Khi các nước cho vay đều kèm th o các điều kiện về thương mại và đầu tư đối với nước đi vay, vì vậy các nhà đầu tư nước của nước cho vay sẽ có nhiều lợi thế hơn khi tham gia đầu tư tại Myanmar. Việt Nam là đất nước đang phát triển, cần nhiều vốn để phát triển nền kinh tế, vì vậy nguồn vốn dư thừa để cho vay là rất hạn chế, chính vì vậy đây cũng là khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia đầu thầu các dự án đầu tư tại Myanmar.
Thứ tư, hạ tầng cơ sở ở Myanmar còn rất yếu kém, nhất là về điện và viễn thông. Tình trạng mất điện thường xuyên xảy ra mặc dù Myanmar có xuất khẩu điện, điện năng tiêu thụ/người của Myanmar thấp nhất khu vực ASEAN, chỉ khoảng 110KW/người/năm năm 2015 (Nguyễn Trung Anh, Cafebiz, 2015). Internet, máy tính ở Myanmar nổi tiếng về sự yếu kém. Để kích hoạt sim 3G, người dùng đã có thể mất 170 USD. Tiếp đó, mỗi thông tin chuyển đi, hay đơn giản là post ảnh cập nhật Fac book, đã tự tiêu mất một khoản tiền không nhỏ trong tài khoản. Mặc dù hạ tầng cơ sở thông tin yếu kém nhưng Myanmar chưa có định hướng rõ ràng cải thiện tình trạng trên. Thêm vào đó, hạ tầng giao thông cũng xuống cấp và chưa được nâng cấp nên chi phí vận tải tại Myanmar còn cao so với các nước trong khu vực và Việt Nam. Nguồn lao động có trình độ và tay nghề không cao, gây khó khăn lớn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Myanmar. Mặc dù Myanmar từng là thuộc địa của Anh và tiếng Anh rất phổ biến, nhưng việc sử dụng tiếng Anh ở Myanmar lại mang các nghĩa khác nhau, vì vậy nhiều khi gây hiểu lầm trong giao tiếp với các nhà đầu tư. Ngoài ra trình độ của người lao động Myanmar không cao, một ví dụ đó là Ngân hàng BIDV đã rất khó khăn trong việc tuyển người có kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực ngân hàng để làm việc. Khi tuyển dụng được phải đào tạo rất nhiều, gây nhiều tốn kém trong việc tuyển nhân sự làm việc
Ngoài những khó khăn khi đầu tư ở Myanmar, cũng có nhiều khó khăn đến từ các nhà đầu tư Việt Nam:
Một số nhà đầu tư Việt Nam chưa thực sự hiểu được quy trình đầu tư nước ngoài, và chưa thực sự hiểu Myanmar cũng như những khó khăn đặc thù của Myanmar (về thủ tục đầu tư rườm rà, về cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém, v.v.) khi đầu tư. Vì vậy, khi tiến hành đầu tư thường bị phát sinh nhiều chi phí ngoài dự kiến.
Các nhà đầu tư Việt Nam còn hạn chế tầm nhìn trung và dài hạn, thiếu sự liên kết và thiếu tài chính. Thêm nữa, các chính sách của Chính phủ hỗ trợ các đầu tư ra nước ngoài như về định hướng, vốn, thủ tục, ưu đãi không cụ thể, chưa thiết thực và đủ hấp dẫn.
Nhà đầu tư Việt Nam thiếu nguồn nhân lực và vật lực cần thiết để đầu tư lâu dài nên đã dẫn tới tình trạng sau khi triển khai dự án được một thời gian phải bỏ dơ giữa chừng như trường hợp của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là một ví dụ.
Các nhà đầu tư Việt Nam đang và sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nhà đầu tư đến từ Trung quốc, Hongkong, Anh và ASEAN. Hiện tại, Trung Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar với 19,2 tỷ USD, chiếm 25,9% tổng vốn FDI của Myanmar. Ngoài ra trong khu vực ASEAN, thì Singapor là nhà đầu tư lớn nhất chiếm 24,86% vốn FDI của Myanmar, Singapore là một đất nước rất phát triển, một nền kinh tế năng động và mạnh mẽ, các nhà đầu tư Singapor có kinh nghiệm và nguồn lực dồi dào, giúp họ thực hiện dự án dễ dàng (DICA, 2018).
Myanmar muốn thực hiện cải cách và phát triển kinh tế phải giải quyết được những vấn đề trên trong thời gian ngắn nhất, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Myanmar.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Các Mặt Hàng Nhập Khẩu Chính Của Việt Nam Từ Myanmar Năm 2017
- Thực Trạng Quan Hệ Đầu Tư Giữa Việt Nam Và Myanmar
- Vốn Fdi Của Việt Nam Được Myanmar Cấ Hé Giai Đoạn 2012- 2017 (Đvt: Triệu Usd)
- Nhóm Giải Pháp Từ Phía Các Doanh Nghiệp Hai Nước Việt Nam Và Myanmar
- Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 12
- Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ MYANMAR
3.1. Dự báo về xu hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới
3.1.1. Những cơ hội trong việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar
Qua những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar đang ở mức thấp trong tổng trị giá thương mại, đầu tư của hai nước. Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ là những bước đầu tiên trong việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước trong giai đoạn mới. Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, trao đổi về tất cả các lĩnh vực, nhưng chú trọng nhất vẫn là lĩnh vực kinh tế. Nổi bật là hai cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Myanmar trong hai năm 2016 và 2017. Năm 2016, nhận lời mới của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Htin Kyaw và phu nhân đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 3 ngày từ ngày 26- 28/10/2016. Tiếp đó đến tháng 8/2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam đã có chuyến thăm cấp nhà nước chính thức lần đầu tiên đến Myanmar. Trong chuyến thăm này hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc phát triển, hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, giáo dục, và khẳng định quan hệ Việt Nam-Myanmar đã lên một tầm cao mới.
Xu hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Myanmar thể hiện rõ trong nội dung của các chuyến viếng thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước, cụ thể như sau:
Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Myanmar năm 2016, hai bên cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại-đầu tư trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Tổng thống Htin Kyaw ghi nhận hoạt động hiệu quả của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam và Myamar; đồng thời khẳng định Chính phủ Myanmar quan tâm và tạo điều kiện, nhất là đối với các lĩnh vực mang tính cầu nối, mở đường và tạo điều kiện cho các lĩnh vực hợp tác khác như ngân hàng, hàng không, viễn
thông, khoáng sản và du lịch. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Htin Kyaw hoan nghênh sự kết nối ngày càng mạnh mẽ giữa hai nước trên các lĩnh vực như nông nghiệp, viễn thông, giao thông vận tải, tư pháp, văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và nhất trí sớm ký các thỏa thuận nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam và Myanmar vẫn tiếp tục duy trì 12 lĩnh vực hợp tác ưu tiên mà hai bên đã nêu trong Tuyên bố chung vào tháng 4/2010 trong chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó.
Tiếp đến, trong chuyến thăm cấp nhà nước Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, để tăng cường kết nối hai nền kinh tế, hai bên cam kết dành ưu tiên cho các lĩnh vực hợp tác về hạ tầng giao thông, du lịch, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực: nông-lâm nghiệp, viễn thông và ngân hàng. Hai bên nhất trí sẽ tiến hành các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp của hai nước đầu tư vào thị trường của nhau. Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và thuận lợi hóa thương mại, đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1 tỷ USD vào thời gian sớm nhất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng tại Myanmar như năng lượng, viễn thông, hạ tầng cơ sở. Tổng thống Htin Kyaw ghi nhận các dự án đầu tư của Việt Nam ở Myanmar có đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Myanmar; tái khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo các lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar.
Việc gặp cấp cao của lãnh đạo hai Nhà nước chính là cơ sở đầu tiên về ngoại giao, tạo ra những cơ hội mới để mở rộng và phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới. Do đó, tác giả cho rằng sẽ có nhiều cơ hội mới mở ra nếu doanh nghiệp của hai nước tận đụng được để tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư cho những năm tiếp theo.
3.1.2. Những thách thức trong việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar
Bên cạnh những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp hai nước cũng như đối với Chính phủ hai nước không phải là không có.
Trước hết là những thách thức từ bên ngoài, Việt Nam và Myanmar đều phải đối mặt với thách thức bên ngoài trong quan hệ thương mại, đầu tư, đó là sự phát triển của các nước khác. Các nước trên thế giới đều rất tích cực và năng động trong việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy thương mại. Rất nhiều các hiệp định thương mại song phương, các bản ghi nhớ (MOU) được ký kết nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư của các nước trên thế giới và khu vực. Hiện này, cả Việt Nam và Việt Nam đều nằm trong 4 nước kém phát triển nhất khu vực ASEAN, nền kinh tế của hai nước đều bị cấm vận trong một thời gian dài, tuy Việt Nam đã mở cửa được 30 năm, nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã giảm tương đối trong các năm gần đây. Còn Myanmar, mở cửa trong bối cảnh kinh tế thế giới đã phát triển vượt bậc về mọi mặt, khi mở cửa nền kinh tế Myanmar sẽ phải cạnh tranh với các nền kinh tế mạnh, phát triển hơn nhiều.
Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, sự mạnh lên của nền kinh tế Mỹ và sự phát triển chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc cũng tác động đến quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. Đặc biệt hiện nay, nền kinh tế Myanmar phụ thuộc khá lớn và kinh tế Trung Quốc, cả về thương mại và đầu tư, Trung Quốc đều là đối tác số 1 của Myanmar. Hiện tại Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ đầu tư ra nước ngoài, theo Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc vào các lĩnh vực phi tài chính trong 10 tháng đầu năm 2017 đã giảm tới 40,9% so với cùng kỳ năm 2016. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc bị thắt chặt thì nền kinh tế Myanmar sẽ phát triển chậm hơn, gây khó khăn cho mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Các quá trình cải thiện hạ tầng cơ sở, giao thông, viễn thông cũng sẽ chậm lại, khiến các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy không yên tâm khi đầu tư vào Myanmar (Vietstock, 2017).
Thứ hai là những thách thức từ bên trong, Myanmar đã mở cửa và cải cách nền kinh tế nhưng như thế là chưa đủ, mà mở cửa và cải cách nền kinh tế còn đi kèm với cải cách chính trị và hành chính để làm bệ đỡ cho tăng trưởng kinh tế một cách ổn định lâu dài. Nếu chính trị không ổn định, thủ tục hành chính chưa rõ ràng sẽ khiến các nhà đầu tư Việt Nam không yên tâm khi đầu tư vào Myanmar, và danh tiếng về thu hút thương mại, đầu tư Myanmar sẽ bị ảnh hưởng.
Hơn nữa các lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Việt Nam vào Myanmar vẫn là khai khoáng, bất động sản và viễn thông, tài chính do hệ thống hạ tầng ở Myanmar đang quá tệ hại và gần như đang tạo ra khó khăn lớn cho việc đầu tư ở các khu vực xa thủ đô Naypyidaw hay thành phố Yangoon. Dù được đánh giá là có mức giá nhân công rẻ, nhưng các nhà đầu tư Việt Nam vẫn ít lập các dự án sản xuất lớn.
Hai nước cũng nhận thấy những khó khăn gặp phải trong quan hệ thương mại, đầu tư của mình, chính vì vậy, Chính phủ và doanh nghiệp hai nước vẫn đang cố gắng từng ngày để thay đổi các chính sách và kế hoạch đầu tư của mình cho phù hợp với môi trường kinh doanh nước bạn. Các doanh nghiệp hai nước đều cố gắng tận dụng những lợi thế từ chính sách của Chính phủ và khắc phục tối đa những khó khăn trong môi trường kinh doanh, đầu tư ở hai nước.
3.2. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới
3.2.1. Việt Nam và Myanmar cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại- đầu tư song phương trên cơ sở cùng có lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho quan hệ thương mại, đầu tư phát triển mạnh mẽ.
Với việc mối quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam – Myanmar đã có từ lâu đời, hai nước lại luôn duy trì quan hệ tốt đẹp trong những năm qua, ngoài ra hai nước đều có nhiều điểm tương đồng về kinh tế đó là bị cấm vận trong một thời gian dài nên có sự đồng cảm với nhau. Kể từ sau chuyến thăm Myanmar của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2010, quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar đã có những bước phát triển vượt bậc. Kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục gia tăng với tốc độ cao, số vốn FDI của Việt Nam vào Myanmar cũng tăng lên đáng kể, Việt Nam là đối tác thương mại thứ 9 của Myanmar và là nhà đầu tư thứ 7 vào Myanmar. Trên cơ sở đó, Việt Nam và Myanmar đã tiến hành ký kết các văn bản hợp tác toàn diện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, du lịch, trong đó nhấn mạnh vào sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước. Gần đây nhất trong chuyến thăm Myanmar của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất sẽ tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước lên 1 tỷ USD
trong thời gian sớm nhất. Về đầu tư, Myanmar chưa có hoạt động đầu tư nào tại Việt Nam, một phần do đất nước Myanmar mới mở cửa, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước trên tất cả mọi lĩnh vực và chưa ưu tiên đầu tư ra nước ngoài. Không chỉ tại Việt Nam mà tại các nước khác, cũng có rất ít sự hiện diện của các nhà đầu tư Myanmar.
Trong thời gian sắp tới, hy vọng sẽ có thêm các hiệp định song phương về thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam-Myanmar để các hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước diễn ra thuận lợi, mang lại lợi ích quốc gia cho cả hai đất nước.
3.2.2. Phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar không chỉ là chiến lược phát triển kinh tế của hai nước mà còn để tăng cường sự đoàn kết và ổn định kinh tế khu vực
Việt Nam và Myanmar nằm trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), khu vực được đánh giá là năng động nhất Châu Á và là trung tâm của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng tổng GDP của Việt Nam và Myanmar trong năm 2016 chỉ chiếm 10,5% tổng GDP của toàn khu vực Đông Nam Á (Số liệu kinh tế, 2017), cả hai nước đều mới chỉ góp rất khiêm tốn vào tổng GDP toàn khu vực. Vì vậy, phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar, không chỉ là chiến lược kinh tế hai nước mà còn góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Thời gian qua, Việt Nam và Myanmar đã thường xuyên trao đổi thông tin, tham khảo lẫn nhau về các vấn đề về kinh tế của hai nước và trong khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên đã nỗ lực rất nhiều vì sự phát triển kinh tế trong khối ASEAN, và sẽ tiếp tục nỗ lực đó trong bối cảnh phát triển mới của khu vực. Hiện tại, ASEAN cũng phải đối mặt với rất nhiều cạnh tranh kinh tế với các khu vực khác vì vậy sự đoàn kết của các nền kinh tế trong khu vực là rất cần thiết. Trước hết là sự đoàn kết từ các nhà lãnh đạo các nền kinh tế ASEAN, tiếp đó là các chính sách ưu tiên phát triển thương mại, đầu tư mà các nước ASEAN dành cho nhau. Việt Nam và Myanmar đều nằm trong khu vực, vì vậy hai nước cần tích cực tham gia vào các diễn đàn kinh tế trong khu vực hơn nữa, tham mưu và đưa ra những chính sách hiệu quả nhằm giúp kinh tế ASEAN tăng trưởng hơn và có sức cạnh tranh hơn.
3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar
3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ hai nước Việt Nam và Myanmar
a) Gi i pháp từ Chính phủ Việt Nam
Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tuy nhiên hiện nay, chính phủ Việt Nam chưa có những ưu đãi nổi bật nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhất là đầu tư vào Myanmar. Dưới đây tác giả xin đề xuất một số giải pháp từ phía Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ và khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang Myanmar:
Thứ nhất đó là Chính phủ Việt Nam cần xác định Myanmar là đối tác quan trọng, tiềm năng trong thương mại, đầu tư cho 10 năm tới
Sẽ không thể thúc đẩy đầu tư FDI của Việt Nam sang Myanmar nếu chính phủ Việt Nam không coi Myanmar là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng. Để coi Myanmar là đối tác thương mai, đầu tư quan trọng thì trước hết, Chính phủ Việt Nam cần tiến hành các cuộc điều tra nghiêm túc, nghiên cứu về tiềm năng đầu tư tại thị trường Myanmar. Nghiên cứu tổng thể về đất nước Myanmar từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và quan trọng nhất là mục tiêu phát triển kinh tế của Myanmar trong thời gian tới. Tiếp đó, th o dõi quá trình cũng như tiến độ phát triển của Myanmar so với kế hoạch đề ra của Chính phủ Myanmar, nhận định đánh giá về nỗ lực phát triển kinh tế của Chính phủ Myanmar, quan sát những thay đổi trong tư tưởng và hành động của người dân Myanmar về việc phát triển kinh tế để cuối cùng có những đánh giá tin cậy về tiềm năng phát triển kinh tế của Myanmar để từ đó xây dựng chiến lược phát triển quan hệ thương mại, đầu tư với Myanmar.
Thứ hai, Chính phủ cần xây dựng chiến lược phát triển quan hệ thương mại, đầu tư cụ thể với Myanmar. Chiến lược dài hạn của Chính phủ cho việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar cần đảm bảo được những vấn đề cơ bản đó là: