Sự Tất Yếu Khách Quan Của Việc Điều Chỉnh Chính Sách Đầu Tư Trước Xu Thế Hình Thành Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Tại Khu Vực Châu Á - Thái Bình


đường cho việc thiết lập một FTA ASEAN – Mỹ trong một tương lai gần. Liên minh Châu Âu (EU), lâu nay vẫn trung thành với hệ thống thương mại đa phương, cũng đang xem xét một FTA với ASEAN [19].

Nguyên nhân của xu hướng gia tăng mạnh mẽ các FTA trong khu vực này là do:

Thứ nhất, cơ hội mở rộng thị trường mà FTA mang lại đã khiến nhiều quốc gia muốn có cơ hội tiếp cận thị trường và mở rộng sản xuất. Ví dụ như việc trở thành thành viên của NAFTA đã tạo cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ cho các công ty của Canada và Mexico. Ngoài ra, như đã phân tích ở trên về tác động gây hiệu ứng phân biệt thương mại do FTA gây ra cho thấy việc tham gia vào xu hướng khu vực hóa đối với các nước ngày càng trở nên quan trọng. Nếu một khu vực tự do thương mại được hình thành giữa một số nước thì các nước không phải là thành viên sẽ mất đi cơ hội thị trường và có nguy cơ bị cô lập. Để tránh tình trạng bị cô lập và mở rộng thị trường hơn nữa, các nước này sẽ cố gắng tham gia một hoặc một vài FTA. Có thể thấy rằng, lý do đằng sau sự kêu gọi một FTA giữa Nhật Bản và Mexico là các công ty Nhật Bản nhận thấy họ ở trong tình trạng bất lợi so với các đối tác Châu Âu do có một hiệp định thương mại tự do giữa EU và Mexico.

Thứ hai, các nước thích tham gia vào các FTA hơn là tham gia các vòng đàm phán đa phương của WTO. Về thực chất, các nước tham gia vào FTA cũng nhằm mục đích đạt được các thỏa thuận tự do trong thương mại cũng như các lĩnh vực liên quan đến thương mại. Điều này cũng có thể đạt được thông qua tự do hóa và đa phương hóa thương mại thông qua việc gia nhập WTO. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã gia nhập WTO. Tuy nhiên, bên cạnh việc trở thành thành viên của WTO, các nước trong khu vực vẫn có xu hướng ký kết các FTA vì một số lý do sau:


- Đàm phán FTA nhanh hơn vì để đạt được thỏa thuận FTA sẽ tốn ít thời gian hơn là đàm phán tự do thương mại trong WTO. Do số lượng vấn đề đàm phán và số lượng các thành viên lớn hơn khiến cho các vòng đàm phán của WTO kéo dài rất lâu.

- Do số lượng thành viên ít hơn nên các nước dễ dàng đạt được các thỏa thuận về FTA. Bên cạnh đó, các thành viên cũng dễ dàng thiết lập được các quy định đối với các vấn đề mới mà vẫn chưa được WTO thỏa thuận (như các vấn đề cạnh tranh và lao động). Có thể thấy sự phản đối từ phía các quốc gia đang phát triển đang gây ra rất nhiều khó khăn cho việc xây dựng các quy định về môi trường và lao động trong WTO. Trong khi đó, Mỹ và Jordan đã thành công trong việc thỏa thuận về vấn đề này và đã đưa vào hiệp định thương mại tự do giữa hai nước.

Thứ ba, đối với các nước Châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính 1997- 1998 đã đặt ra cho các nước những vấn đề phát triển mới nhằm ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu. Nhật Bản và Hàn Quốc muốn thực hiện các FTA song phương nhằm thúc đẩy những cải cách trong nước, duy trì thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Trung Quốc đẩy mạnh các FTA song phương với ASEAN và các nước khác nhằm mở rộng không gian kinh tế, tìm kiếm các cơ hội cho phát triển. Đối với các nước ASEAN, sự chênh lệch về trình độ phát triển, cùng những toan tính riêng rẽ của từng nước gây cản trở những nỗ lực liên kết và hội nhập đã buộc các nước tương đối phát triển hơn ký kết các FTA để bứt phá, tiến lên phía trước. Hơn nữa, việc đẩy mạnh các FTA song phương với các nước ASEAN, Trung Quốc không chỉ nhằm mục đích tăng trưởng thương mại mà còn để thu hút FDI, một lĩnh vực mà chính họ trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau [46].

Trước sự ra đời ồ ạt của các hiệp định thương mại tự do trong thời gian gần đây và việc đối mặt với những thách thức hiện tại để đạt được mục tiêu Bogor cũng như sự bế tắc của các vòng đàm phán toàn cầu trong khuôn khổ


Chương trình Nghị sự phát triển Doha (DDA) của WTO, các giới lãnh đạo kinh doanh kêu gọi các Nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC xem xét và đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển của thương mại và đầu tư trong khu vực. Tại hội nghị các Nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC ngày 18- 19/11/2006, các Bộ trưởng và các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đã cùng nhau thảo luận khả năng thành lập một Khu vực mậu dịch tự do trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (viết tắt là FTAAP) trong thời gian tới. Do tính chất đa dạng của các FTA nên có lo ngại rằng nỗ lực tiến trình FTAAP sẽ gây chia rẽ thay vì thống nhất các nền kinh tế APEC. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho rằng chủ nghĩa tiểu khu vực (tiểu vùng) đang thịnh hành như hiện nay sẽ mang lại các lợi ích trong tương lai đối với một môi trường tự do thương mại trong khu vực. Các nền kinh tế có thể sử dụng các tiến trình thương mại tự do song phương như là “phòng thí nghiệm” qua đó có thể thử nghiệm các biện pháp tự do hóa trong thương mại và đầu tư, từ đó tự tinh chỉnh trong quá trình đàm phán [29].

Nhìn chung, hiện nay xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang gia tăng nhanh chóng. Việc ký kết các FTA sẽ là cơ sở cho một mục tiêu dài hạn là thành lập một khu vực mậu dịch tự do trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.


III. SỰ TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRƯỚC XU THẾ HÌNH THÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Tính tất yếu khách quan của việc điều chỉnh chính sách thu hút ĐTNN trước xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, đối với các quốc gia thành viên của một số FTA thì việc điều chỉnh chính sách ĐTNN theo các quy định trong các FTA là điều tất yếu.


Chẳng hạn, hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ - Singapore đưa ra các quy định về tự do hóa đầu tư như sau:

- Các nhà ĐTNN được áp dụng chế độ đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc tốt hơn;

- Quy định về bảo hộ và đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư, đồng thời dành cho họ sự đối xử công bằng và bình đẳng;

- Các khoản chuyển giao và việc chuyển tiền về nước được tự do hóa hoàn toàn;

- Không áp dụng những quy định bất công bằng có liên quan đến kết quả thực hiện đầu tư;

- Trong trường hợp sung công hoặc quốc hữu hóa vì mục đích công cộng, nhà đầu tư sẽ được bồi thường hoàn toàn theo giá thị trường;

- Ngoài ra, hiệp định còn quy định cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước.

Thứ hai, đối với các nước chưa là thành viên của BFTA tất yếu phải điều chỉnh chính sách thu hút ĐTNN do các nước này phải chịu những tác động bất lợi trong việc thu hút ĐTNN từ các quốc gia thành viên của BFTA và các quốc gia khác.

Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do sẽ khiến cho các quốc gia thành viên của BFTA tăng cường hợp tác đầu tư

Sự chuyển hướng thương mại và những lợi ích do tác động thương mại của BFTA mang lại nhất định sẽ kéo theo sự chuyển hướng đầu tư và tài chính. Đây là tác động lôi kéo của thương mại đối với đầu tư, đầu tư đi theo thương mại, thương mại mở đường cho đầu tư. Mặt khác, bản thân các BFTA cũng có một phần riêng cho đầu tư với những ưu đãi đặc biệt cao. Với những lý do này thì BFTA được thành lập đồng nghĩa với việc dòng vốn đầu tư của hai nước sẽ đổ vào nhau. Do đó, các nước ngoài cuộc sẽ khó lòng mà cạnh tranh thu hút đầu tư từ những nước này đối với đối tác BFTA của họ.


Bên cạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các khoản viện trợ như ODA của các nước cũng sẽ đổ vào nước đối tác BFTA nhiều hơn là bên ngoài như một bộ phận để tăng cường sự hợp tác, thắt chặt hơn quan hệ song phương.

Môi trường đầu tư của các quốc gia thành viên BFTA ngày càng hấp dẫn hơn sẽ tạo dòng chảy đầu tư vào các quốc gia này

Tác động này càng trở nên mạnh mẽ khi các nước thành viên BFTA ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế, thương mại quốc gia để đáp ứng yêu cầu của hiệp định. Khi đó, họ sẽ có một môi trường đầu tư tự do hơn, thông thoáng hơn và đầu tư quốc tế không chỉ đổ vào nước này từ phía đối tác BFTA mà còn từ nhiều nhà đầu tư khác.

Tác động chệch hướng đầu tư sẽ nghiêm trọng hơn nếu các BFTA có sự tham gia của các nước lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản

Việc các nhà đầu tư lớn của Việt Nam (cả FDI và ODA) như Mỹ, Nhật Bản đẩy mạnh ký kết BFTA gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dòng vốn đầu tư của những nước này. Tác động này đối với Việt Nam khá rõ ràng, biểu hiện ở tình trạng sút giảm ĐTNN những năm đầu thế kỷ XXI khi cơn sốt BFTA thực sự bùng phát đặc biệt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Bản thân những quy tắc xuất xứ trong các BFTA cũng góp phần tạo ra hiệu ứng chệch hướng đầu tư

Bởi lẽ, để đảm bảo những yêu cầu tuân thủ nguyên tắc này, các thành viên BFTA có xu hướng giảm nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở sản xuất đầu vào ở các nước ngoài phạm vi BFTA.

Bên cạnh đó, hiệu ứng chệch hướng đầu tư không chỉ đơn thuần làm giảm dòng vốn ĐTNN vào trong các quốc gia bên ngoài vòng xoáy BFTA, mà còn hạn chế cả những tác động ngoại lai tích cực của ĐTNN đầu tư xâm nhập vào những nước đó như công nghệ hiện đại, kinh nghiệm, trình độ quản lý sản xuất tiên tiến.


Nhận thức được tầm quan trọng của dòng vốn ĐTNN đối với sự phát triển của đất nước và tính tất yếu của tự do hóa đầu tư trước xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do, từ những năm 1990, hầu hết các nước trên thế giới đã tiến hành cải cách hành lang pháp lý và hệ thống các chính sách liên quan đến FDI. Các thay đổi trong chính sách đầu tư ở các quốc gia khá phong phú nhưng phần lớn đều theo hướng dỡ bỏ các rào cản, tạo thuận lợi cho ĐTNN, phù hợp với xu thế của tự do hóa đầu tư.


Bảng 1: Tình hình thay đổi chính sách liên quan đến FDI của các nước


Năm

1991

1995

1997

2000

2001

2003

2004

2005

Số nước đã thực hiện các thay đổi chính

sách FDI


35


64


76


69


71


82


102


93

Số lượng thay đổi

82

112

151

150

208

244

271

205

Các thay đổi thuận lợi

hơn cho FDI

80

106

135

147

194

220

235

164

Các thay đổi kém thuận lợi hơn cho FDI

2

2

16

3

14

24

36

41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 5

Nguồn: World Investment Report (1998 và 2006)


Như vậy, trước những tác động bất lợi tới việc thu hút vốn ĐTNN, để có thể đứng vững trong một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt, các quốc gia chưa tham gia một BFTA nào như Việt Nam sẽ phải tự đổi mới, đẩy mạnh các quá trình cải cách bên trong, tích cực điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư để tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn, cạnh tranh nhằm giữ chân các nhà ĐTNN hiện tại đồng thời thu hút thêm các nhà ĐTNN khác.


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ HÌNH THÀNH

CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG


I. MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM

Trong hơn 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, ĐTNN tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Tình hình thu hút nguồn vốn ĐTNN trực tiếp và gián tiếp trong những năm qua đã có những thành tựu đáng kể. Đặc biệt là từ năm 2006, được đánh dấu bởi sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, việc ban hành, sửa đổi, bổ sung một loạt các văn bản luật đã góp phần làm cho chính sách thu hút ĐTNN vào Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn và tạo ra những kết quả đáng kể trong thu hút nguồn vốn ĐTNN.

1. Tình hình thu hút vốn ĐTNN trực tiếp ở Việt Nam

1.1. Tốc độ thu hút vốn

Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, tình hình thu hút ĐTNN của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tính đến cuối năm 2007, cả nước đã có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, tính đến nay đã có 8.590

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí