Thưc Trạng Tác Động Của Bối Cảnh Đến Quản Lý Đào Tạo Đáp Ứng Nhu Cầu Học Nghề Cho Lđnt


- Qua kiểm tra giám sát đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về các mặt của các địa phương, chấn chỉnh những đơn vị yếu kém từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy sơ cấp nghề, đồng thời ghi nhận những điển hình dạy nghề, những mô hình đào tạo sơ cấp nghề tốt đển hân rộng trên phạm vi toàn tỉnh.Phối hợp giữa các cơ sở GDNN với chính quyền, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trong đào tạo sơ cấp giải quyết việc làm và phát triển SX-KD cho LĐNT

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc tạo điều kiện cho LĐNT sau khi tốt nghiệp xong được tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường và bao tiêu sản phẩm.

- Số lao động sau học sơ cấp được ngân hàng cho vay vốn nhưng còn rất hạn chế. Số doanh nghiệp tham gia kí kết hợp đồng làm việc với lao động sau khi tốt nghiêp̣ còn ít, số hộ có lao động học sơ cấp thoát nghèo chiếm tỷ lệ khá một số trở thành hộ khá.

- Để giải quyết việc làm cho học viên sau khi tốt nghiêp̣ , các huyện đã có nhiều

hình thức phong phú như: Liên kết với các doanh nghiêp trong và ngoài tinh̉ để đào

tao

nghề cho lao đôn

g nông thôn, đào tao

nghề gắn liền với đia

chỉ doanh nghiêp̣ ,

chuyển kinh phí ĐTNCLĐNT cho các doanh nghiệp tự tổ chức dạy sơ cấp …Vì vâỵ ,

day

theo những mô hình này thì đạt hiêu

quả rất cao, không lan

g phí trong đào taọ ,

đồng thời ngườ i lao đôn

g cũng rất an tâm khi tham gia hoc

tâp̣ .

2.5.5. Thưc trạng tác động của bối cảnh đến quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề cho LĐNT

Căn cứ và mô hình CIPO và thực tiễn đào tạo nghề cho LĐNT thời gian qua, luận án đã xác định bối cảnh bên ngoài tác động đến quản lý đào tạo sơ cấp cho LĐNT bao gồm các yếu tố: Chính trị, luật pháp, KT-XH, tiến bộ KHCN, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, hợp tác với các cơ sở SX-KD sẽ tác động tới các yếu tố đầu vào, đầu ra và quá trình đào tạo . Để có ý kiến khách quan về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động tới đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu


học nghề, tác giả đã tiến hành khảo sát 02 nhóm đối tượng chính là GV và CBQL với 05 yếu tố trên. Mức độ tác động được đánh giá xem bảng 2.19 như sau:

Bảng 2.19. Tác động của bối cảnh ảnh hưởng tới quản lý đào tạo trình độ sơ cấp



Tiêu chí đánh giá

Mức độ tác động

Điểm trung bình

Yếu

Vừa

Mạnh

Rất mạnh

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1. Bối cảnh chính trị, kinh tế- xã hội

0

0

82

13.6

317

52.4

206

34.0

3.20

± 0.5

2. Chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước


0


0


72


11.9


280


46.3


253


41.8

3.30

± 0.5

3. Tiến bộ khoa học công

nghệ

6

1.0

60

9.9

300

49.6

239

39.5

3.28

± 0.5

4. Sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ở nông thôn

10

1.7

82

13.6

308

50.9

205

33.9

3.17

± 0.5

5. Hợp tác với các cơ sở SX-KD

4

0.7

64

10.6

277

45.8

260

43.0

3.31

± 0.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 15


Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố của bối cảnh được đánh giá ở mức độ tác động mạnh và rất mạnh, trong đó có 03 tiêu chí được đánh giá có mức độ tác động rất mạnh với điểm trung bình 3.28 gồm chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước (=3.17); Tiến bộ KHCN (= 3.28) và hợp tác với các cơ sở SX-KD (=3.31). Bởi lẽ chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo theo kế hoạch hóa tập trung sang đào tạo theo cơ chế thị trường, do vậy, ở cấp vĩ mô toàn quốc, việc ban hành những chính sách mới cho phù hợp với đào tạo trong nền KTTT là một điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ KHCN trong giảng dạy, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hợp tác giữa các cơ sở GDNN và cơ sở SX-KD là chìa khóa then chốt để đào tạo theo nhu cầu đáp ứng nhu cầu học nghề, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Tác giả nghiên cứu một số báo cáo tổng kết năm học của các cơ sở GDNN, một số điểm chung nổi lên cho thấy, các cơ sở GDNN đều thực hiện nghiêm túc các quy


định về đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ sơ cấp. Trong quá trình triển khai, các vướng mắc gặp phải đều có trao đổi, xin ý kiến từ cơ quan quản lý nhà nước, mức độ thích ứng với các quy định được đánh giá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các quan hệ với Cơ sở SX-KD để phát triển cơ sở GDNN phần nào còn thụ động, chưa triển khai bài bản, chưa phát huy được thế mạnh của các trường. Một số trường còn có tư tưởngtrông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước hơn là chủ động huy động các nguồn lực để phát triển cơ sở GDNN.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT

2.6.1. Những kết quả đạt được

- Được sự quan tâm của Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ngành, tổ chức chính trị xã hội địa phương, nhận thức của cán bộ nhân dân về đào tạo sơ cấp nghềcho LĐNT đã từng bước được nâng lên.

- Mặc dù còn nhiều khó khăn, song Tỉnh đã bố trí bổ sung ngân sách cùng với ngân sách trung ương cho việc thực hiện dự án. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo được đầu tư, nâng cấp, trình độ GV tham gia đào tạo từng bước được nâng lên.

- Quản lý các chương trình đào tạo từng bước gắn với định hướng phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, phù hợp với thời gian sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi của địa phương; đã có sự điều chỉnh tỷ trọng thời gian học giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường rèn luyện kỹ năng.

- LĐNT tham gia các khóa học được tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh; góp phần tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

2.6.2. Một số hạn chế, khó khăn

2.6.2.1. Những hạn chế, khó khăn trong quản lý nhà nước về đào tạo cho LĐNT

- Việc tham mưu của Ban chỉ đạo tỉnh cho tỉnh Ủy, HÐND tỉnh và UBND tỉnh đôi lúc còn chưa kịp thời; Một số ban ngành chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được phân công trong qui chế làm việc; đã có chuyển biến tích cực trong ÐTNCLÐNT những hiệu quả chưa cao; Thành lập và nhân rộng các mô hình chưa có chính sách và cơ chế hỗ trợ.


- Hoat

đôṇ g của Ban chỉ đạo môt

số nơi còn chưa hiêu

quả. Sự phối hợp giữa

các ngành chưa đồng bộ; sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ sở GDNN chưa đạt hiệu quả.

- Vốn triển khai thực hiện đề án của Trung ương bố trí hàng năm chậm, số lượng

vốn bố trí môt số địa phương chưa cân đối.Chưa huy động tốt khả năng tham gia của

các thành phần kinh tế;

- Về công tác tuyên truyền: Số lượng ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền chưa nhiều, tần suất chưa cao, các nội dung chưa phong phú. Chưa huy động được sức mạnh của các tổ chức chính trị, đoàn thể địa phương trong công tác tuyên truyền vận động.

- Các cơ sở GDNN công lập hiện nay có số biên chế GV cơ hữu rất hạn chế vì vậy còn gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng. Chế độ cho GV chưa thỏa đáng, chẳng hạn, họ không được hưởng phụ cấp đứng lớp như GV dạy phổ thông. Thù lao cho GV đào tạo trình độ sơ cấp theo Đề án1956 là quá thấp (Mức sàn 50.000đ/tiết) vì vậy không thể mời được GV giỏi, thậm chí một số lớp không thể tổ chức được.

- Định mức hỗ trợ đào tạo rất thấp và châm được điều chinh̉ nên không phù hợp

với thực tiễn, chưa phát huy được hiệu quả, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Kinh phí kiểm tra giám sát rất hạn chế và thông thường phân bổ muộn dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Chưa có cơ chế gắn kết đào tạo với phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Chưa thu hút được các doanh nghiệp, trung tâm khuyến nông khuyến lâm tham gia tích cực vâò hoạt động đào tạo. Vai trò của cơ sở SX-KD và của các tổ chức tín dụng ở địa phương trong đào tạo giải quyết việc làm và phát triển SX-KD cho lao động và hộ gia đình nông thôn còn hạn chế.

- Chính sách theo quy định của đề án 1956 chỉ hỗ trợ 01 lao đôn nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

g học 01 nghề

- Một số huyện, xã chưa thực hiện tốt khảo sát, tuyên truyền, giám sát và đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT.

2.6.2.2. Những hạn chế, khó khăn trong quản lý của cơ sở GDNN


- Cán bộ phụ trách đào tạo phải kiêm nhiệm nhiều việc nên không tập trung thời gian, toàn tâm , toàn ý cho công tác quản lý. Phân cấp quản lý và cơ chế phối hợp giữa ban chỉ đạo, các cơ quan quản lý các cấp còn thiếu chi tiết, cụ thể. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) còn hạn chế. Cho đến nay, đề án đã được triển khai hơn 8 năm, nhưng chưa có phần mềm quản lý và các điều kiện hỗ trợ công tác quản lý; đội ngũ CBQL chưa được qua các khóa tập huấn nâng cao năng lực theo nhu cầu công việc.

- Công tác quản lý tuyển sinh: Phần lớn các cơ sở GDNN đang thực hiện theo quy chế của cơ quan quản lý nhà nước và theo năng lực của cơ sở GDNN mà chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu việc làm của TTLÐ và phát triển SX-KD. Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở GDNN chưa quan tâm đúng mức, chưa có biện pháp để thu thập thông tin về nhu cầu việc làm và phát triển SX-KD của TTLÐ.

- Hoạt động quản lý phát triển CTÐT chủ yếu là tiếp cận theo phương pháp truyền thống, thiết kế CTĐT và tổ chức đào tạo theo khóa là phổ biến; chưa xây dựng các chuẩn đầu ra của các nghề đào tạo để phát triển CTÐT phù hợp với yêu cầu của TTLÐ.

- Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa hiệu quả: chưa chú trọng tới quản lý phát triển đội ngũ GV để triển khai đào tạo định hướng phát triển năng lực người học, đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT.

- Đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học cho các cơ sở GDNN cấp huyện còn thiếu và chưa đồng bô.̣

- Giáo viên chưa chú trọng tới tổ chức dạy học hướng tới việc làm và gắn với việc làm của học viên và phát triển SX-KD mà TTLÐ đòi hỏi. Chưa liên kết giữa cơ sở GDNN với các cơ sở SX-KD trong quá trình dạy học, đào tạo chưa gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh.

- Quản lý hoạt động giảng dạy của GV, học tập và đánh giá kết quả học tập của HV mặc dù đã được quan tâm, nhưng chưa thực hiện theo định hướng phát triển năng lực người học và gắn với việc làm.


- Tổ chức các hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm, hỗ trợ phát triển SX-KD cho HV tốt nghiệp chưa được triển khai một cách hệ thống, bài bản. Hoạt động nghiên cứu, khảo sát lần theo dấu vết HV tốt nghiệp chưa thực hiện thường xuyên và kém hiệu quả. Nguyên nhân của hạn chế nêu trên là do cơ sở GDNN chưa có bộ phận chuyên trách để chăm lo cho hoạt động này.

- Hiệu quả đào tạo cho LĐNT còn thấp, một bộ phận không nhỏ LĐNT sau đào tạo chưa tìm được việc làm. Khó khăn của HV sau khi tốt nghiệp các khóa đaqò tạo là không có/ hoặc thiếu vốn để phát triển SX-KD. Đặc biệt, đối với những thanh niên chưa lập gia đình, theo quy định thì không được vay vốn để gây dựng và phát triển SX-KD. Vì vậy, nhà nước cần mở rộng, phát triển nguồn vốn hỗ trợ cho HV được vay sau khi hoàn thành khóa học để có thể tự tạo việc làm, không phải đi làm xa ở các khu công nghiệp hay đi lao động xuất khẩu.

- Một số cơ sở GDNN chưa gắn đào tạo với định hướng phát triển nông nghiệp; việc tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh và hoàn chỉnh nội dung đào tạo sơ cấp chưa kịp thời, còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, đào tạo thiếu gắn kết chặt chẽ với sản xuất, kinh doanh. Không có kinh phí thẩm định cũng như kinh phí bổ sung để chỉnh sửa, câp nhật kiến thức cho chương trình đào tạo, giáo trình và tài liệu phục vụ đào tạo.

- Hiện nay các cơ sở GDNN chủ yếu tập trung vào đào tạo các nghề truyền thống mà chưa quan tâm đến các nghề mới, các nghề dịch vụ, chế biến nông lâm sản,... ; chủ yếu tập trung dạy những nghề mà cơ sở GDNN có sẵn, chưa đổi mới nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhu cầu của LĐNT.

- Các cơ sở GDNN chưa có sự phối hợp chặt chẽ, gắn kết với các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất trong quá trình đào tạo, ký kết hợp đồng lao động,...

- Thời gian đào tạo ở một số nơi, một số khóa học chưa hợp lý, bố trí lịch học chưa được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng cho phù hợp với mùa vụ SX-KD. Vì vậy, nhiều học viên không theo được hết khóa học, phải bỏ học giữa chừng.

2.6.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế:


- Trình độ của học viên thấp, nhiều học viên là người dân tộc thiểu số, vì vậy có khó khăn nhất định về ngôn ngữ. Ý thức của một bộ phận LĐNT không cao, không dành thời gian thích đáng cho việc học tập, dẫn đến tình trạng sĩ số của lớp học liên tục bị suy giảm.

- Biên chế GV của một số cơ sở GDNN còn thiếu, chất lượng đội ngũ GV còn nhiều bất cập. Đội ngũ GV các cơ sở GDNN công lập cơ bản đạt chuẩn về trình độ. Tuy nhiên, một bộ phận không ít GV còn hạn chế về kỹ năng nghề và kinh nghiệm thực tiễn. Năng lực dạy tích hợp, dạy mô đun kỹ năng hành nghề của đội ngũ GV còn nhiều hạn chế.

Trong đào tạo một số lĩnh vực nghề đặc thù, nghề truyền thống chỉ có các nghệ nhân đảm nhận vai trò GV; ho ̣có tay nghề cao nhưng không có kỹ năng dạy học, chỉ biết cầm tay chỉ việc, không có kỹ năng biên soạn chương trình, giáo trình dạy học.

- Ở các huyện vùng sâu, vùng xa, các trung tâm đào tao

đủ điều kiện đào tạo có

chất lượng tốt còn ít do đầu tư CSVC cho cơ sở GDNN cấp huyện còn thiếu và chưa đồng bô.̣ Các nghề nông nghiệp chủ yếu được tổ chức đào tạo tại ấp, xã nên điều kiêṇ trang thiết bị giảng daỵ , thực hành, kiểm tra giám sát,... găp khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Một số nghề đào tạo, lao đôn

g có nhu cầu hoc

và đăng ký học với số lươn

g ít,

gây khó khăn cho việc tổ chức các khóa học.

2.7. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và quản lý đào tạo nghề dựa đáp ứng nhu cầu của Lao động nông thôn

2.7.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốcxuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói. Cuối thập kỷ 60, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không đủ ăn, 80% người dân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng lá. Lúc ấy, nền kinh tế của Hàn Quốc phải dựa vào nông nghiệp trong khi khắp đất nước, lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên. Nhưng hiện nay Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế hùng hậu đứng thứ 11


trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người đạt 20.600 USD/người (số liệu thống kê năm 2010).

Một trong những bí quyết thành công của Hàn Quốc là xây dựng phong trào Saemaul phong trào phát triển nông thôn mới). Chính phủ đóng vai trò cốt yếu trong việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ KHKT, các loại giống mới như nấm, cây thuốc lá… vào sản xuất. Các làng xã và xí nghiệp đều được trang bị thư viện Saemaul và các phương tiện vui chơi giải trí khác. Đặc biệt, thư viện ở nông thôn đều có sách, tài liệu về các phương pháp canh tác mới. Đây là bước đột phá lớn ở nông thôn và là nguyên nhân chính gia tăng thu nhập. Năm 1974, sản lượng lúa tăng đến mức độ có thể tự cấp tự túc.

Phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác. Nuôi lợn, bò, gà cũng đem lại lợi nhuận đáng kể. Các làng chài cũng chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng thủy sản. Tập quán trồng lúa và lúa mạch xưa kia đã được thay thế triệt để bằng các phương pháp canh tác tổng hợp;

Tăng cường năng lực lãnh đạo của địa phương bằng cách thành lập Học viện Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo Saemaul. Mỗi xã được phép cử một cán bộ đi học. Khoá học bồi dưỡng lãnh đạo nhấn mạnh vào sự cống hiến quên mình và nêu gương cho quần chúng. Họ học trong một lán trại chung, do đó hiểu được cách làm việc theo nhóm trên tinh thần hợp tác. Trong mỗi buổi thảo luận nhóm, các thành viên chia sẻ kinh nghiệm làm việc và do đó có thể học tập lẫn nhau bên cạnh sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên. Chính những học viên này sẽ là những người lãnh đạo và hướng dẫn cho người dân trong các làng, xã.

Vai trò của phụ nữ tham gia các khoá học đã tạo ra sự khác biệt căn bản. Phụ nữ đứng ra gây quỹ cho địa phương, họ tiết kiệm thực phẩm và tham gia vào phong trào giữ sạch đẹp làng xã. Ngoài ra, họ còn góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa nạn rượu chè, cờ bạc.

Phương pháp đào tạo cán bộ quản lý cho các dự án Saemaul đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nôngthôn trên khắp đất nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2023