Quản Lý Đào Tạo Trình Độ Sơ Cấp Đáp Ứng Nhu Cầu Của Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bản Tỉnh


Tóm lại, quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT nhằm mục tiêu lớn nhất là nâng cao chất lượng và sự thích ứng với việc làm, SX-KD. Lựa chọn cách tiếp cận với mô hình phù hợp sẽ giúp cho các cơ sở GDNN đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhân lực trong khu vực nông thôn.

1.4. Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn trên địa bản tỉnh

1.4.1. Phân cấp quản lý và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, của các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh trong đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT

Các lực lượng tham gia quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn bao gồm: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - cơ quan trung ương quản lý nhà nước về GDNN; chính quyền cấp tỉnh, huyện và xã (trong đó đặc biệt là vai trò của Sở và Phòng Lao động, Thương binh và xã hội/LĐTBXH; các Sở và Phòng có liên quan (Sở/Phòng Kế hoạch và đầu tư, Sở/Phòng Tài chính....); các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ sở GDNN trên địa bàn.

Tổng cục GDNN làm cơ quan chủ quản và điều hành và quản lý hoạt động đào tao nghề cho LĐNT ở cấp vĩ mô; chỉ đạo tổ chức thực hiện và quản lý đề án ĐTNCLĐNT; Đề xuất và thực hiện quy pham pháp luật, chính sách, cơ chế đào tạo nghề cho LĐNT; Truyền thông va phổ biến các mô hình hiêu quả đến các bên tham gia thực hiện như; cơ quan chính quyền địa phương, các cơ sở GDNN, phối hợp với các đề án khác tại cộng đồng, các tổ chức quần chúng, các doanh nghiệp và người lao động.

Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội- xã hội nghề nghiêp và cộng đồng:

Chính quyền cấp tỉnh, huyện và xã đóng vai trò là các cơ quan quản lý và điều hành hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT và đề án ĐTNCLĐNT tại địa phương. Chính quyền địa phương, các tổ chức các tổ chức chính trị xã hội- xã hội nghề nghiêp và cộng đồng có vai trò đồng quản lý, đảm bảo chăm lo để hoạt động và mô hình ĐTNCLĐNTđược triển khai thực hiện và ngày càng hoàn thiện hơn. Thông tin phản hồi về kết quả và những đổi mới được áp dụng cho các

39


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

chương trình trong quá trình triển khai sẽ được báo cáo đến Tổng cuc GDNN. Chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội sẽ đóng vai trò như một cơ quan giám sát địa phương, thực hiện giám sát các hoạt động đào tạo, tư vấn việc làm, cung cấp vốn và kỹ thuật cho học viên, trợ giúp thực hiện kế hoạch khởi sự SX-KD, xác định những trợ giúp bổ sung trong quá trình phát triển SX-KD.

Cơ sở GDNN và cơ sơ SX-KD:

Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 7

- Phối hợp với địa phương tổ chức đánh giá nhu cầu học nghề và việc làm cho LĐNT:

Để thực hiện nhiệm vụ này, các cơ sở GDNN và cơ sở SX-KD cần phối hợp với chính quyền cấp xã tổ chức, triển khai đánh giá và xử lý kết quả nhu cầu học nghề và việc làm cho LĐNT , qua những câu hỏi sau: Học viên các khóa học nghề là ai, nhu cầu học nghề của lao động và hộ gia đình ở nông thôn là gì, làm thế nào giải quyết những nhu cầu đó, nhu cầu của lao động và hộ gia đình ở nông thôn sau học nghề là gì, làm thế nào để giải quyết những nhu cầu đó.

- Phối hợp xây dựng kế hoạch ĐTNCLĐNT

Để thực hiện nhiệm vụ này, các cơ sở GDNN cơ sở SX-KD cần phối hợp với chính quyền cấp xã tổ chức xây dựng kế hoạch ĐTNCLĐNT phù hợp với nhu cầu học nghề, việc làm cho LĐNT và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng xây dựng nông thôn mới qua những câu hỏi sau: các mục tiêu dạy nghề cần đạt, các biện pháp tổ chức thực hiện và những nguồn lực đảm bảo.

- Tổ chức các khóa ĐTNCLĐNT :

Đây là thành tố quản lý quan trọng vì nó quyết định chất lượng và hiệu quả của các khóa đào tạo, vì vậy cần có sự phối hợp và đồng quản lý giữa cơ sở GDNN và cơ sở SX-KD với chính quyền địa phương, cộng đồng. Để tổ chức các khóa ĐTNCLĐNT , cần trả lời đươc những câu hỏi sau: Ai, tổ chức nào tham gia giảng dạy và quản lý các khóa ĐTNCLĐNT , những căn cứ nào để xác định nội dung, chương trình các khóa ĐTNCLĐNT , những hình thức tổ chức dạy nghề nào sẽ được thực hiện.

- Quản lý những điều kiện đảm bảo ĐTNCLĐNT:

40


Các cơ sở GDNNchủ động chuẩn bị TBDH, phương tiện học liệu cho các khóa ĐTNCLĐNT và sự tham gia hiệu quả của cơ sở SX-KD. Để quản lý những điều kiện đảm bảo ĐTNCLĐNT khi muốn học nghề và sau học nghề cần làm rõ các câu hỏi sau; ai, tổ chức nào sẽ hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, TBDH, hỗ trợ vốn, cho quá trình học nghề và sau khi kết thúc khóa học nghề.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả ĐTNCLĐNT:

Cơ sở GDNN kiểm tra, đánh giá kết quả học nghề, cấp chứng chỉ học nghề cho học viên. Phối hợp với cơ sở SX-KD, chính quyền cấp xã, đánh giá chất lượng và hiệu quả các khóa ĐTNCLĐNT . Để làm sáng tỏ thành tố này, cần làm rõ những vấn đề sau: Chất lượng các khóa ĐTN cho LĐNT, lợi ích ĐTN mang lại cho cộng đồng, cơ sở SX-KD, người lao động và hộ gia đình sau học nghề.

Đối với người lao đông nông thôn (học viên): Để có thể đạt được các mục tiêu ĐTNCLĐNT học viên cần tham gia vào các giai đoạn của quá trình đào tạo, bằng cách chủ động tiến hành các hoạt động đã được thiết kế sẵn theo mẫu, tuân thủ theo các yêu cầu của đào tạo. Học viên theo học trình độ sơ cấp chính là muc tiêu, là nhân tố quyết định thành công của hoạt động đào tạo nghề nói chung và đào tạo trình độ sơ cấp nói riêng cho LĐNT ở các địa phương.

1.4.2. Quản lý của cơ sở GDNN trong đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT

Vận dụng mô hình CIPO để xây dưng khung lý thuyết quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT (được thể hiện Hình 1.7)


QUẢN LÝ HOẠT DẠY HỌC

1 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên:

- Quản lý thực hiện chương trình

- Quản lý thực hiện kế hoạch dạy học

- Quản lý đổi mới phương pháp và tổ chức dạy học

- Quảnlý sử dụng phương tiện dạy học

2. Quản lý hoạt động học của học viên:

- Quản lý hoạt động học trên lớp

-Quản lý hoạt động học ngoài hiện trường

-Quản lý hoạt động tự học

3. Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:

- Quản lí kiểm tra, đánh giá thường xuyên

- Quản lí kiểm tra, đánh giá định kỳ

- Quản lí kiểm tra, đánh giá thi tốt nghiệp

- Quản lí kiểm tra, đánh giá phát triển năng lực người học

4. Phản hồi thông tin:

- Có phản hồi không?

-Sử dụng kết quả để điều chỉnh đổi mới hoạt động dạy

5. Quản lý cấp chứng chỉ sơ cấp

- Đáp ứng qui trình

- Xét duyệt hội đồng

- Cấp chứng chỉ kịp thời

6. Quản lí hồ sơ đào tạo

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LĐNT


QUẢN LÝ ĐẦU VÀO

1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề của LĐNT

- Điều tra cung – cầu lao động

- Nhu cầu sử dụng lao động của CS-KD

2. Báo cáo nhu cầu ĐT và đăng ký chỉ tiêu kế hoạch ĐT

3. Thiết kế đào tạo:

- Tổ chức phát triển CTĐT

- Tổ chức thiết kế các khóa học (tên khóa học, thời gian, đối tượng học viên..

4. Lập kế hoạch đào tạo

- Quản lý chuẩn GV

-Quảnlý CSVC (QL mua sắm, QL tự làm, qui định quản lí tài sản….)

- Quản lí tài chính

5. Tổ chức tuyển sinh:

- Xây dựng qui chế tuyển sinh

- Thông báo tuyển sinh

- Tiếp nhận hồ sơ

- Tổ chức xét tuyển

- Kết quả trúng tuyển

- Nhập học

6. Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo


QUẢN LÝ KẾT QUẢ ĐẦU RA

- Tổ chức Sát hạch Cấp chứng chỉ hành nghề

-Tổ chức Tư vấn giới thiệu việc làm

-Theo dõi Việc làm của người tốt nghiệp

-Quản lý Phát triển nghề nghiệp trong tương lai

- Sự hài lòng của người LĐNT và cơ sở SX-KD

BỐI CẢNH

- Mô hình tăng trưởng kinh tế, an sinh và công bằng xã hội, nông thôn mới của địa phương

- Chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương về GDNN và nông nghiệp, nông thôn

- Thay đổi kỹ thuật và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và trong đào tạo nghề .....

46

Hình 1.7. Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT


1.4.2.1. Quản lý đầu vào đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT

a. Tổ chức xác định nhu cầu đào tạo của LĐNT

Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của người lao động là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, tạo thuận lợi cho HV sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo có nhiều cơ hội tìm được việc làm và tự tạo việc làm phát triển SX - KD, giải quyết việc làm, gắn đào tạo với sử dụng. Để thực hiện được việc đó, trước hết các cơ sở GDNN phải tổ chức triển khai xác định nhu cầu đào tạo của LĐNT, là căn cứ để tuyển sinh và triển khai đào tạo theo nhu cầu của LĐNT.

Để thực hiện được việc này, các cơ sở GDNN tổ chức triển khai một số hoạt động sau:

- Lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có kinh nghiệm tham gia “Tổ công tác” về xác định nhu cầu đào tạo của LĐNT;

- Các tiêu chí nhu cầu đào tạo của LĐNT bao gồm: Thông tin về nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và thông tin về TTLĐ trên địa bàn; các đối tượng lao động có nhu cầu học; ngành nghề/ lĩnh vực có nhu cầu đào tạo; nguyện vọng về thời điểm đi học và độ dài khóa học.v.v...

- Tổ công tác tiến hành tổ chức thiết kế khảo sát nhu cầu đào tạo của LĐNT trên các mặt: Xác định các đối tượng địa bàn và khảo sát; mục tiêu và các nội dung khảo sát; tổ chức thiết kế công cụ khảo sát (bằng phiếu hỏi, phỏng vấn theo cấu trúc); quy trình, phương pháp khảo sát;

- Tổ chức tập huấn cho các thành viên của Tổ Công tác và lực lượng phối hợp về mục tiêu, nội dung, công cụ, quy trình và phương pháp khảo sát nhu cầu đào tạo của LĐNT;

- Nhóm công tác tiến hành tổ chức triển khai khảo sát nhu cầu đào tạo của LĐNT trong cộng đồng để thu thập được thông tin về nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và thông tin về TTLĐ trên địa bàn; thông tin về các cá nhân người LĐNT có nhu cầu và nhu cầu đào tạo của các cá nhân.

- Tổng hợp kết quả khảo sát và viết báo cáo tổng hợp về nhu cầu đào tạo trình độ

sơ cấp cho LĐNT trên địa bàn, về những ngành nghề cần đào tạo, đối tươnngười hoc, địa bàn tuyển sinh được giao.

g, số lương


- Các cơ sở GDNN báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT trên địa bàn tuyển sinh được giao và đăng ký chỉ tiêu kế hoạch tạo theo quý, theo năm.

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các cơ sở GDNN về nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT theo xã/phường, huyện/quận, cơ quan quản lý nhà nước về GDNN phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan ra quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp GDNN cho các cơ sở GDNN. Trên cơ sở đó, các cơ sở GDNN tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch đạo tạo, tuyển sinh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai các khóa học đáp ứng nhu cầu của LĐNT.

b. Quản lý tuyển sinh đáp ứng nhu cầu học nghề

Xét tuyển sinh theo nhu cầu học nghề là đầu vào quan trọng của quá trình đào tạo. Về mặt chất lượng, nếu chất lượng đào tạo xét tuyển sinh theo nhu cầu học nghề phù hợp thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Về hiệu quả, nếu tuyển sinh tuân thủ quy luật cung - cầu về số lượng và ngành nghề đào tạo thì HV tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm và phát triển SX-KD và phát triển SX - KD và nâng cao được hiệu quả đào tạo. Ngược lại, nếu tuyển sinh không gắn với nhu cầu nhân lực của TTLĐ thì HV tốt nghiệp sẽ ít có cơ hội tìm được việc làm, phát triển SX-KD và hiệu quả đào tạo sẽ thấp, mặt khác, sẽ làm cho TTLĐ mất cân đối, đến chừng mực nào đó sẽ gây nên khủng hoảng thừa hoặc thiếu nhân lực.

Để quản lý tuyển sinh đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT, các cơ sở GDNN phải phối hợp với các cơ sở SX-KD và ngườ i lao đôṇ g để thu thập thông tin về nhu cầu việc làm và phát triển SX-KD, qua đó xác định NCĐT cho phù hợp. NCĐT phải bao gồm chất lượng đào tạo (năng lực đầu ra), số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp. Trên cơ sở đó, xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho phù hợp với các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạocủa các cơ sở GDNN và tiến hành các thủ tục tuyển sinh theo quy định của pháp luật như thông báo tuyển sinh rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, xét duyệt và công khai kết quả tuyển sinh.


Ngoài ra, để tuyển sinh có chất lượng, các các cơ sở GDNN cần phối hợp với cơ sở SX-KD, chính quyền, các tổ chức nghề nghiệp và đoàn thể các cấp tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho HV thông qua các ngày hội “tư vấn tuyển sinh”, “ngày hội việc làm”, “đáp ứng nhu cầu học nghề”…để HV chọn được ngành/nghề phù hợp với nhu cầu việc làm và phát triển SX-KD của TTLĐ cũng như với năng lực của bản

thân mình.

c. Quản lý phát triển CTĐT

Để đào tạo theo nhu cầu học nghề, CTĐT là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Các cơ sở GDNN không thể đào tạo cái mình có mà xã hội không cần. Quản lý phát triển CTĐT theo nhu cầu học nghề bao gồm các nội dung sau đây:

- Xác định mục tiêu CTĐT:

Mục tiêu của CTĐT hay còn được gọi là chuẩn đầu ra chính là khung năng lực của người lao động trình độ sơ cấp theo vị trí việc làm và phát triển SX-KD mà người sử dụng lao động đòi hỏi. Để làm được điều này, các cơ sở GDNN phải phối hợp với các cơ sở SX-KD tổ chức phân tích nghề tại vị trí việc làm theo phương pháp DACUM để xác định những kỹ năng mà người lao động phải có để có thể hoàn thành ở mức độ thành thạo công việc ở vị trí việc làm ở trình độ sơ cấp.

- Xác định nội dung của CTĐT:

Sau khi phân tích nghề, cần tổ chức phân tích từng việc làmcủa nghề để xác định nội dung của CTĐT, đó là những bộ ba “Kiến thức - Kỹ năng –Mức độ tự chủ và tư chịu trách nhiệm” cần thiết mà người lao động phải có để hoàn thành được từng việc làmcủa nghề. Đó chính là nội dung của CTĐT.

- Thiết kế cấu trúc của CTĐT:

CTĐT trình độ sơ cấp đang có nhiều cấu trúc khác nhau: CTĐT được cấu trúc theo môn học, CTĐT được cấu trúc theo mô đun ( tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) và TĐT được cấu trúc hỗn hợp giữa môn học và mô-đun. Tuy nhiên, để đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT thì cấu trúc CTĐT theo mô đun là thích hợp nhất.


Người học có thể chọn những mô đun thích hợp để tìm việc làm, sau đó có thể học tiếp các mô đun khác khi cần thiết và có điều kiện, cần gì học nấy, học suốt đời.

Để quản lý tốt việc phát triển CTĐT, các cơ sở GDNN cần thành lập nhóm phát triển CTĐT bao gồm một số GV giỏi của cơ sở GDNN, một số chuyên gia của cơ sở SX-KD là những kỹ sư và công nhân giỏi để thực hiện quy trình phân tích nghề và phân tích các việc làmđể xác định mục tiêu, nội dung và cấu trúc CTĐT theo việc làm.

d. Quản lý phát triển đội ngũ GV để thực hiện đào tạo theo nhu cầu

Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt để thực hiện đào tạo theo nhu cầu. Trong đào tạo theo nhu cầu, để người học hình thành được năng lực nghề nghiệp, đòi hỏi mỗi người GV phải dạy được cả lý thuyết lẫn thực hành nghề, đây là một vấn đề bất cập hiện nay. Bên cạnh đó, trong dạy học hiện đại, đặc biệt là trong GDNN, người GV cần có năng lực sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện và TBDH hiện đại cũng như áp dụng công nghê số, công nghệ thông tin và công nghệ mô phỏng trong dạy học... Các nhà quản lý cần quan tâm đến năng lực của đội ngũ GV ngay từ khâu tuyển dụng, sử dụng và bồi dưỡng sao cho mỗi GV có khả năng dạy học hiệu quả cho người học, nhất là LĐNT.

Phân công GV giảng dạy cho các khóa đào tạo: cần lựa chọn GV có đủ năng lực dạy học tích hợp lý thuyết và thực hành và có am hiểu về vị trí việc làm và phát triển SX-KD mà khóa học đang hướng tới. Nếu các các cơ sở GDNN không có đủ GV có đủ tiêu chuẩn này thì cần mời các GV thỉnh giảng từ các các cơ sở GDNN khác hoặc từ các cơ sở SX-KD hoặc cơ quan quản lý.

e.Quản lý CSVC, TBDH để đào tạo theo nhu cầu

Đào tạo theo nhu cầu đỏi hỏi các cơ sở GDNN không thể dạy chay, học chay mà phải dạy và học thực hành dựa trên các tình huống mô phỏng nghề nghiệp. Do đó, quá trình đào tạo đòi hỏi phải có CSVC-TBDH cần thiết, tương ứng với các vị trí việc làm của cơ sở SX-KD, để người học sau khi tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập với

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 08/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí