Thực Trạng Quan Hệ Đầu Tư Giữa Việt Nam Và Myanmar


xin giấy phép nhập khẩu kéo dài vì vậy để doanh nghiệp nhập khẩu được hàng hóa th o đường chính ngạch mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Điều này khiến giá thành sản phẩm của Việt Nam khi đưa vào tiêu thụ ở Myanmar rất cao, người dân không đủ sức mua. Không chỉ vậy, hàng hóa Việt Nam còn gặp bất lợi về thời gian vận chuyển dài, chi phí vận chuyển cao. Hiện nay, trung bình thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam sang Myanmar mất khoảng 2 tuần. Cùng với chi phí vận chuyển cao, thủ tục hải quan và kiểm dịch của Myanmar còn chậm, hàng hóa Việt Nam nhất là các sản phẩm thực phẩm chế biến ăn liền có thời hạn sử dụng ngắn, gặp nhiều bất lợi, giảm sức cạnh tranh cho các đối thủ.

Thứ hai, cơ cấu mặt hàng còn đơn điệu, lượng hàng xuất khẩu chưa khai thác được tiềm năng lớn trong tiêu dùng ở thị trường Myanmar. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar phần lớn là các sản phẩm công nghệ hiện đại, nhu cầu của thị trường Myanmar không cao và thường xuyên như: Sản phẩm chính như sắt thép, hàng dệt may, sản phẩm từ chất dẻo, và một số loại máy móc, thiết bị, phụ tùng khác,... Trong khi Myanmar là một thị trường lớn, dân số đông, lại là một thị trường nông nghiệp là chủ yếu, không có khả năng sản xuất sản phẩm công nghệ hiện đại nhưng nhu cầu hàng tiêu dùng khá lớn. Tuy nhiên các mặt hàng được đánh giá là lợi thế của doanh nghiệp của Việt Nam lại vẫn chưa thâm nhập vào thị trường này như: thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, xăm lốp các loại, đồng hồ đo điện, phụ tùng các loại, vật liệu xây dựng, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, phân bón các loại, nông - ngư cụ... Myanmar là một thị trường dễ tính, yêu cầu đối với sản phẩm phù hợp với khả đặc điểm của hàng hóa Việt Nam. Hiện nay Myanmar có nhu cầu ngày càng cao đối với hàng hóa Việt Nam, tuy nhiên lượng hàng hóa Việt Nam đang có mặt ở thị trường này còn quá ít ỏi.

Nguyên nhân của tình trạng này là do năng lực thâm nhập thị trường mới của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém. Chi phí triển khai các kế hoạch thăm dò thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng ở đây và tìm đối tác để cung ứng cho thị trường này còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam sợ thất bại ở các thị trường mới mà không dám bỏ chi phí để điều tra và nghiên cứu thị trường Myanmar. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi Myanmar nổi lên là một nền kinh tế nhiều triển vọng thì


các doanh nghiệp mới đặt nhiều quan tâm và tổ chức các buổi triển lãm thương mại, giao lưu văn hóa, thành lập các Hiệp hội để hỗ trợ nhau trong việc giao thương với Myanmar. Ngoài ra, do chính sách thương mại của Myanmar ban đầu chưa ổn định, cơ chế thanh toán quốc tế còn khó khăn cũng khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc làm ăn với doanh nghiệp Myanamar.

Thứ ba, nhu cầu cả hàng hóa thành phẩm và bán thành phẩm ở Myanmar rất cao, tuy nhiên hàng Việt Nam không dễ cạnh tranh với hàng Trung Quốc và Thái Lan ở đây. Hàng Thái Lan tuy nhìn chung giá cả cao nhưng chất lượng lại đáng tin cậy và đặc biệt là chi phí vận chuyển ít do chung biên giới với Myanmar. Hàng Trung Quốc, tuy chất lượng còn thiếu độ tin cậy nhưng bù lại giá lại rất cạnh tranh. Mà thu nhập bình quân của người dân Myanmar hiện đang ở mức thấp nên giá cả là một yếu tố rất quan trọng để các doanh nghiệp Trung Quốc giành lợi thế trên thị trường. Còn hàng Việt Nam, chất lượng cũng đã được tin cậy, tuy nhiên thời gian vận chuyển dài (khoảng 12 ngày đi bằng đường biển) và chi phí vận chuyển cao (do phải trung chuyển tại Singapor ) khiến không th o kịp diễn biến thị trường và giá sản phẩm bị đội lên cao, khó cạnh tranh nổi.

Nguyên nhân của tình trạng này là do hàng hóa từ Trung Quốc và Thái Lan, Ấn Độ giá rẻ hơn Việt Nam nhưng chất lượng không cao, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Hàng hóa từ các quốc gia này chủ yếu qua con đường thương mại tiểu ngạch, biên giới nên có thể tránh được các loại thuế và phí nhập khẩu, giảm được chi phí vận chuyển hàng hóa nhờ lợi thế mậu địch đường biên với Myanmar, gây bất lợi thế cạnh tranh về giá cả đối với hàng hóa Việt Nam.

Có thể nói, trong thời gian vừa qua, với sự nỗ lực của cả hai phía Việt Nam và Myanmar mà quan hệ thương mại giữa hai nước đã đạt được sự tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, do còn nhiều mặt hạn chế trong chính sách của Myanmar cũng như trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa từ Việt Nam, để phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước thì cả Chính phủ và doanh nghiệp hai nước vẫn cần phải nỗ lực nhiều.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2.2. Thực trạng quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar

2.2.1. Thực trạng chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Myanmar

Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 8

a) Chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Những điểm tiến bộ trong chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của bất kỳ một quốc gia nào đều dẫn đến tăng trưởng kinh tế, bởi các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, quy mô sản xuất, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, có được doanh thu cao hơn, đồng thời tạo ra được nguồn sản xuất đầu vào cho sản phẩm trong nước. Vì vậy để thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về đầu tư FDI ra nước ngoài. Cụ thể, Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư và nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Hiện nay, các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật sau: Luật Đầu tư 2014, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Nghị định số 83/2015/NĐ-CP;Nghị định số 84/2015/NĐ-CP; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Nghị định số 135/2015/NĐ-CP; Thông tư số 09/2015/BKHĐT-TT; Thông tư số 10/2016/TT-NHNN; Thông tư số 12/2016/TT-NHNN; Nghị định 124/2017/NĐ-CP (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cục Đầu tư nước ngoài, 2017). Trong các văn bản luật này có hiều quy định thuận lợi nhằm khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Việt Nam.

Nhiều cải cách quan trọng trong việc công khai, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư được được nêu rõ Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 83/2015/NĐ-CP có thể nêu ra như sau:

Thứ nhất là việc minh bạch hóa chính sách đầu tư ra nước ngoài. Luật Đầu tư 2014 đã quy định rõ các ngành nghề, lĩnh vực cấm đầu tư, kinh doanh (Điều 6 Luật Đầu tư). Bên cạnh đó, Điều 59 Luật Đầu tư cũng quy định rõ một số lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có điều kiện (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công


nghệ). Ngoài ra, doanh nghiệp được kinh doanh, đầu tư những ngành nghề, lĩnh vực đầu tư mà pháp luật không cấm.

Thứ hai là đã công khai về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên; các dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên (trước đây là 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên); các dự án đầu tư không thuộc lĩnh vực nêu trên mà có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên (trước đây là từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên) (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017).

Thứ ba là đơn giản hóa thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Th o quy định trước đây, các dự án có có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên phải thực hiện quy trình thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Th o quy định hiện nay tại Luật Đầu tư 2014, Nghị định 83/2015/NĐ- CP,chỉ thẩm tra lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và báo cáo Quốc hội/Thủ tướng. Chính phủ đối với các dự án thuộc diện Quốc hội/Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

Thứ tư là đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn đầu tư dưới 800 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện không phải áp dụng quy trình thẩm tra lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017)

Đối với các dự án có vốn đầu tư dưới 800 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy trình không phải xin chấp thuận chủ trương của Quốc hội/Thủ tướng Chính phủ và thời hạn xử lý hồ sơ là 15 ngày. Đối với các dự án thuộc diện phải có chấp thuận chủ trương của Quốc hội/ Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 3


ngày kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội/Thủ tướng Chính phủ (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017).

Thứ năm là đơn giản hóa thủ tục và mẫu hóa hồ sơ đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, đã được đơn giản hóa và rõ ràng hơn về đầu mục cũng như nội dung hồ sơ. Đặc biệt, Thông tư số 09/2015/BKHĐT-TT ngày 23/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã hướng dẫn chi tiết các nội dung hồ sơ như cách ghi tiến độ góp vốn, tiến độ thực hiện dự án, văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế th o kê khai đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017)

Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy quá trình Chính phủ điện tử cũng như tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, Bộ đã triển khai ứng dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để các doanh nghiệp , nhà đầu tư chủ động đăng ký hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài qua mạn g Internet, đồng thời, nhà đầu tư có thể truy cập vào Hệ thống nêu trên để theo dõi quá trình xử lý hồ sơ một cách công khai, minh bạch.

Thứ sáu là tăng cường tính chủ động tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư. Để tăng cường tính chủ động tự trách nhiệm của nhà đầu tư, Luật Đầu tư mới cũng quy định nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của dự án, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Do vậy, đã nâng cao tính chủ động tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước, qua đó góp phần hạn chế nguy cơ gây thất thoát, lãng phí hoặc đầu tư kém hiệu quả các nguồn lực của nhà nước (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017).

Thứ 7 là về hạn mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, theo Khoản 4, Điều 19 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định rõ hạn mức chuyển ngoại tệ th o quy định tại Khoản 2 Điều 19 không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.


Như vậy, so với quy định trước đây, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã được đơn giản hóa hơn, thu hẹp phạm vi các dự án phải xin chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các dự án phải thẩm định lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan. Mặc dù các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam mới được ban hành đã có nhiều điểm tiến bộ, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:

Về chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, theo quy định tại Điều 21của Nghị định 83/2015/NĐ-CP thì Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh liên quan đến dự án đầu tư ra nước ngoài đối với nhà nước Việt Nam th o quy định của pháp luật về thuế.

Ngoài ra, việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần vốn bằng hàng hóa, máy móc, thiết bị chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và chuyển từ nước ngoài về Việt Nam thực hiện th o quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tức là nhà đầu tư ra nước ngoài cũng phải thực hiện chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp và các chính sách thuế xuất nhập khẩu như các doanh nghiệp đầu tư trong nước, không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào.

Chính sách tín dụng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, nhìn chung, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam không nhận được sự ưu ái nào về tín dụng của Chính phủ. Những dự án được ưu đãi về tính dụng phải nằm trong lĩnh vực: sản xuất điện năng, khai thác muối mỏ, các dự án thăm dò và khai thác dầu khí, các dự án đầu tư tại các tỉnh của Lào, Campuchia có biên giới với Việt Nam theo bản thỏa thuận ký giữa Chính phủ ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia (Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016), nhưng không có Myanmar.

Chính sách hỗ trợ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, từ năm 2006, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ và ưu đãi của nhà nước, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” năm 2009. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Chính phủ chỉ được áp dụng cho một số đối tượng nhất định (các dự án đầu tư vào năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên


nhiên, các dự án thăm dò và khai thác dầu khí, lĩnh vực trồng cây công nghiệp) (Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016), nhưng chưa áp dụng riêng cho Myanmar.

b) Những thuận lợi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Myanmar

Chính sách đầu tư nước ngoài là một thành phần trong chính sách tái cơ cấu và phát triển kinh tế một cách toàn diện của chính phủ Myanmar. Để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài vào Myanmar, cũng như tạo điều kiện cho khu vực đầu tư tư nhân tiếp cận nhiều lĩnh vực kinh tế hơn, Myanmar đã ban hành Luật Đầu tư 2016 và chính thức được thực hiện vào ngày 1/ 4/2017. Luật Đầu tư mới này nhằm củng cố và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài năm 2012 và Luật Đầu tư năm 2013, mặt khác sẽ tạo sân chơi bình đẳng hơn nữa giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số quy định trong Luật Đầu tư mới như sau:

Đưa ra các quy định về việc thành lập công ty hoặc đăng ký kinh doanh ở Myanmar, để thành lập một công ty hoặc đăng ký kinh doanh tại Myanmar, nhà đầu tư có thể đăng ký th o Đạo luật Công ty 1914 hoặc đăng ký với Ủy ban đầu tư Myanmar (MIC) theo Luật đầu tư mới. Ngoài ra các nhà đầu tư có thể đăng ký th o Luật Khu kinh tế đặc biệt năm 2014 để hoạt động trong các Khu kinh tế. Theo Luật Đầu tư 2016, chỉ những nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động kinh doanh sau đây phải nộp đề xuất cho Ủy ban đầu tư Myanmar và xin giấy phépCác hoạt động kinh doanh phải nộp đề xuất đầu tư và xin giấy phép đầu tư từ Ủy ban đầu tư Myanmar: Các hoạt động kinh doanh/đầu tư mang tính chiến lược cho Liên bang; các dự án đầu tư có vốn lớn; các dự án có tiềm năng và có ích cho môi trường và cho cộng đồng địa phương; hoạt động kinh doanh/hoạt động đầu tư sử dụng đất, nhà xưởng thuộc sở hữu nhà nước; và/hoặc các hoạt động kinh doanh/hoạt động đầu tư được Chính phủ yêu cầu phải nộp hồ sơ lên Ủy ban đầu tư Myanmar (International Enterprise Singapore, 2016).

Sau khi các nhà đầu tư nộp đề xuất và xin giấy phép, Ủy ban đầu tư Myanmar có trách nhiệm xác minh và phê duyệt các dự án đầu tư cũng như thuờng xuyên đưa ra các thông báo cụ thể. Ủy ban đầu tư Myanmar bao gồm các đại diện và chuyên gia từ các bộ, ban ngành của chính phủ và các cơ quan chính phủ và phi chính phủ.


Các công ty có thể sử dụng trang web của Cục Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp Myanmar (DICA) để lấy thông tin về các yêu cầu đối với các đơn xin cấp phép của Ủy ban đầu tư Myanmar và đệ trình lên Ủy ban đầu tư Myanmar. Nếu hồ sơ đáp ứng các tiêu chí sẽ được chấp thuận trong vòng 15 ngày. Sau đó Ủy ban đầu tư Myanmar sẽ xem xét đề xuất và đưa ra quyết định trong vòng 90 ngày.

Vào tháng 3/2016, Ủy ban đầu tư Myanmar đã ban hành quy định cho phép chính phủ cấp tiểu bang và cấp vùng được phép phê duyệt các dự án đầu tư có số vốn duới 5 triệu USD. Với những dự án như vậy không cần phải có sự chấp thuận của Ủy ban đầu tư Myanmar. (ITC, 2016)

Tiếp theo là chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiêp, hiện nay Myanmar chia chính sách miễn giảm thuế theo các khu vực, ưu tiên các khu vực kém phát triển và phát triển trung bình nhằm thúc đẩy kinh tế các khu vực này. Cụ thể như sau:

- Khu vực 1 (Zone 1): Là các khu vực kém phát triển, gồm 166 thị trấn ở 13 tiểu bang và khu vực, ngoại trừ lãnh thổ liên bang Yangon và Nay Pyi Taw được miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 7 năm.

- Khu vực 2 (Zone 2): Là Khu phát triển trung bình gồm 122 thị trấn ở 3 tiểu bang, 7 vùng và lãnh thổ Liên bang Nay Pyi Taw được miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.

- Khu vực 3 (Zone 3): Là Khu vực đã phát triển gồm có 46 thị trấn ở 2 vùng - khu vực Mandalay và Yangon được miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm (DICA, 2017).

Myanmar công bố công khai về các lĩnh vực cấm đầu tư được quy định rõ trong Điều 41, Luật Đầu tư Myanmar 2016, các dự án thuộc các lĩnh vực sau cấm các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia bao gồm 6 lĩnh vực sau:

(1) Các lĩnh vực tạo ra chất thải hoặc chất độc nguy hiểm.

(2) Các lĩnh vực thuộc lĩnh vực công nghệ, thuốc, thực vật, động vật đang thử nghiệm ở nước ngoài hoặc chưa có giấy phép sử dụng trong trồng trọt, trừ trường hợp đầu tư để nghiên cứu phát triển.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/09/2023