Quản Lí Các Điều Kiện Đảm Bảo Cho Hoạt Động Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs Ở Trường Thcs


kỹ năng, SGK; sổ dự giờ, sổ điểm bộ môn, sổ đăng ký giảng dạy; sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm, …

CBQL nhà trường thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chỉnh những sai lệch, thiếu sót trong hoạt động giảng dạy và công tác chuyên môn của GV.

h. Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên

Công tác bồi dưỡng GV là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong quản lí nhà trường. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sự phạm cho GV là yếu tố góp phần quyết định tới thành công của quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường trong bối cảnh hiện nay.

Hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng được kế hoạch phát triển về đội ngũ, đề ra kế hoạch chi tiết, cụ thể về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho cán bộ, GV trong từng năm học. Chăm lo bồi dưỡng, phát triển đội ngũ là chăm lo sự phát triển bền vững trong các cơ sở giáo dục. Vì đội ngũ GV là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.

Mỗi GV dạy môn Toán đều phải có kế hoạch bồi dưỡng cá nhân và thực hiện tốt kế hoạch hàng năm; bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên đề, tham gia các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa GV, các lớp tập huấn đổi mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; cử cán bộ, GV đi học các khóa đào tạo đại học, sau đại học, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ lâu dài cho ngành giáo dục.

Tóm lại, quản lí hoạt động giảng dạy của GV nói chung, của GV dạy môn Toán theo hướng phát triển năng lực nói riêng ở trường THCS là quá trình quản lí mọi hoạt động chủ đạo của người thầy trong quá trình dạy học. Điều này đòi hỏi HT nhà trường phải hiểu sâu sắc nội dung và các yêu cầu quản lí để đưa ra những biện pháp, quyết định đúng đắn nhằm xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường và trong hoạt động giảng dạy của GV, đảm bảo chất lượng dạy học và hướng tới mục tiêu dạy học. Hoạt động giảng dạy của người thầy sẽ thành công và trọn vẹn hơn khi mà các


biện pháp quản lí hoạt động này vẫn phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của GV trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

1.4.4. Quản lí hoạt động học tập của học sinh‌

a. Quản lí nề nếp học tập của học sinh

Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng - 6

Kết quả dạy học nói chung, kết quả dạy học môn Toán nói riêng ở trường THCS không chỉ phụ thuộc vào kết quả giảng dạy của thầy mà quan trọng hơn, mang tính quyết định hơn là còn phụ thuộc vào hoạt động học tập của HS. Chính vì vậy, việc quản lí hoạt động học tập của HS có vai trò hết sức quan trọng nhằm đạt được mục tiêu, kết quả dạy học. Quản lí hoạt động học tập của HS theo hướng phát triển năng lực bao gồm các nội dung cơ bản là: Quản lí hoạt động học tập trên lớp, hoạt động tự học ở nhà và các hoạt động ngoại khóa của HS.

Trước hết là xây dựng được nề nếp, thái độ học tập tích cực cho HS. Vì nề nếp học tập, ý thức, thái độ học tập của HS sẽ ảnh hưởng mang tính quyết định đến hoạt động học tập và kết quả học tập của các em.

Phương pháp học tập (PPHT) là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của HS. Vì vậy phải quản lí tốt việc bồi dưỡng PPHT cho các em: Làm cho HS nắm được phương pháp, kỹ năng chung của hoạt động học tập, kỹ năng và PPHT phù hợp với bộ môn Toán. Ở trường THCS, môn Toán giúp HS hình thành và phát triển các năng lực chung như: Năng lực tính toán; năng lực tư duy; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực làm chủ bản thân; năng lực sử dụng CNTT trong đó, năng lực tính toán chiếm ưu thế. Các thành tố cấu trúc là: Thành thạo các phép tính, sử dụng được ngôn ngữ Toán học, mô hình hóa, sử dụng được các công cụ Toán học.

Quản lí việc tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, HĐNGLL cho HS luôn đảm bảo sự hợp lý các tác động giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm lý nhận thức, sức khỏe của HS THCS.

Phối hợp các lực lượng đoàn thể trong và ngoài nhà trường quản lí hoạt động học tập của HS.

Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong giáo dục HS nói chung và quản lí hoạt động học tập của các em nói riêng là một phương thức giáo


dục toàn diện, làm nền tảng cơ sở giúp cho nhà trường hoàn thành sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục của cấp THCS nói chung, mục tiêu dạy học của cấp học và mục tiêu dạy học của môn Toán THCS theo hướng phát triển năng lực nói riêng.

b. Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Quản lí việc phân tích và đánh giá kết quả học tập của HS tập trung vào các vấn đề: Thực hiện nề nếp học tập và kết quả học tập môn Toán của HS.

Những thông tin sau khi phân tích và đánh giá kết quả học tập của HS sẽ giúp cho CBQL có những biện pháp, quyết định quản lí chính xác, kịp thời và hiệu quả.

Mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập của HS là so sánh năng lực của HS với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kỹ năng (năng lực) môn Toán ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và học.

Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn Toán theo ba công đoạn cơ bản như sau: Thu thập thông tin; phân tích và xử lý thông tin; xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, học.

Đánh giá kết quả học tập của HS thường có 2 loại là đánh giá thường xuyên và đánh giá không thường xuyên.

Tóm lại, quản lí hoạt động học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực là một yêu cầu không thể thiếu và có vai trò ảnh hưởng rất lớn, mang tính quyết định trong quá trình quản lí hoạt động dạy học ở trường THCS nhằm đạt được mục tiêu dạy học của cấp học. Nếu quản lí tốt hoạt động học tập của HS cùng với quản lí tốt hoạt động giảng dạy của GV môn Toán một cách khoa học và hiệu quả thì hoạt động dạy học môn Toán ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực HS sẽ cải thiện chất lượng môn Toán theo mục tiêu dạy học bộ môn.

1.4.5. Quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS‌

CSVC - kỹ thuật luôn là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện tốt mục tiêu dạy học. CSVC - kỹ thuật phục vụ dạy và học của nhà trường THCS hiện nay là hệ thống các phương tiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được sử dụng để


phục vụ cho việc dạy học của nhà trường, bao gồm: trường lớp, phòng học, bàn ghế, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện, v.v…

Nội dung quản lí CSVC - kỹ thuật trong nhà trường, bao gồm:

a. Quản lí trường lớp, phòng học và các trang thiết bị phục vụ dạy học.

b. Quản lí hoạt động của các phòng học bộ môn, phòng chức năng.

c. Quản lí đồ dùng, thiết bị dạy học bộ môn.

d. Quản lí hoạt động thư viện trường học…

Trong nhà trường THCS, ngoài CSVC và các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ chung cho dạy và học, PTDH môn Toán có chức năng riêng và góp phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức HĐDH môn Toán. Những PTDH môn Toán thông dụng trong nhà trường THCS hiện nay có thể liệt kê theo ba nhóm sau đây:

- Nhóm phương tiện nghe, nhìn:

+ Đồ dùng dạy học của GV, đồ dùng học tập của HS.

+ Mô hình trực quan (hoặc mẫu vật) như hình hộp, hình lăng trụ, hình cầu...

+ Tranh ảnh, sơ đồ, đồ thị…

+ Ti vi, Video, Radio cassette, …

- Nhóm tài liệu in ấn: Tài liệu dạy và học môn Toán, SGK, sách bài tập, phiếu học tập…

- Nhóm ứng dụng CNTT: Máy ứng dụng nối mạng Internet, bảng thông minh, máy trình chiếu đa năng, các phần mềm ứng dụng dạy học và học môn Toán …

Quản lí PTDH môn Toán là: Quản lí tốt PTDH môn Toán hiện có, đảm bảo đầy đủ cơ bản và tối thiểu; xây dựng phòng học bộ môn Toán với các trang thiết bị và PTDH đạt tiêu chuẩn; bồi dưỡng kỹ năng sử dụng PTDH môn Toán cho GV; tổ chức các cuộc thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng tạo khoa học kỹ thuật cho riêng môn Toán, thiết kế tự tạo các đồ dùng dạy học môn Toán phục vụ hoạt động dạy học; tổ chức tốt việc sử dụng, bảo quản và đầu tư mới các PTDH môn Toán theo hướng đa năng và hiện đại cho phòng học bộ môn.


Ngoài ra, nguồn kinh phí để duy trì HĐDH có chất lượng, cũng như đầu tư CSVC - kỹ thuật, PTDH môn Toán thường xuyên là vấn đề rất quan trọng mà CBQL nhà trường phải đặc biệt quan tâm và quản lí tốt.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học môn Toán theo phát triển năng lực ở trường Trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS‌

a. Quy chế dạy học và quy chế quản lí HĐDH môn Toán gồm: Những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, công văn hướng dẫn giảng dạy của các cơ quan QLGD các cấp. Đây là cơ sở pháp líquan trọng có tầm ảnh hưởng toàn cục đến HĐDH nói chung và HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS nói riêng.

b. Chất lượng tuyển sinh đầu vào: HS được tuyển vào lớp 6 - THCS đều phải hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và thường thực hiện tuyển sinh dưới hình thức xét tuyển theo địa bàn dân cư để thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Do đó, công tác tuyển sinh đầu cấp THCS thường đạt tỉ lệ rất cao (gần 100%). Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ HS được tuyển vào lớp 6 năng lực còn yếu, mặt bằng chất lượng HS được tuyển đầu vào chưa đồng đều. Điều này cũng gây khó khăn không nhỏ đến quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS.

c. CSVC – kỹ thuật và PTDH môn Toán luôn có một vị trí quan trọng và vai trò không thể thiếu trong HĐDH môn Toán, nó ảnh hưởng rất lớn đến quản lí HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS. Việc khai thác, sử dụng CSVC – kỹ thuật, PTDH môn Toán có tác dụng rất quan trọng trong việc rèn năng lực cho HS. Vì vậy, CSVC – kỹ thuật và PTDH môn Toán nếu không được HT quan tâm trang bị, bổ sung đầy đủ và không được GV, HS khai thác, sử dụng cũng khiến cho HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS không đạt hiệu quả như mong muốn.

d. Môi trường giáo dục và môi trường dạy học: Gia đình, nhà trường và xã hội là ba môi trường liên kết, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình


hình thành và phát triển nhân cách của mỗi HS. Chính vì vậy, nhà quản lí phải xây dựng được mối quan hệ tốt giữa ba môi trường để giúp cho công tác quản lí HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực có hiệu quả tốt hơn; đảm bảo kết quả dạy và học môn Toán đạt được theo mục tiêu mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường THCS. Thiếu sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của ba môi trường này cũng làm giảm đi phần nào hiệu quả mang lại của HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS.

e. Các yếu tố ngoài khả năng thực hiện: Tình trạng sức khỏe, tâm lý của HS khi tổ chức thực hiện các hoạt động… Đây cũng là những yếu tố khách quan mà ít nhà quản lí nhà trường quan tâm đến, nhưng nó cũng gây trở ngại không ít nếu chúng ta không dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra liên quan đến các yếu tố này.

Các yếu tố khách quan trên đây đều có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến công tác quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS. Đặc biệt, yếu tố về Quy chế dạy học và quy chế quản lí HĐDH môn Toán là cơ sở pháp líquan trọng có tầm ảnh hưởng toàn cục đến HĐDH nói chung và HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS nói riêng. Các yếu tố còn lại, tùy vào đặc điểm thực tế của từng trường mà người CBQL vận dụng các biện pháp phù hợp để hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường mình.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS‌

a. Cán bộ quản lí trực tiếp quản lí nhà trường nói chung, quản lí HĐDH môn Toán nói riêng giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. CBQL là người tác động trực tiếp đến việc dạy học môn Toán thông qua việc đề ra những biện pháp quản lí HĐDH hiệu quả, đưa ra những quyết định quản lí phù hợp, kịp thời, chính xác để GV và HS điều chỉnh HĐDH sao cho đạt kết quả mong muốn. Do đó, nếu người CBQL chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, chậm đổi mới tư duy và thiếu quyết tâm trong việc lãnh đạo thực hiện các chức năng quản lí hướng đến mục tiêu thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS.


b. GV môn Toán phải là người có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đào tạo, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có phẩm chất và phong cách đúng mực, đội ngũ GV môn Toán thường đóng vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu về vấn đề đổi mới và phát huy sáng kiến dạy học. Trong bối cảnh hiện nay, GV môn Toán buộc phải nắm vững lý luận dạy học hiện đại, hiểu sâu sắc để vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình. Tuy nhiên, GV môn Toán trong các trường THCS dù bằng cấp tương đương với nhau, song chuyên môn nghiệp vụ lại không đồng đều. Điều này ảnh hưởng đến việc dạy và học.. (Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2015). Đội ngũ GV là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. GV thiếu quan tâm tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, thường xuyên cập nhật những thông tin, tri thức Toán học mới, nhất là những tri thức liên quan đến dạy học theo hướng phát triển năng lực HS thì cũng ảnh hưởng không ít đến HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS.

Hai yếu tố chủ quan trên đây đều là những yếu tố nội lực của nhà trường, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS và có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau. HT dù có năng lực, tâm huyết nhưng năng lực đội ngũ GV chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu nhà trường đề ra thì kết quả không cao. Ngược lại, GV không thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cập nhật những thông tin, tri thức Toán học mới, nhất là những tri thức liên quan đến dạy học theo hướng phát triển năng lực HS thì cũng không đạt hiệu quả mong muốn. Do vậy, người CBQL nhà trường cần quan tâm xem xét từng yếu tố để có quyết định phù hợp nhằm giúp cho công tác quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường mình tốt hơn.


Tiểu kết chương 1‌

Tóm lại, QLGD là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của chủ thể QLGD lên đối tượng QLGD nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn cho thấy việc quản lí hoạt động giảng dạy của HT nói chung và quản lí HĐDH bộ môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS nói riêng thật đa dạng, phức tạp. Lao động QL của HT vừa toàn diện vừa mang tính đặc thù cao rất khó đo lường chính xác. Ngoài lĩnh vực chuyên môn, HT còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực quản lí khác. Vì vậy, để quản lí tốt HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS, người CBQL cần phải xây dựng kế hoạch phù hợp, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS thích hợp với đặc trưng của việc dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023