Trình Độ Học Vấn Của Lao Động Trong Hộ Nông Dân

nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, đời sống nhân dân vùng cao vẫn còn thấp dẫn tới việc quan tâm đầu tư, việc tạo điều kiện cho con em theo học chưa được quan tâm. Đặc biệt, tại huyện Mường Nhé vốn là một huyện nghèo khó, việc duy trì sĩ số học sinh đến lớp gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.8. Trình độ học vấn của lao động trong hộ nông dân


Chỉ tiêu

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

1. Trình độ học vấn cao nhất của lao động



Tiểu học

95

15,27

Trung học cơ sở

206

33,12

Trung học phổ thông

274

44,05

Trung cấp/Cao đẳng

32

5,14

Đại học/trên Đại học

15

2,41

2. Trình độ học vấn thấp nhất của lao động



Tiểu học

361

58,04

Trung học cơ sở

199

31,99

Trung học phổ thông

62

9,97

Trung cấp/Cao đẳng

-

-

Đại học/trên Đại học

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 13

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thao. Trong đó, trình độ học vấn cao giúp người lao động nắm bắt được những kiến thức mới, là công cụ giúp người lao động tiếp cận được những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động. Trình độ học vấn của người lao động trong các hộ nông dân của tỉnh Điện Biên nhìn chung còn thấp, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng nguồn vốn con người.

Trình độ học vấn của lao động thấp còn gây khó khăn cho việc triển khai các chủ trương, chính sách, các kế hoạch, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo nói chung, trong đó có các chính sách về phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế của các hộ nông dân. Trình độ dân trí thấp còn làm cho mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân (y tế, giáo dục, dân số và kế hoạch hóa gia đình, nước sạch và vệ sinh môi trường, các chính sách trợ giúp xã hội) bị hạn chế dẫn đến chất lượng cuộc sống của của người dân chưa được đảm bảo.

Để nâng cao trình độ học vấn cho người lao động, tỉnh Điện Biên cần có các giải pháp về giáo dục. Trước tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các trường; đưa các em học sinh ở các bản về trường để có điều kiện học tập tốt hơn; các biện pháp cụ thể để duy trì sĩ số học sinh các cấp học, đặc biệt là lớp đầu cấp và cuối cấp; có chính sách hỗ trợ học sinh thi và đỗ đại học cũng như khuyến khích học sinh học đại học, cao đẳng trở về địa phương làm việc. Ngoài ra, tỉnh cần quan tâm tới nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, liên kết giáo dục đại học, sau đại học ngay tại tỉnh giúp cho học sinh, người lao động thuận tiện trong di chuyển và học tập.

Bên cạnh giáo dục cơ bản trong nhà trường, các lớp đào tạo, tập huấn cũng giúp nâng cao năng lực cho người lao động. Phát triển du lịch tại tỉnh Điện Biên đi kèm với nhu cầu các dịch vụ du lịch của du khách ngày càng tăng đòi hỏi nhân lực trong ngành du lịch phải nâng cao trình độ và các nghiệp vụ cần thiết.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn con người


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

1. Hộ gia đình đầu tư nguồn thu từ du

lịch vào giáo dục

Hộ

114

45,6

2. Lao động trực tiếp trong ngành du lịch

Người

256

100

- Lao động trực tiếp được đào tạo, tập

huấn


Người


163


63,67

- Lao động trực tiếp chưa qua đào

tạo, tập huấn


Người


93


36,33

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Thông qua hoạt động phục vụ khách du lịch, các nguồn thu của hộ nông dân được đa dạng hơn. Mục đích sử dụng nguồn thu nhập của các hộ cũng rất đa dạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy 45,6% hộ tham gia cung cấp dịch vụ du lịch đã sử dụng nguồn thu từ du lịch để đầu tư vào giáo dục. Cụ thể, các hộ nông dân đầu tư cho con cái học hành, đầu tư cho chính bản thân hoặc người lao động khác trong gia đình tham gia các khóa học ngắn hạn, đi thăm quan, học hỏi. Nhờ đó, nguồn nhân lực trong các hộ nông dân được nâng cao năng lực.

Nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch. Trong đó, nhân lực trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ

hành, cửa hàng phục vụ du khách, cơ quan quản lý du lịch. Trong tổng số 250 hộ có các hoạt động SXKD liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm cung cấp các dịch vụ du lịch có 256 lao động tham gia phục vụ trực tiếp du khách. Trong đó, tỷ lệ lao động được đào tạo, tập huấn về du lịch chiếm 63,67%.

Hoạt động tập huấn thường do sở Văn hóa thể thao và du lịch (VHTTDL) Điện Biên tổ chức, hoặc sở VHTTDL liên kết với các trường đại học, cao đẳng đào tạo nghề du lịch, một số vụ của Tổng cục du lịch, các chuyên gia đào tạo về du lịch để tổ chức các lớp ngắn hạn. Bên cạnh đó, một số đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cũng tự tổ chức đào tạo cho đội ngũ lao động tại chỗ. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã chủ trì và phối hợp tổ chức 36 lớp tập huấn với 1.421 lượt người tham gia. Các khóa tập huấn thường dành cho ba đối tượng: thứ nhất là các chủ cơ sở, người quản lý tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, quản lý điểm đến du lịch; thứ hai là các bán bộ quản lý nhà nước cấp huyện và cấp xã; thứ ba là người lao động phục vụ khách du lịch, các hộ dân tham gia làm du lịch. Nội dung đào tạo, tập huấn đa dạng, tập trung vào kỹ năng cần thiết của từng đối tượng.

Đối với cán bộ quản lý nhà nước trong ngành du lịch, các lớp thường tập trung vào các chính sách và đào tạo về kiến thức quản lý du lịch như: tổng quan về du lịch, cập nhật những nội dung mới của Luật du lịch, công tác thống kê du lịch, quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên, vận tải khách du lịch, các xu hướng du lịch trên thế giới,… Thông qua những khóa tập huấn, cán bộ quản lý có được kiến thức mới để phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Đối với các đối tượng là chủ cơ sở, quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch, các khóa tập huấn thường trang bị kiến thức xây dựng kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo, quản lý tài chính, tiếp thị và quảng bá, nâng cao nhận thức về điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch tại các điểm đến du lịch và cơ sở kinh doanh du lịch.

Các khóa đào tạo dành cho đối tượng là người lao động phục vụ khách du lịch thường tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Các nội dung đào tạo như: quy trình phục vụ khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, thuyết minh và xử lý các tình huống trong phục vụ khách du lịch tại nhà dân, nghiệp vụ chế biến món ăn, các kỹ năng phục vụ khách lưu trú khác.

Bảng 4.10. Thống kê các khóa tập huấn du lịch từ năm 2014 – 2019 tỉnh Điện Biên


Năm

Nội dung chính

Số lượng

học viên

Đối tượng tham gia

2014

- Bồi dưỡng nghiệp vụ

- Nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho cộng đồng

- Năng lực Marketing du lịch

400

- Nhân viên phục vụ

- Cơ sở kinh doanh

- Cán bộ công chức, viên chức


2015

- Tập huấn Xây dựng chính sách và Quy hoạch du lịch có trách nhiệm

- Hướng dẫn thực hành lưu trú du lịch tại nhà dân

- Tập huấn Vận hành Trung tâm Thông tin Du lịch

- Tập huấn Marketing có trách nhiệm

274

- Cán bộ công chức, viên chức Các hộ kinh doanh homestay

- Cơ sở kinh doanh lưu trú, lữ hành


2016

- Tập huấn nâng cao nghiệp vụ

- Tập huấn kinh doanh lưu trú du lịch

- Tập huấn kỹ năng quản trị, biên tập tin, bài và ứng dụng E-marketing trên website

219

- Quản lý, nhân viên phục vụ

- Cán bộ công chức, viên chức Cán bộ quản trị website


2017

- Bồi dưỡng nghiệp vụ

- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

- Đào tạo DMO

160

- Quản lý, nhân viên phục vụ

- Bí thư chi bộ, trưởng bản

- Cán bộ công chức, viên chức


2018

- Tập huấn Nghiệp vụ quản lý cơ sở lưu trú du lịch

- Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng thuyết minh

- Nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng

- Nâng cao kỹ năng nghề du lịch homestay

177

- Chủ cơ sở lưu trú du lịch

- Cán bộ công chức, viên chức

- Chủ hộ có nhu cầu kinh doanh


2019


- Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

- Tập huấn nghiệp vụ

- Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch

- Bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch lưu trú tại nhà dân

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý du lịch

191

- Cán bộ quản lý

- Quản lý, nhân viên phục vụ

- Bí thư chi bộ, trưởng bản

- Chủ hộ có nhu cầu kinh doanh

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên (2020)

Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng được quan tâm, đào tạo. Nhiều khóa tập huấn đã tập trung vào các vấn đề như nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm, từ đó hướng các chủ cơ sở kinh doanh du lịch vào công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động. Ngoài việc giảng dạy trên lớp, người quản lý và lao động được thực hành và đi khảo sát, tham quan học tập các mô hình kinh doanh du lịch mới.

Nhờ vào các nguồn thu từ hoạt động du lịch, nguồn nhân lực trong các hộ gia đình có các cơ hội để tiếp tục học tập, nâng cao kỹ năng làm việc. Phát triển du lịch đòi hỏi lao động có năng lực nhất định. Thông qua hoạt động đào tạo, tập huấn du lịch, năng lực của lao động trực tiếp và gián tiếp đều được nâng cao. Như vậy, với đặc điểm lao động tại các gia đình tỉnh Điện Biên đa số là lao động phổ thông, kỹ năng nghề còn yếu, phát triển du lịch đã có tác động tích cực tới nguồn vốn con người trong các hộ nông dân.

4.2.1.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn xã hội

Có nhiều định nghĩa khác nhau về vốn xã hội. Vốn xã hội có thể được xem như là tập hợp những mối quan hệ của mỗi cá nhân trong mạng lưới xã hội và khả năng tạo ra những mối quan hệ mới của mỗi cá nhân đó. Phân tích vốn xã hội trong nghiên cứu sinh kế, vốn xã hội thường được thể hiện thông qua các mạng lưới và mối liên hệ, các nhóm chính thức và không chính thức, nguyên tắc và phong tục. Các nhà nghiên cứu về sinh kế có cái nhìn rất đa chiều về vốn xã hội do đó, kết quả nghiên cứu về vốn xã hội trong sinh kế thường rất đa dạng. Trong nghiên cứu này, để phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn xã hội, tác giả thông qua sự tham gia của các hộ dân vào các tổ chức chính trị xã hội, mối quan hệ của các hộ gia đình và vị thế của người phụ nữ trong bối cảnh phát triển du lịch.

Tại các vùng nông thôn, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nhóm, đoàn thể phát triển mạnh, là đại diện cho các nhóm cư dân. Một vài tổ chức phổ biến được kể tới như: Hộ nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, câu lạc bộ văn nghệ,… Mỗi một tổ chức có một tôn chỉ và vai trò riêng trong xã hội. Bên cạnh mục đích tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, các hội nhóm, đoàn thể hướng tới quyền lợi và trách nhiệm của hội viên. Hội nông dân vận

động giáo dục hội viên nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; động viên, khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông dân chủ động tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình và xây dựng nông thôn mới. Hội phụ nữ đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập thông qua các hoạt động: tư vấn đào tạo nghề, tập huấn kiến thức, hỗ trợ vay vốn… để cùng các thành viên trong gia đình xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đoàn thanh niên thu hút giới trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của thanh niên; hỗ trợ các đoàn viên thanh niên giải quyết việc làm, học nghề, phát triển kinh tế gia đình góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thanh niên góp phần đảm bảo an toàn xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội trong thanh niên. Các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao quần chúng phát triển giúp làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, thông qua các hoạt động văn nghệ, thể thao, các buổi giao lưu, các hộ nông dân có thời gian để học hỏi, trao đổi kiến thức về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội. Sự tham gia của người dân vào trong các hội nhóm, câu lạc bộ sẽ giúp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, gia tăng gắn kết giữa các hộ gia đình trong xã hội.


26,85 %


Không Có

72,67 %

Hình 4.4. Tỷ lệ hộ tham gia thường xuyên trong hoạt động của hội nhóm

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Hộ không cung cấp DVDL

Có tham gia hội nhóm

Hộ cung cấp DVDL

Không tham gia hội nhóm

0%

50%

100%

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ thường xuyên tham gia các hoạt động của các hội nhóm, câu lạc bộ, đoàn thể tại địa bàn sinh sống lên tới 72,67%. Trong đó, các hội phụ nữ, hội nông dân, câu lạc bộ văn nghệ thu hút được nhiều người dân tham gia. So sánh tỷ lệ hộ tham gia các hội nhóm tại địa phương giữa các hộ không có với các hộ có các hoạt động SXKD nhằm cung cấp các DVDL hoặc có liên quan tới việc cung cấp các DVDL nhận thấy: tỷ lệ hộ có các hoạt động cung cấp DVDL tham gia hội nhóm là 79,2% cao hơn so với các hộ không có các hoạt động SXKD liên quan tới du lịch.




68,28

31,72



79,2

20,8




Hình 4.5. Tỷ lệ hộ tham gia hội nhóm phân theo loại hộ

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Trong bối cảnh phát triển du lịch, nguồn vốn xã hội mà cụ thể là tính cố kết, niềm tin, mở rộng mối quan hệ được gia tăng. Điều này thể hiện ở việc người dân tham gia các hoạt động cung cấp DVDL có ý thức mở rộng mối quan hệ xã hội thông qua việc tham gia các hội nhóm, đoàn thể tại địa phương. Sự phát triển của các câu lạc bộ như câu lạc bộ văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân gian còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số từ đó giúp củng cố nguồn vốn xã hội.

Weiye & cs. (2018) đã đưa ra kết luận khi phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn xã hội. Phát triển du lịch khiến kết nối xã hội bị yếu đi. Trong nghiên cứu này, mối quan hệ hàng xóm láng giềng được xem xét như là một yếu tố trong vốn xã hội. Để đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn xã hội, nghiên cứu đã để các hộ gia đình tự đánh giá mối quan hệ của họ với hàng xóm theo thang điểm từ 1 đến 10. Theo đó mối quan hệ ở mức điểm

1-2 được coi là rất xấu; mức 3-4: xấu; mức 5-6: trung bình; mức 7-8: tốt; mức 9- 10: rất tốt. Kết quả điều tra cho thấy, các hộ đều đánh giá mối quan hệ đều ở mức trung bình trở lên. Mối quan hệ giữa hộ gia đình với hàng xóm được các hộ đánh giá ở mức tốt và rất tốt chiếm chủ yếu. Tỷ lệ hộ đánh giá mối quan hệ ở mức trung bình khá thấp, trong đó tỷ lệ hộ có kinh doanh du lịch đánh giá mối quan hệ ở mức trung bình là 14%, cao hơn so với hộ không kinh doanh du lịch, tuy nhiên mức cao hơn không nhiều.

Bảng 4.11. Đánh giá mối quan hệ giữa hộ gia đình với hàng xóm


Mối quan hệ giữa hộ gia đình với hàng xóm


Trung bình

Tốt


Rất tốt

Loại hộ

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Hộ kinh doanh DL

35

14

60

24

155

62

Hộ không kinh

doanh DL

40

10,75

65

17,47

267

71,77

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ không kinh doanh du lịch đánh giá mối quan hệ của các hộ ở mức tốt cao hơn so với hộ kinh doanh du lịch cho thấy phát triển du lịch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực ở mặt nào đó tới tính gắn kết trong cộng đồng.

Để phân tích rõ hơn, nghiên cứu cũng đề nghị các hộ gia đình đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới mối quan hệ của gia đình họ với hàng xóm theo các chiều hướng từ rất xấu tới rất tốt. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới mối quan hệ của các hộ dân


Mức ảnh hưởng

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Rất xấu

-

-

Xấu

11

1,77

Không đổi

269

43,25

Tốt

296

47,59

Rất tốt

46

7,40

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Số lượng hộ đánh giá phát triển du lịch khiến cho mối quan hệ giữa các hộ gia đình không thay đổi hoặc trở nên tốt chiếm tỷ lệ cao nhất. Không có hộ nào cho rằng phát triển du lịch ảnh hưởng rất xấu tới mối quan hệ giữa các hộ và chỉ có một số nhỏ hộ đánh giá phát triển du lịch ảnh hưởng xấu. Điều này cho thấy, du lịch cũng có những tác động tích cực tới tính gắn kết của các hộ nông

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí