Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 7


tế Mỹ mạnh, năng động và phát triển; duy trì và thúc đẩy giá trị Mỹ ở trong nước và trên thế giới; duy trì trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.

2.3. CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA TRÊN CÁC LĨNH VỰC Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ định hướng các biện pháp triển khai

trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, an ninh - quân sự, đối ngoại, kinh tế, văn hóa - xã hội, dân chủ, nhân quyền… Do đặc điểm chiến lược an ninh quốc gia Mỹ là chiến lược toàn cầu nên biện pháp triển khai trên các lĩnh vực trên đều đề cập đến phạm vi áp dụng ở trong nước cũng như trên thế giới. Ở phần này, luận văn sẽ tập trung phân tích những tương đồng và khác biệt cơ bản trong các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 trên bốn lĩnh vực chính, gồm: kinh tế, an ninh - quân sự, đối ngoại và vấn đề thúc đẩy dân chủ, nhân quyền.

2.3.1. Lĩnh vực Kinh tế

2.3.1.1. Tương đồng

Về phương châm: Kinh tế là nền tảng sức mạnh quốc gia. Do đó, có thể nhận thấy, điểm giống nhau cơ bản nhất trong các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 là theo đuổi mục tiêu củng cố vai trò dẫn dắt, lãnh đạo của nền kinh tế Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Chính quyền Bill Clinton xác định: “Chính sách kinh tế mạnh mẽ và toàn diện cần phải kích thích sự phát triển kinh tế toàn cầu, có tính đến việc bảo vệ môi trường, mậu dịch tự do và đảm bảo con đường tự do và bình đẳng để Mỹ tiếp cận các thị trường nước ngoài”36. Chính quyền George W. Bush khẳng định: “Một nền kinh tế thế

giới mạnh sẽ tăng cường an ninh quốc gia của chúng ta thông qua việc thúc đẩy sự thịnh vượng và tự do đối với phần còn lại của thế giới. Chúng ta sẽ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

36 National Security Strategy 1994, tlđd, tr.5


Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 7

đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tự do kinh tế ngoài nước Mỹ”37. Chính quyền Barack Obama nhấn mạnh: “Nền tảng lãnh đạo của nước Mỹ phải là một nền kinh tế thịnh vượng. Một nền kinh tế toàn cầu mở và tăng trưởng sẽ tạo cơ hội cho người dân Mỹ và là nguồn sức mạnh cho nước Mỹ”38.

Về biện pháp: Các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn này đều nhấn mạnh đến các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường cho hàng hóa Mỹ ở nước ngoài thông qua mở rộng các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, như Hiệp định khung Mỹ - Nhật, Khu vực thương mại tự do Châu Mỹ (FTAA), NAFTA; APEC; Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT); phát huy vai trò của WTO; cải cách các thể chế tài chính quốc tế, như WB, IMF, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); tăng cường liên kết với các cường quốc kinh tế khác như G-7, G-20. Chính sách kinh tế này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mỹ, giúp Mỹ tận dụng được các thể chế, định chế kinh tế, thương mại đa phương để phát triển.

Do nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng, nguồn cung cấp năng lượng ngày càng không ổn định, nên một trong những biện pháp quan trọng trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là đưa ra các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường hiệu suất năng lượng, tích cực bảo tồn năng lượng, đa dạng hóa các thị trường cung cấp năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Chiến lược an ninh quốc gia 2006 chỉ rõ: Mỹ là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba trên thế giới, nhưng hơn 50% nhu cầu dầu mỏ trong nước lại dựa vào các nguồn dầu mỏ nước ngoài, vì vậy chìa khoá để bảo đảm an ninh năng lượng của Mỹ là đa dạng hoá khu vực nguồn năng lượng và loại hình nguồn năng lượng.



37 National Security Strategy, 2002, tlđd, tr.17

38 National Security Strategy, 2010, tlđd, tr.28


Ngoài ra, các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đều nhấn mạnh đến việc hỗ trợ các quốc gia trên thế giới phát triển kinh tế, xây dựng các nền kinh tế tự do thông qua các hình thức viện trợ, đề xuất các sáng kiến kinh tế, hỗ trợ các nước chống tham nhũng và tăng cường minh bạch về kinh tế. Chính sách này một mặt giúp Mỹ mở rộng thị trường, đồng thời gia tăng sự chi phối đối với các quốc gia này.

2.3.1.2. Khác biệt


Về phương châm: Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế Mỹ vững mạnh, coi đây là ưu tiên hành đầu trong chiến lược quốc gia của Mỹ, vì sức mạnh kinh tế là tiền đề cho các lĩnh vực khác. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng trì trệ, sức cạnh tranh của nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng, thâm hụt cán cân buôn bán ở mức báo động. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do cuộc chạy đua vũ trang tốn kém của chính quyền Reagan đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy trì được vị trí siêu cường số 1 thế giới về kinh tế. Với GDP chiếm 33% GDP toàn cầu năm 1991. Mỹ vẫn chiếm thế áp đảo trong vai trò là quốc gia có nhiều tập đoàn kinh tế (TNCs) chi phối và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nhiều nhất: Theo thống kê của Ngân hàng thế giới WB, năm 1995 trong 100 tập đoàn xuyên quốc gia lớn nhất thế giới thì Mỹ có 90 tập đoàn: Trong lĩnh vực hàng không vũ trụ có hãng máy bay Boing, công nghiệp ô tô có hãng Ford, công nghệ thông tin có Microsolf, IBM... Mỹ vẫn là quốc gia có cổ phần lớn nhất trong các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế: như IMF, WB (Mỹ đóng góp hơn 30% vốn). Do đó, Mỹ có quyền ra luật chơi trong kinh tế đối với các quốc gia trên


thế giới39. Các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác định mối liên quan giữa kinh tế và an ninh, coi kinh tế là nền tảng của sức mạnh tổng hợp quốc gia. “Lợi ích kinh tế và an ninh ngày càng không thể tách rời. Sức mạnh ngoại giao, khả năng duy trì một quân đội không có đối thủ, sức thu hút của giá trị Mỹ ở bên ngoài - tất cả điều này phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế chúng ta”40. Tuy có một số thành tựu về kinh tế nhưng đến thời G.W.Bush có một vài dấu hiệu đi xuống vì vậy trong Chiến trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2002 và 2006, chính quyền George

W. Bush xác định, tăng trưởng kinh tế toàn cầu là cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ. Năm 2009, ông Obama đã đắc cử Tổng thống Mỹ, gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng năm 2008 và phải tiếp nhận khối di sản phần lớn là xấu do ông Bush đề lại gồm nợ chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm hụt cán cân thương mại. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 của chính quyền Barack Obama cho rằng, sự bất ổn kinh tế là một trong những mối đe dọa đối với an ninh nước Mỹ. Do đó, cần phải hồi sinh lại nền kinh tế Mỹ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa nhằm

củng cố vai trò lãnh đạo của nước Mỹ41.

- Về biện pháp: Ngoài những điểm giống nhau như đã phân tích, mỗi chính quyền Mỹ cũng đưa ra những biện pháp khác nhau để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. Trong khi chính quyền George W. Bush không đề cập đến vấn đề giảm thâm hụt ngân sách do được thừa hưởng khoản thặng dư ngân sách liên bang hàng trăm tỷ USD mà chính quyền tiền nhiệm để lại, thì Chính quyền Bill Clinton và Chính quyền Barack Obama đều coi đây là một trong những giải



39 Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống Bill Clinton tại địa chỉ: http://luanvan.co/luan- van/chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-duoi-thoi-tong-thong-bill-clinton-tu-nam-1993-den-nam-2001- 38385/

40 National Security Strategy, 1994, tlđd, tr.15

41 National Security Strategy, 2010, tlđd, tr.2


pháp ưu tiên để thúc đẩy nền kinh tế. “Giảm thâm hụt ngân sách cũng là trọng tâm đối với sức khỏe lâu dài và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ”42. “Chúng ta không thể phát triển nền kinh tế về lâu dài nếu không giải quyết được tình trạng thâm hụt ngân sách”43. Năm tài khóa 2009, nguồn thu ngân sách của chính phủ đạt 2,1 nghìn tỷ USD, thấp hơn 16,6% so với năm trước đó, suy thoái kinh tế khiến nguồn thu thuế giảm. Số tiền chi tiêu tăng 17,8% lên mức 3,5 nghìn tỷ USD.

Việc coi trọng thành phần kinh tế tư nhân cũng có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau trong các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. Chính quyền Bill Clinton đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, bởi đây là khu vực chính tạo công ăn việc làm cho lao động và thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế. “Chiến lược kinh tế của chúng ta coi khu vực tư nhân là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Nhà nước đóng vai trò là đối tác của khu vực tư nhân bằng cách bảo vệ quyền lợi của giới doanh nghiệp Mỹ, giúp tạo ra các khả năng đồng đều để thâm nhập vào thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa Mỹ, khắc phục các trở ngại để phát triển doanh

nghiệp Mỹ sáng tạo, chủ động và hiệu quả cao ở trong nước cũng như ở ngoài nước”44. Trong khi đó, chính quyền George W. Bush chỉ đề cập đến việc khuyến khích hơn khu vực kinh tế tư nhân. Bởi vì, khu vực tư nhân là động lực chính của phát triển kinh tế. Nhà nước đóng vai trò là đối tác của khu vực tư nhân bằng cách bảo vệ quyền lợi của giới doanh nghiệp Hoa Kỳ, giúp tạo ra các khả năng đồng đều để thâm nhập vào thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa Hoa Kỳ, khắc phục các trở ngại để phát triển doanh nghiệp Hoa Kỳ sáng tạo, chủ động và hiệu qủa cao ở trong nước cũng



42 National Security Strategy 1994, tlđd, tr.6 43 National Security Strategy 2010, tlđd, tr.34 44 National Security Strategy 1994, tlđd, tr.15


như ở ngoài nước “Chúng ta sẽ chú trọng hơn trong việc đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân”45. Chính quyền Barack Obama nhấn mạnh đến việc phát huy lợi thế, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân. “Chúng ta phải phát huy lợi thế của mối liên kết giữa chính phủ, khu vực tư nhân và dân chúng Mỹ đang có trên thế giới”46.

2.3.2. Lĩnh vực An ninh - quân sự

2.3.2.1. Tương đồng

Sự tương đồng cơ bản nhất là trong xác định phương hướng, nhiệm vụ của quân đội Mỹ. Các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 đều chủ trương tiếp tục duy trì sức mạnh quân sự vượt trội của nước Mỹ nhằm bảo đảm an ninh, lợi ích quốc gia Mỹ; thực hiện các nhiệm vụ như ngăn chặn các xung đột khu vực, bảo vệ đồng minh, các nước bạn bè trước các cuộc tấn công từ bên ngoài, chống chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, bảo đảm sự có mặt cần thiết ở các lãnh thổ hải ngoại, tham gia các chiến dịch gìn giữ hoà bình. Dưới thời Bill Clinton tình hình an ninh, quân sự, chính trị, kinh tế của Mỹ có nhiều thay đổi tuy nhiên Mỹ vẫn là siêu cường về tiềm lực và sức mạnh đội quân thường trực 1,4 triệu người được triển khai ở 1.100 căn cứ quân sự trong nước, 270 nghìn quân ở 209 căn cứ quân sự tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ có kho vũ khí hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới, khoảng 7.100 đầu đạn hạt nhân với ba loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Mặt khác ngân sách quốc phòng của Mỹ liên tục tăng, chiếm 41% ngân sách quốc phòng toàn thế giới. Sức mạnh quân sự của Mỹ không chỉ ở quân số và các căn cứ trên toàn cầu mà còn thể hiện ở trình độ công nghệ cao và kỹ thuật ứng dụng hiệu quả trong quốc phòng, tỷ trọng



45 National Security Strategy 2006, tlđd, tr.30

46 National Security Strategy 2010, tlđd,tr.9


vũ khí công nghệ cao được Mỹ sử dụng ngày càng tăng. Vì vậy, Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Bill Clinton xác định: “Để bảo vệ lợi ích của mình và bảo đảm thực hiện các quyền lợi đó trước những đe dọa và nguy cơ kể trên, Mỹ phải có lực lượng vũ trang mạnh và linh hoạt đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau”47. Đến thời Bush lên cầm quyền, đây là khoảng thời gian mà cuộc chiến chống khủng bố diễn ra mạnh mẽ nhất. Mặt khác, sau vụ khủng bố 11/9 nước Mỹ đặc biệt chú trọng sử dụng sức mạnh quân sự của mình trong cuộc chiến chống khủng bố. Chiến lược an ninh quốc

gia của Chính quyền George W. Bush nhấn mạnh: “Đã đến lúc chúng ta phải tái khẳng định vai trò thiết yếu của sức mạnh quân sự. Chúng ta phải xây dựng và duy trì khả năng phòng thủ của chúng ta vượt ra ngoài những thách thức”48. Khi lên nắm chính quyền Chính quyền của Tổng thống Obama đã phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm (2008-2009). Mặt khác,về quân sự Mỹ đã bị thiệt hại nặng nề sau hai cuộc chiên tại Iraq và Afghanistan. Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama xác định: “Chúng ta phải duy trì ưu thế vượt trội về quân sự, đồng thời tăng cường khả năng đánh bại các mối đe dọa phức tạp”49. Trong bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống B.Obama, ngày 20/1/2009, đã nêu rõ chính sách của chính quyền mới sẽ chú trọng hơn đến chủ nghĩa đa phương, tính nhân văn và sự kiềm chế. Đó chính là một đường lối đối ngoại mới dựa trên sự kết hợp giữa tính thực dụng, linh hoạt và nguyên tắc: chú trọng đến sự hiệu quả; linh hoạt theo hướng tăng đối thoại; lắng nghe và bớt áp đặt hơn; chú trọng hợp tác; sử dụng “sức mạnh mềm” song vẫn kiên quyết xử lý bằng sức mạnh

cứng khi cần thiết




47 National Security Strategy 1994, tlđd,tr. 6.

48 National Security Strategy 2002, tlđd, tr. 29.

49 National Security Strategy 2010, tlđd, tr. 5.


2.3.2.2. Khác biệt

Về phương châm tác chiến: Thời điểm và cách thức triển khai lực lượng Mỹ trong phát động chiến tranh hoặc tham gia vào các cuộc xung đột khu vực trên thế giới được các chính quyền Mỹ tiếp cận theo cách khác nhau. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton nhấn mạnh đến yếu tố huy động sức mạnh của đồng minh và cân nhắc thận trọng trước khi phát động chiến tranh như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore... “Quốc gia của chúng ta dù hùng mạnh đến đâu cũng không thể tự mình đạt được những mục

tiêu cơ bản đó. Một yếu tố quan trọng để bảo đảm an ninh cho nước Mỹ là dựa vào mối quan hệ vững chắc với các đồng minh và các nước bạn bè”50. Việc sử dụng lực lượng quân sự cần căn cứ vào 4 nguyên tắc: Thứ nhất và quan trọng nhất là căn cứ vào lợi ích quốc gia để xác định mức độ và phạm vi can dự. Thứ hai là huy động tối đa sự giúp đỡ của các đồng minh hoặc các thể chế đa phương có liên quan. Thứ ba là trong bất kỳ trường hợp nào, trước khi sử dụng lực lượng quân sự, cần phải trả lời một số câu hỏi quan trọng có liên quan. Thứ tư là tính đến các yếu tố như cái giá hợp lý phải trả của chiến dịch và khả năng hoàn thành nhiệm vụ51. Điều đó có nghĩa là, việc sử dụng vũ lực cần phải “cân, đo, đong, đếm” mới đi đến quyết định cuối cùng.

Trong nhiệm kỳ mới, mặc dù được kế thừa một nền kinh tế mạnh từ chính quyền Bill Clinton, nhưng nước Mỹ lại bị tổn thương nặng nề sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Mặt khác, tuy không bỏ qua vai trò của đồng minh và đối tác, nhưng chính quyền George W. Bush vẫn theo đuổi học thuyết “đánh đòn phủ đầu”52 để đánh bại chủ nghĩa khủng bố và ngăn chặn phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. “Chúng ta sẽ không do dự hành động một mình, nếu cần thiết,



50 National Security Strategy 1994, tlđd,tr. 6.

51 National Security Strategy 1994, tlđd,tr. 10.

52 National Security Strategy 1994, tlđd, tr.10

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí