Một Số Đặc Điểm Tình Hình Kinh Tế, Chính Trị, Giáo Dục Của Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng


Chương 2‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

2.1. Một số đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, giáo dục của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng‌

2.1.1. Dân số và sự phân bố dân cư‌

Vĩnh Châu là thị xã đồng bằng ven biển phía Nam của tỉnh Sóc Trăng có cửa sông Mỹ Thanh tiếp giáp biển Đông nên có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế, an ninh - quốc phòng cũng như về môi trường sinh thái trong tỉnh. Thị xã Vĩnh Châu hiện nay có 4 phường, 6 xã với diện tích 473,13 km2, dân số 183.918 người gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế‌

Thị xã Vĩnh Châu có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế đa dạng, nhất là về nuôi trồng thủy sản, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2017, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác 203 triệu đồng; tổng sản lượng thủy sản đạt 77.516 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 72.011 tấn, khai thác 5.505 tấn; sản xuất màu đạt

203.043 tấn; sản xuất lúa 17.040 tấn (năng suất 5 tấn/ha); sản xuất muối đạt 2.400 tấn; diện tích rừng phòng hộ hiện có 4.482,81 ha; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 527.31 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ đạt 5.840 tỷ đồng; thu ngân sách vượt dự toán; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,55% và hộ cận nghèo 16,31%...

2.1.3. Đặc điểm về văn hóa, xã hội và giáo dục‌

Thị xã Vĩnh Châu về văn hóa đặc biệt có sự kết hợp hài hòa của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của đất nước, của thị xã; duy trì tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Năm 2017: hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa 31.468/39.343 đạt 79,98%; ấp/khóm


văn hóa 71/97 đạt 73,19%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa 151/154 đạt 98,05%.

Sự nghiệp GD & ĐT của thị xã luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương. Năm 2017 ngành GD & ĐT đã thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm học, chất lượng giáo dục đã có những bước chuyển biến tích cực; các trường đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học; dạy học 2 buổi/ngày; tổ chức tốt các phong trào thi đua. Kết quả đã huy động 34.876 HS ra lớp ở các cấp học, đạt 100,42%; được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; hoàn thành chương trình tiểu học và THCS đạt trên 99%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,93%. Hiện nay toàn thị xã có 26/63 trường đạt chuẩn Quốc gia.

2.1.4. Tình hình giáo dục THCS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng‌

Toàn thị xã có 10 trường THCS công lập, trong đó có 9 trường thuộc 2 phường, 7 xã và 1 trường THCS nằm ở trung tâm thị xã (trường THCS Châu Văn Đơ). Quy mô số lớp của các trường thường dao động từ 10 đến 33 lớp (ở mức vừa), không có trường nào quá đông về số lớp nên khá thuận lợi cho công tác quản lí nói chung và quản lí chất lượng nói riêng.Trong khối THCS có 6/10 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 60% tổng số trường trong thị xã. Vị trí của các trường được bố trí tại các khu trung tâm dân cư. Đội ngũ CBQL, GV tâm huyết với nghề, tham gia các hội thi GV dạy giỏi luôn đạt thành tích cao. Chất lượng giáo dục toàn diện của thị xã luôn được duy trì, giữ vững đảm bảo thực chất. Thị ủy - Ủy ban nhân dân thị xã luôn quan tâm chỉ đạo và tập trung “Xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao và bền vững”; chỉ đạo, đưa ra những giải pháp hữu hiệu về đầu tư CSVC, đẩy mạnh khuyến học khuyến tài…, động viên khen thưởng, thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của GV, HS nhất là những GV giỏi, HS giỏi. Ngành giáo dục đã nỗ lực phấn đấu, phát huy truyền thống dạy tốt - học tốt của GV và HS toàn thị xã.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng‌

2.2.1. Mẫu khảo sát‌

Đề tài được thực hiện trên 21 CBQL, 10 TTCM và 58 GV Toán ở 10 trường


THCS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Sau đây là một số thông tin về đối tượng khảo sát:

- Danh sách 10 trường THCS tiến hành khảo sát: THCS Châu Văn Đơ, THCS Vĩnh Phước 1, THCS Vĩnh Phước 2, THCS Hòa Đông, THCS Vĩnh Hiệp, THCS Vĩnh Hải, THCS Lai Hòa, THCS Lạc Hòa, THCS Vĩnh Tân, THCS Phường 2.

- Thống kê tình hình GV

Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ GV Toán của thị xã‌



Năm học


Tổng số

Nữ

Trình độ chuyên môn


Ghi chú


SL


%

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Trên ĐH

2015-2016

59

27

45,76


9

50



2016-2017

58

27

45,76


9

49



2017-2018

58

27

45,76


9

49



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng - 7

(Số liệu do Phòng Giáo dục & Đào tạo thị xã Vĩnh Châu cung cấp năm 2018)

Kết quả thống kê ở bảng 2.1 cho thấy: Tất cả GV môn Toán của thị xã đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó tỷ lệ GV trên chuẩn khoảng 84,5%. Trong những năm gần đây, nhiều GV đã tích cực tự học, tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng, các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Theo đánh giá của Phòng GD & ĐT thị xã Vĩnh Châu thì đội ngũ GV Toán của thị xã mạnh về chuyên môn, giàu tiềm năng, đa số có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp.

Bảng 2.2. Cơ cấu GV Toán của thị xã Vĩnh Châu năm học 2017 - 2018‌


Cơ cấu độ tuổi

Thâm niên công tác

≤ 30 tuổi

≤ 40 tuổi

≤ 50 tuổi

≤ 10 năm

≤ 20 năm

≤ 30 năm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

11

18,97

44

75,86

3

5,17

14

24,14

32

55,17

2

0,69

(Số liệu do Phòng Giáo dục & Đào tạo thị xã Vĩnh Châu cung cấp năm 2018)


Số liệu trên cho thấy: đa số GV Toán của thị xã nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50 và vào nghề được từ 10 đến 30 năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí HĐDH cũng như quản lí các mặt công tác khác của nhà trường.

- Chất lượng môn Toán của thị xã Vĩnh Châu các năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018.

Qua biểu đồ kết quả xếp loại học lực môn Toán của HS cho thấy: tỉ lệ HS xếp loại giỏi cao và năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ HS yếu kém tuy có giảm từng năm nhưng vẫn còn nhiều.

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

2016-2017

2017-2018


Biểu đồ 2.1. Biểu đồ chất lượng học tập môn Toán của HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

2.2.2. Mô tả công cụ khảo sát‌

Đề tài xây dựng 2 mẫu hỏi (phụ lục 1, 2) và thăm dò ý kiến về tính cấp thiết của các biện pháp (phụ lục 3)

Phụ lục 1 (Đối với CBQL):

+ Về phần 1: Thông tin cá nhân của CBQL

+ Về phần 2: Câu hỏi thăm dò ý kiến thực trạng QL HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS


Phụ lục 2 (Đối với GV):

+ Về phần 1: Thông tin cá nhân của GV

+ Về phần 2: Câu hỏi thăm dò ý kiến thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS

Phụ lục 3 (Đối với CBQL và GV):

Câu hỏi thăm dò ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp của CBQL và GV.

2.2.3. Cách thức xử lý số liệu‌

Sau khi thu phiếu, tác giả đã dùng phần mềm SPSS for Windows 20.0 để xử lý số liệu và quy ước cách thức xử lý số liệu khảo sát như sau:

- Về điểm trung bình của thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS: Điểm số của các câu hỏi đóng được quy đổi theo thang bậc 4 ứng với các mức độ, trong đó điểm thấp nhất là 1, điểm cao nhất là 4.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n =(4-1)/4 = 0,75.

Bảng 2.3. Quy ước xử lý thông tin thực trạng QL hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS‌

Mức độ thực hiện

Mức độ ảnh hưởng

Mức độ đạt được

Điểm quy ước

Điểm trung bình

Rất thường xuyên

Rất nhiều

Tốt

4

Từ 3.26 đến 4,0

Thường xuyên

Nhiều

Khá

3

Từ 2.51 đến 3.25

Thỉnh thoảng

Ít

Trung bình

2

Từ 1,76 đến 2,50

Ít khi

Không ảnh hưởng

Yếu

1

Từ 1,0 đến 1,75

- Về cách tính điểm trung bình của tính cần thiêt, tính khả thi của các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS: Điểm số của các câu hỏi đóng được quy đổi theo thang bậc 3 ứng với các mức độ, trong đó điểm thấp nhất là 1, điểm cao nhất là 3.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n =(3-1)/3 = 0,667.

Theo cách cho điểm ba bậc ở mỗi nội dung từ 1 đến 3 (1 = không cần thiết/không khả thi; 2 = cần thiết/khả thi; 3 = rất cần thiết/rất khả thi). Dựa vào


khoảng điểm liên tục từ 1 - 3 và chia thành ba khoảng có giá trị bằng nhau thì giá trị của mỗi khoảng tương ứng 0,667 điểm.

Bảng 2.4. Quy ước xử lý thông tin mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS‌

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Điểm quy ước

Điểm trung bình

Rất cần thiết

Rất khả thi

3

2,34 - 3,00

Cần thiết

Khả thi

2

1,67 - 2,33

Không cần thiết

Không khả thi

1

1,00 - 1,66

Sau khi thu thập và phân tích số liệu khảo sát công tác quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng hiện nay, kết quả như sau:

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.‌

2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán của GV theo định hướng phát triển năng lực HS.‌

Chữ viết tắt:

- RTX: Rất thường xuyên

- TX: Thường xuyên

- TTh: Thỉnh thoảng

- Ik: Ít khi

- TB: Trung bình

- TH: Thứ hạng

- P: mức xác suất của kiểm nghiệm. Nếu P< 0,05 thì có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê các điểm số mà khách thể đánh giá; nếu P> 0,05 thì có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê


a. Về mức độ thực hiện các nội dung giảng dạy

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động giảng dạy bộ môn của GV Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

(SL/ TL%)


ĐTB


TH

RTX

TX

TTh

IK

1

Chuẩn bị kỹ giáo án trước

khi lên lớp.

39/

67,2

13/

22,4

1/

1,7

5/

8,6

3,48

5


2

Cập nhật, mở rộng với những kiến thức mới trong bài giảng, phù hợp với đối tượng

HS.


37/

63,8


21/

36,2




3,64


2


3

Sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) phát huy tính tích cực trong hoạt động

học tập của HS.


8/

13,8


17/

29,3


18/

31,0


15/

25,9


2,31


11

4

Sử dụng nhuần nhuyễn và có

hiệu quả các PPHD.

8/

13,8

13/

22,4

26/

44,8

11/

19,0

2,31

10


5

Thay đổi PPDH khi hoạt động học tập của HS không

tích cực.

6/

10,3

18/

31,0

24/

24,1

10/

17,2


2,34


9


6

Trao đổi và hướng dẫn HS về phương pháp học tập, khai thác nội dung kiến thức trong sách giáo khoa (SGK) và tài

liệu học tập.


16/

27,6


14/

24,1


17/

29,3


11/

19,0


2,60


8


7

Quan tâm tìm hiểu những khó khăn của HS thường gặp phải trong quá trình học tập, đặc biệt đối với những HS

tiếp thu chậm.


39/

67,2


16/

27,6


3/

5,2



3,62


3



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

(SL/ TL%)


ĐTB


TH

RTX

TX

TTh

IK


8

Yêu cầu cao đối với HS về

tính tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập.

34/

58,6

16/

27,6

7/

12,1

1/

1,7


3,43


7


9

Có hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

ngay sau bài học.

37/

63,8

14/

24,1

3/

5,2

4/

6,9


3,45


6


10

Thu thập thông tin phản hồi

từ phía HS về hoạt động giảng dạy.

33/

56,9

25/

43,1




3,57


4

11

Đánh giá cải tiến hoạt động

giảng dạy.

39/

67,2

18/

31,0

1/ 1,7


3,66

1


ĐTB chung





3,13


Qua bảng 2.5 cho thấy số GV Toán thực hiện thường xuyên các nội dung giảng dạy của bộ môn, ĐTB chung: 3,13 điểm, ĐLC: 0,78.

- Trong đó GV đánh giá cải tiến hoạt động giảng dạy (ĐTB: 3,66). Điều đó cho thấy GV thực hiện công việc này rất thường xuyên và chiếm tỉ lệ cao: 98,3% (RTX: 67,3%, TX: 31,0%), xếp hạng 1 ở cột thứ hạng chứng tỏ GV đánh giá rất cao về mặt này.

- Cập nhật, mở rộng với những kiến thức mới trong bài giảng, phù hợp với đối tượng HS (ĐTB: 3,64). Điều đó cho thấy GV thực hiện công việc này rất thường xuyên và chiếm tỉ lệ rất cao: 100% (RTX: 63,8%, TX:36,2%), xếp hạng 2 ở cột thứ hạng chứng tỏ GV cũng đánh giá cao về mặt này.

- Quan tâm tìm hiểu những khó khăn của HS thường gặp phải trong quá trình học tập, đặc biệt đối với những HS tiếp thu chậm (ĐTB: 3,62). Về mặt này, GV thực hiện rất thường xuyên và chiếm tỉ lệ cao: 94,8% (RTX: 67,2%, TX: 27,6%), xếp hạng 3 ở cột thứ hạng cho thấy GV cũng rất quan tâm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023