Kinh Nghiệm Của Cộng Hòa Chu-Va-Si-A Của Liên Bang Nga


Đồng thời Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ cho người nông dân như chính sách miễn thuế xăng dầu, máy nông nghiệp, điện giá rẻ cho chế biến nông sản, cho nông dân thuê máy nông nghiệp, giảm lãi suất tiền vay, ban hành đạo Luật “Các ngành phải trợ giúp nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân và ngư dân”.

2.7.2 Kinh nghiệm của Liên bang Nga

Với diện tích trên 17 triệu km2, Liên bang Nga không chỉ là quốc gia lớn nhất thế giới mà còn là nước có diện tích đất nông nghiệp cũng lớn nhất thế giới (trên 210 triệu héc-ta, chiếm 7% đất nông nghiệp toàn cầu), có khả năng sản xuất sản phẩm nông nghiệp nuôi sống toàn bộ dân số trên trái đất. Vì thế, Chính phủ Nga đặc biệt quan tâm đến hoạt động dạy nghề cho nông dân, để họ có thể khai thác tốt nhất tiềm năng sẵn có và làm ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, có sức cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Dự báo, trong tương lai không xa, Nga trở thành cường quốc nông nghiệp số 1 thế giới.Một số kinh nghiệm đã được tổng kết cụ thể như :

- Hình thức đào tạo đa dạng

Để có được những người nông dân tương lai gắn bó với nghề trên đồng ruộng, Chính phủ đã chú ý phát triển nhiều hình thức đào tạo nghề khác nhau. Trước hết, chú trọng cung cấp những kiến thức cơ bản về nghề nông cho học sinh trung học năm cuối (gọi là hình thức đào tạo chuyên nghiệp sơ cấp, tại các trường cao đẳng chuyên nghiệp). Học sinh có nhu cầu học nghề phải làm đơn nhập học theo Quy chế đào tạo chung của nhà nước. Những người được tuyển thường là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông. Sau khi được tuyển vào học, các em sẽ được học nghề từ 1 đến 3 năm tùy thuộc vào trình độ học vấn phổ thông của mình. Có hai hình thức đào tạo: chính quy (ban ngày) và không chính quy (ban đêm).

Thời gian gần đây, ở Nga phát triển mạng lưới rộng khắp các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp để đào tạo công nhân nông nghiệp có tay nghề cao cho tổ hợp công- nông nghiệp. Do yêu cầu của kinh tế thị trường, trong hệ thống đào tạo chuyên nghiệp cho nông dân có 280 ngành nghề khác nhau, từ kỹ năng nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp, tới thương mại, dịch vụ, kỹ thuật, giao thông trong nông nghiệp…


Ví dụ thủ đô Mát-xcơ-va đã mở các khóa học nhằm đào tạo các nông trại viên trẻ, thu hút thanh niên nông thôn ở nhiều khu vực ngoại ô tới học nghề. Chương trình đào tạo nghề cho nông trại viên mang tên “Tự mình trở thành nông dân có tay nghề cao” đã thu hút đông đảo thanh niên có nguyện vọng trở thành người lao động gắn bó với đất và rừng. Họ được đào tạo những kỹ năng cơ bản nhất về nghề nông để tạo thêm thu nhập từ nghề phụ gia đình trên chính mảnh đất của mình. Đây là hình thức đào tạo nghề nông hiệu quả nhằm đối phó với thách thức nước Nga đang phải nhập khẩu tới 1/3 lượng thịt tiêu thụ từ nước ngoài. Do một thời gian dài không chú trọng tới nghề nông, nên vừa qua có tới 13.000 làng ở Nga gần như không có người ở, trung bình mỗi làng chỉ có 10 người sinh sống. Do đó, chương trình dạy nghề này đã thu hút đựơc đông đảo thanh niên theo học để sau đó trở về nông thôn lập nghiệp. Để thực hiện chương trình, ở Nga đã thành lập Quỹ liên bang mang tên “Tương lai của quốc gia” và phát triển các khóa đào tạo nghề cho các nông trại viên trẻ tại nhiều vùng trên lãnh thổ Nga.

- Bảo đảm thông tin - tư vấn: một hình thức đào tạo nghề nông có hiệu quả cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Với diện tích rộng bao la và dân số thưa thớt, trung bình chỉ vào khoảng 8 người/km2, nên việc đi lại của nông dân rất khó khăn; họ có rất ít khả năng tới các trung tâm đô thị, nơi có các trường cao đẳng và đại học để tiếp nhận kiến thức nghề nghiệp. Do đó, Chính phủ chú ý phát triển hình thức đào tạo nghề cho nông dân tại các trung tâm thông tin - tư vấn. Với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông, trước hết là mạng Internet, hình thức đào tạo nghề cho nông dân thông qua hoạt động thông tin - tư vấn đã phát huy hiệu quả cao, góp phần quan trọng tạo ra đội ngũ nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

2.7.3. Kinh nghiệm của Cộng hòa Chu-va-si-a của Liên bang Nga

Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 16

Đây là ví dụ điển hình hoạt động hiệu quả của hình thức bảo đảm thông tin-tư

vấn.

Trong hoạt động thông tin - tư vấn nhằm đào tạo nghề cho nông dân, đáng chú

ý là kinh nghiệm của Cộng hòa Chu-va-si-a của Liên bang Nga. Họ đã xây dựng Chương trình quốc gia về bảo đảm thông tin - tư vấn cho nông dân giai đoạn 2006 -


2010. Chương trình này được Học viện Nông nghiệp quốc gia xây dựng theo đơn đặt hàng của Bộ Nông nghiệp và Lương thực của Cộng hòa Chu-va-si-a.

Mục đích của Chương trình là:

- Xây dựng hệ thống thông tin - tư vấn liên hợp ở cấp quốc gia nhằm truyền thụ những tri thức cơ bản về nghề nông cho nông dân dựa trên các thành tựu khoa học và kỹ thuật của Nga và thế giới trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, có sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại.

- Phát triển bền vững cho các hộ nông nghiệp thuộc tất cả các hình thức sở hữu kinh tế chuyên sản xuất và chế biến nông sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết liên quan tới nghề nông.

- Xây dựng và phát triển quan hệ thị trường ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập của người nông dân.

Nhiệm vụ cơ bản của Chương trình quốc gia bao gồm:

- Phổ biến các tri thức, thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học và kinh tế nông nghiệp; phổ biến kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện làm việc của người nông dân.

- Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin về sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và viễn thông.

- Tư vấn cho nông dân về cách tổ chức, quản lý, về kinh tế, công nghệ sản xuất, tiếp thị và những vấn đề luật pháp liên quan tới sản xuất nông nghiệp.

- Hỗ trợ nông dân về luật pháp, kinh tế và phương pháp luận trong việc tổ chức các cơ sở sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ ở nông thôn.

- Tham gia áp dụng các thành tựu mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm chi phí sản xuất nông sản dưới dạng hàng hóa cho các đối tượng thuộc các loại hình sở hữu cá nhân, tập thể và nhà nước.

- Huấn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho các cán bộ hoạt động tại các trung tâm thông tin - tư vấn của tổ hợp công - nông nghiệp.


- Xuất bản các ấn phẩm thông tin về tất cả các loại hình sản xuất nông nghiệp; tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm và các buổi thuyết trình về nghề nông tại các nông trại và các xí nghiệp nông nghiệp quy mô khác nhau, thậm chí tổ chức các buổi trao đổi thông tin - tư vấn ngay trên cánh đồng.

Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia đã góp phần nâng cao trình độ và tay nghề cho các công nhân sản xuất nông nghiệp, thể hiện ở các nội dung cụ thể sau:

- Xây dựng được những cánh đồng thực nghiệm - giới thiệu kinh nghiệm để tổ chức các cuộc thông tin - tư vấn về các loại giống ngũ cốc, rau quả, con giống mới và các thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, các kinh nghiệm và các điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng được hệ thống quản lý thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các vùng và các địa phương.

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin điện tử cho Bộ Nông nghiệp và Lương

thực.

- Xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật để xuất bản các ấn phẩm thông tin

về nghề nông cho nông dân.

- Tạo điều kiện để đào tạo và nâng cao tay nghề cho các cán bộ làm công tác dạy nghề cho nông dân.

Kết quả tổng hợp của Chương trình quốc gia đã góp phần quan trọng tăng năng suất lao động của nông dân lên 20 - 25% nhờ nâng cao chất lượng đào tạo p cho nông dân, thắt chặt mối liên hệ giữa nông dân với các trung tâm thông tin - tư vấn, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp. Thông qua các trung tâm này, người nông dân Nga có thể nhanh chóng tiếp thu những kiến thức rất cơ bản và thiết thực về nghề nông, đồng thời phổ biến kinh nghiệm nhà nông cho những người khác học tập, áp dụng.

2.7.4 Bài học kinh nghiệm trong quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang

Qua kinh nghiệm một số nước có thể rút ra một số bài học cho quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT của tỉnh Kiên Giang


- Sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự phối hợp của các bên liên quan đến đào tạo nghề cho LĐNT ; sự quan tâm thể hiện qua xây dưng và ban hành hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ và đầu tư hiệu quả;

- Gắn kết hoạt động đào tạo cho LĐNT với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình khác để huy động nguồn lực đảm bảo phát triển đồng bộ và bền vững;

- Áp dụng các hình thức, các chương trình đào tạo đa dạng, linh hoạt phù hợp với điều kiện và đặc điểm của vùng nông thôn và đối tượng LĐNT, chú trọng đào tạo lực lương LĐNT có kỹ năng nghề cao đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa nông nghiệp và phát triển nông nghiệp công nghệ cao ;

-Áp dung công nghệ thông tin, công nghệ số, tiến bộ khoa học –công nghệ vào quá trình quản lý, quá trình đào tạo, hoạt động truyền thông và tư vấn

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo cho LĐNT bài bản và mạng tính chuyên nghiệp;

-Gắn kết cơ sở đào tạo và sử dung lao động tại địa phương là yếu tố quan trọng để giải quyết việc làm sau đào tạo cho LĐNT, đồng thời giữ chân người LĐNT ở lại sống và làm việc tại vùng nông thôn.

Kết luận Chương 2:

Trong chương II, tác giả đã đề cập đến các nội dung sau:

- Khái quát tình hình KT-XH và GDNN tỉnh Kiên Giang;

- Giới thiệu về tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT tại 13 cơ sở GDNN và cơ sở SX-KD có sử dụng nhân lực trình độ sơ cấp ở 6 huyện của tỉnh Kiên Giang.

, Luận án đã tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp ở 13 cơ sở GDNN và các cơ sở SX-KD có sử dụng nhân lực trình độ sơ cấp ở 6 huyện, kết quả đã phác họa được bức tranh tổng thể về tình hình đào tạo và quản lý đào tạo sơ cấp nghề của các cơ sở GDNN của tỉnh hiện nay.

- Khảo sát và đánh giá nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp học nghề của LĐNT tỉnh Kiên Giang đối với các nhóm nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp và nhu cầu của họ sau khóa đào tạo nghề;


- Đánh giá thưc trạng đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT, nhận định những việc đã làm được (sự quan tâm và chỉ đạo kip thời của các cấp, năng lực của đội ngũ CBQLvà GV các cơ sở GDNN bước đầu đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tỷ lệ việc làm sau đào tạo...) và những hạn chế (về nhận thức, sự phối hợp giữa các bên liên quan nhất là giữa cơ sở GDNN và cơ sở SX-KD chưa linh hoạt, chất lượng đào tạo còn hạn chế, cơ chế chính sách đối với người dạy, người học và cơ sở SX-KD chưa phù hợp và chưa tạo động lực ..);

- Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT về quản lý điều hành của Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho LĐNT các cấp trong tỉnh; Tổ chức xây dựng kế hoạch; Quản lý tuyển sinh; Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng (chương trình, GV, CSVC, tài chính..); Hình thức và tổ chức quá trình dạy và học cho LĐNT, Kiểm tra đánh giá và việc làm cho học viên sau khóa đào tạo;

-Phác họa được bức tranh tổng thể về tình hình đào tạo và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp của các cơ sở GDNN trong tỉnh hiện nay. Đưa ra nhận định chung về kết quả đạt, tồn tại và nguyên nhân trong quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng yêu cầu của LĐNT.

Những nghiên cứu về cơ sở lý luận (Chương I) và đánh giá thực trạng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT tỉnh Kiên Giang là tiền đề để tác giả đề xuất một số giải phápquản lý hiệu quả trong thời gian tới.


CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG

3.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề cho Lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030

3.1.1. Căn cứ định hướng

- Văn kiện Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho LĐNT;

- Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/06/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Chính phủ Phê duyệt Đề

án “Đào tao

nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong đó đã xác định mục

tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Đề án.

3.1.2. Mục tiêu tổng quát

- Xác định mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cụ thể, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoac̣ h năm 5 năm 2021 - 2025 về lao động trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chuyển đổi cơ cấu lao động.

- Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề cho một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được sắp xếp, quy hoạch trên địa bàn tỉnh; khuyến khích thành lập mới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài.


- Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, tăng cường liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng với doanhnghiệp; phối hợp với doanh nghiệp trong tuyển sinh, đào tạo nghề và tuyển dụng sau đào tạo.

3.1.3. Mục tiêu cụ thể

3.1.3.1. Đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2021- 2025:

Các chỉ tiêu cho năm 2021- 2025, đào tạo khoảng 50.000 lao động, trong đó tập trung đào tạo cho các nhóm đối tượng sau:

- Đào tạo cho lao động ở các doanh nghiệp: 16.500 người;

- Đào tạo cho các đối tượng là thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác là: 15.000 người;

- Đào tạo cho lao động thuộc diện chính sách là: 18.500 người;

3.1.3.2. Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2030:

Các chỉ tiêu cho năm 2026 - 2030, đào tạo khoảng 30.000 lao động, trong đó tập trung đào tạo cho các nhóm đối tượng sau:

- Đào tạo cho lao động ở các doanh nghiệp: 16.200 người;

- Đào tạo cho các đối tượng là thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác là: 3.000 người;

- Đào tạo cho lao động thuộc diện chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội là: 10.800 người.

3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

Để các giải pháp quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề cho LĐNT cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Đảm bảo tính kế thừa

Đổi mới quản lý GD-ĐT là một quá trình kế thừa, không phải tất cả làm lại từ đầu mà phải phát huy những ưu điểm hiện có và tìm cách khắc phục các hạn chế đang tồn tại để tìm ra những giải pháp quản lý mới trong bối cảnh sự biến đổi nhanh chóng của KT-XHcủa đất nước và mỗi địa phương.

Đảm bảo tính khả thi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2023