Sự Phát Triển Về Đầu Tư Nước Ngoài Giữa Việt Nam Và Myanmar Trong Giai Đoạn 2012 Đến Nay.


xuất và nhà tiếp thị thường phải dựa vào các mối quen biết bên trong chính phủ (ITPC, 2016).

Cuối cùng bằng sự nỗ lực hợp tác của cả Việt Nam và Myanmar, trong những năm qua, hai nước đã không ngừng tham gia các Hiệp định, thỏa thuận của khu vực ASEAN mà cả hai nước đều là thành viên. Ngoài ra, để việc hợp tác kinh tế thương mại phát triển hơn, hai nước đã ký kết 18 hiệp định thương mại cũng như những bản ghi nhớ (MOU) (xem Phụ lục 4) (DICA, 2018) nhằm tạo điều kiện phát triển hơn nữa hoạt động thương mại giữa hai quốc gia. Với các hiệp định này, Việt Nam và Myanmar cam kết với nhau về việc hợp tác hữu nghị và tạo điều kiện xúc tiến thương mại giữa hai nước như: tạo điều kiện lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, cho phép Việt Nam lưu thông qua các cảng của Myanmar, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong thương mại, cắt giảm thuế theo lộ trình và cam kết tạo điều kiện cho hai bên giao thương với nhau thuận lợi.

b) Các hạn chế trong chính sách thương mại của Myanmar.

Mặc dù Myanmar đã tiến hành cải cách và mở cửa nền kinh tế từ năm 2011, nhưng mới chỉ hơi hé cánh cửa giao thương với các nước trên thế giới. Nguyên nhân cho việc mở cửa dần dần này có thể do chính trị của Myanmar chưa thực sự ổn định, nền kinh tế của Myanmar chủ yếu là nông nghiệp, chưa có tiềm lực tài chính để phát triển, hơn nữa trong chính sách về thương mại của Myanmar vẫn có nhiều hạn chế, gây trở ngại cho các nhà kinh doanh nước ngoài. Các hạn chế trong chính sách thương mại mà Chính phủ Myanmar cần khắc phục trong tương lai đó là:

1. Hiện nay các Công ty nước ngoài chưa được phép làm thương mại trực tiếp tại Myanmar. Do đó nếu các doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất hàng sang Myanmar phải tìm đối tác là công ty Myanmar đã có giấy phép xuất nhập khẩu để nhập và phân phối hàng hóa. Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Myanmar sau khi đã đăng ký chỉ được phép xuất khẩu, không được phép nhập khẩu ngoài việc nhập nguyên - phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Công ty đã đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu được quyền xuất, nhập và phân phối tất cả những hàng hóa được phép th o quy định. Tuy nhiên khi muốn tiến hành xuất hoặc nhập


phải xin giấy phép xuất - nhập khẩu theo chuyến do Tổng Vụ Thương mại thuộc Bộ Thương mại cấp. Giấy phép này có giá trị trong 3 tháng và không gia hạn vì vậy các doanh nghiệp nước ngoài mất rất nhiều thời gian chờ đợi để được cấp phép đầu tư và thành lập doanh nghiệp tại Myanmar (Luật Thuế Myanmar, 2014).

Th o quy định của Myanmar, một số sản phẩm tiêu dùng không được phép nhập khẩu (danh sách hàng cấm nhập) nhằm bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Do đó các doanh nghiệp Myanmar phải chọn hình thức đi qua con đường tiểu ngạch. Hàng hóa từ các nước Trung Quốc, Thái Lan được các thương lái chuyển sang Myanmar qua các cửa khẩu biên giới. Một số có giấy phép xuất nhập khẩu theo chuyến do Cục Biên Mậu thuộc Bộ Thương mại cấp. Phần còn lại là trốn thuế và cũng nhằm tránh quy định đối với những mặt hàng cấm nhập. Đó là lý do tại sao mặc dù nhiều mặt hàng chính thức bị cấm nhập nhưng thực tế trên thị trường tại các cửa hàng, siêu thị Myanmar vẫn bày bán. Trong tương lai có thể Chính phủ Myanmar sẽ phải bãi bỏ quy định này cho phù hợp với quy định của ASEAN (Luật Thuế Myanmar, 2014).

2. Các chính sách của Myanmar không có sự ổn định, nhiều quy định còn rườm rà nhất là trong quá trình xin-cho và cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa. Hiện tượng các nhà lãnh đạo Myanmar thay đổi chính sách một cách tùy tiện, không báo trước và bất thành văn xảy ra thường xuyên là nỗi lo ngại thực sự với các nhà kinh doanh. Các thay đổi này nhiều khi sẽ làm đảo lộn nhiều kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, khiến họ bị rơi vào thế bị động, về lâu dài sẽ tạo tâm lý bất an khi kinh doanh ở Myanmar. Vì vậy, Chính phủ Myanmar phải cẩn thận hơn khi ra quyết định ban hành bất kỳ chính sách nào, phải x m xét đầy đủ các yếu tố sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách này, tạo môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp thương mại.

3. Hiện nay Chính phủ Myanmar vẫn còn thực hiện cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp; quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu. Chính phủ Myanmar vẫn còn bao cấp qua giá đối với một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như: điện, nước sinh hoạt, cước phí điện thoại, giá xăng dầu,..Nền kinh tế Myanmar vẫn còn là nền kinh tế đóng cửa, khép kín, tự cung tự cấp là chính, mở


cửa hội nhập kinh tế quốc tế còn ở trình độ thấp, sức mua của người dân trong nước còn thấp,... Để khuyến khích hoạt động thương mại, Chính phủ Myanmar cần phải nghiên cứu các hạn chế này và cố gắng thay đổi trong thời gian sớm nhất.

1.3.4. Sự phát triển về đầu tư nước ngoài giữa Việt Nam và Myanmar trong giai đoạn 2012 đến nay.

Trong giai đoạn này cả Việt Nam và Myanmar đều ban hành nhiều chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài (Việt Nam) và thu hút đầu tư nước ngoài (Myanmar). Ngày 26/11/2014, Việt Nam ban hàng Luật Đầu tư mới và đến ngày 25/9/2015 ban hành Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài nhằm xây dựng khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Và về phía Myanmar, Ủy ban Đầu tư Myanmar thông báo Luật đầu tư mới được Quốc hội nước ngày thông qua năm 2016 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2017. Với Luật Đầu tư mới với nhiều thay đổi nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho các nhà đầu tư nước ngoài và Myanmar hy vọng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa. Kết quả là, tại thời điểm tính đến hết năm 2017, Việt Nam đã có hơn 70 dự án đã đang được cấp phép hoạt động tại Myanmar, tổng số vốn đăng ký đạt gần 1,5 tỷ USD và đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Myanmar và là nhà đầu tư lớn thứ 2 ASEAN đầu tư vào Myanmar, sau Singapore (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018).

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar đang ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Việc Myanmar ban hành nhiều chính sách thương mại, đầu tư cởi mở hơn đã giúp cho việc giao lưu buôn bán và đầu tư giữa hai nước đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong chính sách kinh tế cũng như quản lý kinh tế của hai nước mà sự phát triển về thương mại và đầu tư giữa hai nước chưa có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời quan qua.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ MYANMAR

2.1. Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Myanmar giai đoạn 2012-2017

2.1.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Myanmar

Số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong những năm gần đây cho thấy quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng đạt được sự phát triển khả quan. Tốc độ buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 27,3%/năm ghi nhận trong giai đoạn 2010-2016 và đạt mức tăng 50,9% trong năm 2017 (Tổng cục Hải quan, 2018).

Cụ thể trong năm 2012, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Myanmar chỉ đạt 227 triệu USD thì đến năm 2016 con số này là 549 triệu USD, tăng 2,4 lần so với năm 2012. Bước sang năm 2017, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam- Myanmar đạt kỷ lục mới 828 triệu USD (số liệu sơ bộ), tăng 50,9% tương ứng tăng 280 triệu USD so với một năm trước đó (xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Diễn biến kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Myanmar giai đoạn năm 2012-2017

(Đvt: Triệu USD)


Nguồn T ng c c H i quan 2018 Cán cân thương mại hàng hóa giữa hai nước đã có sự 1

(Nguồn: T ng c c H i quan, 2018)


Cán cân thương mại hàng hóa giữa hai nước đã có sự đảo chiều từ năm 2012. Nếu như trước đó, Việt Nam luôn thâm hụt thương mại với Myanmar thì đến năm 2012 với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu sang thị trường này, Việt Nam lần đầu tiên đạt được mức thặng dư 8,3 triệu USD trong trao đổi hàng hóa với Myanmar. Tình trạng thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì cho đến nay với mức thặng dư ngày càng tăng cao. Năm 2017, thặng dư thương mại của Việt Nam trong quan hệ xuất nhập khẩu với Myanmar đã đạt 578 triệu USD (xem biểu đồ 2.1). Năm 2017 đạt được thặng dư lớn là do nhiều chính sách hợp tác của Việt Nam và Myanmar được thông qua qua chuyến thăm Myanmar của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2016. Năm 2015, nhập khẩu từ Myanmar vào Việt Nam giảm rất nhiều so với năm 2014, từ 135 triệu USD xuống còn 56 triệu USD (xem biểu đồ 2.1), sự sụt giảm này là do năm 2015 Myanmar tiến hành bầu cử và đảng NLD đã dành chiến thắng. Trong quá trình bầu cử, nhiều hoạt động thương mại đã bị hạn chế, do đó lượng hàng Myanmar cũng giảm theo.

Về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Myanmar cũng có những thay đổi tích cực. Nếu như trong năm 2010 Myanmar chỉ là thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 55 của Việt Nam trên thế giới thì bước sang năm 2017, quốc gia này đã tăng lên 12 bậc và xếp ở vị trí thứ 43.

Tuy vậy, các tính toán cho thấy tổng trị giá giao thương 2 chiều giữa Việt Nam-Myanmar vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các quốc gia trên thế giới, chỉ chiếm 0,2% trong năm 2017. Nếu chỉ tính riêng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Myanmar cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (xem Biểu đồ 2.1).

Nhìn vào Biểu đồ 2.1 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy quan hệ thương mại hàng hóa giữa Myanmar và Việt Nam chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Các năm từ 2012 đến 2017, mỗi năm kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Myanmar chỉ chiếm chưa tới 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN, một con số quá nhỏ bé so với nhu cầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar lại có sự tăng trưởng tốt hơn một chút, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu


của Việt Nam sang Myanmar chỉ đạt 0,78% nhưng đến năm 2017 đã tăng lên 3,17%, tăng gấp 4 lần sau 5 năm.

Bảng 2.1. Tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar và ASEAN với Việt Nam



Năm

Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch nhập khẩu

Từ Việt Nam sang các nước ASEAN

(Triệu USD)


Từ Việt Nam sang Myanmar

(Triệu USD)


Tỷ trọng của Myanmar trong ASEAN

Từ các nước ASEAN

vào Việt Nam

(Triệu USD)

Từ Myanmar vào Việt Nam

(Triệu USD)


Tỷ trọng trong của Myanmar trong ASEAN

2017

21.510

703

3,27%

28.021

125

0,45%

2016

17.450

462

2,65%

24.040

87

0,36%

2015

18.250

378

2,07%

23.810

56

0,24%

2014

19.120

345

1,80%

22.970

135

0,59%

2013

17.310

228

1,32%

21.330

124

0,58%

2012

15.120

118

0,78%

20.760

109

0,53%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

(Nguồn: T ng hợp từ T ng c c H i quan)

Có thể nhận thấy, mặc dù trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Myanmar có tăng nhưng tốc độ tăng và mức tăng còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Nhưng đánh giá về tổng thể thì Myanma là thị trường đ m lại thặng dư thương mại cho Việt Nam. Khoảng thời gian trước đó từ năm 2003 đến 2011 Việt Nam luôn ở tình trạng nhập siêu với Myanmar (xem Phụ lục 7) (Tổng cục hải quan, 2018).


Điều đáng chú ý là số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Myanmar thấp hơn nhiều so với kim ngạch thực tế giữa hai bên. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp Việt Nam không có điều kiện trực tiếp tham gia đấu thầu mua khối lượng lớn gỗ, đá quý, đậu xanh, kim loại màu tại thị trường Myanmar, phải mua lại từ các chủ hãng lớn Singapore, Ấn Độ, Hồng Kông, Thái Lan và trực tiếp thanh toán với họ nên đã không được tính vào thống kê của Hải quan hai nước Việt Nam và Myanmar. (ITPC, 2015)

Phần thống kê của các nước sẽ có sự sai lệch một chút do Myanmar sử dụng năm tài chính là từ mùng 1 tháng 4 năm trước đến 31 tháng 3 năm sau, vì vậy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Myanmar trong năm tài khóa 2017- 2018 vẫn chưa được công bố. Với các số liệu từ Tổng cục hải quan, tác giả nhận thấy kim ngạch xuât nhập khẩu giữa Việt Nam và Myanmar có xu hướng tăng lên về giá trị. Việt Nam đang là nước có giá trị xuất khẩu sang Myanmar nhiều hơn giá trị Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar. Các giá trị này sẽ còn thay đổi nhiều trong tương lai, nhưng tác giả hy vọng, thương mại giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển, và kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ sớm đạt đạt mốc 1 tỷ USD như kỳ vọng của Chính phủ hai nước.

2.1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar cũng chính là các mặt hàng Myanmar xuất khẩu sang Việt Nam:

Do đặc điểm kinh tế Myanmar 70% là nông nghiệp (VCCI, 2016), giàu tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên Myanmar trình độ sản xuất chưa cao vì vậy các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar cũng phần lớn là các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar chủ yếu (từ năm 2010-2016) là hàng rau quả, gỗ, ngũ cốc, cá và cao su (xem Bảng 2.2)

Trị giá các mặt hàng nông sản mà Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar cũng tăng lên hàng năm. Cụ thể với mặt hàng rau củ quả, năm 2012, trị giá nhập khẩu của Việt Nam là 20,938 triệu USD thì đến năm 2017 đã tăng lên 39,438 triệu USD, tăng 80%


so với năm 2012. Đó là bởi vì các mặt hàng nông nghiệp cũng là các mặt hàng mà Myanmar có lợi thế, đặc biệt các hàng rau củ quả. Nguyên nhân là do trình độ công

Bảng 2.2. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Myanamr trong giai đoạn 2012-2016

(Đvt: nghìn USD)


Nhóm hàng

2012

2013

2014

2015

2016

Rau và một số loại củ

20.938,00

33.111,00

52.941,00

43.638,00

39.438,00

Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ, than củi

11.979,00

20.113,00

14.261,00

1.426,00

385,00

Đồng và các sản phẩm bằng đồng

28.023,00

-

11.774,00

3.402,00

13.787,00

Cá và động vật giáp xác

3.239,00

2.380,00

2.525,00

2.449,00

6.783,00

Ngũ cốc

1.889,00

9.963,00

3.831,00

-

196,00

Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến


-


1.021,00


2.106,00


4.792,00


4.083,00

Da sống (trừ da lông) và da thuộc

794.00

1.253,00

733,00

1.680,00

2.258,00

Hạt và quả có dầu; các loại quả hạt khác; cây công nghiệp


1.722,00


1.588,00


41,00


127,00


276,00

Quần áo và hàng may mặc sẵn

153,00

49,00

83,00

296,00

2.210,00

Plastic và các sản phẩm của plastic

200,00

461,00

55,00

19,00

510,00

Các sản phẩm khác từ động vật

70,00

592,00

45,00

17,00

23,00

(Nguồn: Bộ Công Thương-C c Thương mại điện tử à inh tế số, 2017)

nghiệp hóa ở Myanmar còn ở mức thấp nên tình trạng ô nhiễm môi trường, sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu còn ít, vì vậy hàng nông sản, thực phẩm, rau quả, thủy sản của Myanmar thường sạch, tinh khiết, ít sâu bệnh, chất lượng cao, thơm ngon, đậm đà hương vị thiên nhiên, phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Việt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/09/2023