3.2.4. Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 83
3.2.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục khác tham gia tổ chức thực hiện các
hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 89
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ
năng sống trong nhà trường gắn với công tác thi đua khen thưởng 94
3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNS được đề xuất 97
3.3.1. Mục đích khảo sát 97
3.3.2. Đối tượng tham gia khảo sát 97
3.3.3. Nội dung khảo sát 98
3.3.4. Các biện pháp được khảo sát 98
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay - 1
- Kĩ Năng Sống; Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh
- Mục Tiêu Giáo Dục Kns Cho Học Sinh Trường Pt Dtnt Thcs
- Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú Thcs
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
3.3.5. Phương pháp khảo sát 98
3.3.6. Kết quả khảo sát 98
Tiểu kết chương 3 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng lớp, học sinh PT DTNT THCS năm học 2019-2020 của trường (Quy mô, mạng lưới trường, lớp, HS) 34
Bảng 2.2. Ý kiến của các em học sinh về một số KNS của HS trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 37
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ nhận thức quan trọng của một số KNS đối với
HS trường PTDTNT THCS Thanh Sơn 39
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL và giáo viên, nhân viên nhà trường về trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn 41
Bảng 2.5. Kết quả xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS của BLĐ
nhà trường 44
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông
qua việc tích hợp vào các môn học của giáo viên 46
Bảng 2.7. Đánh giá của GVCN về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống
của nhà trường đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp 47
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các hình thức GD KNS của giáo viên chủ nhiệm 50
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện hoạt động giáo dục KNS qua ý kiến của đội
ngũ GVCN 51
Bảng 2.10. Tổng hợp các hoạt động giáo dục KNS của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường từ năm
học 2016 – 2017 đến 2019 – 2020 54
Bảng 2.11. Thống kê các hoạt động GD kĩ năng sống cho HS thông qua HĐ GD ngoài giờ lên lớp do tổ chức Đoàn, Đội phối hợp với các lực
lượng đã thực hiện từ năm 2016 đến nay 55
Bảng 2.12. Thống kê hoạt động của các tổ chức, cơ quan tham gia GDKNS 59
Bảng 2.13. Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá
hoạt động giáo dục KNS của BGH nhà trường 61
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp
đề xuất 99
Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất 99
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ về “đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030” [18] hướng tới nâng cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, đáp ứng nguồn nhân lực (NNL) phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Tại Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/2/2014 do Bộ GDĐT ban hành về quy định quản lý (QL) hoạt động giáo dục kĩ năng sống (HĐGDKNS) và hoạt động giáo dục (HĐGD) ngoài giờ chính khóa ở các trường phổ thông [12] đã tạo cơ sở hành lang pháp lý triển khai tích hợp các nội dung kĩ năng sống (KNS) cho học sinh (HS) phổ thông, trong đó có HS Trung học cơ sở (THCS).
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công bằng xã hội trong GD cơ bản được đảm bảo, giáo dục ở các vùng DTTS có những chuyển biến tích cực. Loại hình trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) đã được thành lập ở hầu hết các địa phương trên cả nước.
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Huyện Thanh Sơn là trường chuyên biệt nằm trong hệ thống các trường DTNT của tỉnh phú Thọ, được thành lập từ năm 1992, với nhiệm vụ nuôi và dạy con em đồng bào các DTTS ở vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn trong toàn Huyện Thanh Sơn. Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường luôn được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất (CSVC) và đội ngũ, từng bước mở rộng quy mô phát triển; chất lượng GD nói chung và công tác chăm sóc, nuôi dưỡng HS của nhà trường từng bước được nâng lên. Nhà trường thực sự là vườn ươm những hạt giống tốt của đồng bào các DTTS; các thế hệ HS sau khi ra trường trở thành những công dân có ích cho xã hội (XH), góp phần xây dựng quê hương Thanh Sơn nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung ngày càng giàu mạnh.
Với đặc thù là trường PTDTNT có 97% học sinh là người DTTS, 100% HS ăn ở và sinh hoạt tại trường thì việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và đặc biệt việc rèn luyện KNS cho học sinh và quản lý hoạt động KNS trong
nhà trường là một trong những nội dung thiết thực, quan trọng và cần thiết nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế, nhu cầu được GDKNS cho HS ở các lứa tuổi nói chung cũng như cho HS của trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn là rất cao, chính vì vậy chương trình GDKNS được triển khai rộng rãi trong nhà trường cũng như ngoài cộng đồng. Tuy nhiên, do sự mới mẻ của chương trình cũng như sự nôn nóng của các nhà GD cũng như của các bậc cha mẹ và HS; mặt khác, các nhà QLGD chưa có nhiều kinh nghiệm với một chương trình mới trong thực tiễn GD nên còn nhiều lúng túng trong triển khai và QL chương trình GDKNS cho HS.
Là một Hiệu trưởng, với vai trò của nhà QL, chỉ đạo mọi mặt hoạt động GD để hoàn thiện nhân cách toàn diện cho HS trong một ngôi trường đặc thù - HS nhận thức còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt, các em lần đầu tiên phải sống xa gia đình, bố mẹ, sống tự lập trong môi trường tập thể tập trung trong khi bản thân còn ảnh hưởng nặng nề về phong tục tập quán, quan niệm lối sống thôn bản lạc hậu... Để giúp nâng cao nhận thức cho HS trường PTDTNT THCS Huyện Thanh Sơn, tạo môi trường lành mạnh và giúp các em hòa nhập với cuộc sống hiện đại thì việc GD KNS cho HS là việc làm cấp thiết. Từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay” nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDKNS cho HS.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại Trường PT DTNT THCS Huyện Thanh Sơn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại Trường PT DTNT THCS Huyện Thanh Sơn trong tình hình hiện nay.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục KNS cho HS trung học cơ sở ở trường PTDTNT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
4. Câu hỏi nghiên cứu
1) Thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho HS ở trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn trong tình hình hiện nay diễn ra như thế nào?
2) Cần những biện pháp quản lý nào để nâng cao hoạt động giáo dục KNS cho HS trung học cơ sở tại trường PTDTNT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ?
5. Giới hạn nghiên cứu
5.1. Giới hạn về thời gian
- Khảo sát số liệu từ năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020,
5.2. Giới hạn về đối tượng khảo sát
Khảo sát 198 người làm mẫu đại diện, trong đó: 03 cán bộ quản lý (CBQL), 45 cán bộ, giáo viên (trong đó có 12 giáo viên chủ nhiệm) và 150 HS lớp 6- lớp 9 của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu nắm được thực trạng của công tác QL HĐGD kĩ năng sống cho HS và đề xuất được các biện pháp QL HĐGD kỹ năng sống cho HS phù hợp với đặc thù loại hình trường này thì s góp phần nâng cao KNS nói riêng và nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS tại nhà trường trong tình hình hiện nay.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về GD KNS và quản lý HĐGDKNS cho HS THCS ở trường PTDTNT.
7.2. Khảo sát thực trạng GD KNS và quản lý HĐGD KNS cho HS Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
7.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GD KNS cho học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi: Dành cho học sinh, giáo viên, CBQL, CNV.
8.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
8.2.3. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động GD KNS cho HS cũng như các tình huống thực trong đời sống học đường của HS.
8.3. Phương pháp thống kê toán học
9. Đóng góp mới của đề tài
9.1. Về lý luận
Làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động GD KNS và quản lý HĐGD kĩ năng sống cho HS ở các trường PT DT NT.
9.2. Về thực tiễn
Góp phần làm sáng tỏ thực trạng KNS hiện nay của HS Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đề xuất được các biện pháp QL HĐGD kĩ năng sống cho HS ở trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được trình bày trong 3 chương với 12 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐGD kĩ năng sống cho HS tại trường PTDTNT THCS trong tình hình hiện nay.
Chương 2: Thực trạng GD kĩ năng sống và quản lý hoạt động GDKNS cho HS tại Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý HĐGD kĩ năng sống cho học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS trú huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH HIÊN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Thuật ngữ “giáo dục kĩ năng sống” hiện nay ngày càng phổ biến và được sử dụng khá rộng rãi. Trên thế giới, KNS và GDKNS là những thuật ngữ đã xuất hiện từ rất sớm, cùng với đó là những chương trình GD KNS đã được triển khai rộng khắp và có hiệu quả ở nhiều quốc gia.
Những năm 90 của thế kỉ XX, theo các công trình nghiên cứu khoa học ở nước ngoài, thuật ngữ “Kĩ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục đặc biệt của UNICEF. Thời kỳ này, những nghiên cứu về kĩ năng sống của các nhà nghiên cứu là muốn thống nhất được một quan niệm chung về kĩ năng sống và đưa ra được một bảng danh mục các kĩ năng sống cần thiết cho các lứa tuổi khác nhau với mục đích góp phần giáo dục thế hệ trẻ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một số các công trình nghiên cứu về KNS ở thời kỳ này quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, có nghĩa là đồng nhất KNS với các kĩ năng xã hội khác.
Theo tổ chức UNICEF, mọi hoạt động giáo dục dựa trên những kĩ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi của con người hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi của con người. Hay có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức của chính người được giáo dục (phải làm gì?) và thái độ của họ (mình đang nghĩ gì, cảm xúc của mình là như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào được tiếp nhận) thành hành động của chính bản thân mình (làm gì và s làm như thế nào?).
“Được sự tài trợ của tổ chức UNICEF, UNESCO, UNFPA, các chương trình giáo dục kĩ năng sống đã được triển khai rộng khắp ở châu Mỹ Latinh, khu vực Nam Phi, khu vực châu Á. Năm 1996, khái niệm KNS xuất hiện ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong một số chương trình giáo dục của UNICEF
với “Chương trình GD KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Từ đó, ở mỗi quốc gia trên thế giới, dựa trên cách tiếp cận KNS trong từng lĩnh vực cụ thể, từng quốc gia đã triển khai đưa KNS vào giáo dục ở trong và ngoài nhà trường”[23].
Ở Trung Quốc, trong chủ trương về quản lý giáo dục cũng đã quán triệt thực hiện giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Họ coi giáo dục các kĩ năng sống, giá trị sống trong nền giáo dục quốc dân là giáo dục những giá trị truyền thống của dân tộc trong hệ thống lễ giáo với mọi người trong nước và ngoài nước; hệ giá trị cần giáo dục cho tuổi trẻ chính là các giá trị phù hợp với sự phát triển của thời đại [24].
Ở Nhật Bản: Chủ trương của giáo dục tập trung vào năm giá trị, năm kĩ năng cơ bản với khẩu hiệu không ngừng hoàn thiện bản thân “Mỗi ngày tiến lên một bước nhỏ”
Ở Mỹ: Trong chiến lược phát triển giáo dục, giáo dục kĩ năng sống ở trường phổ thông gồm có 12 nội dung. Hội đồng giáo dục nước Mỹ đã soạn ra hệ thống kĩ năng sống, giá trị sống gồm 26 giá trị và đề ra một kế hoạch triển khai rất cụ thể, từ xây dựng chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy, các hoạt động về GDKNS… và đặc biệt chú trọng công tác đào tạo các nhà giáo có đủ khả năng thự hiện giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh đáp ứng yêu cầu đề ra, đồng thời đầu tư ngân sách và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động GDKNS…[24].
Indonesia: Năm 1997, giáo dục kĩ năng sống được thông qua chương trình giáo dục kĩ năng sống cho cuộc sống khỏe mạnh, thực hiện ở cấp tiểu học. Đến cuối năm 2002, giáo dục kĩ năng sống cho phòng chống HIV/ AIDS được triển khai thực hiện ở các bậc trung học. Chính phủ Indonesia đã đưa kĩ năng sống vào chương trình của giáo dục cơ bản, với nội dung kĩ năng sống cho cuộc sống khỏe mạnh, KNS cho phòng chống HIV/ AIDS [23].
Malaysia: Trong định hướng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh có 16 chuẩn mực cần giáo dục. Trong 16 chuẩn mực nhấn mạnh các kĩ năng biết tự lực, tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, kĩ năng hợp tác, biết giải quyết hợp l phải, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội… [24].