(3) Các lĩnh vực có thể gây ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc của đất nước Myanmar.
(4) Các lĩnh vực gây ảnh hưởng đến cộng đồng.
(5) Các lĩnh vực gây tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái.
(6) Các lĩnh vực sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ bị cấm theo luật pháp hiện hành.
Tuy nhiên hiện nay trên thực tế khu vực này đã mở cửa cho các nhà đầu tư khu vực tư nhân tham gia hoạt động, ví dụ theo Luật vận tải đường sắt 2016, đã cho phép các công ty nước ngoài tham gia đầu tư và vận hành, kế cả hình thức đầu tư hợp tác công – tư. Nói rộng hơn, Ủy ban đầu tư Myanmar đã cấp nhiều giấy phép đầu tư ngoại lệ cho phép liên doanh hoặc cấp giấy phép đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (trước đây chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước), khai thác mỏ, khai thác dầu khí và khí tự nhiên, viễn thông, phát thanh, truyền hình và dịch vụ vận tải hàng không. (ITPC, 2016)
Ngoài ra việc cụ thể hóa các lĩnh vực khuyến khích đầu tư khiến các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc xác định ngành nghề kinh doanh. Hai mươi lĩnh vực khuyến khích bao gồm: Nông nghiệp và các dịch vụ liên quan (trừ trồng trọt và sản xuất thuốc lá và virginia); trồng rừng; sản xuất các sản phẩm thủy sản, và các sản phẩm liên quan; sản xuất (trừ sản xuất thuốc lá, rượu mùi, bia, và các chất có hại khác sản phẩm cho sức khoẻ); thành lập các Khu công nghiệp; thành lập các khu đô thị mới; các hoạt động phát triển thành phố; xây dựng tuyến đường, cầu và đường sắt; xây dựng cảng biển, cảng sông và cảng khô; quản lý, vận hành và bảo dưỡng sân bay; quản lý máy bay; cung cấp và dịch vụ vận tải; phát điện, truyền tải và phân phối điện; sản xuất năng lượng tái tạo; các doanh nghiệp viễn thông; dịch vụ giáo dục; các dịch vụ sức khoẻ; dịch vụ Công nghệ thông tin; khách sạn và Du lịch; kinh doanh Phát triển Nghiên cứu Khoa học (International Enterprise Singapore, 2016)
Theo Luật Đầu tư 2016, nhà đầu tư nước ngoài có quyền chuyển ngoại tệ về nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua các ngân hàng được phép kinh doanh theo tỷ giá hiện hành. Các ngân hàng bắt đầu giới thiệu các dịch vụ chuyển tiền từ năm 2012. Th o các chuyên gia, lượng ngoại
tệ được chuyển thông qua các ngân hàng đang tăng nhanh về số lượng cũng như tần suất.
Mặc dù Chính phủ Myanmar đã tích cực tìm kiếm lời khuyên của các chuyên gia và luật sư quốc tế và tổ chức các cuộc tham vấn trong cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp để giúp soạn thảo các quy tắc và quy định nhưng các chính sách khuyến khích phát triển đầu tư ở Myanmar vẫn còn nhiều hạn chế nhất là việc mở cửa các ngành nghề cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư, kinh doanh. Với sự nỗ lực thay đổi, trong những năm vừa qua, Myanmar cũng thu hút được rất nhiều dự án đầu tư nước ngoài. Trong năm tài chính 2016-2017, Myanmar đã phê duyệt cho 135 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt tổng số vốn là 7 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 6 tỷ USD. Còn trước đó một năm, trong năm tài chính 2015- 2016 đầu tư nước ngoài vào Myanmar đạt kỷ lục 9 triệu USD (Tuyết Ân, Vietstock, 2017)
2.2.2. Kết quả của những hoạt động đầu tư.
a) Kết qu của hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam vào Myanmar
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp Myanmar , trong giai đoạn 1988-2004, lượng vốn của Việt Nam đổ vào Myanmar rất ít, tổng số vốn Việt Nam đầu tư vào Myanmar chỉ khoảng 3,6 triệu USD. Đến giai đoạn từ 2005-2010 chỉ có một dự án của Tập đoàn C.T Group với tổng số vốn 20 triệu USD. Trong năm 2011- năm Myanmar tuyên bố mở cửa nền kinh tế là thời kỳ Việt Nam đầu tư mạnh mẽ sang Myanmar. Nếu như năm 2011-2012, lượng vốn Việt Nam đầu tư vào Myanmar chỉ đạt gần 18,15 triệu USD thì năm 2012-2013 lượng vốn đã tăng vọt lên, đạt gần 329,39 triệu USD. Nguyên nhân có thể là vì Myanmar đã ban hành Luật Đầu tư 2012 nhắm thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước vì vậy các nhà đầu tư Việt Nam đã bắt đầu mạnh dạn đầu tư sang thị trường Myanmar (Yearly approved amount of Foreign Investment (By country), DICA, 2018).
Từ năm 2009, Việt Nam bắt đầu khai phá thị trường Myanmar, nhà đầu tư tiên phong là Tập đoàn C.T Group. Năm 2009, C.T R tail (thành viên của C.T. Group) mở chuỗi siêu thị mini, sau đó xây dựng liên tiếp 2 khu phức hợp vào năm
2013 tại Yangon - thành phố đông dân nhất của Myanmar (Tuổi trẻ online, 2017). Tiếp theo sự mở đầu thuận lợi của Tập đoàn C.T Group, các doanh nghiệp khác của Việt Nam tiếp bước đầu tư tại Myanmar. Tính tới hết tháng 2/2017, Việt Nam có 138 hiện diện thương mại tại Myanmar dưới nhiều hình thức: văn phòng đại diện, chi nhánh công ty, công ty liên doanh và công ty 100% vốn Việt Nam. Và tới tháng 8/2017, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 7 trong tổng số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Myanmar và Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ 2 của khu vực ASEAN sau Singapor đầu tư vào Mynamar. (DICA, 2018)
Về tổng số vốn FDI Việt Nam đã đầu tư vào Myanmar. Trong giai đoạn 2012- 2017, số vốn Việt Nam đầu tư sang Myanmar có nhiều sự thay đổi (xem Bảng 2.4)
Bảng 2.4. Vốn FDI của Việt Nam được Myanmar cấ hé giai đoạn 2012- 2017 (Đvt: Triệu USD)
2012-2013 | 2013-2014 | 2014-2015 | 2015-2016 | 2016-2017 | 2017- 2/2018 | |
Tổng số vốn | 329,390 | 142,000 | 175,400 | 4,676 | 1386,200 | 19,306 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Phát Triển Về Đầu Tư Nước Ngoài Giữa Việt Nam Và Myanmar Trong Giai Đoạn 2012 Đến Nay.
- Cơ Cấu Các Mặt Hàng Nhập Khẩu Chính Của Việt Nam Từ Myanmar Năm 2017
- Thực Trạng Quan Hệ Đầu Tư Giữa Việt Nam Và Myanmar
- Dự Báo Về Xu Hướng Phát Triển Quan Hệ Thương Mại, Đầu Tư Giữa Việt Nam Và Myanmar Trong Thời Gian Tới
- Nhóm Giải Pháp Từ Phía Các Doanh Nghiệp Hai Nước Việt Nam Và Myanmar
- Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 12
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: DICA, 2018)
Từ Bảng 2.4 trên, chúng ta cũng có thể nhận ra năm 2016-2017 tổng số vốn Việt Nam đầu tư sang Myanmar là cao nhất, đạt gần 1,4 tỷ USD. Trong năm này nổi bật nhất là dự án liên kết đầu tư của Vi tt l và 2 đối tác Myanmar là Star High Public Company và Myanmar National Telecom Holding Public với tổng số vốn liên doanh là 2 tỷ USD trong đó Vi tt l nắm giữ 49% cổ phần. Dự án liên kết của Vi tt l đã góp phần đưa Việt Nam vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Myanmar, đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước. (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2017)
Về lĩnh vực đầu tư các doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar. Hiện nay, Myanmar đã mở rộng nhiều lĩnh vực cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nghiên cứu thị trường và tìm hiểu để có được quyết định đầu tư đúng đắn. Các nhà đầu tư Việt Nam cũng đã mở rộng đầu tư sang
nhiều lĩnh vực như viễn thông, bất động sản, thăm dò và khai thác dầu khí, nông nghiệp, vận tải, hàng không, ngân hàng ….. Các dự án nổi bật có thể kể đến đó là:
Về viễn thông, nổi bật là dự án liên kết của Vi tt l và 2 đối tác Myanmar với tổng vốn đăng kí của Viettel là 859,95 triệu USD.
Tiếp đến là lĩnh vực bất động sản với dự án khu phức hợp trung tâm thương mại, toà nhà văn phòng, khách sản, căn hộ của CTCP Xây dựng Hoàng Anh (HAGL Land) của ông Đoàn Nguyên Đức với vốn đăng ký là 300 triệu USD.
Thứ ba là lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí với dự án thăm dò, khai thác ở lô M2 vùng biển Tây Nam nước này của Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, vốn đầu tư đăng ký là 114,68 triệu USD.
Thứ tư là lĩnh vực ngân hàng với dự án đầu tư của BIDV, vốn đầu tư đăng ký là 85 triệu USD.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở văn phòng tại Myanmar như BIDV, Vietnam Airlines, FPT, MobiFone... (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2017)
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm cơ hội đầu tư ở Myanmar, Việt Nam đã thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Myanmar (AVIM). Từ khi hình thành, Hiệp hội đã bước đầu giúp xúc tiến hình thành các dự án đầu tư như: dự án trồng cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; dự án chế biến nông sản, thực phẩm của Công ty bảo vệ thực vật An Giang; dự án sản xuất sữa và mía đường của CTCP Đầu tư sữa quốc tế IDP, FPT, dự án trưng bày giới thiệu xúc tiến mua bán sản phẩm của Tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera)... tại thị trường được đánh giá như “mảnh đất vàng cuối cùng” của Châu Á này. (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2017)
Cục Đầu tư nước ngoài nhận xét đầu tư của Việt Nam sang Myanmar thời gian qua có xu hướng gia tăng nhanh cả về số lượng dự án và số vốn đăng ký. Bên canh một số dự án đầu tư quy mô lớn, xu hướng trong 2 năm gần đây các dự án có quy mô nhỏ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại đang tăng nhanh, có sự tham gia nhiều của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
b) Kết qu của hoạt động đầu tư nươc ngoài của Myanmar vào Việt Nam
Myanmar đã mở cửa nền kinh tế và có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư kinh doanh và các doanh nghiệp của Myanmar cũng đang rất cố gắng để bắt kịp nhịp với các nước khác. Tuy nhiên, tính tới thời điểm tháng 8 năm 2017, Myanmar chưa có hoạt động đầu tư nào tại Việt Nam nhưng quốc gia này hiện đứng thứ 5/72 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của Việt Nam (Ủy Ban giám sát tài chính Quốc gia, 2017)
2.2.3 Nhận xét về quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian qua
Quan hệ đầu tư Việt Nam và Myanmar đang từng bước được hình thành và có sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng trong những năm qua. Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn chưa xứng với tiềm năng và kỳ vọng của chính phủ hai nước. Trong thời gian hợp tác vừa qua, nhận thấy quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar có những thuận lợi và khó khăn như sau:
a) Những thuận lợi khi Việt Nam đầu tư sang Myanmar
Những thuận lợi đầu tiên đó là Việt Nam và Myanmar có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, gắn bó, giúp đỡ nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày nay. Hai nước chia sẻ nhiều lợi ích chung trong việc tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, đóng góp cho sự phát triển không ngừng của Cộng đồng ASEAN. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp Việt Nam-Myanmar đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng Aung San gây dựng nền tảng, các thế hệ nhân dân hai nước dày công vun đắp, mở rộng và phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như ngày nay. Hơn nữa, cả hai nước đều nhận ra điểm tương đồng trong kinh tế đó là đều bị Mỹ cấm vận trong một thời gian dài, do đó luôn luôn có sự cảm thông và chia sẻ giữa hai quốc gia. Các nhà lãnh đạo Myanmar rất ấn tượng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và xem xét chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam như một nguồn tham khảo. Ngoài ra, sau chuyến thăm Myanmar của Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tháng 8/2017, hai nước đã thiết lập khuôn khổ hợp tác cụ thể hơn; xác định phương hướng chỉ đạo, tạo đột phá cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, nhất là thương mại,
đầu tư, an ninh-quốc phòng. Ngoài ra, Myanmar cũng xem xét quyền ưu tiên cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài khác (ưu tiên về thứ tự cấp phép) trong một số lĩnh vực trên cơ sở các điều kiện khác bình đẳng.
Thứ hai là thuận lợi được từ nguồn tài nguyên phong phú của Myanmar. Do tình trạng đóng cửa nền kinh tế đã lâu, các nguồn tài nguyên của Myanmar gần như chưa được khai thác. Hiện nay, kinh tế Myanmar đã mở cửa, Myanmar khai thác các nguồn tài nguyên trong nước để bán cho các nước khác, lấy ngoại tệ phát triển kinh tế trong nước. Vì vậy, nơi đây có thể là nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu trong dài hạn. Myanmar đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu hút 140 tỷ USD vốn FDI; tiềm năng tăng trưởng kinh tế nhanh, theo dự báo của ADB Myanmar sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 9,5% vào năm 2030, như đã từng chứng kiến tại Việt Nam những năm 1990.
Thứ ba những thuận lợi về nguồn dân số đông, khoảng hơn 55 triệu người nên Myanmar có lực lượng lao động trẻ, chi phí lao động hiện khá thấp (lương người lao động thông thường chỉ khoảng 70-120 đô la Mỹ/tháng). Người dân Myanma cơ bản chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Myanamr hiện đang có nhu cầu cao về lao động có tay nghề và lao động cấp quản lý nên thiếu nguồn cung, do đó các chức danh vị trí này thường có thu nhập rất cao.
Thứ tư là những nỗ lực tiếp từ phía Chính phủ Myanmar đang từng ngày cố gắng và hết sức tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Myanmar. Chính phủ Mynamar đã tích cực tìm kiếm lời khuyên của các chuyên gia và luật sư quốc tế và tổ chức các cuộc tham vấn trong cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp để giúp soạn thảo các quy tắc và quy định. Chính phủ cam kết với các công ty nước ngoài sẽ duy trì đối thoại với các nhà đầu tư. Trong Luật Đầu tư năm 2016 bao gồm các điều khoản nhằm không chế và phạt các công ty không triển khai dự án theo giấy phép được cấp.
Thứ năm về mặt xã hội, Myanmar đang từng bước tham gia tích cực trong các tổ chức về minh bạch và chống tham nhũng quốc tế. Ngày 26/5/2016, Bộ Thương mại Myanmar đã đưa vào vận hành Cổng thông tin Thương mại quốc gia và và Kho dữ liệu quốc gia mới, được xây dựng trên một nền tảng trực tuyến với tất cả các
luật, quy trình, hình thức và các đầu mối hỗ trợ về thương mại của Myanmar. Cổng thông tin ra đời cho thấy chính phủ Myanmar ngày càng đẩy mạnh tính minh bạch và công khai, dần đáp ứng đẩy đủ các điều kiện và quy định của các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Myanmar tham gia, cũng như đáp ứng các quy định của WTO về tính minh bạch (ITPC, 2016)
b) Những khó khăn khi Việt Nam đầu tư sang Myanmar
Luôn luôn đi đôi với những thuận lợi là những khó khăn mà các doanh nghiệp ở Việt Nam thường gặp phải khi tiến hành đầu tư ở Myanmar. Các khó khăn này đã trở thành rào cản đối, làm giảm hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar.
Đầu tiên là khó khăn về sự khác biệt về văn hóa làm việc. Thực tế, thương nhân Myanmar làm việc bài bản, có kế hoạch, chắc nhưng rất chậm. Trong giới thương nhân có cả những người được đào tạo tại các nước phát triển, cách làm việc rất hiện đại, song lại có những người chỉ qu n th o cách làm cũ, không chấp nhận cái mới. Về phía doanh nhân Việt Nam, đa phần rất năng động, linh hoạt, nhưng lại rất kém trong việc lập và tuân thủ kế hoạch đã đặt ra, bám sát mục tiêu thống nhất, thường làm việc kiểu ngẫu hứng. Vì sự khác biệt văn hóa kinh doanh này, đôi khi hai bên còn chưa tìm được tiếng nói chung, thiếu thông cảm cho nhau, dẫn đến những đổ vỡ chủ yếu do không thực sự hiểu được nhau.
Thứ hai đó là việc chưa hoàn chỉnh về hệ thống luật pháp của Myanmar. Các nhà đầu tư đều lo sợ Myanmar thường xuyên ban hành các quy định mới sẽ gây bất lợi cho các nhà đầu tư. Khi xảy ra tranh chấp, mặc dù các công ty nước ngoài có quyền kiện và tự bảo vệ mình trước tòa án địa phương nhưng vẫn có những quan ngại về sự công bằng và thiếu độc lập của hệ thống tòa án Myanmar. Việc tiếp cận tài chính tài chính ở Myanmar rất khó khăn. Vì trước năm 2014, Myanmar không cấp giấy phép hoạt động cho các ngân hàng nước ngoài mà các ngân hàng trong nước lại không đáp ứng đủ nguồn tài chính, gây thiếu vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Sau đó, do nhu cầu về vốn đầu tư lớn, năm 2015 Mỹ đã xóa bỏ lệnh cấm vận với Myanmar, nên Myanmar đã mở cửa thị trường ngân hàng cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động. Năm 2016, BIDV là ngân hàng đầu
tiên của Việt Nam được cấp phép đầu tư tại Myanmar, khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn của các nhà đầu tư Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngân hàng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bị hạn chế.
Thứ hai các lĩnh vực mà Việt Nam đầu tư chưa đa dạng và chưa phải là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Các lĩnh vực là lợi thế của Việt Nam như Nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng chế biến thủy sản, viễn thông, ngân hàng. Trong khi cơ cấu của Myanmar nông nghiệp chiếm tới 70% (VCCI, 2016), Myanmar có bờ biển dài và khí hậu ôn hòa, quanh năm hầu như không có bão lụt, chi phí nhân công ở Myanmar hiện tại vẫn đang thấp hơn Việt Nam là những lợi thế rất nếu chúng ta đầu tư vào nông nghiệp. Nguyên nhân là do hiện nay nền nông nghiệp của Việt Nam cũng đang phát triển th o hướng hiện đại hóa, trong thời gian gần đây, rất nhiều nhà đầu tư trong nước của Việt Nam đang tiến hành đầu tư vào sản phẩm nông nghiệp sạch như Tập đoàn Vingroup với dự án Vineco, TH true Milk với trang trại TH ở Nghệ An, Tập đoàn Hòa Phát đã nhập gần 3.000 lợn giống dòng cụ kỵ thuần chủng từ Đan Mạch về nuôi tại các trang trại khắp cả nước, Công ty Trường Hải Auto xây dựng nhà máy phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp giống cho nông dân và bao tiêu sản phẩm, FPT và mới nhất là Công ty Cổ phần Thế giới di động đầu tư vào hệ thống Bách hóa xanh. Vì tại Việt Nam, đầu tư vào nông nghiệp cũng đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nên chưa cần thiết tìm hướng đầu tư ở nước ngoài.
Thứ ba đó là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar phải cạnh tranh với rất nhiều các doanh nghiệp từ các nước có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam và đang gây được ảnh hưởng lớn ở Myanmar: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hongkong, Anh, Hàn Quốc. Đây đều là các nền kinh tế có sự phát triển hơn Việt Nam rất nhiều, các doanh nghiệp và các công ty của họ đã qu n với môi trường đầu tư quốc tế nên việc tiếp cận đầu tư ở Myanmar sẽ có nhiều lợi thế. Vì vậy Việt Nam là nhà đầu tư đứng thứ 7 ở Myanmar nhưng chỉ chiếm 2,8% trong tổng số vốn đầu tư FDI vào Myanmar năm 2017 (Xem Phụ lục 1). Nguyên nhân là hiện nay các nước đều muốn gây ảnh hưởng đến Myanmar bằng cách cho Myanmar vay vốn đề phát triển kinh tế, trong đó nguồn vốn đó Myanmar vay chủ yếu từ Trung Quốc.