Các Bước Tiếp Nhận Báo Cáo Từ Các Tổ Chức Tham Gia Bhtg


Tiếp nhận thông tin báo cáo từ các tổ chức tham gia

BHTG

Kiểm

tra tự

Đúng

động

Đúng

Kiểm tra nghiệp

vụ

Đúng

Cập nhật dữ liệu vào Kho dữ

liệu Thông

tin báo cáo

Sai

Sai

Thông báo, yêu cầu tổ chức tham

gia BHTG cung cấp lại thông tin


Hình 2-4. Các bước tiếp nhận báo cáo từ các tổ chức tham gia BHTG


Bước tiếp nhận báo cáo: Chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và nhắc nhở các tổ chức tham gia BHTG gửi báo cáo đầy đủ, đúng hạn. Do mức độ áp dụng công nghệ thông tin ở các TCTD khác nhau nên hiện nay, chủ yếu các NHTM, TCTD phi ngân hàng là cung cấp cho Chi nhánh các báo cáo bằng file điện tử, còn lại đa số các QTDND - số lượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh (chiếm 88,6%), tuy nhiên còn một số QTDND ở xa trung tâm vẫn gửi báo cáo bằng văn bản. Do vậy, đối với một số QTDND ở xa trung tâm, Chi nhánh vẫn thực hiện việc nhập số liệu vào phần mềm giám sát từ các báo cáo bằng văn bản.

Bước kiểm tra báo cáo: bao gồm việc kiểm tra tự động và kiểm tra nghiệp vụ: Sau khi tiếp nhận nguồn thông tin từ các báo cáo do tổ chức tham gia BHTG cung cấp, cán bộ giám sát tiến hành kiểm tra tự động theo chương trình phần mềm DIVAS. Song song với kiểm tra tự động, cán bộ giám sát sẽ kiểm tra nghiệp vụ về số liệu thông tin báo cáo về tính chính xác, hợp lý của nội dung báo cáo, về số lượng và thời hạn nộp…

Bước đôn đốc nhắc nhở: việc kiểm tra định kỳ 1 ngày/lần để rà soát các báo cáo xem đã đúng về mã và cấu trúc file hay chưa.


Phòng Giám sát tại Trụ sở chính và các chi nhánh khu vực chịu trách nhiệm thông báo, nhắc nhở và tra soát các tổ chức tham gia BHTG về thời hạn nộp, nội dung báo cáo trong vòng 20 ngày kể từ ngày hết hạn nộp báo cáo qua các hình thức: điện thoại, email và văn bản.

Bước cập nhật dữ liệu: Phòng giám sát tại Trụ sở chính cùng với các chi nhánh trong khu vực sẽ chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, báo cáo vào kho dữ liệu chính thức.

Bước 2: Phân tích, đánh giá, xác định rủi ro, phát hiện vi phạm

Trên cơ sở thông tin nhận được từ các tổ chức tham gia BHTG, cán bộ giám sát sẽ theo dõi tình hình hoạt động, phân tích, xác định rủi ro, phát hiện vi phạm, đánh giá đối với hệ thống và từng đơn vị riêng lẻ trên cơ sở nội dung, phương pháp giám sát.

Bước 3: Lập báo cáo kết quả giám sát

- Báo cáo định kỳ: sau khi hoàn thành kết quả giám sát, Chi nhánh sẽ lập báo cáo giám sát theo định kỳ gửi BHTGVN. Báo cáo định kỳ Tháng gửi trước ngày 22 tháng tiếp theo, Báo cáo định kỳ Quý gửi trước ngày 05 tháng thứ 2 quý tiếp theo.

- Báo cáo đột xuất: được lập và gửi theo yêu cầu, gồm những nội dung:

+ Trên cơ sở thông tin do tổ chức tham gia BHTG cung cấp theo quy định hiện hành về thông tin báo cáo và các thông tin liên quan khác do BHTGVN thu thập, Chi nhánh tóm tắt diễn biến các sự kiện và phân tích, đánh giá ảnh hưởng của những sự kiện tới thu nhập, uy tín và vốn của tổ chức tham gia BHTG, đồng thời báo cáo về tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG ít nhất trong 3 Quý liên tiếp trước khi xảy ra sự việc.

+ Thời hạn: Chi nhánh hoàn thành báo cáo chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các thông tin.

Bước 4: Xử lý kết quả giám sát.

Trên cơ sở kết quả ở Bước 3, phòng Giám sát tại Trụ sở chính và Chi nhánh theo phân cấp quản lý thực hiện:


- Cảnh báo đối với các tổ chức được phân loại ở mức 3 (Theo tiêu chuẩn phân loại ở Bảng 2-1).

- Gửi thông báo, cảnh báo, kiến nghị, đề xuất tới cơ quan quản lý Nhà nước liên quan, phối hợp áp dụng biện pháp xử lý đối với các tổ chức được phân loại ở mức 4, mức 5, đồng thời gửi thông báo, cảnh báo tới các đơn vị vi phạm.

- Theo dõi trong các kỳ giám sát tiếp theo hoặc làm việc trực tiếp với đơn vị để xác minh bản chất, nguyên nhân và cập nhật hệ thống thông tin báo cáo nếu cần thiết.

Bảng 2-3. Tiêu chuẩn phân loại các tổ chức tham gia BHTG


Mức

Phân loại

Tiêu chuẩn

1

Rất lành mạnh

Không vi phạm các chỉ tiêu được quy định tại (Phụ lục III) và chỉ có dư nợ Nhóm 1


2


Cơ bản lành mạnh

Không vi phạm các chỉ tiêu được quy định tại (Phụ lục III) và nợ Nhóm 2 so với tổng dư nợ <

5%

3

Một số vi phạm cần chú ý

Vi phạm một trong những chỉ tiêu được quy định tại Phụ lục III (trừ chỉ tiêu ở cột 11).


4


Vi phạm ở mức nghiêm trọng

- Vi phạm nhưng chưa tới mức đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

- Những vi phạm thuộc về đạo đức mà những

người lãnh đạo đơn vị có liên quan hoặc những vi phạm mà BHTGVN phát hiện ra.


5

Vi phạm ở mức

đặc biệt nghiêm trọng

Đã có quyết định của NHNN đặt tổ chức vào

tình trạng kiểm soát đặc biệt; có nguy cơ giải thể, phá sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội - 8

2.3.3.2 Giám sát các nội dung theo quy định

a) Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG Thứ nhất: Giám sát hồ sơ tham gia BHTG và tình hình thực hiện chế độ

thông tin báo cáo


Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, Chi nhánh tiếp nhận các nguồn thông tin đầu vào như sau:

- Hồ sơ pháp lý: Gửi khi tổ chức mới tham gia BHTG và khi có thay đổi.

- Báo cáo theo yêu cầu của BHTGVN: Báo cáo về tình hình hoạt động của đơn vị, thường được gửi định kỳ theo năm.

- Báo cáo quản trị, điều hành: báo cáo định kỳ hàng năm.

- Báo cáo đột xuất: Gửi khi có sự kiện đột xuất.

- Báo cáo tài chính: Bảng cân đối tài khoản kế toán cấp 3 theo định kỳ tháng/quý/năm.

- Báo cáo thống kê: Theo quy định của NHNN về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD.

- Bảng kê số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm: Để làm cơ sở giám sát và tính phí (theo định kỳ quý, 6 tháng hoặc cả năm).

Khi giám sát tình hình thực hiện thông tin báo cáo của các TCTD, Chi nhánh đánh giá tình hình chấp hành các quy định về thông tin báo cáo của từng tổ chức tham gia BHTG theo các tiêu chí về tính đầy đủ (số lần nộp thiếu báo cáo); tính kịp thời (số lần nộp không đúng thời hạn quy định) và tính chính xác (số lần sai sót) của các loại báo cáo như báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và các loại báo cáo khác theo yêu cầu của BHTGVN.

Công tác nhận số liệu trực tiếp từ tổ chức tham gia BHTG đã giúp Chi nhánh chủ động trong vấn đề tiếp nhận và xử lý nguồn thông tin của mình, cập nhật được các dữ liệu thông tin và chủ động kiểm tra tính chính xác của thông tin. Tuy nhiên, do hạn chế của các QTDND là kỹ thuật còn thiếu thốn và lạc hậu nên có không ít khó khăn cho Chi nhánh trong việc tiếp cận thông tin báo cáo.

Cụ thể tình hình tiếp nhận thông tin báo cáo của các TCTD ở Chi nhánh từ năm 2016 đến năm 2019 như sau:

- Đối với các NHTM: Các đơn vị đã cơ bản chấp hành đúng chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Hàng tháng, đơn vị đã thực hiện gửi bảng


cân đối kế toán và báo cáo các chỉ tiêu thống kê theo quy định qua đường truyền file.

- Đối với các QTDND:

+ Bảng cân đối kế toán tháng: 100% các QTDND trên địa bàn gửi báo cáo hàng tháng, trong đó khoảng 90% số đơn vị gửi đúng thời gian quy định, 10% số đơn vị gửi chậm. Về chất lượng báo cáo, đa số các đơn vị gửi báo cáo đảm bảo các điều kiện kiểm tra, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị phải tiến hành tra soát, chỉnh sửa số liệu cho khớp đúng.

+ Báo cáo thống kê: Trung bình có khoảng 70% đơn vị nộp báo cáo thống kê hàng tháng. Tuy nhiên, một số đơn vị chưa gửi đủ chỉ tiêu theo yêu cầu của BHTGVN, chẳng hạn như chỉ tiêu huy động vốn, chỉ tiêu góp vốn mua cổ phần,…

+ Báo cáo theo yêu cầu của BHTGVN: Trung bình có khoảng 65% đơn vị gửi báo cáo loại này. Nhìn chung tỷ lệ này còn thấp và các báo cáo chưa được đảm bảo theo đúng quy định của BHTGVN.

Như vậy, trừ bảng cân đối kế toán, các báo cáo còn lại mà Chi nhánh nhận được từ các QTDND chưa đầy đủ về số lượng các chỉ tiêu và chất lượng các chỉ tiêu chưa cao. Do đó, việc tính toán các chỉ tiêu giám sát liên quan của Chi nhánh chưa thể thực hiện đầy đủ, ảnh hưởng đến công tác giám sát, đánh giá rủi ro.

Qua thực trạng trên ta thấy, công tác thu nhận thông tin báo cáo của Chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định. 100% các TCTD được giám sát, giúp các TCTD và đặc biệt là các QTDND có định hướng hoạt động của mình. Tuy nhiên, địa bàn hoạt động của Chi nhánh trải rộng, có nhiều QTDND nhỏ, ở xa trung tâm, trang thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ nên việc đôn đốc gửi báo cáo vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ 2: Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về phí BHTG


Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Chi nhánh quản lý gồm ba loại hình, đó là Ngân hàng thương mại, QTDND và Tổ chức tài chính vi mô. Tuy nhiên, theo quy định của BHTGVN, Chi nhánh chỉ thực hiện giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về phí BHTG của các QTDND và tổ chức tài chính vi mô. Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về phí BHTG của các Ngân hàng thương mại do Trụ sở chính BHTGVN thực hiện.

Việc giám sát các quy định của pháp luật về phí BHTG dựa trên bảng cân đối kế toán và các báo cáo liên quan do các TCTD gửi nộp. Căn cứ vào thông tin, số liệu đó để xác định: Số phí phải nộp, đối chiếu số phí phải nộp với số phí thực nộp để xác định số phí thừa hoặc nộp thiếu, xác định thời hạn nộp phí theo quy định. Qua việc giám sát, nếu phát hiện thấy có sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí, Chi nhánh sẽ tiến hành xử lý: Đối với những đơn vị nộp thiếu, yêu cầu nộp bổ sung; Đối với những đơn vị nộp thừa, thoái thu số phí thừa; Đối với những đơn vị vi phạm thời hạn nộp phí BHTG, xử phạt với mức phạt là 0,05% một ngày đối với số tiền chậm nộp.

Bảng 2-4. Phí bảo hiểm tiền gửi thu được


Năm

Số lượng QTDND

Số tiền (triệu đồng)

2016

273

28.057

2017

189

26.308

2018

190

26.980

2019

190

29.846

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016-2019 của Chi nhánh


Qua bảng số liệu trên ta thấy, số phí BHTG mà chi nhánh thu được từ các QTDND trên địa bàn tăng dần trong các năm từ 2016 đến 2019. Năm 2016 đạt 28.057 triệu đồng đến năm 2019 đã đạt 29.846 triệu đồng. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng trung bình số lượng QTDND rất ít (có 01 đơn vị) trong khi đó tốc độ tăng phí thu phí BHTG năm sau cao hơn năm trước khoảng từ 2,5% đến 10%. Điều này chứng tỏ lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư


trên địa bàn ngày càng tăng cao. Việc thành lập các QTDND đã giúp huy động được lượng tiền nhàn rỗi hiệu quả.

Bảng 2-5. Tổng hợp tình hình vi phạm về phí BHTG



Năm

Nộp thiếu phí

Nộp chậm phí

Nộp thừa phí

Số lượt QTDND

Số tiền (nghìn đồng)

Số lượt QTDND

Số tiền (nghìn đồng)

Số lượt QTDND

2016

20

44.722

22

502

56

2017

15

1.154

18

416

42

2018

18

6.198

15

1.182

22

2019

04

890

14

559

18

Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2016-2019 của Chi nhánh


Về tình hình vi phạm về phí BHTG, gần đây số lượt đơn vị vi phạm về nộp thiếu và nộp chậm phí BHTG có xu hướng giảm dần. Điều đó chứng tỏ hoạt động giám sát cũng như hoạt động kiểm tra của Chi nhánh đã phát huy hiệu quả tích cực, kịp thời nhắc nhở giúp các QTDND thực hiện tốt hơn nghĩa vụ nộp phí BHTG. Nguyên nhân chính khiến các đơn vị tính và nộp thiếu phí là do: lấy sai số dư tiền gửi các tháng trong kỳ tính phí, chưa loại trừ tiền gửi của đối tượng không được bảo hiểm, tính sai số học,… Ngoài ra, nguyên nhân khiến các đơn vị vi phạm thời hạn nộp phí chủ yếu là nguyên nhân khách quan như lỗi do bưu điện chuyển phát chậm, do mạng của ngân hàng, do sai thông tin tài khoản nhận tiền của người thụ hưởng,… Chi nhánh đã cảnh báo, nhắc nhở để các đơn vị tránh tái phạm nhiều lần. Nhờ vậy, số lượt quỹ vi phạm giảm dần, các đơn vị chủ động nộp phí sớm, đúng thời hạn. Điều này cũng cho thấy uy tín của BHTGVN trong vấn đề bảo vệ người gửi tiền và tổ chức nhận tiền gửi ngày càng được nâng lên.

b) Giám sát việc chấp hành các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và tình hình tài chính của TCTD

Đây là nội dung quan trọng nhất trong hoạt động giám sát các tổ chức tham gia BHTG, quyết định tính hiệu quả và mục tiêu của hoạt động giám sát.


Tại Chi nhánh, khi giám sát các chỉ tiêu này được phân tích, tính toán, so sánh với kỳ trước liền kề và so với cùng kỳ năm trước để xác định mức độ tăng, giảm và xu thế biến đổi. Một số chỉ tiêu giám sát chủ yếu trong nội dung này là: Nguồn vốn, chất lượng tài sản có, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, kết quả kinh doanh,… Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát, kết hợp với báo cáo giám sát, Chi nhánh thực hiện đánh giá những đơn vị vi phạm quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng.

(1) Về nguồn vốn

Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động ngân hàng trên địa bàn cơ bản vẫn được ổn định và có mức tăng trưởng đáng kể cả về quy mô và chất lượng, đặc biệt là các QTDND có địa bàn hoạt động tốt. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, tổng nguồn vốn của các QTDND có mức tăng trưởng tương đối tốt, bên cạnh yếu tố tăng trưởng nội tại, trong các năm qua, nguồn vốn huy động từ các nguồn lực bên ngoài cũng đã giúp các QTDND tham gia BHTG trên địa bàn đảm bảo được sự ổn định trong hoạt động và tăng trưởng, đặc biệt là các đơn vị có uy tín trên địa bàn.

Bảng 2-6. Nguồn vốn của các QTDND trên địa bàn



Năm

Tổng nguồn vốn (triệu đồng)

Tăng giảm (%)

Vốn tự có

(triệu đồng)

Tăng giảm (%)

Vốn huy động

(triệu đồng)

Tăng giảm (%)

2016

1.840.159


147.865


1.456.003


2017

2.074.498

12,7

166.145

12,36

1.683.264

15,6

2018

2.261.395

9

181.668

9,3

1.829.814

8,7

2019

2.785.461

23,2

203.048

11,7

2.259.720

23,5

Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2016-2019 của Chi nhánh


Từ bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn hoạt động của các QTDND tăng liên tục qua các năm. Đến năm 2019, tổng nguồn vốn đạt 2.785.461 triệu đồng, tăng 23,2% so với năm 2018 và tăng 51,4% so với năm 2016. Về cơ cấu nguồn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022