Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các phương pháp nghiên cứu định tính 74

Bảng 2.2: Các tình huống điển hình về giao dịch nội gián 75

Bảng 2.3: Các tình huống điển hình về thao túng giá 77

Bảng 2.4: Các tình huống điển hình về công bố thông tin sai lệch 80

Bảng 2.5: Các tình huống điển hình về điều chỉnh hoặc làm giả hồ sơ, tài liệu 81

Bảng 2.6: Các tình huống điển hình về đan xen các loại hành vi gian lận 82

Bảng 2.7: Danh sách các đối tượng phỏng vấn sâu 84

Bảng 2.8: Ý kiến về việc nhóm các yếu tố cơ hội thành 3 nhóm yếu tố 85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Ý kiến về việc sử dụng các cách thức thực hiện hành vi gian lận 85

để xác định hành vi gian lận 85

Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2

Bảng 2.10: Kết quả tổng hợp ý kiến phỏng vấn sâu về các yếu tố biến độc lập 86

Bảng 2.11: Kết quả tổng hợp ý kiến phỏng vấn sâu về các yếu tố biến phụ thuộc 88

Bảng 2.12: Các phương pháp nghiên cứu định hượng 89

Bảng 2.13: Thang đo biến độc lập 91

Bảng 2.14: Thang đo biến phụ thuộc 93

Bảng 3.1: Tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận từ nghiên cứu tình huống117 Bảng 3.2: Tổng hợp các cách thức thực hiện hành vi gian lận từ nghiên cứu tình huống..118 Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha 120

Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA 121

Bảng 3.5: Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett của biến phụ thuộc 121

Bảng 3.6: Giá trị phương sai trích của biến phụ thuộc 122

Bảng 3.7: Ma trận xoay trong phân tích EFA đối với biến phụ thuộc 122

Bảng 3.8: Đánh giá độ tin cậy của thang đo mới 123

Bảng 3.9: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 123

Bảng 3.10: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố của biến độc lập 124

Bảng 3.11: Kiểm định tự tương quan 124

Bảng 3.12: Kết quả kiểm định F 125

Bảng 3.13: Kiểm định Variances test với nhóm giới tính 128

Bảng 3.14: Kiểm định ANOVA với nhóm giới tính 128

Bảng 3.15: Kiểm định Variances test với nhóm trình độ học vấn 129

Bảng 3.16: Kiểm định ANOVA với nhóm trình độ học vấn 129

Bảng 3.17: Kiểm định Variances test với nhóm đối tượng được khảo sát 129

Bảng 3.18: Kiểm định ANOVA với nhóm đối tượng được khảo sát 130

Bảng 3.19: Thống kê số tiền xử phạt hành vi gian lận trên TTCK 2008 - 2019 133

Bảng 3.20: Thống kê các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2007 - 2019 139


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ


Hình 1: Khung nghiên cứu về hành vi gian lận trên TTCK 5

Hình 1.1: Tam giác gian lận 25

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu 73

Hình 2.2: Mô hình các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam 90

Hình 2.3: Quy trình thiết kế phiếu khảo sát 95

Hình 3.1: Chỉ số Vnindex từ năm 2000 - 2019 100

Hình 3.2: Diễn biến giá cổ phiếu SKG từ ngày 01/05/2017 - 30/09/2017 104

Hình 3.3: Biến động giá cổ phiếu CDO từ ngày 09/03/2015 - 25/10/2017 106

Hình 3.4: Quy trình lập hợp đồng khống tại DVD 115

Hình 3.5: Biểu đồ giới tính các đối tượng khảo sát 119

Hình 3.6: Biểu đồ trình độ học vấn các đối tượng được khảo sát 119

Hình 3.7: Biểu đồ nhóm đối tượng được khảo sát 120

Hình 4.1: Quy trình quản lý theo đề xuất 159

Hình 4.2. Mô hình phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành 169


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trường hợp thao túng thị trường chứng khoán lần đầu tiên được ghi nhận là vụ bê bối Tulip Bulb năm 1636 tại Hà Lan. Số vụ gian lận đã gia tăng hơn trong thế kỷ 17 và 18, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng kinh tế. Các giao dịch nội gián thường không tìm thấy bằng chứng bởi rất khó để chứng minh những gì bị cáo thực sự biết tại thời điểm giao dịch được thực hiện. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cũng đã lúng túng trước một vụ bê bối liên quan đến giao dịch nội gián của hai nhân viên thực thi của SEC (Stephen, 2014). Hành vi thao túng giá cũng ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp, có sự tham gia của nhiều bên. Nghiên cứu thực nghiệm của Rejesh (2003) tại thị trường Mỹ cho thấy có những hành vi gian lận gây tổn hại cho thị trường nhưng chưa được quy định, có những hành vi gian lận không được phát hiện và điều tra, có những trường hợp được điều tra nhưng không đủ minh chứng để khởi tố. Do đó, pháp luật về quản lý và thực thi phải không ngừng hoàn thiện và theo kịp thị trường bởi chừng nào các cơ hội kiếm lời còn tồn tại, gian lận có thể sẽ tiếp tục (Rezaee & Riley, 2010). Gian lận trên thị trường chứng khoán gây nhiều hậu quả tiêu cực bao gồm ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của công ty, tạo ra thiệt hại cho cổ đông, nhân viên, người bán hàng và khách hàng, kết quả là làm giảm khả năng tăng vốn cho công ty (Lord (2010), Rezaee & Riley (2010), Murphy & Tibbs (2010)). Gian lận không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế trực tiếp, nó còn dẫn đến các phát sinh chi phí kiện tụng, phí bảo hiểm, suy giảm niềm tin và làm méo mó thị trường đầu tư (Peterson & Buckhoff (2004), Rezaee & cộng sự (2004)). Theo hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ - Association of Certified Fraud Examiners (ACFE, 2010) thì “gian lận gây ra thiệt hại đến 7% doanh thu hàng năm cho doanh nghiệp, khiến nền kinh tế Mỹ mất khoảng 6% trên tổng thu nhập quốc nội vào năm 2004 (tương đương với 10,000 tỷ USD), tức là mỗi năm nền kinh tế bị thiệt hại trên 600 tỷ USD. Đây là con số rất lớn vì nó gần gấp đôi số ngân sách mà Chính phủ Mỹ dành cho các hoạt động quân sự trong năm 2003. Và nhiều hơn cả nguồn tiền Chính phủ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục, vượt quá 28 lần số ngân sách Chính phủ ưu tiên dùng để phòng chống tội phạm năm 2003”.

Mặc dù có nhiều phương pháp, chỉ số dự báo nhưng gian lận vẫn khó được phát hiện. Như Rezaee & Riley (2010) tuyên bố, không chỉ các nhà nghiên cứu mà các nhà quản lý có một nhiệm vụ quan trọng hơn là ngăn ngừa gian lận xảy ra, do đó, cần phải



phân tích kỹ lưỡng các lý do cho sự xuất hiện của nó và các kỹ thuật có thể thực hiện. Một trong những yếu tố quan trọng là phân tích các cơ hội, các lỗ hổng cho hành vi gian lận có thể thực hiện. Lý thuyết tam giác gian lận thường được sử dụng để xác định yếu tố này. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hành vi gian lận chính là tồn tại các lỗ hổng tạo cơ hội cho việc thực hiện các hành vi gian lận (Cressey (1953), Demsetz (1968), Cornell & Sirri (1992), Chakravarty & McConnell (1997), Kenyon & Tilton (2006), Dorminey và cộng sự (2010), Ewa & Udoayang (2012)).

Tại Việt Nam, từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay (từ năm 2000), các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán cũng ngày một tinh vi, phức tạp. Mặc dù các văn bản pháp lý ngày càng chặt chẽ, các biện pháp thanh tra, kiểm tra được triển khai rộng rãi, đặc biệt là việc áp dụng bộ luật hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, song các gian lận vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Giai đoạn 2010 - 2020, trung bình hàng năm Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành 240 quyết định xử phạt với số tiền xử phạt 15,7 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý những giao dịch này còn nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật và pháp lý. Ngoài các vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý, trên thực tế còn rất nhiều vi phạm không đủ bằng chứng để xử phạt (Dương Nguyễn (2008), Nguyễn Thế Thọ (2014), Trương Minh Huy (2015), Vinh Nguyen & cộng sự (2017)). Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từng chuyển cơ quan công an 3 vụ điều tra và bị trả về dù dấu hiệu giao dịch nội gián là rõ ràng nhưng chứng cứ lại không đủ, đặc biệt hoạt động thao túng thị trường, giao dịch nội gián diễn ra khá phổ biến nhưng không đủ minh chứng nên thường được thể hiện dưới vi phạm về công bố thông tin nên mức phạt nhẹ nhàng hơn, không đúng mức độ nghiêm trọng của các hành vi gian lận. Rất nhiều vụ việc nghiêm trọng dẫn đến tổn thất cho hàng nghìn nhà đầu tư trong thời gian dài cho thấy nhiều lỗ hổng trong quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng như vụ làm giả hồ sơ, tài liệu chào bán chứng khoán của MTM, vụ thao túng giá chứng khoán CDO, DVD...Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý các hành vi gian lận là cấp thiết để phát triển bền vững thị trường chứng khoán. Như Benjamin Franklin (1735) đã nói “1 ounce phòng ngừa có giá trị 1 pound chữa bệnh." Ưu tiên hàng đầu cho cơ quan quản lý là có những biện pháp phòng ngừa gian lận thay vì phản ứng và giải quyết hậu quả sau gian lận.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về gian lận trên thị trường chứng khoán trên thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở thị trường phát triển đã có dữ



liệu phong phú cho kết quả định lượng. Ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào với đủ thuyết phục về lý thuyết, mô hình, dữ liệu nghiên cứu về các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

Từ những lí do trên, đề tài “Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là một hướng nghiên cứu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là xác định các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam để đề xuất giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:

(1) Các vấn đề cơ bản về hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

(2) Các vấn đề cơ bản về quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

(3) Phân tích thực trạng các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam

(4) Phân tích thực trạng quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

(5) Đề xuất các giải pháp để Ủy ban chứng khoán Nhà Nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Có các cách thức thực hiện hành vi gian lận nào trên thị trường chứng khoán?

(2) Có các yếu tố cơ hội nào dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán ?

(3) Các hành vi gian lận tác động như thế nào đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp niêm yết và thị trường chứng khoán?

(4) Có các nội dung, phương pháp, công cụ nào để nhà nước quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán?

(5) Đặc điểm của các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ?

(6) Có những yếu tố cơ hội nào dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ?

(7) Mức độ tác động của các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ?



(8) Có hay không sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính, trình độ học vấn, đối tượng khảo sát trên thị trường chứng khoán Việt Nam ?

(9) Nhà nước có những nội dung, phương pháp và công cụ nào để quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ?

(10) Có các giải pháp nào để Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Hành vi gian lận và quản lý Nhà nước đối với hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán cơ sở. Do hạn chế về nguồn dữ liệu nên đối tượng nghiên cứu không bao gồm các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán phái sinh hoặc những hành vi gian lận có tính chất đan xen 2 thị trường và không bao gồm các hành vi gian lận xuyên biên giới.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian:

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019. Phạm vi không gian:

Nghiên cứu các hành vi gian lận và quản lý nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán được tiếp cận dưới góc độ quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước. Trong đó lý thuyết tam giác gian lận được vận dụng để chỉ rõ các yếu tố cơ hội dẫn đến đến hành vi gian lận để đề xuất các giải pháp giúp tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Luận án tập trung nghiên cứu các hành vi gian lận gồm vào các hành vi Giao dịch nội gián; Thao túng giá; Công bố thông tin sai lệch; Điều chỉnh hoặc làm giả tài liệu, hồ sơ chứng khoán. Bởi các hành vi gian lận này có tính phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng có liên quan chặt chẽ lẫn nhau và có chung các nhóm yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận.


5. Khung nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, khung nghiên cứu của Luận án được thiết lập ở hình 1 dưới đây:


Tổng quan nghiên cứu


Xác định khoảng trống NC


Câu hỏi nghiên cứu


Khung lý thuyết


- Lý thuyết thị trường hiệu quả

- Lý thuyết tài chính hành vi

- Lý thuyết tín hiệu

- Lý thuyết tam giác gian lận


Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

- Nghiên cứu tình huống điển hình (Case study)

- Phỏng vấn sâu các chuyên gia

Nghiên cứu định lượng

- Thống kê mô tả

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích mô hình hồi quy


Phân tích, thảo luận kết quả nghiên cứu


Hình 1: Khung nghiên cứu về hành vi gian lận trên TTCK

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí