thể được rèn luyện từ những thứ đơn giản nhất như: một bài tập toán, một trò chơi lớn trong buổi dã ngoại,…

Xác định mục tiêu và tạo động lực cho bản thân

Kĩ năng xác định mục tiêu và tạo động lực cho bản thân phù hợp khả năng, điều kiện là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.

Mục tiêu có thể được đặt ra trong một khoảng thời gian ngắn, như trong một ngày, trong một tuần gọi là mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu có thể đặt ra trong một thời gian dài như tháng, quý, năm gọi là mục tiêu trung hạn. Mục tiêu có thể đặt ra trong khoảng thời gian nhiều năm gọi là mục tiêu dài hạn, mang tính chiến lược.

Kĩ năng xác định mục tiêu và tạo động lực cho bản thân phù hợp khả năng, điều kiện giúp các em học sinh sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình. Cuộc sống của các em học sinh nhờ đó mà trở nên có ý nghĩa hơn. (Tham khảo phụ lục số 6- Kế hoạch giáo dục KNS cho HS)

Hiểu được tầm quan trọng của những kĩ năng này đối với sự phát triển và trưởng thành của các em học sinh, nên hiện nay nhiều trường THCS đã lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh thông qua các chương trình về giá trị sống – nghệ thuật – kĩ năng sống. Thông qua đó, học sinh được rèn luyện về cách làm việc nhóm, thái độ sống, hành xử văn minh, hạn chế sự bốc đồng và biết cảm thông, chia sẻ với người khác nhiều hơn. (Tham khảo phần phụ lục- 21 kỹ năng sống cơ bản cho học sinh phổ thông)

1.3.4. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường PTDTNT THCS

Trong dạy học KNS tại trường PTDTNT THCS có hai nhóm phương pháp

đặc trưng là: Nhóm phương pháp làm gương và nêu gương, và nhóm phương pháp giáo dục thông qua trải nghiệm sáng tạo.

1.3.4.1. Nhóm phương pháp làm gương và nêu gương

Làm gương là phương pháp đặc trưng của giáo dục đạo đức, lối sống, cách sống cho học sinh tại các trường PTDTNT THCS; các thầy cô giáo muốn giáo dục học sinh trước hết mình phải làm gương trước. Không thể dạy học trò theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thầy có mẫu mực thì trò mới chăm ngoan. Trong một môi trường sư phạm văn hóa, mẫu mực mọi người đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau ngày càng tiến bộ s là cơ sở để giáo dục những giá trị sống và KNS cho học sinh.

Phương pháp nêu gương là GV dùng những tấm gương sáng của cả cá nhân hoặc tập thể học sinh có KNS chuẩn mực để kích thích các học sinh khác học tập và làm theo. Bên cạnh đó, GV cũng có thể sử dụng những hành vi không tốt, phản diện để học sinh phân tích, đánh giá và tránh những hành vi tương tự.

Phương pháp nêu gương còn giúp học sinh hình thành năng lực đánh giá bản thân, năng lực phê phán để kịp thời tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế.

1.3.4.2. Nhóm phương pháp giáo dục thông qua trải nghiệm sáng tạo

Phương pháp giáo dục trải nghiệm sáng tạo là hình thức học tập gắn liền với các hoạt động thực tiễn do chính HS thực hiện dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên; nếu mỗi KNS được học sinh thực hành và trải nghiệm, rồi chiêm nghiệm để từ đó hình thành một cách vững chắc các KNS được học và phù hợp với bản thân. Gồm có một số phương pháp như sau: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp diễn đàn, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi… đó là một số phương pháp đặc trưng trong giáo dục đạo đức, phẩm chất cho học sinh nói chung và rèn luyện KNS nói riêng mà các nhà quản lý cần tổ chức tập huấn cho GV trong các nhà trường.

1.3.5. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống đáp ứng chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Thực hiện số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"., cùng với yêu cầu Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong Nghị quyết chỉ rõ: “Chương trình giáo dục phổ thông mới cần thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt, gắn kết với thực tiễn”; trên cơ sở đó, ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT 2018) được thực hiện theo lộ trình bắt đầu từ học 2020 - 2021 đối với lớp 1, sau đó thực hiện cuốn chiếu các lớp trong một cấp học và từng cấp học tiếp theo, kết thúc vào năm học 2024 - 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Tại Thông tư này Chương trình giáo dục phổ thông khẳng định: Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Trong đó cũng đưa ra mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông là phải coi trọng dạy cho học sinh các kỹ năng sống [14].

“Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn trường học; nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc

Tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên; chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh trong quá trình đưa đón, thăm quan, dã ngoại; triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Thực

hiện 5 điều Bác Hồ dạy gắn với các hoạt động giáo dục bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Phát huy hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học. Thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất, đẩy mạnh các hoạt động tập luyện thể dục thể thao, công tác y tế trường học; phát động phong trào học bơi và hướng dẫn phòng, chống đuối nước cho học sinh, sinh viên.

Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc; tập trung nâng cao chất lượng và rà soát, đánh giá thực trạng phát triển của hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi để có phương án quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động” [15].

1.4. Các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú trường THCS

1.4.1. Giáo viên bộ môn

Giáo viên bộ môn theo quy định hiện hành là người thực hiện Điều lệ nhà trường phổ thông; thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục, chịu trách nhiệm về chất lượng bộ môn đối với các lớp được phân công giảng dạy.

Giáo viên bộ môn luôn phải giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước các em học sinh; thương yêu, tôn trọng với học sinh, đối xử công bằng với học sinh, phải có trách nhiệm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc; biêt cách tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ trong nhà trường, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh. Giáo viên bộ môn tích hợp trong bài giảng về các KNS, cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh; cùng theo dõi, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện hạnh kiểm của học sinh.

1.4.2. Giáo viên chủ nhiệm lớp

Đối với bậc học THCS, GVCN tham gia dạy một số các môn học trong chương trình. Vì vậy GVCN s là người giúp các em học sinh nắm chắc nội dung bài học các môn văn hóa và nhận thức được những giá trị đạo đức và nhân văn cao cả, hình thành cho các em học sinh thái độ, hành vi ứng xử tốt đẹp trong cuộc sống.

Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là người gần gũi nhất với các em học sinh, nhất là đối với các em ở nội trú trong KTX, giáo viên chủ nhiệm như là người cha người mẹ thứ hai của các em và là người bạn tâm tình chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm với các em học sinh, là người tổ chức cho các em các hoạt động sinh hoạt tập thể, là cố vấn cho học sinh trong các hoạt động Đội. Giáo viên chủ nhiệm được coi là một vị thủ lĩnh “tinh thần” làm chỗ dựa vững chăc để xây dựng nên một tập thể lớp đoàn kết, năng động, sáng tạo, biết học hết mình và vui chơi hết mình. Một tập thể lớp đoàn kết và năng động s tạo ra rất nhiều thành viên trong lớ pbiết yêu thương nhau, năng động và sáng tạo… Giáo viên chủ nhiệm phải luôn luôn đổi mới và cập nhật kiến thức để tích hợp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho các em học sinh trong các hoạt động tập thể lớp, các giờ sinh hoạt lớp theo một nội dung kịch bản sáng tạo và hiệu quả.

Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, mỗi người giáo viên chủ nhiệm lớp s tạo ra được động lực thi đua, xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy, cô và trò, giữa các thành viên trong tập thể nhà trường, giữa tập thể lớp với tổ chức Đoàn, Đội, với hội cha mẹ học sinh. GDKNS thông qua vai trò vô cùng to lớn của giáo viên chủ nhiệm s giúp cho các em học sinh từng bước hoàn thiện nhân cách, xây dựng cho các em học sinh ý chí và tinh thần bình tĩnh, tự tin khi gặp các tình huống phát sinh trong nhà trường, trong cuộc sống, cùng với hành trang tri thức khoa học giao dục để các em vững bước vào tương lai.

1.4.3. Đội ngũ Ban phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh Niên CS Hồ Chí Minh thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

Ban phụ trách Đội TNTP HCM, Đoàn Thanh Niên CS Hồ Chí Minh trong nhà trường THCS gồm cán bộ quản lý, tổng phụ trách và các giáo viên phụ trách chi đội, sao nhi đồng. Đây chính là lực lượng s trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động của Đội TNTP HCM, Đoàn TNCS HCM trong nhà trường. Và đó chính là các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa của quê hương, giáo dục đạo đức, KNS, các hoạt động văn hóa văn nghệ…

Bằng các hoạt động tích cực và các phong trào hành động BPT Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự là đội ngũ tích cực trong công tác giáo dục, rèn luyện KNS cho các em học sinh.

Để hoạt động giáo dục KNS có kết quả tốt, tổ chức Đoàn- Đội, cán bộ lãnh đạo quản lý cần nhận thức đầy đủ các yếu tố có ảnh hưởng tới việc giáo dục KNS thông qua các hoạt động Đoàn, Đội ở nhà trường, từ đó có những biện pháp quản lý để tác động vào những yếu tố tích cực, phát huy hiệu quả giáo dục, khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Tiếp tục quản lý tốt các giờ sinh hoạt chi đoàn, chi đội, các tiết chào cờ đầu tuần, các hoạt động chủ điểm, chủ đề nhân các ngày lễ lớn trong năm, các hoạt động phối hợp với PHHS, với GVCN, GV bộ môn, với các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GD KNS cho học sinh.

1.4.4. Các lực lượng giáo dục khác

Để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung và giáo dục KNS cho các em học sinh nói riêng, nhà trường cần huy động tổng thể các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục như: các cấp ủy Đảng, chính quyền nơi học sinh cư trú, Hội cha mẹ học sinh, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn như quân đội, công an, ban an toàn giao thông, y tế, hội chữ thập đỏ, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, trung tâm văn hóa … Mỗi lực lượng đều có chức năng nhiệm vụ riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động GD KNS cho các em học sinh chính là thực hiện hoạt động xã hội hóa GD, tạo môi trường GD tốt nhất cho các em học sinh. Có như vậy nhân cách và lý tưởng sống của các em học sinh mới được giáo dục và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp các em củng cố bổ sung và nâng cao thêm nhiều hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện các tri thức, kĩ năng đã được thầy cô trao truyền trên lớp học, mở rộng hiểu biết với thế giới xung quanh, biết vận dụng những tri thức đã được học để giải quyết các vấn đề do đời sống thực tiễn đặt ra. Chính vì l đó, để công tác giáo dục KNS cho các em học sinh nhà trường đạt hiệu quả tốt nhất, nhà trường cần tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp và được sự ủng hộ và tham gia của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2023