khẩu. Cả hai trường hợp trên, nhằm giải thích rõ hơn Điều III: 4 của Hiệp định GATT 1994, kết quả của các biện pháp trên làm cho các sản phẩm nhập khẩu (được mua hoặc được sử dụng bởi doanh nghiệp) bị đối xử với điều kiện kém thuận lợi hơn so với các sản phẩm trong nước (được mua hoặc sử dụng bởi doanh nghiệp).
Điều XI của GATT quy định về hạn chế định lượng, liên quan tới việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, trong đó các thành viên không được áp dụng các biện pháp nhằm vào việc hạn chế xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa từ lãnh thổ quốc gia này tới lãnh thổ quốc gia khác, ví dụ như: cấm nhập khẩu hoặc chỉ được nhập khẩu trong những trường hợp được quy định (Prohibition); áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa, có thể là: hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch phân bổ theo quốc gia hoặc hạn ngạch song phương (Quota); yêu cầu giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu không tự động (Non- automatic licensing); áp dụng mức giá tối thiểu gây ra hạn chế về định lượng (Minimum price); yêu cầu “tự nguyện” hạn chế xuất khẩu ("Voluntary" export restraint)…
Đoạn 2 (a) của Danh mục minh họa bao gồm các biện pháp hạn chế nhập khẩu các sản phẩm của doanh nghiệp, được sử dụng để sản xuất các sản phẩm (hoặc để lắp ráp, ví dụ: ô tô, xe máy, các loại thiết bị máy móc khác…). Việc hạn chế này thường được xác định theo số lượng hoặc giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp (các sản phẩm được sản xuất trong nước của doanh nghiệp). Có thể thấy rằng có sự giống nhau về khái niệm giữa khoản này và khoản 1 (b) của Danh mục minh họa trong đó cả hai đều hướng tới biện pháp cân bằng thương mại. Sự khác biệt là, khoản 1 (b) với những biện pháp nội bộ ảnh hưởng đến các sản phẩm sau khi đã được nhập khẩu, trong khi khoản 2 (a) là các biện pháp ảnh hưởng đến việc nhập khẩu sản phẩm trong quá trình luân chuyển qua biên giới.
Các biện pháp xác định tại khoản 2 (b) của danh mục minh họa liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu trong các hình thức yêu cầu về ngoại hối (việc tiếp cận nguồn ngoại tệ trong việc nhập khẩu). Doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm để sử dụng hoặc để sản xuất bị giới hạn bằng cách hạn chế việc tiếp cận nguồn ngoại tệ để trao đổi, phải tỉ lệ với giá trị các nguồn thu ngoại tệ của doanh nghiệp này.
Cuối cùng, mục 2 (c) bao gồm các biện pháp liên quan đến hạn chế về xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu của doanh nghiệp, được quy định dưới hình thức các
sản phẩm cụ thể, hoặc khối lượng hoặc giá trị sản phẩm, cần phải tỷ lệ với khối lượng giá trị sản xuất trong nước của doanh nghiệp.
Bảng 1.1. Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng (TRIMs)
Ví dụ minh họa | |
Những yêu cầu về hàm lượng nội địa | Yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng một tỷ lệ nhất định nguyên liệu đầu vào có xuất xứ trong nước hoặc từ các nguồn nội địa |
Những yêu cầu về sản xuất | Yêu cầu một số loại sản phẩm phải được sản xuất trong nước |
Những yêu cầu bắt buộc về loại sản phẩm | Yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp cho những thị trường nhất định một hoặc một số sản phẩm được chỉ định hoặc được sản xuất/cung cấp bởi một nhà sản xuất/cung cấp nhất định |
Những yêu cầu về chuyển giao công nghệ | Yêu cầu phải chuyển giao bắt buộc một số loại công nghệ nhất định (không theo các điều kiện thương mại thông thường) và/hoặc yêu cầu các loại hoặc mức độ nghiên cứu và phát triển phải được thực hiện ở nước nhận đầu tư |
Những yêu cầu về việc chuyển giao quyền sử dụng bằng sáng chế (li-xăng) | Quy định buộc nhà đầu tư phải chuyển giao công nghệ tương tự hoặc không liên quan đến công nghệ mà họ đang sử dụng tại nước đầu tư cho doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư |
Những hạn chế về sản xuất | Quy định cấm doanh nghiệp không được sản xuất một số sản phẩm hoặc loại sản phẩm nhất định ở nước nhận đầu tư |
Những yêu cầu về cân đối thương mại | Yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm khối lượng hoặc trị giá sản phẩm nhập khẩu tương đương với khối lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu |
Những yêu cầu về tiêu thụ trong nước | Yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm rằng khối lượng hoặc trị giá sản phẩm tiêu thụ trong nước tương đương với sản phẩm xuất khẩu |
Những yêu cầu về xuất khẩu | Yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu |
Những hạn chế về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài | Hạn chế quyền của nhà đầu tư trong việc chuyển lợi nhuận thu được từ đầu tư về nước |
Những yêu cầu về tỷ lệ vốn trong nước | Ấn định một tỷ lệ nhất định vốn của doanh nghiệp phải do nhà đầu tư trong nước nắm giữ |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 1
- Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 2
- Quy Trình Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp
- Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 5
- Giải Quyết Tranh Chấp Không Thông Qua Các Thủ Tục Tố Tụng
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
(Nguồn: http://www.trungtamwto.vn/)
Ngoại lệ của Hiệp định TRIMs
Điều 3 của Hiệp định TRIMs quy định rằng, tất cả các trường hợp ngoại lệ theo GATT 1994 được áp dụng một cách thích hợp với các quy định của Hiệp định TRIMs. Ngoài những ngoại lệ quy định bởi GATT 1994, các thành viên có thể sử dụng TRIMs trong các trường hợp quy định tại Điều 4 (quy định đối với các nước đang phát triển) hoặc Điều 5 (trong thời kỳ quá độ, chuyển tiếp). Vì TRIMs chỉ được áp dụng cho hàng hóa không áp dụng cho dịch vụ, nên một số biện pháp không trực tiếp điều tiết hàng hóa hoặc nhập khẩu hàng hóa có thể được sử dụng.
Theo Điều 4 của TRIMs cho phép các nước đang phát triển có thể tạm thời không thực hiên các nghĩa vụ của Hiệp định TRIMs, cùng với quy định tại Điều XVIII GATT 1994 về hỗ trợ của Nhà nước cho việc phát triển kinh tế và các quy định có liên quan của WTO về biện pháp tự vệ trong cân bằng cán cân thanh toán.
Điều 5 của TRIMs quy định về việc thông báo và thỏa thuận thời hạn chuyển tiếp. Các thành viên phải có nghĩa vụ thông báo cho Hội đồng thương mại hàng hóa, tất cả các biện pháp không phù hợp với TRIMs, trong vòng 90 ngày kể từ khi TRIMs có hiệu lực. Mẫu Thông báo này được Hội đồng thương mại hàng hóa đưa ra và thống nhất áp dụng. Đồng thời các thành viên này phải loại bỏ các biện pháp đã thông báo trên trong thời gian là hai (02) năm đối với các thành viên phát triển, và năm (05) năm đối với các thành viên đang phát triển, và thời hạn là bẩy (07) năm đối với các thành viên kém phát triển, kể từ khi hiệp định có hiệu lực, khoảng thời gian này có thể được Hội đồng thương mại hàng hóa xem xét, kéo dài đối với các thành viên đang phát triển và thành viên kém phát triển. Đối với các quốc gia trở thành thành viên của WTO (trừ các quốc gia phát triển) sau khi TRIMs có hiệu lực cũng được áp dụng thời gian thông báo và thời kỳ quá độ giống với các thành viên trước đó, kể từ ngày gia nhập, nhưng không được xem xét kéo dài thời gian chuyển tiếp. Trong thời kỳ chuyển tiếp, các thành viên không được sửa đổi các biện pháp đã thông báo, theo hướng tăng thêm mức độ không phù hợp với TRIMs. Thêm vào đó, các biện pháp đã được sử dụng trong thời gian ít hơn 180 ngày kể từ khi TRIMs có hiệu lực, sẽ không được hưởng thời gian chuyển tiếp.
Tại tuyên bố Bộ trưởng Hồng Kông, ngày 18/12/2005, Hội đồng thương mại hàng hóa đã quyết định kéo dài thời hạn cho giai đoạn chuyển tiếp mới đối với các nước kém phát triển là bẩy (07) năm đến ngày 18/12/2012, các nước này cũng có thể đưa ra các biện pháp mới trong vòng hai (02) năm và không được áp dụng quá năm (05) năm, tuyên bố cũng nêu ra rằng, các biện pháp không phù hợp với TRIMs sẽ được loại bỏ vào năm 2020. Các thành viên phải cam kết thực hiện nghĩa vụ về minh bạch hóa đối với thông báo tại Điều X của GATT 1994 [55, Điều 6], các thành viên phải thông báo tới Ban thư ký các biện pháp (TRIMs) đã được áp dụng và Ban thư ký sẽ tổng hợp công bố các thông báo đó trong một tài liệu duy nhất.
Theo Hiệp định, Ủy ban về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại sẽ được thành lập như một diễn đàn kinh tế để kiểm tra hoạt động thực hiện hiệp định đồng thời có nghĩa vụ báo cáo định kỳ, hàng năm cho Hội đồng thương mại hàng hóa. Ủy ban sẽ để ngỏ cho tất cả các Thành viên tham gia, Ủy ban có Chủ tịch và Phó Chủ tịch và sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần và họp trong trường hợp có yêu cầu của bất kỳ Thành viên nào [55, Điều 7].
Tham vấn giải quyết tranh chấp
Thủ tục giải quyết tranh chấp nói chung của WTO, sẽ được áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định [55, Điều 8].
Đánh giá của Hội đồng Thương mại Hàng hóa. Không quá năm (05) năm, kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định WTO, Hội đồng Thương mại Hàng hóa sẽ xem xét hoạt động của Hiệp định và khi thích hợp, sẽ đề xuất hội nghị Bộ trưởng về việc sửa đổi hiệp định. Trong quá trình rà soát, Hội đồng Thương mại Hàng hóa sẽ xem xét liệu Hiệp định cần bổ sung quy định về chính sách đầu tư và chính sách cạnh tranh hay không [55, Điều 9].
1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Được hình thành trên cơ sở Nghị định thư về các nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding - DSU), Phụ lục 02 Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (Dispute Settlement Mechanism - DSM) là một trong những thành công cơ bản của Vòng
đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động của DSM được đánh giá là thành công nổi trội của WTO. Tham gia vào DSM cho phép các nước thành viên bảo vệ các chính sách, biện pháp và lợi ích thương mại của mình, đấu tranh chống lại vi phạm của các nước thành viên trong WTO. Việc sử dụng DSM là biểu hiện của sự tham gia, hội nhập đầy đủ và hiệu quả vào hệ thống thương mại đa biên của WTO đối với các quốc gia thành viên [43].
DSM là sự kế thừa các quy định về giải quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực trong lịch sử gần nửa thế kỷ của GATT 1947. Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ tục đã được đưa vào, trong đó quy định chi tiết hơn các giai đoạn khác nhau trong quá trình giải quyết tranh chấp, cùng với đó là việc áp dụng mốc thời hạn cụ thể cho mỗi giai đoạn nhằm nhanh chóng, kịp thời giải quyết các tranh chấp. Có thể thấy điểm thay đổi quan trọng nhất của DSM đó là nguyên tắc đồng thuận nghịch hay đồng thuận phủ quyết (negative consensus) trong việc việc thành lập Ban hội thẩm (Panel); thông qua Báo cáo của Panel và Báo cáo của cơ quan phúc thẩm, nhằm ngăn chặn các bên tham gia tranh chấp cố gắng trì hoãn việc thành lập Panel, thông qua Báo cáo, gây ảnh hưởng tới thời gian xem xét vụ việc (điều này thường xảy ra đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp khác). Từ đó, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp, cũng như tăng cường tính ràng buộc của các hiệp định trong WTO.
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt được một giải pháp tích cực được đưa ra khi phát sinh tranh chấp”, đồng thời ưu tiên những “giải pháp được các bên cùng thỏa thuận chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan”. Xét ở mức độ rộng hơn, DSM nhằm cung cấp các thủ tục quyết tranh chấp đa phương thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất đồng, gây trì trệ và làm xáo trộn sự vận hành chung của các quy tắc thương mại quốc tế.
1.2.1. Phạm vi và đối tượng của các tranh chấp Phạm vi áp dụng
DSM áp dụng cho tất cả các tranh chấp theo các hiệp định có liên quan của WTO được liệt kê trong Phụ lục 1 của DSU [56, Điều 1.1]. Bằng việc áp dụng chung, thống nhất cho tất cả các hiệp định có liên quan, DSU đã loại bỏ việc các nước tự ý thỏa thuận các quy định về giải quyết tranh chấp riêng biệt trong việc ký kết các hiệp định. Tuy nhiên, DSU cũng áp dụng một số quy tắc thủ tục bổ sung tại các hiệp định có liên quan trong Phụ lục 2 của DSU [56, Điều 1.2]. Đây là những quy định cụ thể mang tính chất đặc thù riêng biệt của các tranh chấp theo các hiệp định cụ thể, và các quy định này chỉ được áp dụng trong các trường hợp riêng biệt với mức độ cụ thể được xác định. Thông thường, trong mỗi vụ tranh chấp các bên thường viện dẫn quy định của nhiều Hiệp định có liên quan.
WTO là tổ chức thương mại quốc tế liên chính phủ. Vì vậy, chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp phải là Chính phủ của các nước thành viên WTO (có thể tham gia với tư cách là bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn hoặc là bên thứ ba trong vụ tranh chấp). Ban Thư ký WTO, các nước quan sát viên của WTO, các tổ chức quốc tế khác, và các chính phủ khu vực hoặc địa phương không có quyền khởi kiện, tham gia giải quyết tranh chấp.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các cá nhân, tổ chức không thể tham gia với tư cách là một bên trong vụ tranh chấp, mặc dù họ (các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu, xuất khẩu) thường xuyên là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biện pháp bị cáo buộc vi phạm. Tuy nhiên, chính họ lại là những nhân tố gây ảnh hưởng thậm chí là gây áp lực đến Chính phủ nước thành viên nhằm khởi xướng vụ tranh chấp.
Trên thực tế, các quốc gia cũng đã thông qua các quy định trong nước về quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khởi kiện các vụ tranh chấp thương mại quốc tế. Theo đó, các Doanh nghiệp có thể kiến nghị Chính phủ khởi xướng một vụ kiện trong WTO nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Đối tượng của tranh chấp
Cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên phát sinh từ bất kỳ Hiệp định có liên quan của WTO.
Một yêu cầu khiếu nại có thể dựa trên một điều khoản cấm các hành động nhất định (hành động) (ví dụ Điều XI của GATT cấm hoặc hạn chế xuất khẩu) như ban hành các điều luật, quy định, quyết định làm cản trở việc xuất khẩu hàng hóa từ quốc gia thành viên này đến quốc gia thành viên khác thông qua các hình thức khác nhau (như hạn ngạch) và gây ra thiệt hại thực tế cho các nước thành viên. Không hành động như vậy có thể sẽ không vi phạm quy định.
Trong những tình huống khác nhau, theo Hiệp định WTO quy định không cấm các hành vi nhất định, nhưng thay vào đó, đòi hỏi các thành viên phải có hành động tích cực. Ví dụ điển hình như Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), yêu cầu các thành viên phải thực hiện các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phải có những hành động tích cực bằng cách thông qua và áp dụng các biện pháp bảo vệ các quyền trên. Việc không thực hiện (không hành động) hoặc thực hiện không đầy đủ, các nghĩa vụ có thể là căn cứ để khởi xướng một vụ tranh chấp.
Theo nguyên tắc chung, chỉ có những biện pháp (bao gồm hành động hoặc không hành động) của Chính phủ mới có thể là đối tượng của một vụ tranh chấp trong WTO. Các biện pháp trên có thể làm phát sinh các khiếu nại quy định tại Điều
XXIII. 1 của GATT 1994 như:
- Khiếu kiện có vi phạm (violation complaint): khiếu kiện phát sinh khi một quốc gia thành viên không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định tại Hiệp định, trong trường hợp này thiệt hại được suy đoán là đương nhiên ;
- Khiếu kiện không vi phạm (non-violation complaint): là loại khiếu kiện phát sinh khi một quốc gia ban hành một biện pháp thương mại gây thiệt hại (làm mất hay phương hại) đến lợi ích mà quốc gia khiếu kiện có được từ Hiệp định hoặc cản trở việc thực hiện một trong các mục tiêu của Hiệp định, điều này không phụ thuộc vào việc biện pháp đó có vi phạm Hiệp định hay không;
- Khiếu kiện dựa trên “sự tồn tại một tình huống khác” (“situation” complaint): trong trường hợp này, quốc gia khiếu kiện phải chứng minh về thiệt hại mà mình phải chịu hoặc trở ngại gây ra đối với việc đạt được một mục tiêu của Hiệp định.
Theo pháp luật quốc tế thì nhà nước sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả hoạt động của Chính phủ, các ngành, chính quyền địa phương, hoặc trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia thành viên. Vì vậy, các biện pháp hành chính do chính quyền địa phương, hoặc vùng lãnh thổ của nước thành viên ban hành cũng có thể được viện dẫn trong một vụ tranh chấp [56, Điều 22.9].
Không chỉ những biện pháp đã được ban hành và có hiệu lực mà các biện pháp có hiệu lực trong tương lai của các thành viên cũng có thể là đối tượng của khiếu nại. Các biện pháp này đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua, trên thực tế nó sẽ có hiệu lực trong tương lai, và cũng không quá sớm để ngăn ngừa những biện pháp đó làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các thành viên, bởi vì các quy định có hiệu lực trong tương lai cũng sẽ ảnh hưởng tới các bên tham gia vào thị trường thông qua việc chuẩn bị để thích ứng với những quy định mới.
1.2.2. Các cơ quan trong quá trình giải quyết tranh chấp
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng riêng biệt, tạo nên tính độc lập trong hoạt động đánh giá, xem xét, giải thích pháp luật và thông qua quyết định của DSM.
Cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body – DSB)
Cơ quan này thực chất là Đại Hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên. DSB chịu trách nhiệm quản lý, giám sát toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp: có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện nhượng bộ và các nghĩa vụ (trả đũa) khi các thành viên không tuân thủ phán quyết. Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định, không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp. Các quyết định của DSB dựa trên nguyên tắc đồng thuận nghịch (đồng thuận phủ quyết). Chủ tịch của DSB được bầu ra từ đại diện thường trực của các quốc gia