Chính Sách Và Quan Điểm Phát Triển Thương Mại Với Nam Phi Của Việt Nam.


tỉnh Mpumalamga của Cộng hòa Nam Phi và kết nghĩa tỉnh này với một tỉnh của Việt Nam.

Năm 2002, Cộng hòa Nam Phi đã chính thức mở Đại sứ quán tại Hà Nội.


Từ ngày 28 đến 30/5/2003 đã diễn ra Hội nghị “Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 20 giữa Việt Nam và Châu Phi”, trong đó đặc biệt chú ý tới việc phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Nam Phi. Cũng từ hội nghị đó, nhiều cuộc khảo sát của các đoàn doanh nghiệp tìm kiếm thị trường cũng ngày càng được tăng cường mở rộng. Các doanh nghiệp cũng dần dần thay đổi quan niệm và tìm hiểu thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng này.

Từ ngày 22 đến 25/11/2004 nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Nam Phi, Thabo Mbeki, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN Phan Văn Khải đã thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Nam Phi. Hai bên đã ký kết bản Tuyên bố chung về quan hệ đối tác về hợp tác và phát triển. Bản tuyên bố chung này đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Nam Phi, đưa mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước và đóng góp vào hòa bình và ổn định tại mỗi khu vực và trên thế giới.

Từ 31/8 - 3/9/05, Bộ trưởng Phủ Tổng thống Nam Phi ông Essop Pahad và Phu nhân thăm Việt Nam. Cùng đi có ông Rob Davies, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Nam Phi và khoảng 12 doanh nghiệp Nam Phi.

Từ 10-13/11/2005, đoàn doanh nghiệp Việt Nam khoảng 150 người (18 công ty) tham gia hội chợ ASEANTEX. Cùng thời gian, VCCI phối hợp với Bộ Văn hoá tổ chức Ngày Việt Nam tại Nam Phi.

Từ 21-24/9/2006, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc thăm Cộng hoà Nam Phi. Trao đổi kinh nghiệm về quản lý: tài nguyên biển, môi trường biển, tầu thuyền đánh cá. Nam Phi muốn làm cửa ngõ của hàng thuỷ sản Việt Nam vào Nam Phi và các quốc gia Châu Phi.


Từ ngày 23 - 25/5/2007, Tổng thống Thabo Mbeki thăm chính thức Việt Nam. Hai bên đã ký "Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Nam Phi", "Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ", "Hiệp định hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nam Phi", "Biên bản phiên họp thứ nhất Diễn đàn đối tác liên Chính phủ Việt Nam

- Nam Phi". Đây là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình thúc đẩy quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

2.1.2 Chính sách và quan điểm phát triển thương mại với Nam Phi của Việt Nam.

Trong những năm đầu của thập niên 90, thế kỷ XX, trong bối cảnh những thị trường truyền thống là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, Việt Nam đã thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Ngoài những nỗ lực phát triển quan hệ buôn bán với một số thị trường trọng điểm như ASEAN, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Liên minh Châu Âu... Việt Nam đã xác định được tầm quan trọng của phát triển thương mại với các nước Châu Phi nói chung, và đầu tàu kinh tế của khu vực này, Cộng hoà Nam Phi nói riêng, để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm Việt Nam và đầu vào về nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho nền thương mại cũng như nền kinh tế đất nước. Với nhận thức như vậy, Việt Nam đã đưa ra những quan điểm phát triển thương mại của mình với Châu Phi nói chung, Nam Phi nói riêng:

Thứ nhất, Việt Nam xác định được tính cấp thiết của việc phát triển thương mại giữa Việt Nam và Châu Phi, cũng như Cộng hoà Nam Phi nói riêng; đó là một hoạt động không thể thiếu và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam đến 2010 và 2020.

Với số dân hơn 47 triệu người, tuy rằng không phải là thị trường lớn nhất nhưng với sức tiêu thụ lớn và yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa không khắt khe, Cộng hoà Nam Phi đang được xem là một trong những thị trường tiềm năng nhất của Việt Nam tại Châu Phi. Mặt khác, Cộng hoà Nam Phi đã là một thành viên của WTO và được hưởng chế độ ưu đãi trong quan hệ thương mại quốc tế. Vì vậy phát triển quan


hệ thương mại với Nam Phi sẽ là một cơ hội tốt để Việt Nam khai thác tiềm năng của thị trường này cũng như của toàn khu vực Châu Phi.

Và để thực hiện được những điều này, Việt Nam đã và đang đưa ra những tư duy “đột phá” hơn đối với hoạt động xuất khẩu. Ví dụ, Nhà nước đang thực hiện chủ trương dành ưu tiên cao cho xuất khẩu. Trong thời gian từ nay cho đến 2010, Việt Nam sẽ tiếp tục dành những ưu tiên cao nhất cho phát triển xuất khẩu sang thị trường Châu Phi nói chung, Cộng hoà Nam Phi nói riêng như là một trong những điều kiện cần thiết góp phần thắng lợi mục tiêu chiến lược xuất, nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 trong đó tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá trung bình hàng năm thời kỳ 2006-2010 phải đạt 14-16%.

Thứ hai, Việt Nam xác định tiếp tục mở rộng và phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam và kinh tế khu vực và thế giới.

Mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới, phát triển quan hệ thương mại với các nước là nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo hướng hiện đại, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Những năm vừa qua, nước ta đã đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền vệ quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng phát triển châu Á, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tham gia sáng lập diễn đàn Á - Âu, là thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương... Nước ta cũng đã ký hiệp định thương mại song phương với hơn 80 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Đối với Nam Phi, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương vào 4/2000. Tháng 11/2004 hai bên đã ký "Tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển", "Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật", Thoả thuận thành lập Ủy ban thương mại hỗn hợp" và "Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp".


Tháng 5/2007, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nam Phi hai bên đã ra "Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CH Nam Phi", ký "Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ", "Hiệp định hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nam Phi", "Biên bản phiên họp thứ nhất Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Nam Phi". Hai bên đang thảo luận, đàm phán về Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế song trùng. Đây sẽ là điều kiện rất quan trọng để Việt Nam có thể tiến gần hơn và dễ dàng xâm nhập hơn đối với thị trường đầy tiềm năng này.

Thứ ba, Việt Nam xác định phải phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi trong mối gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn cung ứng hàng hoá trong nước cho xuất khẩu với việc tạo dựng và mở rộng nhu cầu của thị trường Nam Phi đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và nguồn hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi.

Mặc dù trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn để phát triển thương mại nói chung, xuất nhập khẩu nói riêng với Nam Phi nhưng để nâng mối quan hệ này lên tầm cao mới đòi hỏi chúng ta phải quan tâm tới cung, cầu của cả xuất khẩu và nhập khẩu đối với thị trường Nam Phi. Nếu chúng ta không quan tâm và đảm bảo sự phát triển hài hoà đó thì sẽ rất khó để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất, nhập khẩu nói chung và với Nam Phi nói riêng.

Trên thực tế, dù Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, phong phú, giá nhân công rẻ nhưng xét về quy mô thì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của ta có quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó do công nghệ lạc hậu, chất lượng hàng hoá thấp, mẫu mã nhìn chung còn đơn điệu, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu đa dạng và khắt khe của thị trường, nên khả năng cạnh tranh của nhiều hàng hoá Việt Nam còn kém so với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam thời gian qua.

Vì vậy, bên cạnh nỗ lực kích cầu xuất khẩu thì những hoạt động phát triển nguồn cung ở trong nước và tìm kiếm mở rộng các nguồn hàng xuất nhập khẩu với


các nước Châu Phi nói chung, Nam Phi nói riêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng dể tiếp tục phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi cũng như thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam từ nay đến 2010. Các nỗ lực này cần được thực hiện ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp.

2.1.3 Chính sách thương mại của Nam Phi với các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng.

2.1.3.1 Một số nét cơ bản về chính sách thương mại của Nam Phi


Cục Phát triển Kinh tế và Thương mại quốc tế (ITEDD) trực thuộc Bộ Công Thương Nam Phi là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc đề ra các chính sách thương mại và chương trình phát triển tiếp cận thị trường của Nam Phi. Mặt khác, Cục chịu trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện các cam kết thương mại đa phương do tổ chức Thương mại Quốc tế đề ra.

Ngoài ra, Phòng Thương mại và Đầu tư Nam Phi (TISA) cũng là cơ quan nhà nước đóng vai quan trọng trong việc xúc tiến thương mại và lôi kéo đầu tư từ nước ngoài. TISA là cơ quan chủ yếu có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về Nam Phi cho toàn thế giới. Nhiệm vụ chính của TISA là phát triển ngành xuất khẩu của Nam Phi và thu hút đầu tư cho đất nước.

TISA điều hành một loạt các đơn vị, mỗi đơn vị đều có nhiệm vụ phụ trách một số vấn đề cần thiết trong cả quá trình kinh doanh. Các chuyên gia trong ngành sẽ cũng làm việc với những nhà phân tích chiến lược nhằm theo dõi các chính sách khuyến khích xuất khẩu. Những chuyên gia khác sẽ xác định và tiến hành các bước loại trừ những điều gây trở ngại cho công việc kinh doanh của cả nhà xuất khẩu và nhà đầu tư. Một khi đã vào hoạt động trong thị trường Châu Phi, các nhà xuất khẩu và đầu tư luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc từ TISA, đảm bảo cho việc kinh doanh của họ ngày càng phát triển và thịnh vượng.

Về cơ bản, chính sách thương mại của Nam Phi được xây dựng theo hướng của nền kinh tế mở, hướng trọng tâm vào xuất khẩu, phù hợp với xu hướng


toàn cầu hóa và tốc độ phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghệ trong thế giới hiện nay. Với xu hướng này, việc tháo bỏ các rào cản thương mại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách đề ra, đặc biệt đối với các rào cản hàng xuất khẩu của nước sở tại.

Nam Phi có chiến lược phát triển thương mại theo 3 hướng (thường được biết đến với cái tên Chiến lược thương mại 3 trụ cột). Nội dung chiến lược như sau:

a) Đối với các nước đang phát triển (trụ 1):


Nam Phi thi hành chính sách chiến lược “Con bướm” với cái đầu là khối các nước miền Nam Châu Phi (SADC); thân là Châu Phi; còn hai cánh chìa ra là hai khu vực: châu Á (trừ Nhật) và Nam Mỹ (MERCUSUR). Ngoài ra, Nam Phi cùng với Ấn Độ và Brasil thành lập liên minh G3 nhằm mục đích đứng ra tập hợp lực lượng để đấu tranh với các nước phát triển trong tổ chức Thương mại Quốc tế nhằm từng bước xóa bỏ sự bất bình đẳng trong thương mại hiện nay giữa hai thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

b) Đối với các nước phát triển (trụ 2):


Nam Phi tìm cách nhằm thu hút nguồn lực về vốn, khoa học, kỹ thuật...với trọng tâm hướng vào các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật và EU...

c) Đa phương hoá quan hệ thương mại ( trụ 3):


Cộng hoà Nam Phi tích cực đàm phán với các tổ chức đa phương và song phương nhằm thuận lợi hoá và thúc đẩy xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận của hàng hoá Nam Phi vào các thị trường bên ngoài.

2.1.3.2 Chính sách thuế quan:


Là một trong những thành viên sáng lập của GATT (nay là WTO), Nam Phi đang từng bước thực hiện việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan theo các quy định đối với thành viên của WTO. Trước đây do thực thi chính sách “thay thế hàng nhập khẩu” trong chiến lược thương mại, Nam Phi áp dụng chính sách thuế bảo hộ cứng nhắc và chế độ quản lý giấy phép về số lượng nhằm bảo hộ cho nền công nghiệp


trong nước. Tuy nhiên hiện nay Nam Phi đã chuyển sang chiến lược xuất khẩu tương tự như Việt Nam và sử dụng hệ thống Điều hoà thuế quan (HS) của Hội đồng Hải quan Quốc tế tại Brussel... Về cơ bản hệ thống thuế này được chia làm 2 cột: cột thuế thấp dành cho các nước được hưởng chế độ tối huệ quốc, cột thuế cao dành cho các nước khác. Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ tồn tại một vài nhóm hàng và có xu hướng bị xoá bỏ trong tương lai. Các mặt hàng còn nằm trong chế độ cấp giấy phép chủ yếu sử dụng để thu nhập thông tin hơn là hạn chế thương mại. Các chính sách về nhập khẩu nông sản không thay đổi với thuế suất bằng không.

Ngoài ra, Nam Phi cũng là thành viên của Liên minh Hải quan Châu Phi (SACU), một tổ chức thương mại Châu Phi lâu đời nhất, bao gồm các nước Nam Phi, Botswana, Lesotho, Swanziland và Namibia. Theo các thoả thuận mà Nam Phi đã có với các quốc gia SACU, thuế nhập khẩu và các biện pháp liên quan do Nam Phi đưa ra phải tuân thủ theo nguyên tắc chung của Liên minh

Từ khi hiệp định tự do thương mại (FTA) của Cộng đồng phát triển các nước khu vực Nam Châu Phi (SADC) được thông qua vào năm 2000, Cộng hoà Nam Phi cam kết lịch trình loại bỏ thuế quan trong vòng 12 năm bắt đầu tháng 12/2000 và đã có những vước đi rất tích cực. Đó là việc dỡ bỏ các loại thế nhập khẩu đối với hàng hoá có nguồn gốc từ các nước thuộc SADC. Năm 2000, 65% mặt hàng nhập khẩu từ các nước SADC được miễn thuế và đến năm 2005, 95% thuế nhập khẩu được dỡ bỏ hoàn toàn. Trước kia cộng hoà Nam Phi tính chi phí phụ thu nhập khẩu từ 5% đến 40% trị giá nhập khẩu cho một số mặt hàng như: nông sản, hàng công nghiệp... nhưng hiện nay tất cả các phí phụ thu đó đều bị loại bỏ.

Bên cạnh những biện pháp ưu đãi thuế quan mà Nam Phi được hưởng do là thành viên của Liên minh hải quan Nam Châu Phi (SACU), các nhà nhập khẩu cũng có thể được hưởng các ưu đãi như: ưu đãi từ quy chế Tối huệ quốc (MFN), Hiệp định hợp tác, phát triển và thương mại (TDCA) ký với EU, Hiệp định thương mại song phương ký với các quốc gia...

2.1.3.3 Các chính sách phi thuế quan:


Kể từ sau 1998, Cộng hoà Nam Phi tiếp tục thực hiện chính sách tự do hoá thương mại hướng về xuất khẩu của mình. Một loạt những ưu đãi dành cho các nhà sản xuất trong nước nói chung, những nhà xuất khẩu nói riêng được ban hành. Ngoài ra chính phủ Nam Phi cũng bắt đầu thực hiện Chương trình phát triển khu vực công nghiệp (IDZP) nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Nam Phi trên thương trường quốc tế, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Nam Phi cũng tiếp tục duy trì việc kiểm soát xuất khẩu đối với với một số mặt hàng nhất định.

Về nhập khẩu, trừ một số trường hợp đặc biệt thì giấy phép nhập khẩu vẫn tiếp tục được áp dụng đối với một số mặt hàng liên quan đến vấn đề sức khoẻ, vệ sinh và môi trường, tất nhiên những quy định đó vẫn tuân thủ theo các hiệp ước quốc tế Nam Phi đã ký kết.

Bảng 8: Danh mục một số hàng hoá nhập khẩu cần giấy phép nhập khẩu


Hàng hoá

Mục đích kiểm soát

Hàng hoá đã qua sử dụng, phế thải, vật liệu

Các lý do về sức khỏe và môi trường, tuân theo các điều khoản trong Hiệp định Basel

Cá (tươi hoặc đông lạnh), động vật giáp xác, động vật thân mềm

Các lý do về sức khoẻ, không hạn chế số lượng

Đường và cà phê từ Malawi

Theo hiệp định thương mại giữa Nam Phi và Malawi

Các nguồn nhiên liệu từ khoáng sản và chế phẩm của chúng

Các lý do thuộc về chiến lược của Chính phủ

Các nguyên tố phóng xạ và chất đồng vị

Các lý do về sức khoẻ và môi trường

Các hoá chất dùng trong ngành sản xuất dược phẩm

Theo Hiệp ước 1998 về các loại hoá chất dùng trong sản xuất dược phẩm bất hợp pháp

Lốp bơm hơi mới

Quản lý về tiêu chuẩn chất lượng

Vàng và tiền đúc bằng vàng

Chính sách tiền tệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 6

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí