Về đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân. Vẫn còn tình trạng vấn đề dân sinh bức xúc mà cử tri phản ánh nhưng giải quyết còn chậm, không kịp thời, dẫn đến tình trạng đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, khiếu kiện đông người [113], cá biệt có những vụ việc gây bức xúc trong nhân dân và gây ra những hậu quả đáng tiếc, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào tính đại diện của HĐND xã.
Trong nhiệm kỳ tới, các đại biểu HĐND xã cần kiên trì, kiên quyết đôn đốc và theo đến cùng việc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân của các cơ quan chức năng. HĐND xã cũng cần tăng cường thực hiện các cuộc giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
Về tuyên truyền vận động nhân dân. Trong các hình thức liên hệ với cử tri, hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân của đại biểu HĐND xã còn nhiều hạn chế. Vấn đề cần tháo gỡ để nâng cao chất lượng hoạt động này cần chú trọng: Một là, nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền vận động nhân dâncủa đại biểu HĐND; Hai là, nâng cao tri thức mọi mặt cho đại biểu HĐND xã để họ“có vốn tri thức” thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân. Thời gian qua, vì trithức chưa thật đầy đủ nên các đại biểu không thực hiện tốt vai trò tuyên truyền vậnđộng nhân dân. Thời gian tới, một mặt cải tiến cách thức bồi dưỡng tri thức, cungứng thông tin chính thống cho đại biểu; đồng thời, có biện pháp để đại biểu tích cựcđọc, học, tự nâng cao tri thức. Ba là, chú trọng nâng cao tính gương mẫu của đạibiểu HĐND. Đại biểu có gương mẫu về mọi mặt thì hoạt động tuyên truyền, vậnđộng nhân dân mới có hiệu quả.
Trên đây là những vấn đề đặt ra cần tháo gỡ, khắc phục trong các hoạt động raquyết định, giám sát, liên hệ cử tri từ thực tiễn thực hiện chức năng của HĐND xã ởHà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021. Vấn đề đặt ra nhiều, song khái quát lại có ba vấn đềchính yếu:
Một là,giải quyết hài hòa theo quy định của pháp luật mối quan hệ giữa các
thành tố của HTCT xã: Cấp ủy, tổ chức đảng - HĐND - UBND – MTTQ. Đánh giá nhiệm kỳ 2016-2021, công tác phối hợp giữa Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND với UBND, các cơ quan chức năng chưa đồng bộ, chưa thật quyết liệt trong một số mặt hoạt động của HĐND như giám sát, đôn đốc giải quyết đơn thư KNTC
của công dân…[113]. Thực tiễn cho thấy rằng, hoạt động thực hiện chức năng củaHĐND xã phụ thuộc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; sự chuẩn bịvăn bản và tổ chức thực hiện nghị quyết HĐND của UBND và vai trò phản biện xãhội của MTTQ xã.
Hai là, nâng cao năng lực chủ trì, điều hành của Thường trực HĐND, củaChủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã.Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, nguyên nhân chủquan của những hạn chế trong các hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội một phần đếntừ việc năng lực chủ trì, điều hành, phối hợp hoạt động của Thường trực HĐND,của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã còn chưa thật chuẩn xác về quy trình, chưalinh hoạt về nội dung và cách thức.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Liệu Thống Kê Ý Kiến Chất Vấn Của Đại Biểu Hđnd X
- Mức Độ Tham Gia Tiếp Công Dân Của Đại Biểu Hđnd
- Việc Thực Hiện Chức Năng Của Hội Đồng Nhân Dân Xã Ở Hà Nội Hiện Nay Và Những Vấn Đề Đặt Ra
- Quản Lý Điều Hành Của Ubnd Xã Và Hoạt Động Của Hđnd Xã
- Đánh Giá Của Đại Biểu Hđnd Về Mức Độ Phối Hợp Hoạt Động Giữa Ủy Ban Mttq Và Hđnd X
- Ý Thức Chính Trị Của Cử Tri Và Hoạt Động Của Hđnd Xã
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Ba là, nâng cao trách nhiệm, tri thức và kỹ năng cho đại biểu HĐND xã.Trách nhiệm, tri thức và kỹ năng là ba khâu, ba yếu tố quyết định chất lượng thựchiện chức năng đại biểu HĐND xã của các đại biểu. Trong nhiệm kỳ vừa qua, cómột số đại biểu chưa thật đề cao vị thế là đại biểu của cơ quan quyền lực nhà nướcở địa phương, đại diện và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho công dân. Nhiều đạibiểu rất nhiệt tình trong các hoạt động, song vì tri thức và kỹ năng chưa đủ, chưa tốtnên còn lúng túng, bị động, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Số lượng, chất lượng đại biểu tuy đã được nâng lên một bước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi thực tế. Năng lực, trình độ chuyên môn của một số đại biểu HĐND còn hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở. Một số đại biểu chưa thường xuyên cập nhật thông tin cần thiết phục vụ hoạt động. Một số đại biểu là lãnh đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc của UBND nên ngại va chạm, ít phát biểu, chất vấn [113].
Vì thế, bồi dưỡng, nâng cao trách nhiệm, tri thức và kỹ năng cho đại biểuHĐND xã là cấp thiết, và là vấn đề then chốt hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND xã ở Hà Nội đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thông qua việc thực hiện các hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết), giám sát, liên hệ với cử tri. Bằng các hoạt động đó, HĐND xã ở Hà Nội đã thực hiện khá tốt là cơ quan quyền lực ở địa phương; đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; qua đó
góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, củng cố hoạt động của chính quyền địa phương và hệ thống chính trị ở cơ sở; từng bước khẳng định và nâng cao vị thế của HĐND các cấp thành phố Hà Nội trong hệ thống chính trị và xã hội, được cử tri và các tầng lớp Nhân dân Thành phố đánh giá, ghi nhận.
Những kết quả này thể hiện trên tất cả các lĩnh vực nhưng rò nét nhất là trong việc quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế-xã hội, ngân sách, quy hoạch ngành, lĩnh vực của địa phương; giám sát chuyên đề, chất vấn, trả lời chất vấn..., góp phần thể chế hóa kịp thời, đúng đắn đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của Thành phố. Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cũng cho thấy, trong các hoạt động của HĐND xã nhiệm kỳ vừa qua, hoạt động ra quyết định được đánh giá cao nhất, tiếp đến là hoạt động liên hệ với cử tri và thấp hơn là hoạt động giám sát. Khảo sát đại biểu HĐND xã, cán bộ UBND xã đánh giá hoạt động nào là hoạt động hiệu quả nhất của HĐND xã cho kết quả: 69,4% đại biểu HĐND xã, 68,8% cán bộ xã lựa chọn hoạt động ra quyết định; 18,8% đại biểu HĐND xã, 18,3% cán bộ xã lựa chọn hoạt động liên hệ cử tri; 11,8% đại biểu HĐND xã, 12,9% cán bộ xã lựa chọn hoạt động giám sát. Đáng chú ý là, tỷ lệ lựa chọn 02 hoạt động giám sát và liên hệ cử tri khá thấp, đều dưới tỷ lệ 20,0%, dưới tỷ lệ 15%.Việc HĐND xã thực hiện tốt chức năng quyết định (ban hành Nghị quyết) là dấu hiệu đáng mừng, thể hiện HĐND xã đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
Tuy nhiên, kết quả điều tra và từ khảo sát thực tế cũng cho thấy, hoạt động của HĐND xã trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua còn một số hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò và chức năng của HĐND trên thực tế và theo quy định của Luật. Các nghị quyết được ban hành đúng luật tuy nhiên chất lượng chưa cao, ít khảo sát thực tế trước khi ban hành nghị quyết nên còn phụ thuộc vào dự thảo trình của UBND xã, một số nghị quyết còn phải chờ hướng dẫn của cơ quan cấp trên; hoạt động chất vấn kém sôi nổi, ít đại biểu tham gia chất vấn, nội dung, hình thức giám sát chưa phong phú, hiệu quả giám sát chưa cao, chưa quan
tâm chú trọng công tác tái giám sát; hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân còn hình thức, đại biểu còn thiếu kỹ năng đối thoại, tiếp xúc công dân, công tác đôn đốc giải quyết kiến nghị cử tri còn chậm trễ….Như chúng ta đã biết, HĐND xã thực hiện các chức năng của mình thông qua các hoạt động ban hành nghị quyết, giám sát, liên hệ với cử tri. Việc HĐND xã hoạt động chưa hiệu quả, chất lượng chưa cao ở nội dung này hay nội dung khác đều làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng của HĐND theo Luật định. Thực trạng đó đặt ra vấn đề phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND xã, đặc biệt là đối với hoạt động giám sát và liên hệ với cử tri. Đối với từng hoạt động cụ thể sẽ có những giải pháp riêng biệt, tuy nhiên, vấn đề chung nhất và cơ bản nhất là phải nâng cao năng lực, trách nhiệm, trình độ của mỗi đại biểu HĐND xã, Thường trực HĐND xã và thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa HĐND với các cơ quan trong hệ thống chính trị trong hoạt động của HĐND xã.
Kết quả khảo sát ở từng nội dung cũng chỉ ra có sự khác biệt trong đánh giá về hoạt động của HĐND xã. Tỷ lệ đại biểu HĐND xã đánh giá mức “tốt” thường cao hơn cán bộ UBND xã. Như vậy đứng ở các lập trường khác nhau sẽ cho những đánh giá, nhận định khác nhau; việc đánh giá về hoạt động của HĐND xã nên nhìn nhận ở góc độ khách quan để từ đó tiếp tục có những giải pháp tốt hơn để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND xã.
Chương 4
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN XÃ VÀ GIẢI PHÁP
4.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ HIỆN NAY
Là một thành tố trong hệ thống chính trị, hoạt động của HĐND xã chịu sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống chính trị xã. Các yếu tố bên trong hệ thống chính trị gồm: Hệ thống cấp ủy Đảng, UBND, MTTQ và các đoàn thể. Các yếu tố bên ngoài gồm có cử tri và cộng đồng làng, xã. Bên cạnh đó, hoạt động của HĐND xã còn chịu sự tác động của cấu trúc xã hội các đại biểu HĐND xã
- yếu tố cấu thành nên HĐND xã.
4.1.1. Hệ thống chính trị x và hoạt động của HĐND x
4.1.1.1. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và hoạt động của HĐND xã
Ngày 19/10/2012, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Đề án số 04- ĐA/TU về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016”. Thực hiện chủ trương đó, cấp ủy Đảng các xã trên địa bàn Thành phố đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện. Huyện Đông Anh 24/24 xã ban hành kế hoạch, huyện Phú Xuyên 28/28 xã ban hành kế hoạch, riêng huyện Mỹ Đức thì cấp xã không ban hành kế hoạch và chỉ tổ chức hội nghị triển khai đề án [105]. Đồng thời, các cấp ủy Đảng đã thể chế hóa bằng việc ban hành quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ xã đối với HĐND xã với những nội dung chủ yếu: Một là, Ban Chấp hành Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với các hoạt động của HĐND, UBND, bằng chủ chương, nghị quyết và công tác cán bộ thông qua BTV Đảng ủy [29]; Hai là, Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo thường trực HĐND chuẩn bị về những định hướng, chủ trương quan trọng trong chương trình hoạt động, chương trình các kỳ họp và những quyết định quan trọng của HĐND về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương, trình Đảng ủy cho ý kiến trước khi trình HĐND quyết định [32]. Theo đó, quy chế làm việc của Đảng ủy xã đối với HĐND xã tập
trung vào 2 nội dung chủ yếu: Thứ nhất, lãnh đạo, chỉ đạo về công tác cán bộ; Thứ hai, lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động của HĐND xã.
Lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã về công tác cán bộ của HĐND xã
Cấp ủy Đảng các xã đã thường xuyên thực hiện công tác quy hoạch, giới thiệu bố trí cán bộ có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phù hợp cho HĐND, đảm bảo số lượng hoạt động đại biểu chuyên trách và cơ cấu. Để chuẩn bị cho HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND đã chủ động xây dựng và tham mưu cấp ủy các cấp đề án nhân sự đại biểu HĐND ngay từ Đại hội đảng các cấp. Các cấp ủy đã chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch đại biểu hoạt động chuyên trách HĐND đảm bảo số lượng, chất lượng, đúng quy định, theo hướng các chức danh chủ chốt của HĐND đều tham gia cấp ủy. Nhiệm kỳ 2016-2021, số lượng các chức danh chủ chốt của HĐND xã có tham gia cấp ủy được nâng lên: có 534/584 Chủ tịch HĐND xã tham gia cấp ủy; 377/584 Phó chủ tịch HĐND xã tham gia cấp ủy; 262/584 Trưởng ban Kinh tế Xã hội HĐND xã và 264/584 Trưởng ban Pháp chế HĐND xã tham gia cấp ủy; 102/584 Phó ban Kinh tế Xã hội HĐND xã và 101/584 Phó ban Pháp chế HĐND xã tham gia cấp ủy [36, Tr.3].
Tại 09 xã thuộc địa bàn khảo sát, tính đến thời điểm tháng 4/2020, có 08 đồng chí Chủ tịch HĐND xã là Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã (01 xã chưa kiện toàn Chủ tịch HĐND); 09 đồng chí Phó Chủ tịch HĐND xã là Đảng ủy viên; 6 đồng chí Trưởng ban Kinh tế xã hội, 9 đồng chí Trưởng ban Pháp chế tham gia cấp ủy; 5 đồng chí Phó Trưởng ban Kinh tế Xã hội, 3 đồng chí Phó Trưởng ban Pháp chế tham gia cấp ủy [106, Tr.4].
Biểu đồ 4.1; 4.2 cho cho thấy đánh giá của Đại biểu HĐND và cán bộ UBND xã về mức độ thực hiện các nội dung lãnh đạo của Đảng ủy xã đối với hoạt động của HĐND xã. Trong hoạt động lãnh đạo chỉ đạo về công tác cán bộ, Đại biểu HĐND xã trong mẫu điều tra đánh giá: mức tốt 72,4%; chưa tốt 25,3%; khó đánh giá 2,4%; cán bộ UBND xã đánh giá lần lượt là: 77,2%, 21,9% và 0,9%. Cán bộ UBND xã đánh giá cao hơn đại biểu HĐND cho thấy, có thể khối UBND cho rằng Đảng ủy xã “đã quan tâm” tới công tác cán bộ của HĐND xã.
89,8
90
80
81,6 81,6
72,4
70
60
50
40
30
20 9,3
18,6 17
25,3
Tốt Chưa tốt
Khó đánh giá
10 0,9 0 1,4 2,3
0
Ban hành NQ chuyên đề định hướng hoạt động HĐND
Kiểm tra, giám sát hoạt động HĐND
Quan tâm công tác cán bộ cho HĐND
Cho ý kiến các
cơ chế, chínhsách trước khitrình ra kỳ họp
Biểu đồ 4.1: Đánh giá của đại biểu HĐND x về mức độ thực hiện
các nội dung l nh đạo của Đảng ủy x đối với hoạt động của HĐND x
77,2
80
70
60
50
40
30
20,4
18,8
21,9
Tốt Chưa tốt
Khó đánh giá
Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019
90
85,8
77,6
80,2
0
Ban hành NQ chuyên đề định hướng hoạt động HĐND
Cho ý kiến các
cơ chế, chínhsách trước khitrình ra kỳ họp
Kiểm tra, giám sát hoạt động HĐND
Quan tâm công tác cán bộ cho HĐND
20 12,6
10
1,6
2,4
1
0,9
Biểu đồ 4.2: Đánh giá của cán bộ UBND x về mức độ thực hiện
các nội dung l nh đạo của Đảng ủy x đối với hoạt động của HĐND x
Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019
Lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Đảng ủy xã với hoạt động của HĐND xã
Nhiệm kỳ vừa qua, Đảng ủy các xã đã lãnh đạo toàn diện đối với hoạt động của HĐND xã. Khảo sát thực tế cho thấy, đại biểu HĐND xã và cán bộ UBND xã đánh giá khá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã về ban hành các nghị quyết chuyên đề định hướng hoạt động của HĐND xã; về quyết định những vấn đề quan trọng, định hướng những quyết sách của HĐND trước mỗi kỳ họp và kiểm tra, giám sát hoạt động của HĐND.
Về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã đối với hoạt động ban hành các nghị quyết chuyên đề và định hướng hoạt động của HĐND xã, 89,9% đại biểu HĐND xã, 85,8% cán bộ UBND, đánh giá ở mức tốt (Biểu đồ 4.1; 4.2). Về lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã đối với hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng, định hướng những quyết sách của HĐND trước mỗi kỳ họp, 86,8% đại biểu HĐND xã, 77,6% cán bộ UBND, đánh giá ở mức tốt (Biểu đồ 4.1; 4.2). Về lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã đối với hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của HĐND xã, 81,6% đại biểu HĐND xã, 80,2% cán bộ UBND đánh giá ở mức tốt (Biểu 4.1; 4.2).
Theo tỷ lệ đánh giá mức tốt, đại biểu HĐND xã đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã đối với các hoạt động của HĐND xã cao hơn cán bộ UBND xã. Trong các hoạt động của HĐND xã, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã đối với hoạt động ban hành các nghị quyết chuyên đề và định hướng hoạt động của HĐND xã được đánh giá ở mức tốt cao nhất, đại biểu HĐND xã 89,9%, cán bộ UBND 85,8%; lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã đối với công tác cán bộ của HĐND xã được đánh giá ở mức tốt thấp nhất, đại biểu HĐND xã 77,2%, cán bộ UBND77,2% (Biểu đồ 4.1; 4.2).
Tuy còn có sự khác nhau về lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã đối với từng hoạt động của HĐND xã, song với tỷ lệ đánh giá ở mức tốt đều trên 80,0% cho thấy, đại biểu HĐND xã và cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủy xã đối với hoạt động của HĐND xã. Một số cán bộ được phỏng vấn cũng đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủy xã đối với hoạt động của HĐND xã.