Nhóm Giải Pháp Từ Phía Các Doanh Nghiệp Hai Nước Việt Nam Và Myanmar


- Kế hoạch chiến lược xây dựng được lộ trình trong từng giai đoạn nhất định, và đặt mục tiêu cho mỗi giai đoạn

- Xây dựng kế hoạch chiến lược dựa trên lợi thế so sánh của Việt Nam với mục tiêu tìm kiếm tài sản chiến lược, tìm kiếm thị trường và tìm kiếm hiệu quả đầu tư.

- Xây dựng chiến lược phải đồng bộ về xuất nhập khẩu, đầu tư, tín dụng, tài chính.

- Xây dựng chiến lược cũng phải x m xét đến năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam và khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam, chiến lược phải phù hợp với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và nằm trong khả năng hỗ trợ của Chính phủ.

Thứ ba, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể thực hiện chiến lược phát triển quan hệ thương mại, đầu tư với Myanmar. Để phát triển quan hệ thương mại, đầu tư với Myanmar, Việt Nam phải xóa bỏ các chính sách còn hạn chế và ban hành các chính sách mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Thay đổi chính sách đầu tư ra nước ngoài chung của Việt Nam cũng sẽ làm thay đổi chính sách đầu tư ra nước ngoài vào Myanmar. Trong đầu tư ra nước ngoài nói chung các chính sách cần thay đổi cụ thể như sau:

- Ở giai đoạn cấp phép đầu tư, thủ tục trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư phải qua nhiều cơ quan bộ ngành thẩm định gây phiền hà cho doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả xin đề xuất riêng với các dự án đầu tư sang Myanmar, Chính phủ có thể ban hành chính sách ưu tiên về thủ tục, trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Tiếp đó là sự thay đổi trong các chính sách về tài chính, đó là chính sách thuế, chính sách tín dụng và chính sách ngoại hối. Trong chính sách về thuế, thời gian tới Nhà nước cần thay đổi việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi cho các dự án đầu tư trực tiếp vào Myanmar (mức thuế suất này nên thấp hơn so với mức thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong nước). Các quy định máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu do nhà đầu tư xuất khẩu sang Myanmar để tạo tài sản cố định nên miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016).


Về chính sách tín dụng, Chính phủ cần hết sức tạo điều kiện cho nhà đầu tư bằng cách giảm lãi suất cho vay cho các dự án đầu tư vào Myanmar thấp hơn so với lãi suất thị trường. Với những dự án thuộc diện ưu tiên thì việc giảm lãi suất là cần thiết; vay đối với các dự án thuộc diện chủ trương của nhà nước Chính phủ cần đứng ra bảo lãnh khoản vay đó; và cần nới rộng thời hạn cho vay đối với toàn bộ các dự án đầu tư vào Myanmar hơn các dự án ở các nước khác đồng thời áp dụng biện pháp hỗ trợ sau đầu tư (Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Về chính sách ngoại hối, đối với những dự án nằm trong danh mục chủ trương đầu tư vào Myanmar, Việt Nam cần tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp mua ngoại tệ, chuyển ngoại tệ, đồng thời hạn ngạch chuyển ngoại tệ cao hơn so với những dự án trong nước hoặc dự án đầu tư ở các nước khác. Tiến tới cho phép doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ lớn và ổn định được mở tài khoản ở Myanmar để tiện cho việc kinh doanh của nhà đầu tư. Hiện tại Chính phủ vẫn duy trì chính sách ngoại hối th o hướng tạo nguồn thu ngoại tệ, khi huy động được lượng ngoại tệ từ trong và ngoài nước đủ lớn, quỹ dự trữ ngoại hối tương đối dồi dào và ổn định thì chính sách quản lý ngoại hối cần chuyển sang hướng tự do hóa, không quy định hạn ngạch chuyển ngoại hối đối với các dự án đầu tư ở Myanmar (Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016)

- Thành lập các quỹ hỗ trợ cho các dự án đầu tư ra nước ngoài tại Myanmar, thành lập những quỹ hỗ trợ cho các nhà đầu tư ở Myanmar là một biện pháp vô cùng hiệu quả và tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư ở Myanmar. Tuy nhiên, Việt Nam đang trong gia đoạn cần vốn để phát triển kinh tế trong nước nên nguồn vốn dư thừa là không có, việc xây dựng quỹ hỗ trợ mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng rất khó để triển khai. Hy vọng khi Việt Nam xác định Myanmar là thị trường tiềm năng thì việc cân nhắc thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư là rất cần thiết.

Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 11

Thứ tư, Nhà nước cũng phải tham gia việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hoặc có hoạt động thương mại tại Myanmar một cách tích cực và trách nhiệm.

Nhà nước nên thành lập các hiệp hội, tiểu ban hỗ trợ thương mại và đầu tư hoạt động một cách hiệu quả. Về đầu tư, Việt Nam đã thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) đang tích cực hoạt động và hỗ trợ các dự


án đầu tư của Việt Nam vào Myanmar. AVIM cũng bước đầu giúp xúc tiến hình thành các dự án đầu tư như: dự án trồng cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; dự án chế biến nông sản, thực phẩm của Công ty bảo vệ thực vật An Giang; dự án sản xuất sữa và mía đường của CTCP Đầu tư sữa quốc tế IDP, FPT,… Về thương mại, Việt Nam và Myanmar cũng đã thành lập Tiểu ban hỗn hợp thương mại Việt Nam – Myanmar nhằm đưa ra phương hướng giải quyết tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện hơn cho khu vực doanh nghiệp hai nước.

Để lưu giữ những thông tin tin cậy cho nhà đầu tư, kinh doanh Nhà nước cần ban hành các ấn phẩm hàng năm về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. Hiện tại, hàng năm Tổng cục hải quan đều làm báo cáo tình hình xuất nhập khẩu với các nước trong đó có Myanmar, đây là những thống kê rất quý báu, là nguồn tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, về đầu tư, hiện tại Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có nhiều thống kê về tính hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, trong đó có đầu tư sang Myanmar. Ngay cả Tổng cục thống kê, các số liệu về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam thì rất nhiều số liệu, cụ thể, chi tiết tới từng tháng từng năm, nhưng số liệu về tình hình đầu tư ra nước ngoài chỉ chung chung, tổng quát mà không có số liệu cụ thể. Các nhà đầu tư Việt Nam muốn đầu tư sang Myanmar sẽ phải bỏ thời gian và tài chính để liên hệ với Cục đầu tư ra nước ngoài tìm hiểu thông tin. Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường Myanmar rất nhiều.

Thêm vào đó là sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các đại sứ quán, lãnh sự quán và phòng thương vụ Việt Nam ở Myanmar nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp về các vấn đề như cấp hộ chiếu, visa, thông tin thị trường, tư vấn pháp lý.

Để tạo niềm an tâm làm việc lâu dài ở Myanmar, Nhà nước cần ban hành chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe cho lao động ở Myanmar, lao động làm việc lâu năm ở Myanmar.

Cuối cùng cần thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư vào Myanmar cho doanh nghiệp Việt Nam (Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016).


Thứ năm để nâng cao trách nhiệm và trình độ của cán bộ trong công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp vào Myanmar, Nhà nước phải tập trung vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, cần đảm bảo các vấn đề cơ bản như xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ quản lý tốt, được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, thường xuyên bổ sung kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Nâng cao khả năng thích ứng của cán bộ, công chức trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trước sự phát triển liên tục của tình hình đầu tư ra nước ngoài trên thế giới (Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016). Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần nhấn mạnh với đội ngũ cán bộ trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về việc bám sát thực tế môi trường đầu tư ở Myanmar, từ đó có những đề xuất hoặc điều chỉnh phù hợp, kịp thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam không bị bỏ lỡ những cơ hội đầu tư tốt.

Thứ sáu, Chính phủ Việt Nam cần tích cực tham khảo, học hỏi các chính sách phát triển đầu tư của các nước có hoạt động đầu tư mạnh mẽ như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản. Chính phủ nên nghiên cứu cả những thành công và những hạn chế trong các chính sách khuyến khích, thúc đẩy đầu tư của các nước đi trước để xây dựng được định hướng phát triển trong từng giai đoạn của mình một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Thường xuyên tổ chức các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao ở Myanmar, quảng bá để người dân Myanmar đến tham quan và dùng thử.

Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm Việt Nam đến người dân Myanmar, khuyến khích người Việt đang học tập và làm việc ở Myanmar tích cực dùng hàng Việt Nam trong các sự kiện.

Để phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar vai trò của Chính phủ Việt Nam là rất lớn. Chính phủ Việt Nam phải là người định hướng và có chiến lược phát triển quan hệ thương mại, đầu tư với Myanmar, dựa trên thực lực của các doanh nghiệp Việt Nam và khả năng hỗ trợ của mình. Trên cơ sở đó, từng bước khuyến khích động viên các doanh nghiệp Việt Nam phát triển quan hệ thương mại, giao lưu, buôn bán và đầu tư sang Myanmar, vừa để các doanh nghiệp Việt Nam từng bước lớn mạnh vừa tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.


b) Gi i pháp từ Chính phủ Myanmar

Myanmar mở cửa đất nước tư năm 2011, tính đến thời điểm hiện tại, Myanmar đã mở cửa được 7 năm, nền kinh tế đã có những bước phát triển rõ rệt. Theo số liệu thống kê của Worlbank, GDP năm 2016 của Myanmar đạt 64,7 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao trong khu vực năm 2016 là 5,8% và dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2020 là 7,8% (Trading Economics, 2018). Myanmar cũng nhận thấy mình là một đất nước có tiềm năng để phát triển kinh tế nhờ giàu tài nguyên thiên nhiên, diện tích đất nông nghiệp lớn, bờ biển dài, dân số trẻ, khí hậu ôn hòa, ít thiên tai mưa lũ vì vậy kể từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, Myanmar rất tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự cải cách chính sách thương mại đầu tư của Việt Nam và sự hợp tác về chính trị, ngoại giao với Myanmar mà hai nước cũng đạt được nhiều thành tựu về thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, Myanmar đang chập chững bước những bước đầu tiên họ cần phải thay đổi, cải cách và hoàn thiện rất nhiều, từ hệ thống luật pháp tới hạ tầng cơ sở, trình độ quản lý đều đang rất kém. Để thúc đẩy và phát triển quan hệ thương mại, đầu tư với Việt Nam, người viết đề xuất giải pháp là Chính phủ Myanmar cần có những chính sách và kế hoạch phù hợp. Cụ thể:

Thứ nhất, Chính phủ Myanmar cần lập kế hoạch và có định hướng phát triển rõ ràng trong quan hệ thương mại, đầu tư với Việt Nam. Xác định Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng, cần phát triển trong thời gian tới.

Thứ hai, Chính phủ Myanmar nên thành lập Hiệp hội hỗ trợ thương mại và tìm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Hiệp hội ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu vào Việt Nam còn có nhiệm vụ điều tra nghiên cứu thị trường Việt Nam. Việt Nam là một đất nước đông dân, hiện nay người tiêu dùng Việt Nam đã sẵn sàng trả tiền cho những hàng hóa an toàn, chất lượng nhất là về lương thực, thực phẩm. Mà lợi thế của Myanmar là có thể cung cấp được lương thực, thực phẩm an toàn.

Chính phủ Myanmar cũng nên có những hỗ trợ về pháp lý, về thủ tục với các dự án của Việt Nam đầu tư tại Myanmar. Ưu tiên thứ tự cấp phép cho các dự án


Việt Nam muốn đầu tư vào Myanmar. Có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn các doanh nghiệp của các đất nước khác. Tạo điều kiện hết sức để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lâu dài ở Myanmar.

Thứ ba, Myanmar phải nhanh chóng cải thiện tình trạng hạ tầng cơ sợ, giao thông, thông tin yếu kém của hiện tại. Việc phát triển hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở, thông tin là nhiệm vụ đầu tiên trong việc phát triển kinh tế của Myanmar, không chỉ là để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mà cho tất cả các doanh nghiệp các nước đang đầu tư vào Myanmar. Tuy nhiên, quá trình cải thiện này diễn ra chậm chạp hơn mong đợi của các nhà đầu tư bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân thiếu vốn, phải đi vay nước ngoài của Myanmar là chủ yếu.

Thứ tư, Myanmar phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề, có thể làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Myanmar có lợi thế về ngôn ngữ đó là trước kia Myanmar là thuộc địa của Anh nên các chương trình giáo dục của Myanmar bị ảnh hưởng bởi giáo dục Anh. Tiếng Anh được dạy từ rất sớm ở Myanmar tuy nhiên tiếng Anh ở Myanmar đã bị biến đổi th o nghĩa và cách hiểu của người Myanmar nên đôi khi gây hiểu lầm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đã từng không tuyển được người có trình độ vào làm việc, ví dụ như Ngân hàng BIDV, cũng từng khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm về lĩnh vực vào làm việc. Và khi tuyển dụng được họ phải đào tạo lại từ đầu, mất rất nhiều chi phí. Vì vậy, để phát triển thương mại, đầu tư với Việt Nam, Myanmar phải có đủ nguồn nhân lực có trình độ cũng như các kỹ năng cần thiết để cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài.

3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Myanmar

a) Gi i pháp từ phía các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kĩ hệ thống pháp luật về kinh tế của Myanmar, các hiệp định, thỏa thuận hỗ trợ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar, nắm rõ các quy tắc chung để áp dụng trong xuất nhập khẩu, đầu


tư nhằm đạt được lợi ích tối ưu trong kinh doanh, tránh các trường hợp kém hiệu quả do thiếu hiểu biết. Thường xuyên cập nhật những thay đổi của luật pháp Myanmar để điều chỉnh hoạt động thương mại, đầu tư của mình và có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Mặc dù Myanmar mới mở cửa nhưng các doanh nghiệp Myanmar cũng biết cách làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài, họ rất tuân thủ luật pháp, coi trọng chữ tín trong giao dịch, vậy nên khi làm ăn với họ, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu luật để tránh bất lợi.

Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kĩ và thích nghi với tập quán của con người Myanmar nói chung và các doanh nghiệp Myanmar nói riêng để gây ấn tượng đẹp và tránh những hiểu lầm và ấn tượng xấu với đối tác trong những buổi gặp gỡ. Myanmar bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đạo Phật nên con người ở đây rất hiền lành, thật thà, chất phác, vui vẻ và thân thiện. Họ sẽ không lấy thứ gì không phải là của mình, vì thế khi phát những tờ quảng cáo hay khuyến mại phải trao tận tay cho họ. Một vài văn hóa kinh doanh của doanh nhân Myanmar đó là doanh nhân Myanmar thường có thói quen là gặp gỡ nhau, trực tiếp trao đổi, tiếp xúc, bàn bạc thảo luận trước khi ký kết hợp đồng kinh tế; thông thường nếu chỉ liên hệ qua điện thoại, fax và internet thì rất khó thành công. Quá trình thương thảo hợp đồng kinh tế, chờ đợi xin giấy phép xuất - nhập khẩu diễn ra rất lâu, có những trường hợp kéo dài đến hai tháng khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro. Doanh nhân Myanmar cũng có thói qu n là thăm trụ sở, nơi làm việc của nhau, thăm nhà máy sản xuất chế biến sản phẩm, xem xét quy trình công nghệ, đội ngũ công nhân viên chức; sau đó thì họ sẽ có đàm phán, thương thảo, quyết định ký kết các hợp đồng giao dịch thương mại. Khi mua bán, doanh nhân Myanmar thường có thói quen yêu cầu đối tác nhập khẩu có khoản tiền cọc bằng tiền mặt trị giá khoảng 10% trong tổng số tiền của hợp đồng kinh tế. Vậy nên doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng mọi thủ tục và không nên phản đối yêu cầu này từ đối tác (Hoàng Yến, Thời báo Tài chính Việt Nam, 2013).

Người dân Myanmar nói riêng và các doanh nghiệp Myanmar nói chung thường rất thích được tặng quà dù chỉ là món quà nhỏ. Doanh nhân Việt Nam nên tặng quà cho các đối tác Myanmar khi gặp gỡ nhau lần đầu, khi ký kết được hợp


đồng kinh tế, khi công việc thành công, nhân các dịp lễ, ...để tỏ lòng tôn trọng và tạo thiện cảm với đối tác (Hoàng Yến, Thời báo Tài chính Việt Nam, 2013).

Một đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người dân Myanmar là họ có thói quen nếu họ dùng các sản phẩm tốt, họ sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè, anh chị em của mình dùng. Đó là vì hệ thống thông tin ở Myanmar chưa phát triển, hầu hết người dân trao đổi trực tiếp với nhau nên đây cũng là một kênh quảng bá hiệu quả nếu doanh nghiệp kinh doanh biết tận dụng một cách linh hoạt. Vậy nên doanh nghiệp Việt Nam cần thực sự lưu ý đến chất lượng sản phẩm bán tại thị trường Myanmar, sản phẩm phải có chất lượng đồng nhất, chất lượng tốt thì mới có khả năng được người dân Myanmar tin dùng.

Khi hợp tác làm ăn thì yếu tố con người là một phần quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Khi càng hiểu rõ đối tác và làm đẹp lòng họ thì chuyện hợp tác giao thương chắc hẳn sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Nhìn chung người Myanmar hiền lành và trọng chữ tín, họ rất kỉ luật và tôn trọng pháp luật. Các doanh nghiệp Việt Nam khi làm việc với doanh nghiệp Myanmar hãy giữ chữ tín làm đầu để có được lòng tin của họ. Như vậy sẽ có thể dễ dàng hợp tác lâu dài cùng có lợi.

Trong đầu tư, việc hiểu rõ môi trường đầu tư ở Myanmar rất quan trọng. Ngoài hệ thống luật pháp, các yếu tố khác trong môi trường đầu tư ở Myanmar cũng phải được xem xét kỹ. Ngoài những yếu tố cơ bản là hệ thống pháp luật, tài chính, chính trị thì các yếu tố như nguồn nhân lực có trình độ xung quanh dự án có đủ để cung cấp cho dự án hay không, dự án có nằm ở vị trí giao thông thuận lợi không, văn hóa, chính trị có ổn định không…. Tránh trường hợp khi dự án hoàn thành không tuyển được công nhân và nhân viên vào làm việc.

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự nâng cao trình độ quản lý trong hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Myanmar. Trình độ quản lý trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần thiết, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang còn yếu kém và chưa nhiều kinh nghiệm quản lý. Vì vậy, để duy trì được việc kinh doanh, xuất nhập khẩu hay đầu tư vào Myanmar, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự xây dựng cho mình hệ thống quản lý tối ưu, đảm bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/09/2023