Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Bảng:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL về khái niệm năng lực tổ

chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên THCS 43

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về khái niệm năng lực tổ

chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên THCS 44

Bảng 2.3. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua

tự đánh giá của GV 45

Bảng 2.4. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên thông qua đánh giá của CBQL 47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bảng 2.5. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên theo đánh giá của GV 50

Bảng 2.6. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên theo đánh giá của CBQL 51

Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

Bảng 2.7. Thực trạng hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên ..53

Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên theo

tự đánh giá của CBQL 54

Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên theo đánh giá của GV 56

Bảng 2.10. Thực trạng quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên

(ý kiến của GV) 57

Bảng 2.11. Thực trạng quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên

(ý kiến của CBQL) 59

Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên (ý kiến

của GV) 61

Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên theo tự đánh giá của CBQL 63

Bảng 2.14. Thực chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên theo đánh giá của GV 65

Bảng 2.15. Thực chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên theo đánh giá của CBQL 66

Bảng 2.16. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên

(ý kiến của GV) 68

Bảng 2.17. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên

(ý kiến của CBQL) 69

Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS

TP Thái Nguyên 70

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp 86

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 87


Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1: Thực trạng quy trình tổ chức bồi dưỡng theo đánh giá của GV 58

Biểu đồ 3.2: Thực trạng quy trình tổ chức bồi dưỡng theo đánh giá của CBQL ... 60

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Giáo dục - Đào tạo cùng với Khoa học - Công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh” [37].

Mục tiêu của nền giáo dục nước ta được xác định rất rõ tại Điều 2 Luật giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [5].

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra rằng: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học" [20]. Trong đó các phẩm chất và năng lực của học sinh (bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt) sẽ dần được hình thành và phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo.

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề cập: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”; “Tiếp tục đổi mới phương

pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội” [21].

“Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời.

Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, các mục tiêu của hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) sẽ được thực hiện thông qua hoạt động trải nghiệm. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm. Khi học sinh được tự hoạt động, tự trải nghiệm khám phá các em sẽ tự chiếm lĩnh các kỹ năng sống hết sức quan trọng trong học tập và trong cuộc sống của bản thân học sinh. Hoạt động trải nghiệm đối với học sinh THCS có nhiều thú vị nhưng cũng không ít phức tạp, đòi hỏi phải có sự khéo léo, kịp thời, đúng đắn, lôi cuốn các em hoạt động, nhằm phát huy khuynh hướng tự lập, sáng tạo, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật. Vì vậy, có thể nói hoạt động trải nghiệm giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình rèn luyện nhân cách, hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý - xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập ở hiện tại và phát triển bản thân ở các giai đoạn sau này [4].

Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới có sự thay đổi khác biệt so với hoạt động giáo dục NGLL trước đây. Sự khác biệt này thể hiện ở nôi dung, cách thức tiến hành hoạt động giáo dục. Chính vì vậy giáo viên có thể thực hiện được việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần được bồi dưỡng tăng cường tri thức và hiểu biết về hoạt động trải nghiệm, đồng thời phải được bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức hoạt động để đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thực tế hiện nay giáo viên ở các trường THCS còn khá lúng túng với việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu của chương trình giáo dục mới, nhiều giáo viên cũng chưa hiểu hết được mục đích, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm nên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV ở các trường THCS còn thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng tổ chức, mặt khác, công tác bồi dưỡng giáo viên tuy đã đạt nhiều thành tích, nhưng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Nội dung bồi dưỡng chưa được chuẩn bị tốt, mới tập trung vào một phần của kiến thức môn học, còn nhẹ về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm nói chung. GV tập trung bồi dưỡng thì vẫn nghe giảng với số lượng lớn học viên, phương pháp bồi dưỡng vẫn thuyết trình là chính, công tác tổ chức thiếu nghiêm túc, thiếu giám sát kiểm tra, trên thực tế, giáo viên tự học và tự bồi dưỡng còn hình thức, chưa chủ động, một số người chưa xem tự học, tự bồi dưỡng là nhiệm vụ. Do vậy chưa mang lại kết quả bồi dưỡng như đợi.

Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

3. Đối tượng và khác thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Khách thể nghiên cứu: Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS.

4. Giả thuyết khoa học

Thực tế hiện nay ở các trường THCS đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng chương trình GDPT mới, tuy nhiên giáo viên còn khá lúng túng với việc tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Như vậy để đáp ứng yêu cầu của chương trình hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên cần được bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động này. Nếu xây dựng được các biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này trong nhà trường.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên THCS.

- Nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất một số biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1. Phạm vi thời gian: Từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019

6.2. Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tiễn tại các trường THCS: Chu Văn An, Nha Trang, Đồng Quang, Gia Sàng; TH và THCS 915 Gia Sàng, Trưng Vương, Đồng Bẩm, Nguyễn Du, Huống Thượng, Quang Trung, Chùa Hang II, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

6.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên THCS tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa... trong quá trình tham khảo các nguồn tài liệu về hoạt động trải nghiệm và bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên để xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp Ankét)

- Nhằm thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THCS thành phố Thái Nguyên về thực trạng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

7.2.2. Phương pháp quan sát thực tế

Được sử dụng trong quá trình quan sát việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trong nhà trường để có cơ sở đánh giá thêm về thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Được sử dụng trong quá trình xin ý kiến của các nhà quản lí và giáo viên để bổ sung và làm sáng tỏ các vấn đề của thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia

Được sử dụng nhằm xin ý kiến tư vấn về cơ sở lý luận của đề tài và các biện pháp được đề xuất.

7.3. Phương pháp bổ trợ

Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa lí luận

Về lý luận, luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường THCS.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Về thực tiễn, luận văn khái quát và đánh giá thực trạng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS Thành phố Thái Nguyên, chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng. Từ đó, đề tài đề xuất hệ thống biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên các trường THCS đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 2: Thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3: Biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022