Chính phủ, việc nghiên cứu và khai thác những thị trường mới như Cộng hoà Nam Phi là hết sức cần thiết. Những thông tin có được từ những nghiên cứu như thế này sẽ rất có ích cho các doanh nghiệp đang có ý định chuyển hướng đầu tư, kinh doanh sang Châu Phi nói chung và thị trường Nam Phi nói riêng.
3. Phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:
Về phạm vi nghiên cứu, quan hệ kinh tế quốc tế là khái niệm rất rộng, hàm chứa nhiều mặt, nhiều mối quan hệ; tuy nhiên trong bài khoá luận này em chỉ giới hạn trong phạm vi quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi, đặc biệt tập trung nghiên cứu các hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua giữa hai nước.
Về mục tiêu của đề tài, đầu tiên em muốn hệ thống hoá lại những thông tin và nghiên cứu của những người đi trước, đồng thời đưa ra một cái nhìn rõ hơn về môi trường kinh doanh của Cộng hoà Nam Phi cũng như quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong thời gian qua. Qua việc phân tích thực trạng, em hi vọng có thể nêu được định hướng, triển vọng trong thời gian tới cũng như những giải pháp nhằm tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ thương mại này.
Về phương pháp nghiên cứu, dựa trên những kiến thức về quan hệ kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế vừa được học, cùng với việc thu thập các tài liệu từ các nguồn khác nhau về thị trường Nam Phi và mối quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi trong thời gian qua, bằng phương pháp suy diễn và phân tích, em sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng, nêu lên triển vọng phát triển và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ đó.
4. Kết cấu của khoá luận:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
Có thể bạn quan tâm!
- Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 1
- Khái Quát Chung Về Nền Kinh Tế Và Thương Mại Của Nam Phi
- Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Cộng Hoà Nam Phi Thời Kỳ 2000-2006
- Các Đối Tác Thương Mại Lớn Nhất Của Nam Phi Trong Năm 2006
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Chương I: Tổng quan về thị trường Nam Phi
Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Chương III: Định hướng, triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến tới Th.S Nguyễn Lệ Hằng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Ngoài ra em cũng chân thành cảm ơn các cô, chú, bạn bè và các cơ quan đã giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu.
Do thời gian và hiểu biết còn nhiều hạn chế, bài khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ các thầy cô và các bạn.
Hà Nội, 1-11-2007
Sinh viên: Hoàng Trung Danh
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NAM PHI
1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, chính trị, văn hóa-xã hội
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
1.1..1 Vị trí địa lý:
Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực Nam của Châu Phi, phía nam con sông Limpopo, với diện tích 1.219.912 km2, bao gồm cả hải đảo Prince Edward, thuộc vĩ độ 220-350 về phía Nam và 170-330 về phía Đông. Cộng hòa Nam Phi chiếm 4% diện tích toàn Châu Phi, lớn gấp năm lần diện tích của Anh, gấp đôi Pháp và gần bằng diện tích của Đức, Pháp, Italia cộng lại.
Cộng hòa Nam Phi có đường biên giới chung với các nước Namibia, Botswana Zimbabue, Mozambique và Swaziland, và đặc biệt có một nước nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi đó là vương quốc Lesotho. Cả ba phía Tây, Nam, Bắc của Cộng hòa Nam Phi đều có biển Đại Tây Dương và biển Ấn Độ Dương bao bọc, đồng thời vùng biển phía Tây có dòng nước lạnh Benguela từ biển Atlantic, phía Đông là dòng nước ấm từ Ấn Độ Dương. Bờ biển của Nam Phi dài tới 2.954km với rất nhiều đồng cỏ, thảo nguyên và rừng.
1.1..2 Địa hình và khí hậu:
Cộng hòa Nam Phi có bốn kiểu địa hình chính, đó là: (a) dải bờ biển trải rộng từ vịnh Alexander ở bờ biển phía Tây tới vịnh Koisi ở bờ biển phía Đông; (b) hệ thống sa mạc và các khu rừng nhiệt đới; (c) các rặng núi thuộc Great Escarpment; và (d) cao nguyên đất liền trải theo hình bán nguyệt, vùng đất trũng cận nhiệt đới nằm ở rìa Bắc của đất nước. Vùng cao nguyên chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nước, tuy nhiên diện tích đất trồng chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất đai, rừng và rừng tái sinh chỉ chiếm hơn 1%. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi không có sông hồ thích hợp cho tàu bè đi lại do đa phần các con sông, ngòi đều bị chắn bởi cát ngầm.
Về khí hậu, Nam Phi có khí hậu nói chung ôn hoà, một phần nhờ nó được bao quan bởi Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương ở ba phía, một phần nhờ vị trí nằm
tại bán cầu Nam với thời tiết dịu hơn, và nhờ độ cao tăng dần về phía Bắc (về hướng Xích đạo). Tuy nhiên cũng vì những ảnh hưởng của địa hình và hải dương mà Nam Phi có nhiều khu vực khí hậu.
Bên cạnh đó, do nằm về phía Nam của đường Xích đạo, Cộng hòa Nam Phi có các mùa ngược so với bán cầu Bắc. Mùa xuân và mùa hạ của Nam Phi bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3, mùa thu và mùa đông từ tháng 4 đến tháng 8. Khí hậu của Cộng hòa Nam Phi thường nóng và khá ẩm vào mùa hè, khô vào mùa đông tại các vùng đất liền sâu trong lục địa.
Tại Nam Phi lượng mưa thường ít hơn 464 mm, bằng khoảng hơn một nửa so với lượng mưa trung bình của thế giới. Trừ hai vùng Cape và Mediterrane là có mưa quanh năm, còn lại 80% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa hè từ tháng 10 đến tháng 3. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn hán nặng và kéo dài, hơn 65% diện tích đất ở tình trạng khô cằn hoặc nửa khô cằn. Nhưng dù sao nhìn chung, so với các nước Châu Phi, khí hậu Nam Phi tương đối ôn hòa, không quá lạnh vào mùa đông và cũng không quá nóng vào mùa hè.
1.1..3 Khoáng sản và hệ động thực vật:
Cộng hòa Nam Phi là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng dồi dào và quí giá bao gồm vàng, kim cương, bạch kim, uranium, đồng, than đá, sắt, muối, khí đốt, rừng, đất đai màu mỡ và các nguồn nước ngầm. Trữ lượng các nguồn tài nguyên quí này là khá lớn: ví dụ như trữ lượng mangan chiếm 80% trữ lượng thế giới, bạch kim chiếm 55,7%, crôm chiếm 76,1%, kim cương chiếm 24%.
Về hệ động thực vật, Nam Phi là nước đa dạng sinh thái thứ ba trên thế giới, sau Brazil và Indonesia và có mức đa dạng sinh thái cao hơn bất kỳ một quốc gia nào có diện tích tương đương hoặc nhỏ hơn. Nước này có hơn 20,000 loài cây cỏ khác nhau, chiếm khoảng 10% tất cả các giống loài thực vật được biết trên thế giới.
Quần xã sinh vật ưu thế tại Nam Phi là đồng cỏ, đặc biệt trên thảo nguyên cao, nơi mặt đất được bao phủ chủ yếu bởi nhiều loài cỏ, cây bụi thấp, và cây keo, chủ yếu là táo gai. Cây cỏ trở nên thưa thớt hơn ở phía Tây Bắc vì lượng mưa thấp. Các thảo nguyên cỏ và táo gai dần chuyển thành thảo nguyên cây bụi về phía Đông Bắc đất nước, với mật độ cây dày hơn.
Về động vật, có rất nhiều loài động vật có vú sinh sống tại các thảo nguyên cây bụi gồm sư tử, báo, tê giác trắng, linh dương Kudu, linh cẩu, hà mã, và hươu cao cổ. Ngoài ra còn có một quần thể sinh vật thảo nguyên cây bụi rất đáng chú ý ở phía đông bắc như vườn quốc gia Kruger và khu dự trữ Mala Mala, cũng như ở vùng cực bắc tại Sinh quyển Waterberg.
Chính những sự đa dạng và phong phú về hệ động thực vật của Nam Phi đã khiến rất nhiều du khách chọn Nam Phi làm điểm đến trong các chuyến du lịch của mình. Ngoài ra đây còn là một địa điểm lý tưởng để các nhà nghiên cứu về động và thực vật học trên toàn thế giới nghiên cứu về những loài quý hiếm.
1.1.2 Đặc điểm chính trị, văn hoá-xã hội
1.1.2.1 Đặc điểm chính trị
a. Lịch sử hình thành và phát triển của Nam Phi
Vùng đất phía Nam Châu Phi này đã được biết đến và có dân cư sinh sống từ cách đây hàng nghìn năm. Những cư dân đầu tiên của vùng đất này là tộc người nói tiếng Khoisan nhưng số lượng những người thuộc tộc này hiện nay còn lại rất ít ở Nam Phi, chủ yếu tập trung ở phía Tây của đất nước. Hầu hết những người da đen ở Nam Phi hiện nay đều thuộc tộc người nói tiếng Bantu, những người vốn sống ở vùng đất trung Phi nhưng chuyển đã xuống phía Nam, định cư ở vùng Transvaal từ những năm 100 trước Công nguyên. Những người Nguni, tổ tiên của người Zulu và Xhosa ngày nay, đã định cư ở khu vực bờ biển phía Đông từ khoảng những năm 1500 sau Công nguyên.
Những người da trắng châu Âu đầu tiên đến vùng đất này là người Bồ Đào Nha vào năm 1488. Trong các thập niên tiếp theo, những người nhập cư từ
Pháp, Hà Lan và Đức lần lượt có mặt tại vùng đất này. Những người Anh đến muộn hơn nhưng họ lại là người giành được quyền thống trị tại vùng đất này vào cuối thế kỷ 18. Kể từ đó đã diễn ra rất nhiều cuộc xung đột giữa người bản địa và người Anh nhập cư.
Vào những năm 1852 và 1854, nước Cộng hoà Boer độc lập của vùng Transvaal và Orange Free được thành lập. Sự ra đời của thể chế cộng hoà này đã khiến mối quan hệ giữa người bản địa và chính quyền Anh ngày càng thêm căng thẳng. Việc phát hiện ra kim cương ở Kimbeley vào năm 1870 và một trữ lượng lớn vàng ở Witwatersrand thuộcvùng Transvaal vào năm 1886 đã gây ra một làn sóng nhập cư và đầu tư ào ạt từ Châu Âu (trong đó người Anh chủ yếu chiếm phần đông). Bên cạnh những người da đen bản địa, những người da đen từ các quốc gia lân cận cũng di cư đến vùng đất này để làm việc trong các hầm mỏ.
Những người Boer đã phản ứng rất kịch liệt trước sự nhập cư ồ ạt của các cư dân đến từ Châu Âu cũng như những mưu đồ chính trị của người Anh, điều này đã dẫn đến các cuộc chiến giữa người Boer và người Anglo vào những năm 1880- 1881 và 1899-1902. Lực lượng của người Anh đã thắng thế trong các cuộc chiến này và phe Cộng hoà đã buộc phải hợp tác với Đế chế Anh. Vào tháng 5/1910, sau khi sát nhập 4 tỉnh Cape, Orange, Transvaal và Natal, thể chế Cộng hòa và thực dân Anh đã thành lập Liên bang Cộng hoà Nam Phi, một lãnh thổ tự trị trong khối liên hiệp Anh. Hiến pháp của Liên bang này đã trao hết mọi quyền chính trị vào tay người da trắng.
Vào năm 1912, Đảng đại hội dân tộc Nam Phi đã được thành lập ở Bloemfontein và sau này được biết đến với cái tên Đảng đại hội dân tộc Phi (ANC). Mục tiêu của đảng này là xoá bỏ những hạn chế dựa trên màu da và phải cho người da đen có ghế trong nghị viện. Bất chấp những nỗ lực đó, chính phủ vẫn tiếp tục thông qua các điều luật hạn chế quyền và sự tự do của người da đen.
Vào năm 1948, Đảng Quốc gia (NP) đã chiến thắng trong cuộc bầu cử mà thành phần tham gia chỉ toàn người da trắng và đã bắt đầu thực thi điều luật thắt chặt hơn các hạn chế đối với người da đen, sau này được biết đến với cái tên
“Apartheid” (tiếng Việt nghĩa là sự cách ly). Vào đầu những những 1960, sau sự kiện cảnh sát giết hại 69 người và làm bị thương 180 người biểu tình phản đối chế độ Apartheid, đảng ANC và Đảng Pan-African (PAC) đã bị cấm hoạt động. Ông Nelson Mandela và nhiều nhà lãnh đạo chống chủ nghĩa Apartheid khác đã bị bắt giam với tội danh làm phản.
Kể từ đó, cả 2 đảng ANC và PAC buộc phải chuyển vào hoạt động bí mật và đấu tranh chống chủ nghĩa Aparthai thông qua các hình thức chiến tranh du kích hoặc phá hoại ngầm. Vào 5/1961, chính quyền Nam Phi tuyên bố trở thành một nền cộng hòa, bãi bỏ chế độ thực dân. Nam Phi đã rút khỏi Khối thịnh vượng chung một phần bởi các cuộc biểu tình của cộng đồng quốc tế chống lại chủ nghĩa Apartheid. Vào năm 1984, một hiến pháp mới, trong đó người da trắng cho phép những người da màu và những người gốc Châu Á một vai trò hạn chế trong chính phủ và kiểm soát hoạt động của họ trong những lĩnh vực nhất định, đã bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên tất cả quyền lực vẫn thuộc về người da trắng, trong khi người da đen vẫn bị tước đi các quyền công dân của mình.
Vào 2/1990, tổng thống F.W de Klerk đã tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm hoạt động đối với các đảng ANC, PAC và các nhóm chống chủ nghĩa Apartheid khác. Hai tuần sau, ông Nelson Mandela đã được thả tự do.
Năm 1991, các bộ luật bất công trong thời kỳ Apartheid đã đều bị bãi bỏ. Tháng 4/1994, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên đã diễn ra, kết quả là ông Nelson Mandela đã được bầu làm tổng thống Nam Phi.
Trong quá trình 5 năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Nelson Mandela, chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải tổ đất nước. Trong đó vấn đề tập trung nhất là các vấn đề xã hội vốn không được quan tâm trong thời kỳ tồn tại chế độ Apartheid như vấn đề thất nghiệp, vô gia cư hay vấn nạn tội phạm...Chính quyền của ông Mandela cũng bắt đầu đưa Nam Phi trở lại với nền kinh tế toàn cầu bằng việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường, được biết đến với các mục tiêu: phát triển, việc làm và phân phối lại (GEAR). Trong suốt quá trình lãnh đạo của đảng ANC thời kỳ hậu Apartheid, tổng thống
Mandela đã tập trung vào việc hoà giải quốc gia, tạo ra một hình ảnh Nam Phi đồng nhất, mọi người dân sống hòa thuận sau nhiều năm xung đột giữa các sắc tộc. Sự thuyên giảm các xung đột chính trị sau năm 1994 và hầu như hoàn toàn không còn nữa trong năm 1996 là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy khả năng của tổng thống Mandela trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu khó khăn này.
Vào tháng 12/1997, tổng thống Mandela đã tuyên bố rút khỏi cương vị lãnh đạo đảng ANC và người thay thế là ông Thabo Mbeki. Hai năm sau đó, trong cuộc bầu cử đa sắc tộc lần thứ 2 diễn ra vào năm 1999, ông Thabo Mbeki đã trúng cử tổng thống khi đảng ANC của ông giành được 2/3 số phiếu trong quốc hội. Sau khi lên nắm quyền, tổng thống Mbeki đã chuyển sự tập trung của chính phủ từ hoà giải dân tộc sang cải cách, đặc biệt là cải cách nền kinh tế. Với những thay đổi về chính trị và một hệ thống dân chủ vững mạnh sau 2 cuộc bầu cử tự do và công bằng, đảng ANC nhận ra sự cần thiết phải tập trung vào việc tạo ra sức mạnh kinh tế trong cộng đồng những người da đen ở Nam Phi. Vào tháng 4/ 2004, đảng ANC đã chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia với tỉ lệ ủng hộ gần 70%, và tổng thống Mbeki đã tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.
b. Đặc điểm chính trị
Cộng hoà Nam Phi theo chế độ dân chủ nghị viện đa đảng, trong đó sức mạnh lập pháp được được chia sẻ giữa tổng thống và nghị viện.
Nghị viện là một hệ thống lưỡng viện, bao gồm: chín mươi thành viên của Hội đồng Tỉnh, Quốc gia (Thượng viện); và bốn trăm thành viên của Quốc hội (Hạ viện). Các thành viên hạ viện do dân bầu theo đại diện tỷ lệ: một nửa số thành viên được bầu từ các danh sách quốc gia và một nửa được bầu từ các danh sách tỉnh. Mười thành viên được bầu để đại diện mỗi tỉnh trong Hội đồng Tỉnh, Quốc gia; không cần biết số dân trong tỉnh. Các cuộc bầu cử cho cả hai viện được tổ chức năm năm một lần. Chính phủ được hạ viện thành lập và lãnh đạo đảng đa số trong Quốc hội là Tổng thống.