Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách khái quát thì: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra.
- Bồi dưỡng:
Theo Từ điển Giáo dục học: “Bồi dưỡng là trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: Bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng lý luận, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm...” (dẫn theo [26]).
Theo các tài liệu của UNESCO, bồi dưỡng được hiểu là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó. Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp. Quá trình này chỉ có thể diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kĩ năng chuyên môn của bản thân mình, đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
Như vậy, bồi dưỡng là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái đã có để mở mang, làm cho chúng phát triển thêm, có giá trị làm tăng hệ thống tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động.
Bồi dưỡng là khâu tiếp nối của quá trình đào tạo, đây là yếu tố đảm bảo cho người giáo viên thực hiện thành công các yêu cầu nhiệm vụ luôn biến đổi theo nhu cầu của xã hội đối với giáo dục. Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, đào tạo bổ sung hoặc củng cố kỹ năng nghề nghiệp theo chuyên đề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội củng cố và mở mang một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả và thường xuyên xác định bằng chứng chỉ.
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm
Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất, là bất kỳ trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức,...) trong đời sống tâm lý của từng người. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lý học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó, nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân (dẫn theo [26]).
Cuộc sống của con người là dòng các hoạt động, con người không ngừng trải nghiệm về cuộc sống, về cảm xúc, về mối quan hệ giữa người với người,... Con người từ khi sinh ra và lớn lên đã có những trải nghiệm của riêng mình, hình thành những kinh nghiệm cá nhân.
Khi xem xét mối quan hệ giữa chủ thể học tập và nội dung học tập, hoạt động trải nghiệm được xem xét là phương thức học tập. Theo Kolb, đó là quá trình học mà theo đó kiến thức, hiểu biết, năng lực được hình thành thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm, là quá trình xây dựng ý nghĩ trực tiếp từ kinh nghiệm (dẫn theo [26]).
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 1
- Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 2
- Vài Nét Về Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề
- Nội Dung Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Thcs
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Gv Trường Thcs
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Gv Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Hoạt động trải nghiệm là phương thức học tập hiệu quả, là phương thức học gắn với thực tiễn. Mục đích chính là giúp hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những kỹ năng chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại với hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt để học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm. Tương ứng và phù hợp với phương thức học tập trải nghiệm, giáo dục nhà trường thực hiện giáo dục và dạy học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Trong giáo dục nhà trường, hoạt động trải nghiệm được tổ chức nhằm giáo dục học sinh có thể được sử dụng như là một hình thức tổ chức dạy học hay là hoạt động giáo dục. Trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, giá trị,
kỹ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động, học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng [16].
Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục thực chất là hoạt động giáo dục thể hiện tính định hướng của nhà trường, được tổ chức để người học học thông qua hoạt động thực tiễn, trải nghiệm những giá trị, những nội dung xác định phù hợp với yêu cầu giáo dục cấp học, bậc học. Từ đó thu nhận được những giá trị cần thiết cho bản thân. Như vậy, hoạt động trải nghiệm là hoạt động được tổ chức theo đúng qui luật hoạt động, qui luật hình thành nhân cách cá nhân trong xã hội [16].
Như vậy, hoạt động trải nghiệm trong nhà trường là hoạt động có ý thức, có mục đích rõ ràng, mang tính xã hội và thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm các mối quan hệ, các giá trị, cách ứng xử,... trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; góp phần thực hiện tốt hoạt động dạy học và đạt được mục tiêu giáo dục.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục nhằm khai thác, tổ chức, định hướng cho người học có thể sắp xếp khái quát những trải nghiệm thành những tri thức hiểu biết (có sự chuyển hóa kinh nghiệm). Theo đó, hoạt động trải nghiệm có thể được sử dụng như là một hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục hoặc được thiết kế như một hoạt động giáo dục có mục đích, đối tượng xác định nhằm phát triển năng lực thực tiễn cho người học.
1.2.3. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
Khái niệm năng lực (Competency) có nguồn gốc tiếng Latin “Competentia”. Hiện nay năng lực đang được xem xét dưới nhiều góc độ, song nhìn chung đều tập trung vào hai khía cạnh: năng lực bộc lộ qua hoạt động và năng lực là yếu tố đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê: “năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẽ có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm
chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người có khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao” (dẫn theo [26]).
Theo Québec- Ministere de l’Education (2004), “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống phong phú của cuộc sống” (dẫn theo [26]).
Trong Từ điển Tâm lí học, năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lí độc đáo hay các phẩm chất tâm lí của cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động xác định (dẫn theo [25]).
Theo Phạm Minh Hạc: “Năng lực là những đặc điểm tâm lí cá biệt, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động vào đối tượng lao động” [9]. Định nghĩa này nhấn mạnh năng lực là đặc điểm tâm lí cá nhân trong hoạt động cụ thể.
Như vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động. Nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt động nào đó. Muốn đánh giá năng lực cần căn cứ vào kết quả hoạt động tương ứng. Muốn phát triển năng lực nào đó cần chú ý phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng.
Từ việc phân tich các quan điểm về năng lực ở trên, ta có thể hiểu: năng lực là khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết hiệu quả một tình huống hoặc một hoạt động thực tiễn xác định.
Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của mỗi cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của hoạt động trải nghiệm xác định, đảm bảo hoạt động ấy đạt kết quả phù hợp với mong đợi của cá nhân và xã hội. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là khả năng vận dụng tổ hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm,... để tổ chức thành công hoạt động trải nghiệm.
Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của mỗi người được hình thành và phát triển trong quá trình con người học tập, giao lưu, tham gia hoạt động trải nghiệm các mối quan hệ, các giá trị trong cuộc sống thực tiễn.
Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của một người căn cứ vào kết quả thực tế của hoạt động trải nghiệm đối với đối tượng tham gia trải nghiệm trong điều kiện, hoàn cảnh xác định. Những đánh giá đó được đưa ra trên cơ sở xem xét hài hòa những kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng về hoạt động trải nghiệm của chủ thể tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên là sự phối hợp của năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội.
Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là khả năng tác động có chủ đích của GV đến HS và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện các HĐTN nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Hay nói cách khác: Năng lực tổ chức HĐTN là khả năng thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu HĐTN phù hợp với mục tiêu giáo dục chung đã đề ra.
1.2.4. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên
Bồi dưỡng năng lực tổ chức trải nghiệm cho giáo viên là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ trải nghiệm, hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp, tập trung vào phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Bồi dưỡng năng lực tổ chức trải nghiệm cho giáo viên để GV có kiến thức về trải nghiệm phát triển năng lực tổ chức hoạt động này và những năng lực khác đáp ứng yêu cầu của nội dung giáo dục toàn diện cho HS.
Mục đích của hoạt động bồi dưỡng là sau mỗi khóa bồi dưỡng, GV có được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ ở mức cao hơn. Do vậy, đòi hỏi bồi dưỡng xác định được cho GV đạt được kiến thức, kỹ năng cần phải bồi dưỡng. Sau đó, nội dung này sẽ được cấu trúc theo modul để thuận lợi cho quá trình
bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức trải nghiệm cho giáo viên. Nội dung bồi dưỡng phải đảm bảo giữa yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng với nhu cầu của người học để tạo hứng thú và phát huy sở trường cho GV.
1.2.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là nội dung liên quan đến quản lý nhân sự đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đó là quá trình tác động, tổ chức, hướng dẫn của chủ thể quản lý (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo,... và các lực lượng có liên quan) nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đề ra.
Trong phạm vi nhà trường, quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu,...) đến tập thể giáo viên và các lực lượng có liên quan nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả hoạt động trang bị thêm kiến thức, kỹ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên nhà trường, giúp giáo viên tổ chức thành công hoạt động trải nghiệm trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
1.3. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS
1.3.1. Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Hoạt động giáo dục trải nghiệm là các hoạt động trải nghiệm định hướng giáo dục. Triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm chính là thực hiện giáo dục phát triển năng lực học sinh, tạo điều kiện để người học học chất lượng, học hiệu quả, tạo chất lượng học vững chắc theo phương thức kiến tạo hiểu biết cho mình. Đây cũng là con đường học tập “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Hoạt động trải nghiệm có thể mang lại cho học sinh cơ hội và điều kiện phát triển năng lực, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng. Với hoạt động trải nghiệm hình thức và không gian dạy học được đổi mới, mở rộng ra ngoài lớp học; lực lượng tham gia quá trình dạy học không chỉ là giáo viên trong trường mà có sự tham gia của các thành phần xã hội... Từ thời kì đầu của nền giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người tài đức là: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Thể hiện sự quán triệt nguyên lý giáo dục được qui định trong Luật giáo dục hiện hành của Việt Nam.
Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục ở các trường phổ thông gồm bốn nhóm hoạt động chính: Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập); hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng); hoạt động tình nguyện (chia sẻ, quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người chung quanh, bảo vệ môi trường); hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai, tìm hiểu bản thân). Những hoạt động nói trên các trường phổ thông có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh ở các cấp học, khối học, nhà trường và điều kiện địa phương.
Trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, các nhà trường thực hiện đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm trong giáo dục của nhà trường THCS góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục hiện nay nhằm thực hiện một nền giáo dục hướng đến năng lực thực hiện của người học.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục THCS. Trong chương giáo dục phổ thông mới (tháng 7/2017), đây là hoạt động giáo dục bắt buộc. Chương trình giáo dục phổ thông mới ghi rõ: “Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân, giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp. Nội dung này được triển khai qua bốn nhóm hoạt động chính
là: Hoạt động phát triển cá nhân; Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; Hoạt động hướng nghiệp” [3].
Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng quy định về không gian, phạm vi Hoạt động trải nghiệm. Theo đó hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học; Theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với các hình thức chủ yếu: thực hành nhiệm vụ ở nhà, sinh hoạt tập thể (sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,...), dự án, làm việc nhóm, trò chơi, giao lưu, diễn đàn, hội thảo, tổ chức sự kiện, câu lạc bộ, cắm trại, tham quan, khảo sát thực địa, thực hành lao động, hoạt động thiện nguyện,...
1.3.2. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV trường THCS
- Năng lực xây dựng, thiết kế chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm:
Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông ngoài ý nghĩa hình thành các năng lực cần thiết còn có vai trò định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Chính vì vậy, các hoạt động được tổ chức với các hình thức phong phú song phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục đặt ra. Muốn các hoạt động trải nghiệm của học sinh diễn ra thành công và đạt được mục tiêu giáo viên phải là người có năng lực lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động trải nghiệm với các chủ đề và các yêu cầu đặt ra.
Năng lực xây dựng, thiết kế chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở trường THCS được thể hiện ở các khía canh sau:
Thứ nhất, giáo viên phải lựa chọn được hoạt động phù hợp với các năng lực cần đạt được của học sinh trong chương trình hoạt động trải nghiệm bao gồm: năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng nghề nghiệp.
Thứ hai, giáo viên phải lựa chọn được các hoạt động trải nghiệm phù hợp với nhu cầu, hứng thú, và đặc điểm của học sinh. Về bản chất hoạt động trải nghiệm là học sinh tự tham gia vào các khâu trong quá trình hoạt động, tự