Đặc Điểm Và Sự Khác Biệt Giữa Mô Hình Đào Tạo Cũ Và Mới


dung sau: Tập trung so với Phi tập trung hóa; Tự chủ so với Minh bạch hóa; Đầu vào so với Đầu ra; Quản trị so với Quản lý; Quỹ đầu tư công so với Quỹ đầu tư tư nhân; Chính sách GDNN so với Khuôn khổ lập pháp; Cấu trúc hệ thống GDNN và Các hệ thống quản lý cơ sở GDNN. Geogre Predley đã phân tích cụ thể các nội dung này thông qua tập hợp kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong lĩnh vực quản lý GDNN. Từ 9 nhóm vấn đề quản lý cơ bản nêu trên, Geogre Predley cũng đã mở rộng nghiên cứu tổng quan về thực tiễn quản lý GDNN hiện đại với 11 chức năng quản lý, bao gồm: lập kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính, quản lý thông tin, quản lý sinh viên, quản lý nhân sự, quản lý CTĐT và CTĐT, quản lý bài giảng, quản lý đánh giá, quản lý CSVC, quản lý chất lượng đào tạo và quản lý trách nhiệm và hiệu suất. Theo tác giả, các chức năng quản lý này đang là xu hướng chung của thế giới, giúp các cơ sở GDNN gia tăng tính trách nhiệm, hiệu quả và hiệu suất trong đào tạo. Công trình “Managing TVET to meet labor market demand của Richard Noonan [72] đã nêu lên các khái niệm về TTLĐ, phân tích những đặc điểm của TTLĐ đồng thời phân tích quy luật cung cầu của TTLĐ. Tác

giả nhấn mạnh tới việc xác định nhu cầu về nhân lực trong TTLĐ để các cơ sở GDNN quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu của TTLĐ.Trong công trình nghiên cứu “Guide de gestion des systèmes de formation professionnelle et d’apprentissage en Afrique subsaharienne” Serge Côté và các đồng nghiệp trong Cộng đồng Pháp ngữ [79] đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý GDNN ở cấp trung ương

đối với các nước Châu Phi cận Sahara trong đó nêu bật vai trò của quản lý của địa phương (cấp trung gian) đối với hệ thống đào tạo nghề.

Trong bối cảnh thay đổi rất nhanh chóng những đòi hỏi từ TTLĐ, việc cung cấp cho người học kỹ năng, kiến thức ngày hôm nay nhưng sẽ mau chóng lạc hậu ngay ngày mai. Vì thế, cách tiếp cận GDNN đã có những thay đổi rất căn bản từ đào tạo chuyên môn hóa sâu hẹp sang đào tạo đa kỹ năng. Từ đó đã ra đời mô hình GDNN mở, linh hoạt, đây là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Hệ thống giáo dục truyền thống vốn khép kín với thế giới việc làm, SX-KD và với xã

hội nói chung. Hệ thống này vốn có quá nhiều rào rản do trong quá trình phát triển


ngày càng bộc lộ những cản trở sự liên thông, hạn chế cơ hội học tập nghề nghiệp suốt đời của người lao động. Phát triển hê thống giáo dục mở, linh hoạt có nghĩa là rỡ bỏ tất cả rào cản về pháp lý, tài chính và kỹ thuật trong đó rào cản lớn nhất và phổ biến là những chế định không phù hợp. Rỡ bỏ rào cản để tạo cơ hội cho mọi người dân tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo duc, để giải phóng và huy động mọi tiềm năng trong xã hội tham gia hoạt động và phát triển giáo dục.

Bên cạnh những rào cản vật lý còn có những rào cản rất lớn về tư duy, nhận thức, niềm tin, luật pháp và những thủ tục hành chính cùng với năng lực học tập của người học và khả năng cung ứng của hệ thống. Rỡ bỏ những rào cản trên không phải một sớm một chiều, đòi hỏi toàn hệ thống phải có cố gắng rất nhiều. Trong mọi nỗ lực ấy, quản lý GDNN cần được đặc biệt chú trọng để vừa thúc đẩy và vừa khơi thông những rào cản quá trình xây dựng xã hội học tập.

Việc đào tạo nghề theo chuyên môn hẹp thì cơ hội việc làm và phát triển SX- KD ngay sau khi ra trường có thể cao nhưng lại dẫn đến rủi ro rất lớn trong quãng đời lao động còn lại. Bởi vì một khi thế giới việc làm và phát triển SX-KD thay đổi nhanh chóng, những kỹ năng mới ra đời những kỹ năng cũ sẽ không còn thích hợp phải loại bỏ. Vì vậy việc đào tạo những kỹ năng mới có thể sẽ gặp những khó khăn và thách thức nếu thiếu đi những kiến thức nền tảng và cơ bản làm cơ sở để tiếp thu những kỹ năng thích ứng.

Trên cơ sở đó, ILO đã tổng kết so sánh mô hình đào tạo truyền thống và mô hình đào tạo trong nền kinh tế mới với nhiều biến động (xem bảng 1.1)


Bảng 1.1 : Đặc điểm và sự khác biệt giữa mô hình đào tạo cũ và mới


MÔ HÌNH CŨ

MÔ HÌNH MỚI

Đào tao nghề theo khả năng cung

Đào tạo theo nhu cầu



Đào tạo tại chức

Học suốt đời

Đào tạo tập trung dựa vào giáo

viên

Tự học và tập trung vào người học

Giáo dục và đào tạo tách rời

Giáo dục và đào tạo tích hợp với nhau

Chuyên môn hóa sâu

Hướng đến đa kỹ năng

Công nhận kỹ năng, trình độ dựa vào kết quả kiểm tra và thi tốt

nghiệp

Công nhận dựa vào năng lực thưc hiện có tính đến và quá trình học tập trước đó

Đầu vào và đầu ra cố định

Mềm dẻo, linh hoạt vào và ra khỏi hệ thống

Đào tạo nghề để làm công ăn

lương

Đào tạo nghề để làm công và tự tạo việc

làm

Hệ thống hành chính quan liêu

Hệ thống phân cấp đòi hỏi cả cơ sở đào tạo

mạnh và tự chủ

Tập trung nhiều vào chính quy

Cả chính quy và thường xuyên

Chính sách và dịch vụ cung ứng

đào tạo nghề do Nhà nước chịu trách nhiệm

Chia sẻ trách nhiệm các bên tham gia và theo thị trường

Quản trị chủ yếu do nhà nước

Cùng tham gia quản lý, thừa nhận xã hội

hóa, đối thoại xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 4

So sánh hai mô hình cũ và mới trên đây có thể thấy Việt Nam vẫn còn tồn tại những yếu tố của mô hình đào tạo cũ, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết .Theo tác giả, trong quản lý cần tập trung vào một số nội dung sau để dỡ bỏ mọi rào cản cho GDNN phát triển:


- Thiết lập nền tảng đảm bảo duy trì một chính sách và hệ thống GDNN thống nhất, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, đồng thời điều chỉnh hệ thống thông qua một khung luật pháp và các quy phạm pháp luật khác;

- Huy động đầu tư vào GDNN và có cơ chế khuyến khích đào tạo theo nhu cầu, tạo điều kiện để người học được học suốt đời;

- Bảo vệ quyền lợi cộng đồng (đặc biệt những đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội...) trong GDNN và đảm bảo cơ hội bình đẳng trong học nghề.

- Việc tập trung vào những chức năng căn bản nói trên là cách làm tách quản lý nhà nước ra khỏi quản trị điều hành nhà trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nhân lực.

- Những công trình nghiên cứu của một số tác giả và tổ chức quốc tế có liên quan đến đào tạo nghề nêu trên, đã đề xuất được những lý thuyết cơ bản về quản lý GDNN dựa vào nhu cầu của cộng đồng, đã đưa ra các hình thức tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT dựa vào nhu cầu của cộng đồng. Đông thời đề cập tới một số cách thức quản lý đào tạo nhân lực trong GDNN hướng tới nhu cầu xã hội, cải thiện sự gắn kết giữa đào tạo với việc làm và phát triển SX-KD.

Tuy nhiên theo tác giả chưa có công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp gắn với nhu cầu việc làm, với cộng đồng và phát triển SX-KD cho LĐNT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; mối quan hệ giữa đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ vận dụng những kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế về quản lý đào tạo nghề cho phù hợp với thưc tiễn hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT của các cơ sở GDNN Việt Nam.

1.1.2.2.Những nghiên cứu về quản lý đào tạo trinh độ sơ cấp cho lao đông nông thôn

Đào tao nghề cho LĐNT chủ yếu là các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp. Bên canh đó còn có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức và kỹ năng, các chương trình đào tạo theo hinh thức kem cặp, truyền nghề,

18


tập nghề, cá chương trình chuyển giao công nghệ, các chương trình ó thời gian đào tạo dưới 3 tháng.

Mạc Văn Tiến trong tài liệu đào tạo nghề cho nông nghiệp và nông thôn, Tổng cục GDNN, 2009 đã nghiên cứu cấu trúc và phân loại các mô hình quản lý đào tạo nghề như sau:

Đối với lao động trong các vùng chuyên canh:

- Mô hình1: Cơ quan nhà nước (Tổng cục GDNN, sở LĐTBXH các tỉnh...) chỉ đạo các tổng công ty có các vùng chuyên canh ( như thuốc lá, chè, cao su, cà phê...), thông qua các trung tâm kỹ thuật của các tổng công ty, trực tiếp tổ chức đào tạo nghề các khoá đào tạo nghề LĐNT các vùng chuyên canh.

- Mô hình 2: Cơ quan nhà nước (Tổng cục GDNN, sở LĐTBXH các tỉnh...) chỉ đạo các cơ sở GDNN (trường Cao đẳng, trường Trung cấp, Trung tâm GDNN- GDTX) trên địa bàn tổ chức đào tạo nghề cho các nghề chuyên canh. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các cơ sở SX- KD chuyên ngành.

Đối với lao động thuần nông:

- Mô hình 1: Cơ quan nhà nước (Sở LĐTBXH các tỉnh...) chỉ đạo các cơ sở GDNN (các trường Cao đẳng, trường Trung cấp, Trung tâm GDNN- GDTX) trên địa bàn tổ chức đào tạo nghềcho LĐNT. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các hội đoàn thể ở địa phương.

- Mô hình 2: Cơ quan nhà nước (Sở LĐTBXHcác tỉnh...) chỉ đạo hội đoàn thể, hội nghề nghiệp ở địa phương (Hội VACVN, Hội nông dân, Hội phụ nữ…) tổ chức đào tạo nghề cho các hội viên.

- Mô hình 3: Cơ quan nhà nước (Tổng cục GDNN, sở LĐTBXH các tỉnh...) chỉ đạo UBND Huyện tổ chức đào tạo nghề cho bà con nông dân. Trong mô hình này, UBDN Huyện có vai trò như ” chủ thầu”, chịu trách nhiệm trước Tổng cục GDNN hoặc Sở LĐTBXH để tổ chức đào tạo nghề. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các cơ sở GDNN, các đoàn thể, hội nghề nghiệp ở địa phương.

Đối với lao động trong các làng nghề:

19


- Mô hình 1: Cơ quan nhà nước (Tổng cục GDNN, sở LĐTBXH các tỉnh...) chỉ đạo các cơ sở GDNN chuyên ngành (của Liên minh HTXVN) trực tiếp đào tạo nghề cho các lao động trong làng nghề. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các nghệ nhân làng nghề.

- Mô hình 2: Cơ quan nhà nước (Tổng cục GDNN, sở LĐTBXH các tỉnh, phòng lao động huyện...) chỉ đạo từng làng nghề để đào tạo nghề cho bà con. Người dạy là nghệ nhân, người có kỹ năng nghề cao trực tiếp truyền nghề. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các giáo viên của các cơ sở GDNN chuyên ngành.

- Mô hình 3: Cơ quan nhà nước (Tổng cục GDNN, sở LĐTBXHcác tỉnh...) phối hợp với các cơ sở GDNN (các trường Cao đẳng, các trường Trung cấp, cá ctrung tâm GDNN- GDTX) trên địa bàn tổ chức đào tạo nghề cho lao động trong các làng nghề. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của các nghệ nhân làng nghề.

Đối với lao động chuyển đổi nghề:

- Mô hình đào tạo nghề ngắn hạn: Cơ quan nhà nước (Tổng cục GDNN, sở LĐTBXH các tỉnh...) chỉ đạo các cơ sở GDNN ở địa phương để đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động. Trong quá trình thực hiện có sự tham gia của UBND Huyện, Trung tâm giới thiệu việc làm.

Ngoài những mô hình trên, còn có một số nghiên cứu về mô hình đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn: Mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng ở nông thôn được tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO) phát triển qua dự án FAO GCP/VIE/029/ITA, IMOLA được triển khai ở một số tỉnh, mô hình đã tiến hành đánh giá nguồn lực của cộng đồng và đưa ra mô hình đồng quản lý trong quản lý tài nguyên, đào tạo nghề và phát triển SX- KD. Xây dựng mô hình quản lý đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các hội viên nghề cá và cán bộ cộng đồng ngư dân về phát triển bền vững. Tổ chức bồi dưỡng cho các hội viên nghề cá về kiến thức chuyên môn bảo vệ môi trường và quản lý sản xuất dựa trên cộng đồng. Phan Văn Nhân với đề tài nghiên

20


cứu cấp quốc gia “Nghiên cứu mô hình đào tạo nghề dựa vào cộng đồng ở nông thôn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế” đã chỉ ra nội dung, cơ cấu tổ chức các mô hình và những giải pháp chính sách và thực hiện các mô hình này trong thực tiễn.Đỗ Văn Tuấn [51] “Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu xã hội” đã đề cập tới thực trạng và một số biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, tuy nhiên, bài viết chỉ

tập trung vào giải quyết các vấn đề của các trường cao đẳng nghề. Trên cơ sở phân tích những yêu cầu mới của xã hội, của đất nước đối với GDNN trong bối cảnh cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, công trình “Đổi mới quản lý các cơ sở GDNN trong quá trình hội nhập quốc tế” [50]Trần Trung và các đồng nghiệp đã chỉ ra xu hướng phát triển GDNN và đề xuất các mô hình quản lý các cơ sở GDNN mới phù hợp với điều kiện ở Việt Nam; xây dựng được các nội dung quản lý chất lượng đào tạo cho các cơ sở GDNN theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể; đồng thời đề xuất các giải pháp cơ bản vận dụng quản lý chất lượng tổng thể trong quản lý chất lượng đào tạocủa các cơ sở GDNN đảm bảo phù hợp với điều kiện KTTT và quá trình hội nhập quốc tế. Luận án tiến sỹ “Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” của Nguyễn Thị Hằng [23] đã nghiên cứu nội dung quản lý đào tạo nghề dưới các phương diện: quản lý việc xác định NCĐT; quản lý việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo; quản lý việc triển khai đào tạo; quản lý việc đánh giá đào tạo và mối liên kết giữa các cơ sở GDNN và cơ sở SX- KD – tiền đề quan trọng để đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội trong cơ chế thị trường. Luận án tiến sỹ “Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện Nghề Kỹ thuật xây dựng ở các các trường cao đẳng xây dựng” của Đào Việt Hà đã sử dụng tiếp cận theo mô hình CIPO để đưa ra các giải pháp quản lý đào tạo nghề Kỹ thuật xây dựng ở các trường cao đẳng xây dựng. Luận án tiến sỹ “Quản lý liên kết đào tạo cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp tại Bình Dương” của Phan Trần Phú Lộc [38] đã đề xuất một số giải pháp quản lý liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDNN cao đẳng nghề và cơ sở SX- KD nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các cơ sở SX- KD trong các khu công nghiệp

21


tại Bình Dương, tuy nhiên, luận án mới chỉ tập trung vào nội dung liên kết đào tạo giữa các trường cao đẳng và cơ sở SX- KD.

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn và đề

xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống GDNN nói chung và trình độ cao đẳng nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, các công trình này không đi sâu vào nghiên cứu lý luận, thực tiễn và giải pháp gắn với công tác quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT .

Một số kết luận:

Trên cơ sở tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý đào tạo nghề nói chung và đao tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT nói riêng, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Về đào tạo nghề: Các nghiên cứu trong và ngoài nước mới chỉ khai thác ở một số khía cạnh của vấn đề đào tạo nghề cho nông nghiệp và nông thôn như: Đã đề xuất được những lý thuyết cơ bản về các quản lý đào tạo nghề dựa vào nhu cầu của cộng đồng, đã đưa ra được các hình thức tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT dựa vào nhu cầu của cộng đồng; Phát triển chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho các nghề nông nghiệp và nông thôn; Tổ chức đào tạo nghề lưu động cho các nhóm yếu thế; kết hợp đào tạo nghề và giải quyết SX-KD giữa nhà nước, cộng đồng và cơ sở SX- KD; Đào tạo nghề LĐNT bị thu hồi đất. Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập tới một số cách thức quản lý đào tạo nhân lực trong GDNN hướng tới nhu cầu xã hội, cải thiện sự gắn kết giữa đào tạo với việc làm và phát triển SX- KD.

- Về quản lý đào tạo nghề: Các nghiên cứu trong và ngoài nước và mới chỉ nghiên cứu LÐNT với tư cách là thành viên cộng đồng, nên đào tạo cần gắn với nhu cầu thực tế của cơ sở SX- KD và cộng đồng ở nông thôn... tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào chỉ ra được làm thế nào để quản lý đào tạo trình độ sơ cấp gắn với nhu cầu việc làm và phát triển SX-KD của LĐNT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong mối quan hệ giữa đào tạo nghề với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2023