Câu Hỏi Nghiên Cứu, Giả Thuyết Nghiên Cứu Và Cơ Sở Lý Thuyết Nghiên Cứu


nhau. Tòa án có những điểm đặc thù riêng biệt. Ví dụ: Tòa án được quyền sử dụng thủ tục xét xử đơn giản hoặc thủ tục xét xử thông thường tùy trường hợp. Thủ tục xét xử đơn giản là một phương thức tiến bộ hiện nay được LBVQLNTD 2010 thừa nhận. Trong khi BLTTDS và TAND chưa áp dụng. Điểm đặc thù tiếp theo NTD không cần chứng minh lỗi của các nhà kinh doanh mà các nhà kinh doanh cho là mình không có lỗi thì phải tự chứng minh, đảo nghĩa vụ chứng minh. Điểm đặc thù khác: các tổ chức xã hội cũng có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD, và "thông tin về các vụ án bảo vệ NTD phải được công bố công khai sau khi thụ lý và sau khi xét xử." Đặc điểm cuối cùng là nếu tổ chức xã hội kiện tụng vì lợi ích chung hay nói cách khác là vì lợi ích công cộng khi thắng kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định toàn bộ số tiền bồi thường dựa theo bản án, theo Điều 46 LBVQLNTD 2010. Tác giả còn đề cập đến phương thức giải quyết tranh chấp mà NTD lựa chọn, một khi các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD bị xâm phạm, thì NTD có khuynh hướng lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà Án. Tuy nhiên, họ không chọn Toà án để giải quyết các tranh chấp vì e ngại một số nguyên nhân phát sinh khi kiện tụng tại Toà án.

- “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ luật học năm 2014 của tác giả Nguyễn Trọng Điệp [45]. Tác giả đã nêu lên vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân. Làm rõ quan hệ pháp luật tiêu dùng, chủ thể, khách thể, nội dung và đặc điểm của quan hệ pháp luật tiêu dùng. Bàn về phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dung và làm rõ khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng, so sánh như nhiều cấp độ trên thế giới, ở cấp độ quốc tế, ở cấp độ khu vực Asian, ở cấp độ quốc gia. So sánh quy tắc trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp...Luận án phản ánh thực trạng vấn đề giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp khác nhau rất chuẩn xác trong bối cảnh của Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra các hạn chế đối với các phương thức giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng. Các mặt hạn chế này rất có giá trị cho các nhà làm luật, để tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp hơn trên thực tế. Từ những thực trạng về vấn đề giải quyết tranh chấp đã nêu ra, tác


giả đề xuất các phương thức phù hợp giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân, nhằm mục đích để góp phần hỗ trợ, nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp và hoàn thiện pháp luật.

- “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân bằng phương thức trực tuyến ở liên minh Châu Âu và một số gợi mở cho hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”, tác giả Phan Thị Thanh Thuỷ, tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3 năm 2017 [102]. Trong bài này tác giả đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR), làm rõ khái niệm và đặc điểm. ODR platform này được tạo ra dựa trên nền PLBVQLNTD của EU. Nêu ra các vấn đề về điều kiện sử dụng công nghệ ODR platform. Về phía giải quyết các tranh chấp lại là các nhà cung cấp dịch vụ ADR hay còn gọi là thực thể ADR (ADR entity). Tác giả cũng đề cập quy trình giải quyết tranh chấp trên nền ODR, đánh giá tính ưu việt, điểm nổi bật của phương thức giải quyết tranh chấp này, và đồng thời đưa ra mặt hạn chế của ODR. Một số điểm yếu của phương thức ODR cần phải khắc phục ví dụ như việc thiếu các nhà cung cấp dịch vụ ADR, và điểm khó khăn khác là khi NTD ở những khu vực khó tiếp cận những phương tiện hiện đại như internet. Phương thức giải quyết tranh chấp ODR platform này chỉ có tác dụng và phát huy tốt tại các điểm có cơ sở hạ tầng tốt. Phương thức này không thể phát huy nếu như các phương truyền dẫn kết nối như Internet, wifi, 3,4,5 G... điểm cuối cùng tác giả nêu ra “một số gợi mở đối với hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” bảo vệ NTD trong khối ASEAN, gợi ý xây dựng cơ chế ODR ở ASEAN.

- “Giải quyết tranh chấp trực tuyến”, hội thảo khoa học, thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ 2017-2021, Nguyễn Văn Cương chủ trì hội thảo, được Viện Khoa học pháp lý tổ chức, 12/2017. Hội thảo bàn về vấn đề phương thức giải quyết tranh chấp ODR đối với doanh nghiệp và NTD Việt Nam. Trên thế giới thì vấn đề này không xa lạ gì, còn ở Việtnam, cần thiết phải nghiên cứu để NTD với doanh nghiệp làm quen dần với phương thức ODR mới. Vấn đề ODR này còn khá non trẻ, tính ứng dụng chưa cao. Pháp luật cỏn bỏ ngỏ các quy định về ODR, nên việc giải quyết tranh chấp ODR này còn khó khăn. Để tạo ra sự công bằng giữa


thương mại truyền thống và thương mại điện tử, Việt Nam có K3 Điều 76 Nghị định số 52/ 2013/ NĐ-CP ngày 16/5/2013 về GQTC trong thương mại điện tử [19], có nội hàm: không được phép tự mình giải quyết các vấn đề tranh chấp nếu chưa có sự đồng ý từ phía khách hàng. Ngoài ra còn đề cập Nghị định số 124/NĐ-CP ngày 19/11/2015 phạt về hành chính vi phạm buôn bán hàng gian, giả hàng cấm để bảo vệ NTD [21]. Ngày nay, thủ đoạn rất cao siêu, nếu chỉ dựa vào các nghị định trên thì khó giải quyết hết vì thiếu khung pháp lý. Theo LS. Trần Anh Huy: “Việt Nam hiện chỉ có quy định thương mại điện tử NĐ 52/2013/ND-CP ngày 16/5/2013 [19], nhưng ko đề cập phương thức giải quyết tranh chấp ODR một cách cụ thể vào, còn Nghị Định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 về hoà giải thương mại [22] có luôn hoà giải trực tuyến chỉ là bước đầu là điều kiện hình thành ODR” [37]. Trên thực tế chưa hình thành phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến như ở Châu Âu, và khó có thể hòa nhập được với trình tự thủ tục của Tòa án. Về ưu điểm nhanh, gọn lẹ, ít tốn kém, chủ động. Nhìn chung ở Việt Nam giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, xuyên biên giới, hàng hoá có giá trị cao…vẫn khó có thể giải quyết dứt điểm bằng phương thức thương mại điện tử. Có ý kiến đa phần cho rằng: giải quyết tranh chấp trực tuyến thông thường chỉ có thể giải quyết được các tranh chấp tài sản có giá trị thấp, còn đối với tài sản có giá trị cao và xuyên quốc gia thì có phần khó khăn khi giải quyết.

- “Giải quyết tranh chấp trực tuyến, khả năng áp dụng ở Việt Nam”, tạp chí Kinh tế đối ngoại, 13/12/2017 số 93, tác giả Hà Công Anh và Lê Hằng Mỷ Hạnh [30]. Trong bài viết này tác giả đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR). Phương thức giải quyết này đã được áp dụng rất nhiều nơi, các quốc gia có hệ thống pháp luật tiên tiến, hiện đại. Còn ở Việt Nam tác giả nhận định rằng cũng có khả năng áp dụng, tuy nhiên cần có "sự đồng thuận, thống nhất của các chủ thể tham gia", "và sự hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước." ODR không loại trừ toàn bộ việc xử lý thông tin theo cách thức thủ công hoặc tiến trình tiếp xúc đối chất mặt chạm mặt. Phương thức ODR có khả năng được áp dụng trong suốt quy trình để giải quyết các vấn đề tranh chấp xảy ra hoặc đơn giản, phương thức này xảy ra "một

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


giai đoạn nhất định nào đó và phải được kết hợp cùng với phương thức truyền thống." Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến giống như là một tiến trình xảy ra trên hệ thống trực tuyến bao gồm kể cả hình thức phát sinh từ hình thức ADR và hình thức Toà án. Nơi sử dụng phải ứng dụng các kiến thức về công nghệ thông tin cho một phần hoặc toàn phần trong quá trình giải quyết các tranh chấp xảy ra. Ưu điểm của ODR: tính hiện đại, tính đa dạng về chủ thể, tính minh bạch. Tác giả đưa ra khả năng áp dụng tại Việtnam, đồng thời nêu ra những ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng tại Việtnam.

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 4

- “Giải quyết tranh chấp tiêu dùng, xu hướng khởi kiện tập thể từ vụ kiện Apple Inc Làm chậm iPhone ở Việt Nam”(21/6/2018), tác giả Phan Thị Thanh Thuỷ [103]. Trong bài viết này, tác giả nói lên được thực trạng về khởi kiện tập thể ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có một vụ kiện tập thể lớn chưa từng có trước đây. Hai luật sư Nguyễn Ngọc Hùng và Trần Mạnh Tùng khởi kiện hãng Apple có trụ sở tại Mỹ và có văn phòng đại diện ở Việt Nam, trụ sở tại phường Bến Nghé quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, hai luật sư đã kiện lên Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu hãng Apple "có trách nhiệm khắc phục, chấm dứt gây thiệt hại cho toàn thể NTD tại Việt Nam khi sử dụng điện thoại iPhone 5, 6, 7". Các Iphones này "bị khuyết tật về kỹ thuật làm suy giảm hiệu suất của điện thoại và suy giảm một số tính năng khác do sử dụng bản cập nhật hệ điều hành mới." Yêu cầu hãng Apple phải chỉnh sửa phần mềm, hoặc thay pin miễn phí để các iPhone có được hiệu năng như cũ. Sau ba tháng, có bốn lần trao đổi đại diện của Toà án. Ngày 28 tháng 3 năm 2018 Tòa án từ chối thụ lý, Tòa đưa ra lý do vì hồ sơ chưa bổ sung theo yêu cầu của Toà án. Tuy nhiên hai luật sư đã thực hiện đúng theo quy định pháp luật tại K3 Điều 12 LBVQLNTD 2010 và đúng theo tinh thần của BLTTDS 2015. Tòa án trả lại đơn kiện vì cho rằng hồ sơ không hợp lệ. Việc Tòa án liên tục hẹn, kéo dài việc trả lời, sau đó thì mới trả lời mặc dù hai luật sư đã làm đầy đủ các yêu cầu của Tòa. Việc Tòa án khất đi khất lại, làm trì hoãn cho đến việc chủ động trì hoãn nhiều lần dẫn đến nguyên nhân ảnh hưởng về thời hạn, vi phạm thủ tục nhận xử lý đơn kiện của người khởi kiện theo tinh thần Điều 191, K2, K3 BLTTDS


2015. Tòa án đã vi phạm khoảng thời gian do pháp luật quy định làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khởi kiện, cụ thể là quyền được thẩm phán xem xét đơn kiện theo thời hạn do luật định, vi phạm BLTTDS 2015, vi phạm đến quyền được hồi đáp đúng thời gian của người khởi kiện. Về phía Tòa án, TAND chưa thể giải quyết các vấn đề khởi kiện tập thể, chưa thể áp dụng triệt để tinh thần luật Tố tụng Dân sự, chưa phát huy hết sức mạnh vốn có, và chưa phát huy hết chức năng của tòa án khi đương đầu với khó khăn. Tòa án còn lúng túng chưa thể thực thi có hiệu quả khi giải quyết tranh chấp về tiêu dùng có liên quan đến yếu tố nước ngoài đặc biệt tranh chấp có liên quan đến kiện tập thể.

Ngoài ra còn có một số các công trình nghiên cứu được viết thành sách tiện cho việc tham khảo và một số nghiên cứu còn được viết ở dạng giáo trình được công bố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và học tập… những tài liệu này được tác giả biên soạn nhầm chia sẻ các vấn đề, các thông tin, thực trạng liên quan đến khía cạnh bảo vệ tiêu dùng, và so sánh, đối chiếu từ pháp luật nước ngoài với pháp luật Việt Nam. Nhìn chung, đã có rất nhiều tài liệu, sách vở, công trình khoa học, nghiên cứu về vấn đề tiêu dùng, nhưng liên quan đến GQTC tiêu dùng bằng phương thức thiên về Toà án vẫn còn mặt hạn chế cố hữu cần được nghiên cứu. Vì thế tác giả chọn đề tài: "giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Tòa án" làm đề tài nghiên cứu cho mình là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay tại Việt Nam. Tác giả nghiên cứu về mặt lý luận liên quan tới pháp luật tiêu dùng, vấn đề giải quyết tranh chấp bằng phương thức Toà án; nghiên cứu, so sánh thực tiễn, thực trạng áp dụng pháp luật, đề xuất cách thức hoàn thiện.

1.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu

1.1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu các công trình của những tác giả trong nước và ngoài nước về vấn đề tiêu dùng, tác giả đánh giá các kết quả cụ thể sau đây:

Thứ nhất, nhìn chung pháp luật ở Việt Nam và ở nước ngoài, đối tượng cần được pháp luật bảo vệ đối với quan hệ tư là NTD, vì thế cần phải bảo vệ NTD. Ở Việt Nam xem thương nhân là người ở vị thế mạnh, NTD ở vị thế yếu.


Thứ hai, tính công bằng chưa đạt được như mong đợi, và quyền của NTD bị xâm phạm thường xuyên, đây cũng là vấn đề hiện nay cần được nghiên cứu để tìm ra các phương thức đưa vào pháp luật để bảo vệ NTD.

Thứ ba, pháp luật nước ngoài và Việt Nam đề cao tôn trọng và bảo vệ NTD, họ làm những điều mà có lợi nhất, tốt nhất cho NTD, ví dụ ở nước ngoài, việc kiện tập thể rất có lợi cho NTD vì đỡ tốn kém, tiện lợi và kiện tập thể cũng rất bình thường, còn ở Việtnam, NTD khởi kiện tập thể thì không dễ dàng.

Thứ tư, ở nước ngoài NTD và các tổ chức bảo vệ NTD có khuynh hướng năng động. Nếu NTD gặp phải vấn đề bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, họ lập tức khởi kiện hoặc thương lượng yêu cầu bồi thường ngay. Còn đối với các tổ chức, khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của NTD bị xâm phạm, không cần NTD lên tiếng họ cũng trình đơn khởi kiện tới nơi, kiện ngay. Trong khi ở Việt Nam NTD có vẻ còn bị thụ động, thờ ơ. Đối với các tổ chức bảo vệ tiêu dùng, tiếng nói họ không có trọng lượng, vẫn chưa hoạt động hết mình, mọi chuyện họ đều muốn cho qua.

Thứ năm, ở nước ngoài cũng như Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế trong pháp luật cần phải tìm ra phương thức hoàn thiện, và cũng có một số lỗ hổng trên thực tế hiện không có khả năng giải quyết, gây tổn hại cho NTD.

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng phương thức Toà án.

Thứ nhất, GQTC bằng Tòa án có khả năng giải quyết triệt để hầu hết các vấn đề có liên quan đến tranh chấp tiêu dùng, mà các phương thức giải quyết ngoài Tòa án không mang lại kết quả, và phương thức GQTC bằng Tòa là một phương thức bảo vệ mang tính hiệu quả cao.

Thứ hai, phương thức xét xử bằng Toà án đảm bảo hơn vì Tòa án mang tính quyền lực công, tính nghiêm túc. Mục đích quan trọng đối với phán quyết Toà án ban ra là việc thực thi, vì nếu có phán quyết mà không được thực thi, các bên tham gia tranh chấp không tuân theo, thì có phán quyết cũng như không có.


Thứ ba, Tòa án hiện nay không được NTD lựa chọn nhiều, NTD lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng phương thức ngoài Tòa án vì tính tiện lợi, nhanh chóng, tiền bạc, chủ động. Các phương thúc ngoài Toà án này phù hợp với các vụ kiện nhỏ, có tài sản hoặc có mức bồi thường giá trị thấp.

Thứ tư, ở Việt Nam, NTD giải quyết tranh chấp bằng Tòa án khi khởi kiện tập thể, nhân danh vì lợi ích tập thể, hoặc các vụ việc liên quan đến các tranh chấp tiêu dùng có yếu tố nước ngoài thì Toà án còn lúng túng, thậm chí không thể giải quyết vì chưa va chạm nhiều, nên việc xét xử bằng Toà án vẫn chưa thật sự mang lại kết quả mà NTD mong đợi.

1.1.3.2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu

Hiện nay việc nghiên cứu liên quan GQTC tiêu dùng bằng Toà án cũng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu đánh giá, tuy nhiên mức độ còn rời rạc, chưa tập trung chuyên sâu hết các ngõ ngách liên quan đến GQTC tiêu dùng bằng Toà án. Tại Việtnam công trình nghiên cứu thiên về một lĩnh vực "duy nhất về GQTC tiêu dùng bằng Toà án" cấp độ tiến sĩ chưa được thực hiện. Tác giả quyết định nghiên cứu "giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay" đề tài này không trùng lắp với các công trình khoa học nghiên cứu trước đó ở cấp độ tiến sĩ và luận án tiếp tục nghiên cứu: Thứ nhất, về vấn đề lý luận về GQTC giữa NTD với thương nhân trong đó bao gồm khái niệm tranh chấp tiêu dùng, nội dung liên quan đến đề tài. Thứ hai, luận án nêu ra một số thực trạng, thực tiễn liên quan đến giải quyết tình chấp tiêu dùng bằng Tòa án theo tinh thần pháp luật Việt Nam. Thứ ba, luận án đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn và đối chiếu thực trạng pháp luật để đề ra một số phương thức hoàn thiện.

1.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ đi sâu và giải quyết những câu hỏi được nêu dưới đây:


- Tại sao việc giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng phương thức Toà án đóng vai trò quan trọng hiện nay? những phương thức nào được thực hiện để giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng?

Phương thức GQTC bằng Toà án đóng vai trò rất quan trọng, không những có đặc thù riêng mà còn là phương thức giải quyết cứu cánh cuối cùng khi các phương thức giải quyết khác không thành. Phương thức Toà án vừa có những ưu điểm nhất định và vừa có những hạn chế cố hủ, vì thế cần phải được nghiên cứu tỉ mỉ. Ngoài phương thức GQTC bằng Toà án, vẫn có các phương thức ngoài Toà án khác.

- Tranh chấp và tranh chấp trong tiêu dùng được hiểu như thế nào?

Tranh chấp trong tiêu dùng có nét đặc thù riêng, chuyên cho lĩnh vực tiêu dùng, nó có nhiều sự khác biệt so với các loại tranh chấp khác.

- Thực trạng và thực tiễn giải quyết tranh chấp tiêu dùng thời gian qua có những bất cập vướng mắc gì?

Thực trạng và thực tiễn giải quyết tranh chấp tiêu dùng thời gian qua có những bất cập vướng mắc trong nhiều vấn đề liên quan về quy định như: thủ tục rút gọn chưa phù hợp, về khởi kiện tập thể, nghĩa vụ chứng minh, địa vị pháp lí của người khởi kiện...thực tiển án phí, đối tượng chịu án phí, BTTH. Sau nhiều năm PLBVQLNTD đi vào đời sống phát sinh những điểm chưa phù hợp từ thực trạng trong pháp luật và thực tiễn GQTC. Để GQTC tiêu dùng có hiệu quả, các quy định có liên quan cần phải chuẩn mực, khắc phục được lỗ hổng, và hoàn thiện tồn tại phát sinh.

- Những bất cập, vướng mắc và nguyên nhân của bất cập trong pháp luật ?

Những bất cập, vướng mắc liên quan đến định nghĩa NTD, thiếu định nghĩa hàng hoá, dịch vụ...những vấn đề chưa có quy định trong pháp luật như khởi kiện tập thể...

- Nhu cầu và giải pháp hoàn thiện đối với vấn đề giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân như thế nào?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022