Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

--------***--------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CỘNG HÒA 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CỘNG HÒA NAM PHI, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN


Sinh viên thực hiện : Hoàng Trung Danh Lớp : Anh 17

Khóa 42

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Lệ Hằng


HÀ NỘI, 11/2007


Mục lục

Lời mở đầu 4

Chương I: tổng quan về thị trường Nam Phi 8

1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, chính trị, văn hóa-xã hội 8

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 8

1.1.1.1 Vị trí địa lý: 8

1.1.1.2 Địa hình và khí hậu: 8

1.1.1.3 Khoáng sản và hệ động thực vật 9

1.1.2 Đặc điểm chính trị, văn hoá-xã hội 10

1.1.2.1 Đặc điểm chính trị 10

1.1.2.2 Văn hoá: 14

1.1.2.3 Ngôn ngữ: 15

1.1.2.4 Dân số và cơ cấu lao động 16

1.2 Khái quát chung về nền kinh tế và thương mại của Nam Phi 18

1.2.1 Đặc điểm nền kinh tế Nam Phi: 18

1.2.2 Cơ cấu các ngành trong nền kinh tế 20

1.2.2.1 Ngành nông nghiệp 21

1.2.2.2 Ngành khai khoáng 22

1.2.2.3 Ngành tài chính 23

1.2.2.4 Ngành du lịch 24

1.2.3 Thực trạng thương mại của Nam Phi 25

1.2.3.1 Sơ lược về tình hình xuất nhập khẩu: 25

1.2.3.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu 26

1.2.4 Một số đối tác thương mại chính của Nam Phi: 28

Chương II: thực trạng quan hệ thương mại36

việt nam – nam phi 36

2.1 Tiền đề mối quan hệ Việt Nam - Nam Phi và chính sách thương mại giữa hai nước 36

2.1.1 Tiến trình quan hệ ngoại giao, thương mại giữa hai nước 36

2.1.2 Chính sách và quan điểm phát triển thương mại với Nam Phi của Việt Nam 39

2.1.3 Chính sách thương mại của Nam Phi với các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng. 42

2.1.3.1 Một số nét cơ bản về chính sách thương mại của Nam Phi 42

2.1.3.2 Chính sách thuế quan 43

2.1.3.3 Các chính sách phi thuế quan: 44

2.2 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi trong thời gian qua: .. 46

2.2.1 Nhận xét chung về tình hình thương mại giữa 2 nước 47

2.2.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nam Phi 48

2.2.2.1 Nhận xét chung 48

2.2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng hàng xuất khẩu chủ chốt: 49

2.2.3 Tình hình nhập khẩu hàng hoá từ thị trường Nam Phi 57

2.2.3.1 Nhận xét chung 57

2.2.3.2 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu: 58

2.2.4 Nhận xét về cán cân thương mại giữa 2 nước 61

2.2.5 Đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - Nam Phi trong thời gian qua 62

2.2.5.1 Thuận lợi 62

2.2.5.2 Khó khăn: 65

Chương III: định hướng, triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại việt nam - Nam Phi 71

3.1 Định hướng phát triển: 71

3.1.1 Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác thương mại, tạo sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi........................................ 71_Toc182349569

3.1.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi phù hợp với các nguyên tắc của WTO. 72

3.1.3 Đa dạng hoá mặt hàng kết hợp với việc lựa chọn mặt hàng có lợi thế để phát triển quan hệ thương mới với Nam Phi. 72

3.1.4 Chú trọng hợp tác với Nam Phi về phát triển nguồn nhân lực: 73

3.2 Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi: 73

3.3 Các giải pháp chủ yếu để phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi: 76

3.3.1 Các giải pháp vĩ mô: 76

3.3.1.1 Thông qua các hoạt động ngoại giao để tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai nước 76

3.3.1.2 Tạo điều kiện pháp lý thuận lợi, ổn định và vững chắc cho mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp hai nước 78

3.3.1.3 Nhà nước tạo các điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp đã, đang và sẽ có hoạt động kinh doanh với Nam Phi, phát huy tốt lợi thế về khả năng thích nghi của các doanh nghiệp. 78

3.3.1.4 Lựa chọn phương thức trao đổi, giao thương phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của từng doanh nghiệp: 80

3.3.1.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Nam Phi

............................................................................................................................ 81

3.3.1.6 Tăng cường các hoạt động đầu tư để thúc đẩy thương mại 83

3.3.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp: 85

3.3.2.1 Đa dạng hoá hình thức và phương thức thâm nhập thị trường 85

3.3.2.2 Các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. 86

3.3.2.3 Xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh, góp phần tăng cường hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu. 86

3.3.2.4 Tạo ra sự liên kết và thành lập tổ chức các doanh nghiệp xuất khẩu ở Nam Phi. 88

3.3.2.5 Xây dựng các kho ngoại quan để chứa hàng hoá: 88

Kết luận 89


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Cơ cấu dân số *16

Bảng 2: Các chỉ số kinh tế của Nam Phi 18

Bảng 3: Tình hình xuất nhập khẩu của Cộng hoà Nam Phi thời kỳ 2000- 2006 25

Bảng 4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nam Phi trong năm 200626 Bảng 5: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Nam Phi trong năm 2006 28

Bảng 6: 20 đối tác thương mại Châu Phi lớn nhất trong năm 2006 29

Bảng 7: Các đối tác thương mại lớn nhất của Nam Phi trong năm 2006. 30 Bảng 8: Danh mục một số hàng hoá nhập khẩu cần giấy phép nhập khẩu

..................................................................................................................... 45

Bảng 9: Kinh ngạch XNK giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi (2002 - 2007) 47

Bảng 10: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nam Phi 48

Bảng 11: Giá trị xuất khẩu gạo sang Cộng hoà Nam Phi (1999 - 2007) .. 50 Bảng 12: Khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu sang Nam Phi (2000-2007) 51

Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Nam Phi (2003-2007) 53

Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nam Phi (2001-2007)

..................................................................................................................... 54

Bảng 15: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng than đá, cao su, chất dẻo sang Nam Phi (2005-2007) 57

Bảng 16: Các mặt hàng nhập khẩu từ Nam Phi trong năm 2006 và 8 tháng đầu năm 2007 58

Bảng 17: Kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Nam Phi (2003-2007) 60

Bảng 18: Kim ngạch và khối lượng nhập khẩu thép từ Nam Phi (2003- 2007) 61

Bảng 19: Cán cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi (2000- 2007) 62


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

ANC

The Africa National Community

Đảng Đại hội dân tộc Phi

2

AU

African Union

Liên minh Châu Phi

3

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

4

NP

National Party

Đảng Quốc gia

5

CPIX

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

6

SADC

South African Development Community

Cộng đồng phát triển kinh tế nam Châu Phi

7

SACU

Southern African Customs Union

Liên minh Hải quan Nam Châu Phi

8

NEPAD

New Partnership for Africa’s Development.

Sáng kiến đối tác mới vì sự phát triển của Châu Phi

9

MFN

Mutual Favoured Nations

Quy chế ưu đãi tối huệ quốc

10

GSP

General System Preference

Hệ thống ưu đãi phổ cập thuế quan.

11

HS

Harmonised system

Hệ thống điều hoà thuế quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 1


LỜI MỞ ĐẦU

1. Cơ sở lý luận của đề tài:


Đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách kinh tế của Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới. Đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ mang lại lợi ích đối với những quốc gia phát triển mà còn cả với những nước đang phát triển. Với các nước phát triển, nó có tác dụng tăng cường sức mạnh kinh tế một cách nhanh chóng bởi các nước này có thể tiếp cận được nhiều thị trường mới, có qui mô lớn để bán các hàng hoá và dịch vụ của mình, đồng thời đầu tư vào các dự án mang lại nhiều lợi nhuận. Còn các nước đang phát triển có thể tận dụng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cải tổ lại nền kinh tế, mở rộng thị trường ra ngoài biên giới lãnh thổ của mình thông qua các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, các nước đang ngày càng chú trọng tới các mối quan hệ kinh tế quốc tế và luôn nhấn mạnh sự cần thiết đa dạng hoá những mối quan hệ này nhằm phát triển nền kinh tế của mình.

Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Từ khi công cuộc đổi mới đất nước được diễn ra từ năm 1986, Việt Nam luôn coi việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới là một nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài. Trong các kỳ đại hội IX và X của Đảng Cộng Sản Việt Nam, vấn đề chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới là một trong những vấn đề trọng tâm được nhắc đến nhiều nhất. Việt Nam xác định đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ đối với những nước phát triển mà còn cả với những nước đang phát triển. Bên cạnh các đối tác thương mại truyền thống như Liên Minh Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN, Việt Nam còn ngày càng quan tâm hơn nữa tới các đối tác tiềm năng như Châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh. Và để thực hiện chính sách này, gần đây Việt Nam đã thể hiện những nỗ lực lớn trong việc phát triển các mối quan hệ quốc tế, cụ thể là quan hệ thương mại với các nước Châu Phi.


Trong đó Cộng hoà Nam Phi là một trong những đối tác chiến lược của Việt Nam tại thị trường này.

2. Lý do nghiên cứu đề tài:


Em lựa chọn nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi bởi một số lý do sau:

Thứ nhất, đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ. Vì thế, nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi sẽ đóng góp vào việc thực hiện chính sách này cũng như lượng hoá các mục tiêu đề ra. Trong Chương trình hành động quốc gia của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2003-2010, đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Châu Phi là một vấn đề trọng tâm. Để thực hiện điều đó, Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác về kinh tế với các đối tác hiện tại cũng như tiềm năng ở châu lục này. Nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ này là một sự đóng góp vào việc hoàn thiện mục tiêu của Chính phủ.

Thứ hai, bản thân Cộng hoà Nam Phi đã là một đối tác thương mại hết sức tiềm năng đối với Việt Nam. Trong Chiến lược tìm kiếm và mở rộng thị trường, phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010, Cộng hoà Nam Phi được xem như là một thị trường hết sức chiến lược ở Châu Phi. Trong những năm gần đây, Cộng hoà Nam Phi nổi lên như là một nền kinh tế lớn nhất tại châu lục này. Nam Phi có một cơ cấu kinh tế hiện đại, nhu cầu nội địa cao, sức tiêu thụ lớn, đặc biệt tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua rất ổn định và ở mức cao. Hơn nữa, Cộng hoà Nam Phi là cửa ngõ của Châu Phi, là cánh cửa thông thương cho hàng hoá Việt Nam khi muốn xâm nhập vào thị trường rộng lớn này.

Thứ ba, Cộng hoà Nam Phi là một thị trường tiềm năng như đã nêu trên nhưng hiện có rất ít các đề tài nghiên cứu về thị trường này. Từ trước đến nay, hầu hết mọi sự tập trung đều hướng đến các thị trường lớn như Mỹ, EU hay Nhật Bản... Với chính sách đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022