Khu Vực Cáp Treo: Công Ty Cổ Phần Phát Triển Tùng Lâm Quản Lý (Thuộc Sở Thương Mại Quảng Ninh, 51% Ngân Sách Nn), Cổ Phần Hoá Từ 2000, Bắt Đầu Hoạt


Các quá trình sản xuất

Các hoạt động khác

Chất thải rắn



Hoạt động kinh tế - xã hội của con người

Hoạt động sống của con người

Chất thải công nghiệp

Chất thải sinh hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chất thải nông nghiệp

Nguồn khác

Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý - 9

Hình 3.12. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở Uông Bí

a) Rác thải từ các hộ gia đình

Rác thải từ các hộ gia đình đóng góp phần lớn vào tổng lượng rác thải Uông Bí. Trung bình một ngày mỗi người dân thành phố thải ra khoảng 0,73 kg rác thải. Với số dân trên 111.170 người (năm 2012) thì lượng RTSH năm 2012 là khoảng 80 tấn/ngày đây là lượng rác khá lớn, đòi hỏi công ty Môi trường Đô thị phải nỗ lực và mở rộng thêm thì mới đảm bảo thu gom hết. Thành phần rác thải từ các hộ gia đình cũng rất đa dạng, trong đó chủ yếu là chất hữu cơ (chiếm trên 60%), còn lại là nhựa, ni lông, xỉ than và những thứ khác.

b) Rác thải phát sinh từ chợ

Hiện trên địa bàn Uông Bí có 10 chợ (trong đó có 2 chợ loại I, 2 chợ loại II và 6 chợ loại III); 102 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ; 3.572 cơ sở, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ. Lượng RTSH phát sinh từ chợ khoảng 15 tấn/ngày.

Rác thải từ chợ có thành phần rất đa dạng, trong đó chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất (60% tổng lượng rác thải từ chợ). Rác thải từ chợ trung tâm được thu gom tập trung ở các bãi trung chuyển ở cầu Nhà hát, gần sân bóng, xa khu dân cư là khá hợp lý. Tuy nhiên, bãi trung chuyển nằm ngay bên bờ sông Uông nên một lượng rác thải được đưa xuống sông, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước.

c) Rác thải phát sinh từ các khu quanh trường học

Khu vực phường Nam Khê, dọc tuyến đường 18A có 3 trường học liên tiếp gần nhau. Rác phát sinh từ khu vực này có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 60%), ngoài ra còn có xỉ than, giấy và các loại khác (nhựa, nilông, bã mía...). Nguồn thải ở đây chủ yếu từ các hàng quán phục vụ sinh viên (với thành phần chất hữu cơ dư thừa, giấy ăn, túi ni lông) và phần còn lại là của các hộ dân cư quanh khu vực.

e) Chất thải từ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Rác thải phát sinh từ các hoạt động này chủ yếu là vỏ thuốc bảo vệ thực vật ở dạng nilon hoặc lọ thủy tinh. Các loại chất thải này khó phân hủy và độc hại do vẫn còn sự tồn dư của thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nên rất độc hại với môi trường, nhất là môi trường đất.

Một số tại một số cơ sở chăn nuôi tập trung cũng gây ô nhiễm môi trường do phần lớn chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để và hiệu quả.

d) Chất thải rắn bệnh viện

Thành phố Uông Bí có 29 cơ sở y tế, trong đó có 2 bệnh viện, 1 trung tâm y tế Thành phố, 11 trạm y tế xã phường, 3 trạm y tế của các trường, 12 trạm y tế cơ quan, ngoài ra còn có rất nhiều phòng khám chữa bệnh tư nhân.

Tổng số giường bệnh hiện nay của Thành phố Uông Bí là 1000 giường, đạt tỷ lệ 93 giường bệnh/10 vạn dân. Trong đó: Trung tâm y tế Vàng Danh với quy mô trên 200 giường bệnh, được xây dựng kiên cố và có đầy đủ các trang thiết bị. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, với quy mô 500 giường, chuyên khám chữa bệnh đa khoa. Mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn thành phố Uông Bí thải ra khoảng 2 tấn RTSH và 0,46 tấn rác thải y tế nguy hại.

Như vậy, vẫn cần có công tác đánh giá tình hình quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải y tế để đảm bảo chất thải rắn, nước thải y tế được xử lý tốt, không gây ô nhiễm môi trường.

f) Chất thải rắn phát sinh ở các khu công nghiệp

Thành phần chất thải rắn phát sinh ở các khu công nghiệp phụ thuộc vào hoạt động của khu công nghiệp. Chất thải rắn từ khu vực này do Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã giám sát và chủ yếu từ các cơ sở công nghiệp lớn, bao gồm:

- Nhiệt điện Uông Bí: lượng rác thải trung bình 8 tấn/tháng, với thành phần chủ yếu là sắt, kính, bê tông (90%), vải vụn lau dầu mỡ (5 - 7 kg/tuần, chiếm 10%). Lượng rác thải này được thu gom vào 2 ngày thứ 3 và thứ 6.

- Mỏ than Vàng Danh: lượng rác trung bình 3 tấn/tháng với thành phần chủ yếu là oxit chì, thu gom 1 lần/ngày. Ngoài ra còn có rác thải sinh hoạt ở khu tập thể 314.

- Theo báo cáo định kỳ của Công ty TNHH MTV than Đồng Vông thuộc Công ty TNHH MTV than Uông Bí - Vinacomin năm 2011. Chất thải rắn thông thường (đất, đá thải) là 57.720 tấn/năm, được xử lý theo kiểu lưu giữ ngoài bãi thải. Chất thải rắn nguy hại (bộ lọc dầu đã qua sử dụng; chất hấp phụ, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại; má phanh hỏng có nhiễm amiang; pin, acquy chì thải; dầu thải) là 18.263,7kg/năm. Chất thải nguy hại đã được công ty đăng ký với Công ty Thuận Phong để vận chuyển và xử lý.

Xí nghiệp Cơ điện Uông Bí (thuộc công ty than Vàng Danh): có lượng rác thải 8 tạ/tháng với thành phần chủ yếu là sắt, bê tông, vải vụn.

Tuy nhiên, trong sản xuất than và điện, rác thải vẫn chưa được quản lý tốt và chưa có các biện pháp xử lý thích hợp như các bãi thải khai thác than của công ty than Vàng Danh, Uông Bí, VIETMINDO, xỉ thải của nhà máy điện...

g) Rác phát sinh ở khu vực Yên Tử

Yên Tử là khu du lịch sinh thái, văn hoá - lịch sử nổi tiếng. Lượng rác ở đây biến động theo mùa. Vào mùa lễ hội, số lượng du khách tăng lên đột biến làm khối lượng rác phát sinh cũng tăng theo. Ước tính trong 4 tháng lễ hội lượng rác trung bình mỗi tháng là 8 tấn. Qua mùa lễ hội (8 tháng còn lại) lượng rác giảm xuống 2 tấn/tháng.

2. Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn

a) Hiện trạng thu gom chất thải rắn

Chất thải rắn tại thành phố Uông Bí hiện vẫn chưa được phân loại tại nguồn.

Hiện nay tại thành phố Uông Bí có 3 đơn vị làm vệ sinh môi trường:

- Khu vực nội thị và phường Vàng Danh do công ty Môi trường đô thị quản

lý.

- Một số điểm là các khu vực nằm trong các ngò, khu dân cư của các thôn,

khu của xã Thượng Yên Công, Điền Công: nhân dân tự thu gom, vận chuyển.

- Khu vực Yên Tử, giới hạn đến quốc lộ 18: Ban quản lý khu Di tích Yên Tử quản lý.

Khu vực do Công ty môi trường đô thị Uông Bí quản lý

Công ty Môi trường Đô thị thành phố Uông Bí đã bố trí, quản lý, thu gom rác tại các điểm theo 1 tuyến chính và 2 tuyến phụ. Các tuyến này là điểm trung chuyển rác thải, hàng ngày có 2 lượt xe ô tô đi thu.

Tuyến thu gom chính: Tuyến này nằm dọc quốc lộ 18A, dài 9 km, qua 16 điểm, trong đó có 3 điểm thuộc phường Phương Đông: (1) Cầu Cảnh Nghi, (2) Đường vào hồ Yên Trung (xã Phương Đông), (4) Cầu Sến (Bưu điện P.Phương Đông), (4) Đường rẽ vào trường Việt Xô, (5) Đường rẽ vào đường Việt Nam-Thuỵ Điển, (6) Cổng công ty MTĐT, (7) Cổng chợ trung tâm, (8) Trung tâm y tế của thành phố (đài tưởng niệm), (9) Khách sạn Sentosa, (10) Ngã năm cột đồng hồ, (11) Xí nghiệp may và công an thành phố, (12) Ngã ba đường Đồng Mương, (13) Tiểu đoàn 18, (14) Trường trung học nông nghiệp, (15) Trường Cao đẳng sư phạm: rác thải do dân từ Đông Thành đổ, chủ yếu vào khoảng thời gian từ 8h30-9h, (16) UBND phường Nam Khê.

Tuyến thu gom phụ: Công ty chỉ thu gom, không có công nhân quét, người dân tự tổ chức thuê người quét dọn, công ty tiến hành rửa đường thường kỳ để giảm bụi, đặc biệt là tuyến Vàng Danh.

- Tuyến phụ 1: (1) Đường Lý Thường Kiệt, (2) Trường cấp ba thành phố Uông Bí, (3) Cầu Nhà hát, (4) Ngã ba đường Thanh Sơn (phường Thanh Sơn), (5) Cầu Chéo.

- Tuyến phụ Vàng Danh: (1) Chợ Vàng Danh, (2) Trường THCS Vàng Danh,

(3) Cầu Treo-Lán Tháp, (4) Khu tập thể 314.

Tuyến thu gom chính kéo dài 9km được chia làm 16 điểm thu gom, khoảng cách gần nhất giữa hai điểm thu gom là 300m, xa nhất là 1.300m, tuỳ theo mật độ dân cư (tỉ lệ thuận với lượng rác thải phát sinh). Tuyến phụ do cụm dân cư tập trung đông nên khoảng cách giữa các điểm khá gần nhau như điểm khu tập thể 314 phường Vàng Danh và điểm chợ Vàng Danh chỉ cách nhau 200m.

Riêng Rác trên sông (sông Sinh và sông Uông): chủ yếu là rác thải sinh hoạt của các hộ ven sông. Hiện tại chưa có biện pháp xử lý triệt để. Các giải pháp tạm thời là cấm đổ rác và xử lý vi phạm, vớt rác thải để xử lý (không thường xuyên, chỉ vào những ngày đặc biệt, lễ tết).

Nhìn chung, việc bố trí tuyến thu gom rác thải chính là rất phù hợp bởi nó cắt qua địa phận toàn thành phố và đi qua tất cả các trung tâm phát sinh chất thải lớn. Việc bố trí tuyến chính dọc theo quốc lộ 18A cũng rất thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển rác thải và cũng cho phép bố trí các tuyến phụ đan xen, hỗ trợ nhau, đảm bảo khả năng thu gom, vận chuyển, quản lý rác thải đạt hiệu quả cao nhất. 16 điểm tập kết rác thải được bố trí theo tuyến phụ thuộc vào khả năng phát sinh chất thải và điều kiện địa hình, có chú ý tới khoảng cách tới các điểm dân cư nhưng chưa chú ý đến hướng gió chính. Nơi nào có khả năng phát sinh chất thải lớn thì các điểm tập trung rác thải đặt gần nhau, nơi ít phát sinh chất thải thì các điểm đặt xa nhau, đồng thời các điểm tập trung chất thải chịu ảnh hưởng của địa hình, đặc biệt là trong các tuyến phố chính. Xét theo các tiêu chuẩn đó, hầu hết các điểm tập trung rác thải là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, một số điểm cũng còn hạn chế do nằm quá gần khu dân cư, đầu hướng gió và không có các biện pháp xử lý, gây nên mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân (điểm Ngã năm Cột Đồng hồ, điểm Trần Nhật Duật). Nói chung, những hộ nằm cạnh điểm tập trung rác đều có thái độ không

hài lòng. Xét trên bình diện chung theo điều kiện của thị xã, việc bố trí các điểm tập trung rác thải là tương đối hợp lý, chỉ cần một số điều chỉnh là có thể đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường.

Khu vực do Ban quản lý Khu di tích Yên Tử quản lý

Tại khu vực Yên Tử hiện đang có 14 điểm thu gom, xử lý rác: (1)Khu vực xử lý rác Bến xe (mới), (2) Khu vực xử lý rác Bến xe (cũ), (3) Bãi rác chùa Giải Oan, (4) Bãi rác ga cáp treo trên, (5) Bãi rác ga cáp treo dưới, (6) Bãi rác mới chùa Hoa Yên, (7) Chùa Vân Tiêu: 0 - 0,3m3/ngày, (8) Chùa Bảo Sái: 0 - 0,6 - 0,8m3/ngày, (9) Chùa Đồng: 0 - 2 - 3m3/ngày, (10) Tháp Tổ, (11) Hố sụt trên đường hành hương, (12) Ngã ba đường Tùng đường Trúc, (13) Am Lò Rèn, (14) Bãi rác 2 quán dịch vụ (gần chùa Giải Oan). Các tuyến thu gom rác thải thuộc khu di tích Yên Tử được bố trí theo các tuyến đường đi từ quốc lộ 18A lên các điểm tham quan (chùa Hoa Yên, chùa Đồng...), đây đồng thời cũng là các tuyến phát sinh chất thải. Các điểm thu gom rác thải được bố trí hai bên đường với khoảng cách bảo đảm thu gom rác thải một cách hiệu quả (300 - 500 m). Các điểm tập kết và xử lý rác thải cũng được bố trí gần tuyến thu gom, thuận tiện cho vận chuyển. Cách bố trí tuyến thu gom và các điểm thu gom như thế là tương đối phù hợp theo nguồn, khả năng

phát sinh chất thải, đảm bảo thuận tiện cho thu gom, vận chuyển và xử lý, giảm chi phí và đem lại hiệu quả cao.

Riêng rác thải thu gom tại Khu vực do Ban quản lý khu di tích Yên Tử quản lý được xử lý theo cách riêng: Các điểm tập kết và xử lý rác thải cũng được bố trí gần tuyến thu gom, thuận tiện cho vận chuyển. Ban Quản lý khu di tích Yên Tử đã lựa chọn các khu vực có địa hình yên ngựa để làm bãi rác tập trung (bãi rác cũ và bãi rác mới). Việc lựa chọn đó là khá hợp lý về địa thế, nhưng các điểm tập trung đó đôi khi còn nằm quá gần các tuyến tham quan và chưa được xử lý triệt để, khi khối lượng rác thải lớn vào mùa mưa ẩm ướt, chúng là nơi phát sinh, nơi tập trung ruồi, muỗi và các loài vi trùng sinh bệnh đồng thời gây nên mùi khó chịu, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến du khách tham quan và chất lượng dịch vụ. Vào mùa lễ hội, rác thải theo các tuyến được thu gom thường xuyên (hàng ngày), được tập kết

và xử lý ngay bằng biện pháp đốt, chôn. Rác thải được xử lý sơ bộ bằng thuốc IM, DW07 và bột thông cống. Các chất này chỉ có tác dụng mùn hoá rác thải hữu cơ, còn lượng lớn nilon, nhựa, vỏ chai thuỷ tinh vẫn chưa có phương án xử lý.

Các điểm tập kết rác thải khu vực Yên Tử:

1. Bến xe: khu vực cầu Đá tới bến xe và ngoài khu vực cáp treo. Tải lượng của bãi rác là 120m3. Vào mùa lễ hội thải lượng trung bình 7 - 8m3/ngày. Bãi rác cách suối 800 m, cách bãi rác cũ 150 m. Chuyên chở bằng xe công nông, hoạt động từ quý I năm 2003. Quy trình xử lý của bãi rác: Đổ → phun IM → chôn.

2. Khu vực cáp treo: công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm quản lý (thuộc Sở Thương mại Quảng Ninh, 51% ngân sách NN), cổ phần hoá từ 2000, bắt đầu hoạt động chính thức từ 2/2002.

- Khu vực ga dưới: Mùa lễ hội thải lượng 3m3/ngày, thường ngày thải lượng

trung bình 0,2m3/ngày.

- Khu vực ga trên: Mùa lễ hội thải lượng 1,5m3/ngày, ngày thường 0,1m3/ngày.

- Quy trình xử lý: đốt trực tiếp ở thùng rác bê tông, đào 2 hố xử lý: rác thực phẩm và rác polime.

3. Chùa Hoa Yên: giữa đường Bảo Sái, Vân Tiêu-Hoa Hiên trở xuống. Vào mùa lễ hội tổng lượng thải: 5m3/ngày, ngày thường không đáng kể, ngày chủ nhật là 0,3 m3/ngày; Quy hoạch bãi rác: 20-25m, cách xa 37m. Tổng khối là 200m3/năm; Các phương án xử lý rác thải: Phương án 1: phân loại rác thải thành polime và hữu cơ. Rác thải polime dùng máy ép rác thải thành khối, sau đó thuê người gánh xuống. Dự kiến đầu tư: đầu tư máy ép, phân loại rác, công gánh xuống (600đ/kg/lượt);

Phương án 2: thuế môi trường 1% vào giá vé.

4. Khu vực dọc đường hành hương: Với số công nhân: 20 người, dạng hợp đồng thời vụ. Thu gom tại các điểm dừng chân:

+ Khu vực Tháp Tổ: thành phần rác thải chính: vô cơ (lon + hộp nước).

+ Quán dọc đường: hố tự chôn lấp, cách đường, không ảnh hưởng đến mỹ

quan.

Nhìn chung, công tác vệ sinh môi trường ở khu di tích Yên Tử khá tốt, tuy nhiên chưa có biện pháp xử lý chất thải khó phân huỷ.

Khu vực do dân tự quản

Khu vực do dân tự quản là các khu vực nằm trong các ngò, khu dân cư của các thôn, khu của xã Thượng Yên Công, Điền Công. Tại các khu vực này địa phương phải tự bố trí người đi thu gom.

b) Tần suất thu gom và phí vệ sinh

Khu vực do Công ty môi trường đô thị Uông Bí quản lý

Khu vực nội thị và phường Vàng Danh việc thu gom, xử lý chất thải rắn tiến hành thu gom 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều.

Phí vệ sinh thu gom rác thải sinh hoạt khu vực hiện nay đang áp dụng với hộ gia đình: 5.000đ/hộ/tháng, các trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp: 50.000đ/tháng, hộ kinh doanh mức thu từ 20.000đ -50.000đ/tháng. (Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn thành phố Uông Bí, 2012).

Riêng tại Phường Quang Trung, Thanh Sơn: là nơi có các vấn đề về vệ sinh môi trường nổi cộm nhất, chủ yếu là rác thải và bụi (bụi than và giao thông). Đề hạn chế bụi, công ty VSMT đã tiến hành biện pháp rửa đường 2 lần/tuần, lượng bụi có giảm nhưng hiệu quả chưa cao do các phương tiện đi lại với tần suất lớn, đặc biệt là các xe tải chở than. Lệ phí thu gom rác các hộ bán mặt đường quốc lộ 18 là 7.000 đ/hộ/tháng.

Khu vực do Ban quản lý Khu di tích Yên Tử quản lý

Khối lượng rác tại Yên Tử biến động theo mùa, vào mùa lễ hội, số lượng du khách tăng lên đột biến làm cho khối lượng rác phát sinh cũng tăng theo. Vì thế, vào mùa du lịch rác thải được thu gom thường xuyên hơn, 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày.

Khu vực dân tự quản

Lượng rác thải ở khu vực này không lớn nên tiến hành thu gom 2 ngày/lần. Nguồn vốn chi trả từ thu phí môi trường của các hộ dân trên địa bàn theo quy định của Tỉnh, phí vệ sinh là 5.000 đồng/hộ/tháng.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí