Các Giai Đoạn Phát Triển Kinh Tế Giữa Việt Nam Và Myanmar


nhiều biện pháp thắt chặt quan hệ và đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực là tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên. Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Myanmar Th in S in đã chứng kiến lễ ký kết nhiều văn kiện hợp tác giữa Chính phủ hai nước trên các lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, thủy sản, ngân hàng và các văn bản hợp tác cụ thể giữa doanh nghiệp hai nước về phát triển bưu chính, viễn thông, hàng không và ngân hàng (Nhàn Đàm, Báo mới, 2009) là nền tảng để hai nước tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế trong tương lai.

Đến tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Myanmar lần thứ hai, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra trong bối cảnh quan hệ truyền thống giữa hai nước đang phát triển tích cực. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên gồm: Nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng-tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ôtô, xây dựng, hợp tác thương mại và đầu tư. Các mong muốn của hai nước đã được cụ thể hóa trong Tuyên bố chung lần này và góp phần định hướng thương mại, đầu tư lâu dài cho các doanh nghiệp hai nước (ITPC, 2016).

Gần đây nhất, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 24-26/8 năm 2017, hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện giữa Việt Nam và Myanmar. Từ việc hợp tác trên 12 lĩnh vực kinh tế, đến nay hai bên đã nâng quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới là hợp tác toàn diện tất cả các lĩnh vực, từ văn hóa, kinh tế, chính trị đến an ninh, quốc phòng, giáo dục. Đặc biệt để tăng cường kết nối hai nền kinh tế, hai bên cam kết dành ưu tiên cho các lĩnh vực hợp tác về hạ tầng giao thông, du lịch, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực: nông-lâm nghiệp, viễn thông và ngân hàng. Hai nước Việt Nam-Myanmar nhất trí sẽ tiến hành các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp của hai nước đầu tư vào thị trường của nhau. Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và thuận lợi hóa thương mại, đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1 tỷ USD vào thời gian sớm nhất (Ái Vân, Vietnamnet, 2017)


Hai nước Việt Nam và Myanmar đã có quan hệ kinh tế lâu dài, hợp tác và đang ngày càng được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực. Các nhà lãnh đạo hai nước cũng đang rất tích cực hợp tác và cụ thể hóa bằng những Biên bản ghi nhớ, những Hiệp định, các Tuyên bố chung về kinh tế. Việt Nam và Myanmar đều hy vọng sẽ trở thành đối tác kinh tế lớn của nhau trong tương lai.

1.3.2. Các giai đoạn phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar

a) Giai đoạn trước 1990

Do những nguyên nhân lịch sử và chính trị của cả hai nước, việc buôn bán giữa Việt Nam và Myanmar giai đoạn trước năm 1990 phát triển chậm chạp và chủ yếu là quan hệ buôn bán một chiều: Myanmar xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam (chủ yếu là mặt hàng gạo). Tuy nhiên lượng hàng hóa cũng không đáng kể (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2013). Về đầu tư thì cả Việt Nam và Myanmar đều chưa có bất kỳ dự án đầu tư nước ngoài nào tại hai quốc gia trong giai đoạn này.

b) Giai đoạn 1990 – 2000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Myanmar được ký kết tháng 5– 1994, tuy nhiên tốc độ triển khai Hiệp định còn rất chậm chạp. Tháng 3 năm 1995 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Myanmar đã họp lần thứ nhất để xúc tiến việc thực hiện các hiệp định đã ký kết giữa hai nước. Năm 1997 Myanmar gia nhập ASEAN, mở ra những cơ hội gắn bó gần gũi và hợp tác mạnh mẽ hơn giữa Myanmar với các thành viên của ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng, thông qua những cam kết chung của Hiệp hội. Myanmar cùng với Việt Nam, Lào và Campuchia là thành viên của ASEAN 4 với những nét tương đồng cùng hỗ trợ lẫn nhau trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và tạo điều kiện cùng nhau phát triển. Như vậy, tính đến năm 1997 Việt Nam và Myanmar đã ký 8 hiệp định hợp tác kinh tế về thương mại, du lịch, hàng không, nông nghiệp,... và thành lập ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật. Cho đến năm 1999 tuy đã có nhiều hiệp định được ký kết, nhiều cuộc tiếp xúc của lãnh đạo hai nước được tổ chức để bàn về quan hệ thương mại song phương giữa hai nước, song kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Mặc dù còn nhiều hạn chế, Việt Nam và Myanmar cùng chủ trương khuyến khích hơn nữa


Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 5

quan hệ thương mại giữa hai nước. Th o đó, cuối năm 2000, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên đã sang thăm chính thức Myanmar và nhất trí triển khai một số biện pháp để tăng cường thương mại như: lập Tiểu ban Thương mại hai nước, xúc tiến khả năng buôn bán hàng đổi hàng, trao đổi do các phòng Thương Mại Công Nghiệp của hai nước để tìm hiểu (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2013).

Về đầu tư, giai đoạn này đặc điểm của đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là nhỏ lẻ và manh mún. Việc đầu tư vốn ra nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội tại của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do đầu những năm 1990, lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục gia tăng, nhất là trong lĩnh vực dệt – may, nên lượng quota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách “đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt” trên nên một số doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển địa bàn hoạt động và cơ hội kiếm tìm lợi nhuận sang một số nước láng giềng như Lào và Campuchia. Vào khoảng thời gian này, nền kinh tế của Myanmar vẫn thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế và thêm lệnh cấm vận của Mỹ nên hầu như giữa Việt Nam và Myanmar không có bất kỳ hoạt động đầu tư nước ngoài nào.

c) Giai đoạn 2001 đến 2011

Trong giai đoạn này trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Myanmar vẫn ở mức rất thấp. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong năm 2001 chỉ dừng lại ở con số 9,5 triệu USD; trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Myanmar đạt 5,4 triệu USD, Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar trị giá 4 triệu USD.. Có thể thấy rằng trong những năm đầu của thế kỉ 21, quan hệ thương mại giữa hai nước chưa được chú trọng và chưa đạt hiệu quả cao. Tiếp sau đó, vào tháng 5/2002 Chủ Tịch Trần Đức Lương sang thăm chính thức Myanmar và tới tháng 3/2003 Chủ Tịch Than Swe của Myanamr sang thăm chính thức Việt Nam và cũng trong năm 2003 Việt Nam - Myanmar ký kết hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tạo


khung pháp lý hoàn chỉnh, thì quan hệ thương mại hai nước bắt đầu phát triển. Năm 2003, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đã tăng lên 30.8 triệu USD, các năm sau đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng vẫn gia tăng nhưng ở chỉ ở mức tăng trưởng nhỏ. Đến năm 2011, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa hai nước mới chỉ đạt mức 167 triệu USD (xem Phụ lục 7) và Việt Nam chưa trở thành đối tác thương mại lớn của Myanmar. (Tổng cục Hải quan, 2018)

Về đầu tư, nếu như trước chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Myanmar hồi tháng 4/2010, tổng giá trị đầu tư của Việt Nam vào Myanmar chưa đạt tới 30 triệu USD thì đến thời điểm cuối năm 2010, tổng vốn đăng kí đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này đã đạt 173 triệu USD với 20 dự án đầu tư (Thúy Nhung, Vneconomy, 2010). Các loại hình hợp tác đầu tư giữa hai nước cũng có sự mở rộng sang nhiều lĩnh vực như kỹ thuật nông nghiệp, phát triển trồng trọt đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất thức ăn gia súc gia cầm; sản xuất thuốc thú y, công nghiệp sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản, sản phẩm gỗ và lâm sản, nhà máy sản xuất nước đá, công nghiệp dệt may, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp cơ khí, xuất khẩu chuyên gia về nông nghiệp, y tế, giáo dục.

Có thể nói rằng giai đoạn 2001-2011 là giai đoạn có sự thay đổi về quan hệ thương mại, đầu tư cả về chất lượng và số lượng giữa hai nước Việt Nam và Myanmar. Cả thương mại và đầu tư đều bắt đầu tăng trưởng, tuy nhiên , là tiền đề để có những bước nhảy vọt trong giai đoạn tiếp theo.

d) Giai đoạn 2012 đến nay

Đây là giai đoạn mà quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar đạt đến một tầm cao mới, hai bên đã ký tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị,văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng. Trong chuyến thăm chính thức Myanmar năm 2017, tại Phủ Tổng thống Myanmar, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam và Tổng thống Htin Kyaw của Myanmar đã chứng kiến lễ ký kết 4 văn bản hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar và nhấn mạnh mặc dù cả hai bên hài lòng về sự phát triển nhanh chóng, tích cực của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua; nhưng đều


nhận thấy tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, cần được phát huy mạnh mẽ hơn. Và kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 548 triệu USD trong năm 2016 và đạt hơn 800 triệu USD năm 2017, vượt xa mục tiêu 500 triệu USD mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra. Việt Nam vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Myanmar, và trở thành một trong các đối tác thương mại quan trọng của Myanmar (Tổng cục Hải quan, 2018).

1.3.3. Các chính sách thương mại của Myanmar hiện nay

a) Các chính sách thương mại của Myanmar.

Theo số liệu của WB, kinh tế Myanmar đã liên tiếp đạt mức tăng trưởng cao kể từ khi tiến hành cải cách kinh tế đến nay. Cụ thể, mức tăng trưởng kinh tế năm 2011, năm mới bắt đầu cải cách là 5,9%, nhưng các năm sau đó 2012, 2013, 2014 mức tăng trưởng đã tăng lần lượt là 7,3%; 8,5%; 8%. Năm 2017 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Myanmar cũng đạt mức 6,9% một mức khá cao trong khu vực Đông Nam Á. Cũng th o dự báo của WB, kinh tế Myanmar cũng có thể đạt mức tăng trưởng 7,2% năm 2018 và 7,3% năm 2019 (WB, 2018). Để liên tục đạt được mức tăng trưởng cao như vậy, chính phủ Myanmar cũng tích cực thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế, trong đó các chính sách về thương mại đặc biệt là chính sách xuất nhập khẩu cũng được đẩy mạnh hơn, đó là:

1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu: Myanmar là thành viên chính thức của WTO. Tuy nhiên, tiêu chuẩn thuế quan quốc tế chỉ bao gồm 18% hàng hoá và dịch vụ. Mặc dù có cam kết ràng buộc các hiệp định về thuế quan quốc tế còn hạn chế, Myanmar thường áp dụng mức thuế tương đương hoặc thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Hàng nông sản có mức thuế bình quân là 8,7% trong khi hàng hoá phi nông nghiệp có mức thuế trung bình là 5,1%. Thuế quan thường dao động từ 0 đến 40 %. Các mặt hàng cao cấp có mức thuế cao nhất. Là thành viên của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Myanmar đã cam kết Chương trình Ưu đãi Thuế quan Ưu đãi Hiệu quả Chung (CEPT) nhằm giảm thuế nhập khẩu trong nội bộ ASEAN đến 93% tổng số dòng thuế vào năm 2015 và 100% đường vào năm 2018 (ITPC, 2016).


Ngày 2/4/2015, Myanmar đã ban hành Luật thuế Liên bang 2015 (UTL 2015), với hiệu lực hồi tố từ ngày 1/4/2015. Những thay đổi đáng chú ý về thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế trên thặng dư vốn, thuế thương mại và thuế thu nhập từ bất động sản. Myanmar chưa có hệ thống thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, hàng hóa và dịch vụ tại Myanmar thông thường sẽ chịu mức thuế thương mại 5%, nhưng thuế suất thuế thương mại có thể từ 0% đến 200%. Theo Luật thuế Liên bang 2014, có 26 loại dịch vụ được miễn trừ thuế thương mại, nhưng bắt đầu từ 1/4/2015, 4 ngành dịch vụ bị loại khỏi danh sách miễn thuế này, bao gồm: - Dịch vụ giết mổ động vật - Dịch vụ vận tải xếp dỡ - Dịch vụ công nghệ thông tin - Dịch vụ tư vấn và quản lý kỹ thuật, tức là 4 dịch sụ này sẽ phải bắt đầu nộp thuế thương mại. Bên cạnh đó, lệ phí cấp giấy phép trả cho tổ chức chính phủ được thêm vào trong danh sách miễn thuế thương mại của Luật thuế Liên bang 2015, nâng tổng số ngành nghề được miễn thuế lên 23. Luật thuế Liên bang 2015 có một số điều chỉnh về thuế suất thuế thương mại đối với một số sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước. Thuế suất thuế thương mại đối với thuốc lá điếu và các loại thuốc lá khác, bia và đồ uống có cồn (không bao gồm rượu vang) được điều chỉnh tăng, trong khi thuế suất đối với ngọc bích, đá quý và đồ trang sức làm bằng ngọc bích và đá quý được điều chỉnh giảm (ITPC, 2016).

2. Giấy phép hàng nhập khẩu: Từ tháng 5/2013, Chính phủ Myanmar đã xóa giấy phép cho 593 hàng nhập khẩu bao gồm: thực phẩm chế biến, hàng may mặc, sản phẩm giấy, sơn, mỹ phẩm, phụ tùng ô tô, lốp xe, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, phụ kiện máy tính và các sản phẩm y tế… Chính phủ cũng xóa bỏ các yêu cầu về giấy phép xuất khẩu đối với 166 mặt hàng khác bao gồm các sản phẩm nông sản, lâm nghiệp và các sản phẩm từ động vật. Danh sách các mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu đang giảm đi một số lượng lớn, chứng tở sự mở cửa tích cực của Chính phủ Myanmar trong vấn đề thương mại. Bộ Thương mại Myanmar là nơi cấp giấy phép nhập khẩu cho các mặt hàng nhập khẩu trong cả nước. Tuy nhiên, Chính phủ Myanma vẫn còn duy trì một danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, nhưng tùy từng thời điểm, đối tác mà các sản phẩm này vẫn có thể được thông quan (ITPC, 2016)


Về yêu cầu đối với bộ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, Cục Hải quan Myanmar yêu cầu nhà nhập khẩu cần cung cấp các loại giấy tờ sau: Giấy phép nhập khẩu, hoá đơn hàng hóa, vận đơn hàng hóa (đường biển hoặc đường không), danh sách đóng gói hàng hóa, giấy chứng nhận và giấy phép khác của các cơ quan chính phủ có liên quan (đối với các sản phẩm hàng hóa có yêu cầu) (ITPC, 2016). Các loại giấy tờ này cũng tương đối giống các giấy tờ cần xuất trình hải quan ở Việt Nam, tuy nhiên các mặt hàng ở Myanmar hầu hết phải xin giấy phép nhập khẩu nên sẽ khiến quy trình hải quan gia tăng thời gian và chi phí, không có lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sang Myanmar.

3. Myanmar có những yêu cầu về nhãn, mác sản phẩm hàng hóa khi nhập khẩu vào Myanmar. Là một quốc gia Phật giáo, trên nhãn mác sản phẩm, nhãn hiệu… không được có hình ảnh, biểu tượng có hình Phật hay cờ quốc gia do đa phần người dân Myanmar theo Phật giáo vì vậy các nhà sản xuất cũng phải rất chú ý đến quy định này. Tất cả các sản phẩm có dấu hiệu tôn giáo (ở đây là Phật giáo) sẽ bị lên án mạnh mẽ và bị tẩy chay, khởi kiện với chính quyền và có thể bị phạt rất nặng. Ngoài ra, Myanmar áp dụng các nguyên tắc Codex và các nguyên tắc chung của ASEAN và các yêu cầu đối với việc dán nhãn thực phẩm đóng gói sẵn. Tất cả các loại thực phẩm phải được dán nhãn và sản phẩm nhập khẩu phải có nhãn phải được gắn tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu và/hoặc nhà phân phối địa phương và nước xuất xứ. Đối với các sản phẩm dễ hư hỏng phải ghi rõ ngày hết hạn, hướng dẫn và cảnh báo bảo quản, thành phần và tinh chất chính của sản phẩm (theo trọng lượng hoặc thể tích). Các nhãn cũng phải bao gồm thông tin về các thành phần nguy hiểm. Ngoài ra phải có thông tin bắt buộc về tên, địa chỉ ở Myanmar của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối, số đăng ký vệ sinh, cảnh báo rủi ro và điều trị cấp cứu khi sử dụng. Sản phẩm dễ hư hỏng phải có thông tin rõ ràng và đầy đủ bằng tiếng Myanmar. Theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chính phủ Myanmar khuyến cáo các công ty phải sử dụng vật liệu vô hại để làm bao bì, không được chứa của các chất có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Tương tự như vậy, các bao bì phải được sản xuất để đảm bảo chất lượng và thành phần vệ sinh của sản phẩm trong suốt vòng đời của sản phẩm. Vật liệu và phụ gia thực phẩm dùng


trong sản xuất thực phẩm và đồ uống phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng y tế được quy định trong các tiêu chuẩn vệ. Việc sử dụng các chất phụ gia thực phẩm không có trong danh mục phụ gia được phép bị cấm tuyệt đối. Tuy nhiên trên thực tế, các yêu cầu này thường bị bỏ qua một cách vô tình hoặc hữu ý do chi phí trong sản xuất. (ITPC, 2016)

4. Quy định về tiêu chuẩn thương mại. Theo luật có nhiều quy định kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực. Myanmar trở thành thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) vào năm 1957, rút lui năm 1965, và gia nhập lại vào ngày 1/7/2005. Myanmar cũng tham gia vào Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN và là tham gia ký kết các Hiệp định khác nhau của ASEAN về các tiêu chuẩn và sự hài hòa hóa quy định. Trách nhiệm soạn thảo và thực thi các quy định kỹ thuật khác nhau do nhiều cơ quan nhà nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau đảm trách, tuy nhiên việc triển khai rất chẩm trễ và bất cập do không đủ kinh phí lẫn chuyên môn. Myanmar, cũng như các nước thành viên của WTO được yêu cầu phải thông báo cho WTO tất cả các quy định kỹ thuật đề xuất có thể ảnh hưởng đến thương mại với các nước thành viên khác (ITPC, 2016).

Đối với hàng nhập khẩu (và một ít sản phẩm sản xuất trong nước có chất lượng quốc tế), Chính phủ Myanmar thường công nhận các tiêu chuẩn xét nghiệm và chứng nhận từ các tổ chức ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Do tình trạng hàng giả hoặc kém chất lượng, chính phủ không công nhận giấy chứng nhận sản phẩm từ các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Theo Luật Tiêu chuẩn Myanmar, Phòng Công nhận đang soạn thảo các quy định liên quan đến quá trình công nhận với sự trợ giúp của các nhà tư vấn quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu thêm chi tiết về chức năng và nhiểm vụ của Cơ quan Công nhận Quốc gia Myanmar thông qua trang web Tiêu chuẩn của Myanmar. Các luật và quy định liên quan đến các tiêu chuẩn thương mại được công bố với tần suất cáo trên tờ báo của Chính phủ - Tờ New Light, trên Công báo Myanmar cũng như trong tờ Tin tức thương mại của Bộ Thương mại. Tuy nhiên, Chính phủ ban hành hầu hết các tiêu chuẩn mới trong nội bộ và không xuất bản chúng thường xuyên thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông đại chúng nào. Để tìm hiểu cặn kẽ, các nhà sản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/09/2023