Chương 5
KÊT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
5.1.1 Hộ sản xuất
(1) Cá bố mẹ dùng cho SXG chủ yếu là từ ao nuôi cá thịt với thời gian SXG bình quân khoảng 30 ngày, trong đó giá thành cá giống khá cao (112 đồng/con). Cá giống sau khi SXG thường được ương cho kích cỡ lớn hơn và tùy theo nhu cầu giống cho nuôi cá thịt mà thời gian ương giống có thể kéo dài hơn. Cá giống thường được ương tới kích cỡ 300 con/kg với giá thành sản xuất khoảng 830 đồng/con.
(2) Phần lớn cá giống cung cấp cho các cơ sở nuôi là từ trại SXG và cơ sở ương giống trên địa bàn (76,4%). Thời gian nuôi bình quân từ 4-6 tháng tùy theo loài nuôi và giá bán thời điểm thu hoạch mà thời gian nuôi có thể kéo dài hơn. Mật độ thả bình quân của tất cả các mô hình là 114 con/m3 với tỷ lệ sống khoảng 53,2% và năng suất đạt khoảng 41,9 kg/m3/năm. Giá thành sản xuất cá lóc khoảng 29,7 ngàn đồng/kg và nếu không tính chi phí cá tạp tự khai thác thì giá thành giảm còn 24,4 ngàn đồng/kg.
(3) Có 5 biến độc lập ảnh hưởng đồng thời cùng lúc có ý nghĩa ở mức 5% đến năng suất cá lóc nuôi, đó là: (i) Tự sản xuất giống; (ii) Có ương giống; (iii) Mật độ giống thả; (iv) Đối tượng nuôi; và (v) Chi phí thuốc phòng trị. Tất cả các biến ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất đều tỷ lệ thuận với năng suất cá lóc nuôi, trừ biến Tự SXG.
(4) Khi nuôi cá lóc với mật độ trên 150 con/m3 thì có chi phí cao hơn rất nhiều
so với các nhóm mật độ còn lại và khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lợi nhuận cũng tăng lên khi tăng mật độ nuôi nhưng thả với mật độ 120-150 con/m3 sẽ có hiệu quả kinh kế cao nhất và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm mật độ từ 60 con/m3 trở xuống.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 10
- Phân Tích Lợi Ích-Chi Phí Của Các Tác Nhân Tham Gia Chuỗi
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Cá Lóc Nuôi
- Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 14
- Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 15
- Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 16
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
(5) Chi phí thuốc phòng trị bệnh trên cá lóc nuôi, hiện vẫn có thể tăng thêm so với mức bình quân chung để tăng năng suất tuy nhiên mức độ 28-35 ngàn đồng/m3/vụ có thể cho lợi nhuận cao nhất. Nếu chi phí thuốc phòng trị nhỏ hơn 7.000 đ/m3/vụ thì có hiệu quả đầu tư vốn là cao nhất nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
5.1.2 Nhóm thương lái
(1) Nguồn cung cấp cá lóc nguyên liệu cho các vựa thu mua chủ yếu từ hộ nuôi
cá lóc (54,7%) và hộ KTTS (8,0%). Các vựa thu mua này bán lại khoảng
58,5% cho vựa lớn hơn ở TPHCM và một số phân phối lại cho các điểm
bán lẻ nhỏ tại địa phương (31,6%).
(2) Các sạp bán lẻ ở chợ chủ yếu mua cá lóc tươi sống từ các vựa thu mua (52,7%) và người KTTS (25,8%), sau đó bán lại cho người tiêu dùng trực tiếp tại địa phương (95,4%). Nguồn cung cấp khô cá lóc cho các sạp bán lẻ chủ yếu là từ các cơ sở chế biến khô (50,0%) và bán lại cho người tiêu dùng trực tiếp (82,4%). Tương tự, nguồn cung cấp mắm cá lóc cho các sạp bán lẻ chủ yếu là từ các cơ sở chế biến mắm (44,4%). Mắm cá lóc được chế biến từ cá lóc đồng sẽ có chất lượng tốt hơn so với nguyên liệu là cá lóc nuôi. Mắm cá lóc được các sạp bán lẻ chủ yếu cho người tiêu dùng (84,9%).
5.1.3 Cơ sở chế biến
(1) Tổng lượng cá lóc mua vào để chế biến khô bình quân khoảng 8,2 tấn/hộ/năm, chủ yếu từ các vựa thu mua (84,4%). Sau khi chế biến thì lượng khô cá lóc còn khoảng 2,0 tấn/hộ/năm và 60,4% được tiêu thụ chủ yếu qua các vựa thu mua ở TP HCM.
(2) Tổng lượng cá lóc nguyên liệu mua vào của các cơ sở chế biến mắm cá lóc bình quân khoảng 9,0 tấn/cơ sở/năm, trong đó chủ yếu là mua trực tiếp từ người nuôi cá lóc (39,6%) và vựa thu mua (34,7%). Cá lóc đồng suy giảm mạnh nên có 5,7% số cơ sở chế biến nhập nguồn cá đồng thay thế từ Campuchia qua các huyện vùng biên giới, nhiều vào mùa lũ.
5.1.4 Chuỗi giá trị
(1) Có 5 tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị cá lóc: hộ nuôi, chủ vựa thu mua, cơ sở chế biến, sạp bán lẻ và người tiêu dùng; và có 2 nhóm hỗ trợ được khảo sát là quản lý chợ và quản lý ngành.
(2) Có 10 kênh phân phối sản phẩm cá lóc trong toàn bộ chuỗi, trong đó có 2 kênh thị trường chính với lượng cá lóc tiêu thụ nhiều nhất là kênh 3 (tiêu thụ tại ĐBSCL) và kênh 9 (tiêu thụ tại TP HCM). Lợi nhuận phân phối cho các tác nhân tham gia là không đồng đều, tập trung nhiều cho các vựa thu mua (chiếm từ 87,9-93,4% lợi nhuận của toàn chuỗi). Các hộ bán lẻ tuy tạo ra lợi nhuận/kg là cao nhất (11.100 đồng/kg) nhưng sản lượng bán ra lại thấp hơn các nhóm khác, do đó tổng lợi nhuận mỗi hộ thu được cũng thấp hơn.
5.1.5 Quản lý ngành
(1) Diện tích bình quân của các chợ được khảo sát khoảng 1,3 ha (±1,4), trong đó diện tích chợ cấp tỉnh lớn hơn gấp 4 lần so với chợ cấp huyện. Tổng số
sạp mua bán thực phẩm bình quân khoảng 640 sạp/chợ, số sạp này ở chợ cấp tỉnh cũng cao gấp 2 lần so với chợ cấp huyện. Trong đó, sạp bán lẻ cá lóc bình quân khoảng 26 sạp/chợ với sản lượng cá lóc tươi sống mua bán bình quân mỗi này là 41,4 kg/sạp.
5.2 Đề xuất
Một số đề xuất cơ bản nhằm phát triển ngành cá lóc bền vững ở ĐBSCL, nâng cao lợi thế cạnh tranh, thu nhập của toàn chuỗi nói chung và cho người nuôi nói riêng, gồm:
(1) Quy hoạch nghề nuôi và tăng cường công tác quản lý ngành đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đi kèm với việc hỗ trợ vốn và tăng cường tập huấn kỹ thuật cũng như tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
(2) Tăng cường hợp tác trong sản xuất bằng cách thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác
hoặc câu lạc bộ nuôi cá lóc nhằm phát huy thế mạnh tập thể trong sản xuất.
(3) Cần có chính sách hỗ trợ phát triển vùng nuôi cá lóc nguyên liệu theo hướng sử dụng thức ăn viên nhằm tăng được sản lượng cá lóc và giảm được áp lực lên khai thác nguồn lợi thủy sản nước ngọt.
(4) Cần có chính sách ổn định giá cá lóc nguyên liệu bằng cách xây dựng trạm
thu mua hoặc định mức giá sàn thu mua.
(5) Tăng cường mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhằm cung cấp thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi có hiệu quả và cung cấp thông tin về thị trường, giá cá nguyên liệu.
(6) Cần có chính sách hỗ trợ ưu đãi cho các nhà máy chế biến xuất khẩu sản
phẩm cá lóc nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng và giá tiêu thụ cá lóc.
(7) Cần có qui định cụ thể cơ quan quản lý nhóm thu mua cá nguyên liệu tại địa phương nhằm hạn chế được hiện tượng ép giá trong mua bán cá nguyên liệu. Sẵn sàng làm trọng tài để giải quyết các trường hợp có tranh chấp xảy ra.
(8) Các tỉnh cần thống kê đầy đủ tất cả các đối tượng thủy sản nuôi trên địa bàn và kịp thời tác động nếu thấy phát triển không hợp lý và làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho định hướng phát triển lâu dài của địa phương.
(9) Định hướng phát triển thủy sản ở mỗi tỉnh cần dựa trên quan điểm phát triển đa dạng đối tượng và hình thức nuôi nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất.
(10) Cần khuyến khích nhân rộng mô hình nuôi kết hợp giữa cá lóc đầu vuông nuôi trong vèo với cá lóc đầu nhím nuôi trong ao sẽ tận dụng hết diện tích mặt nước sẵn có và nguồn thức ăn dư thừa trong vèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu tiếng Việt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. Báo cáo định kỳ hằng tháng
(01/2008-07/2010).
Bộ Thuỷ sản, 2005. Báo cáo hằng năm (1997-2005).
Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long, 2008. Ảnh hưởng của liều lượng và phương pháp tiêm HCG đến sinh sản bán nhân tạo cá lóc bông (Chana micropeltes). Tạp chí Khoa học ĐHCT 2008, quyển 2, tr 76-81.
Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú, 2009. Phát triển chuỗi giá trị
- công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp. Dự án GTZ-ValueLinks.
Dương Nhựt Long và Trần Thanh Hiệu, 2010. Thực nghiệm sản xuất và nuôi cá lóc ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Đề tài cấp tỉnh, ĐHCT.
Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
Huỳnh Thu Hòa, 2004. Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá lóc ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học ĐHCT 2004, quyển 1, tr 84 – 94.
Lam Mỹ Lan, Nguyễn Thanh Hiệu và Dương Nhựt Long, 2009. Thực nghiệm nuôi cá lóc trong bể lót bạt tại xã Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc, Đại Học Nông Lâm TP HCM: T502.
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009. Khảo sát các mô hình nuôi cá lóc (Channa micropeltes và Channa striatus) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc, Đại Học Nông Lâm TP HCM: T436-447.
Lê Xuân Sinh và Dương Nhựt Long, 2006. Chuỗi giá trị của thủy sản nước ngọt ở tỉnh Trà Vinh. Dự án Nâng cao đời sống ở Trà Vinh, Khoa Thủy sản, ĐHCT.
Lê Xuân Sinh, Huỳnh Văn Hiền, Đỗ Minh Chung và Trương Quốc Phú, 2008. Nghiên cứu thị trường nghêu ở Trà Vinh. Dự án Oxfam Anh, khoa Thủy sản, ĐHCT.
Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Nguyễn Anh Tuấn, Dương Nhựt Long, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Bạch Loan và Bùi Thị Bích Hằng, 2004. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Lóc bông (Channa micropeltes). Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHCT.
Nguyễn Anh Tuấn, Dương Nhựt Long, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Bạch Loan và Bùi Thị Bích Hằng, 2004. Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến ương cá lóc bông (Channa micropeltes) giai đoạn bột và hương. Tạp chí Khoa học ĐHCT 2004: quyển 2, tr 58-64, ĐHCT.
Nguyễn Huấn, 2007. Hiện trạng sản xuất giống và kỹ thuật kích thích sinh sản cá lóc bông (Channa micropeltes cuvier, 1813). Luận văn thạc sĩ Nuôi trồng Thủy sản, ĐHCT.
Nguyễn Ngọc Châu, 2008. Phân tích chuỗi giá trị gạo của thành phố Cần Thơ.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐHCT.
Nguyễn Phước Tuyên, 2000. Ương cá lóc bông bằng thức ăn tổng hợp tự chế.
Luận văn thạc sĩ Nuôi trồng Thủy sản, ĐHCT.
Nguyễn Thị Kim Hà, 2007. Phân tích chuỗi giá trị cá da trơn ở đồng bằng sông
Cửu Long. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐHCT.
Nguyễn Văn Hòa, 2008. So sánh các loài cá lóc (channa spp) ở ĐBSCL bằng phương pháp hình thái học và PCR mtDNA. Luận văn thạc sĩ Nuôi trồng Thủy sản, ĐHCT.
Nguyễn Văn Ngô, 2009. Phân tích ngành hàng cá tra (Pagasianodon hypophthalmus) ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ Nuôi trồng Thủy sản, ĐHCT.
Nguyễn Văn Thường, 2004. Tổng quan về thành phần loài và phân bố của cá họ Channidea. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, chuyên ngành thủy sản 2004, tr 14-24.
Nguyễn Xuân Hiền, 2008. Phân tích chuỗi giá trị tôm càng xanh tỉnh An Giang.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐHCT.
Phan Hồng Cương, 2008. Tình hình sử dụng cá tạp và khả năng sử dụng bột đậu nành trong phối chế thức ăn chế biến nuôi cá lóc (Channa striata). Luận văn thạc sĩ Nuôi trồng Thủy sản, ĐHCT.
Tổng cục Thông kê, 2008. Niên giám thông kê 2007. NXB Thông kê.
Trần Thị Thanh Hiền & ctv, 2005. Nhu cấu đạm của cá lóc bông (Channa micropeltes CUVIER, 1831) giai đoạn giống. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 58-65 Trường Đại học Cần Thơ.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, ĐHCT, 361 trang.
Vò Thị Thanh Lộc, Simon Bush, Lê Xuân Sinh, Hapnavy và Nguuyễn Tri Khiêm, 2008. Phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh An Giang. Báo cáo của Dự án Sumernet, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL, ĐHCT.
Các tài liệu tiếng Anh
Durufleá, G., Fabre, R. & Yung, J. M., 1988. Les effets sociaux et eáconomiques des projets de deáveloppement rural. Seárie Meáthodologie, Ministeâre de la Coopeáration. La Documentation Francaise.
Gereffi, G. and J. Humphrey, 2003. The Governance of Global Value Chains: An Analytical Framework. January.
Gereffi, G. and M. Korzeniewicz, Eds, 1994. Commodity Chains and Global Capitalism. London, Praeger.
Gereffi, G., 1994. The Organization of Buyer-Driven Global Commodity Chains: How U. S. Retailers Shape Overseas Production Networks. Commodity Chains and Global Capitalism. G. Gereffi and M. Korzeniewicz. London, Praeger.
Gereffi, G., 1999. A Commodity Chains Framework for Analysing Global Industries. Workshop on Spreading the Gains from Globalisation, University of Sussex, Institute of Development Studies.
Hugon, P., 1985. "Le miroir sans tain. Dépendance alimentaire et urbanisation en Afrique: un essai d'analyse mésodynamique en termes de filières", in Altersial, CERED & M.S.A. (eds.), Nourrir les villes, L'Harmattan, pp. 9 46.
Kaplinsky, R. and M. Morris, 2001. A Handbook for Value Chain Research. Brighton, United Kingdom, Institute of Development Studies, University of Sussex.
Kaplinsky, R., 1999. "Globalisation and Unequalization: What Can Be Learned from Value Chain Analysis." Journal of Development Studies 37(2): 117- 146.
Le Xuan Sinh, Nguyen Anh Tuan, Robert S. Pomeroy, Emmanuel Genio, Arlene Garces and Renator F. Agbayani, 1997. Marketing freshwater table fish in the central area of the Mekong River Delta. WES project, Cantho University.
Making markets work better for the poor-M4P, 2007. Making value chains work better for the poor – A toolbook for practitioners of Value chain analysis.
Michael Porter, 1985. Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance, New York: Free Press, 592 papers.
Moustier, P ., Leplaideur, A., 1999. Cadre d'analyse des acteurs du commerce vivrierafricain. Montpellier, CIRAD, Série "Urbanisation, alimentation et filières vivrières", Volume n°4, 42 p.
NESDB, 2005. Northeast Thailand rice value chain study. www.agrifoodconsulting.com
Các website được tham khảo chính:
Cần Thơ mở rộng thị trường xuất khẩu cá lóc, cá chẽm. Cập nhật từ website: http://vietbao.vn/Kinh-te/Can-Tho-mo-rong-thi-truong-xuat-khau-ca-loc-ca-chem/40042919/87/, Ngày 26/07/04.
Chuỗi giá trị. Cập nhật từ website: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chuỗi_giá_trị, Ngày 15/07/2009.
Công Khoa, 2007. Cá đồng trúng giá. Cập nhật từ website: http://www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=4675, Ngày 14/06/2007
FAO, 2009. Cập nhật từ website: ftp://ftp.fao.org/fi/stat/summary/default.htm, Ngày 15/07/2009.
Hồng Vân, 2008. Thủy sản dễ tổn thương. Cập nhật từ website: http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/12692/, Ngày 30/11/2008
Lư Thế Nhã, 2007. Xuất khẩu lô hàng cá lóc bông sang Đài Loan. Cập nhật từ website:http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1769&Itemid=42, Ngày 16/07/2007.
Quốc Chiến, 2007. Làm giàu từ nuôi cá lóc. Cập nhật từ website: http://vinhlong.agroviet.gov.vn/tapchi.asp?sotc=02/2007&ID=225, 22/02/2007.
Thông tin về giá cá lóc, 2009. Cập nhập từ website: http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/webpage_1/giaca%20nongsan/giaca%20nong%20san.htm, Ngày 04/08/2009.
Thông tin về giá cá lóc, 2009. Cập nhập từ website: http://www.vietfish.com/liveboard/pangasius.php?prod=10&&type=Type3&&langue=Vn, Ngày 12/06/2009.
Trung tâm Tin học Thủy sản, 2009. Cập nhật từ website:
http://www.fistenet.gov.vn/SLTK01-03/index.html, Ngày 15/07/2009.