nghiệp và ban hành biểu thuế mới nhằm bảo vệ ngành nông sản của nước này trước nguy cơ cạnh tranh không công bằng từ các nước khác.
Năm 2006 ngành nông nghiệp đóng góp 72.064 triệu Rand cho GDP, tăng 3,2% so với năm 2005 nhờ chủ yếu vào sự tăng đáng kể giá trị sản phẩm chăn nuôi, đóng góp 2% vào tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế và 8% vào tổng giá trị xuất khẩu năm này .
1.2.2.2 Ngành khai khoáng
Do có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là có nguồn kim loại và khoáng sản dồi dào, ngành khai khoáng của Nam Phi đã từ lâu trở thành một ngành kinh tế đặc biệt quan trọng nước này xét cả về sản lượng, lao động và xuất khẩu. Thị trường nội địa cho ngành này không lớn nên ngành khai thác của Nam Phi từ đầu đã định hướng xuất khẩu. Nước này cũng là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với một số mặt hàng khoáng sản như vanađi, nhôm, ferocrom, feromangan, hợp chất mangan; nổi bật hơn cả là vàng và bạch kim.
Ngành khai thác vàng của Nam Phi thống trị thị trường vàng thế giới và nước này là quốc gia sản xuất nhiều vàng nhất từ năm 1898. Năm 2006, Nam Phi khai thác 275 tấn trong tổng số 2.467 tấn vàng của thế giới (chiếm khoảng 11%). Tuy nhiên, vai trò thống trị của ngành khai thác vàng Nam Phi đã giảm xuống so với thập niên 70, khi sản lượng vàng của nước này chiếm tới 70% sản lượng vàng trên toàn thế giới.
Nam Phi cũng thống trị nguồn cung cấp bạch kim, với 77,7% sản lượng bạch kim toàn thế giới (2006). Nước này cũng là nhà cung cấp Palađi lớn thứ hai thế giới với 39% tổng sản lượng.
Vào thập nhiên 70 và 80 của thế kỷ trước, ngành khai khoáng là nguồn cung chủ yếu về ngoại hối cho quốc gia này, với đóng góp 14% lượng ngoại hối. Tuy nhiên, gần đây Nam Phi đã đa dạng hóa nền kinh tế và phát triển nhiều ngành khác, nên toàn bộ ngành khai khoáng của Nam Phi chỉ còn đóng góp 5,6% vào giá trị gia tăng theo số liệu năm 2 quý đầu năm nay .
1.2.2.3 Ngành tài chính
Ngành tài chính, bất động sản và dịch vụ thương mại của Nam Phi đóng góp tới 19,8% tổng giá trị gia tăng của nước này tính tới tháng 7 năm 2007. Cùng với những ngành dịch vụ khác, ngành tài chính đã trở thành trụ cột phát triển kinh tế của Nam Phi.
Ngành tài chính của Nam Phi đã phát triển mạnh mẽ từ sau khi nước này tái hội nhập vào năm 1994 do việc hoàn thiện những quy định của chính phủ, tính minh bạch công khai và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kinh doanh. Cũng từ đó, những quy định điều tiết hoạt động của ngành tài chính đã được liên tục cải tổ nhằm hài hòa với những tiêu chuẩn và tập quán quốc tế tốt nhất được công nhận.
Trong thập niên vừa qua, thị trường tài chính Nam Phi đã phát triển theo chiều sâu với sản phẩm tài chính hết sức đa dạng. Nam Phi có thể cung cấp bất cứ dịch vụ tài chính nào mà những thị trường tài chính phát triển nhất thế giới có. Hiện tại, Nam Phi đang có 83 ngân hàng, trong đó có 15 ngân hàng địa phương, 6 ngân hàng nước ngoài, 15 ngân hàng có chi nhánh, 45 văn phòng đại diện nước ngoài và 2 ngân hàng góp vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường này. Rất nhiều ngân hàng đầu tư quốc tế hàng đầu và môi giới chứng khoán đã và đang hoạt động tại thị trường Nam Phi, góp phần tăng cường khả năng của nước này trong đáp ứng mọi yêu cầu về vốn, thậm chí cho những nhu cầu niêm yết và hoạt động huy động vốn tại nước ngoài.
Trong số những ngân hàng thương mại, Nam Phi có “Bộ Tứ” (Standard Bank Group, ABSA Bank, Nedbank, và FirstRand) là các ngân hàng có tầm ảnh hưởng chi phối tới thị trường tài chính của nước này. Các ngân hàng này đều có mạng lưới hoạt động rộng rãi trong châu lục (ví dụ như ngân hàng Standard đã hoạt động tại 17 quốc gia Châu Phi) và đều có mặt tại những trung tâm tiền tệ chính của thế giới.
Hiện nay, ngành tài chính của Nam Phi còn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó lớn nhất là việc phải giải quyết đồng thời hai bài toán: vừa phải tăng
cường cạnh tranh quốc tế và phát triển công nghệ ngành, vừa phải mở rộng dịch vụ tới một bộ phận lớn dân chúng và những đơn vị kinh doanh nhỏ mà không làm suy giảm tốc độ phát triển ngành. Trong đó, Nam Phi hiện đang dựa vào các tập đoàn tài chính, chứng khoán và công cụ thị trường để dung hòa hai mục tiêu trên.
1.2.2.4 Ngành du lịch
Sự đa dạng về khí hậu, địa hình, nền tảng lịch sử và văn hóa đặc sắc, đặc biệt là có 7 di sản văn hóa thế giới được công nhận đã biến Nam Phi thành quốc gia tăng trưởng du lịch lớn nhất châu lục. Nhờ có những yếu tố lịch sử mà ngành du lịch của nước này được đánh giá là có cơ sở vật chất tương đương những nước đang phát triển và có giá cả du lịch chỉ tương đương những nước ở thế giới thứ ba.
Ngành du lịch của Nam Phi đã thay đổi đáng kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Từ năm 1990 trở đi, nước này luôn vượt mức 1 triệu du khách nước ngoài mỗi năm so với mức dưới 1 triệu từ năm 1989 trở lại. Đặc biệt là Nam Phi đã đón 8,5 triệu khách du lịch nước ngoài, đem lại hơn 7 tỷ đôla Mỹ cho nước này trong năm 2006 vừa qua.
Cũng trong năm 2006, 74% khách du lịch của Nam Phi tới từ các quốc gia trong Châu Phi và 26% là khách du lịch từ các châu lục khác. Du khách Châu Phi chủ yếu tới từ Lesotho (22,6%), Swaziland (11.7%), Zimbabwe (11.6%), và Mozambique (10,9%). Trong khi đó Anh, Đức, Mỹ là ba nguồn du khách chủ yếu từ các châu lục khác.
Nam Phi đang kỳ vọng vào sự phát triển hơn nữa của ngành du lịch khi sự kiện Cúp bóng đá thế giới sẽ được tổ chức tại nước này vào năm 2010. Ngành du lịch hiện đang thuê tới 7% lao động cả nước và dự kiến số lao động trực tiếp hoặc gián tiếp trong ngành này vào năm 2010 sẽ lên tới hơn 1,2 triệu người.
Mặc dù ngành du lịch gần đây phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự suy thoái trong điều kiện tự nhiên và sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng và đặc biệt là tình hình an ninh còn bất ổn, nhưng Nam Phi vẫn được đánh giá là một địa điểm tới hấp
dẫn và ngành du lịch đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm và thu ngoại hối.
1.2.3 Thực trạng thương mại của Nam Phi
1.2.3.1 Sơ lược về tình hình xuất nhập khẩu:
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng kinh tế dồi dào và khoa học kỹ thuật tiên tiến, Nam Phi là nước phát triển nhất ở Châu Phi và là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của 14 nước trong Cộng đồng Phát triển miền Nam Châu Phi (SADC). Theo quĩ Tiền tệ Quốc tế IMF, GDP của Nam Phi chiếm 1/3 GDP của toàn châu lục. Mức tăng 1% trong phát triển kinh tế của Nam Phi có liên quan tới 1/2 - 3/4 tăng trưởng ở các nước còn lại của Châu Phi.
Ngành ngoại thương chiếm khoảng 54,9% GDP của Cộng hoà Nam Phi. Tỉ trọng hàng xuất và nhập khẩu của Nam Phi chiếm 60% và 50% hàng xuất, nhập khẩu của tất cả các nước miền Nam Châu Phi cộng lại. Kim ngạch buôn bán giữa Nam Phi và các nước Châu Phi khác vào khoảng 68 tỷ rand (9,8 tỷ USD) trong năm 20062, chiếm 7,84% tổng kim ngạch buôn bán của Nam Phi).
Năm 2006, giá trị xuất khẩu của Cộng hoà Nam Phi đạt hơn 63 tỷ USD (F.O.B), chiếm hơn 0,58% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới, gồm các mặt hàng chính như vàng, kim cương, bạch kim, các khoáng sản khác, máy móc thiết bị...Thị trường xuất khẩu chính của Cộng hòa Nam Phi gồm Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Italia. Cũng trong năm này, Cộng hòa Nam Phi nhập khẩu gần 70 tỷ USD (C.I.F), chiếm 0.78% tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới, gồm các mặt hàng như máy móc, thiết bị, sản phẩm xăng dầu, thiết bị khoa học, hàng tiêu dùng, thực phẩm. Thị trường nhập khẩu của Cộng hòa Nam Phi gồm: Đức, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Arập Xêút, Pháp.
Bảng 3: Tình hình xuất nhập khẩu của Cộng hoà Nam Phi thời kỳ 2000-2006
Đơn vị: tỷ USD
2: South African Revenue Service
Tổng XUấT NHậP KHẩU | Xuất khẩu | Nhập khẩu | Cán cân thương mại | |
2000 | 59,678 | 29,983 | 29,695 | +0,288 |
2001 | 57,506 | 29,258 | 28,248 | +1,010 |
2002 | 58,990 | 29,723 | 29,267 | +0,456 |
2003 | 77,569 | 36,485 | 41,084 | -4,599 |
2004 | 101,129 | 45,929 | 55,200 | -9,271 |
2005 | 113,930 | 51,626 | 62,304 | -10,378 |
2006 | 133,738 | 63,823 | 69,915 | -6,092 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 1
- Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 2
- Khái Quát Chung Về Nền Kinh Tế Và Thương Mại Của Nam Phi
- Các Đối Tác Thương Mại Lớn Nhất Của Nam Phi Trong Năm 2006
- Chính Sách Và Quan Điểm Phát Triển Thương Mại Với Nam Phi Của Việt Nam.
- Thực Trạng Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nam Phi Trong Thời Gian Qua:
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Nguồn: http://stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx
Nhìn vào cán cân xuất nhập khẩu trong những năm qua của Cộng hoà Nam Phi ta có thể thấy thấy rằng giai đoạn 2000-2002, Cộng hoà Nam Phi luôn xuất siêu nhưng trong 4 năm trở lại đây, tình hình nhập siêu của Nam Phi ngày càng lớn. Điều này cho thấy rằng dù Chính phủ Nam Phi vẫn đang theo đuổi chính sách thương mại hướng về xuất khẩu nhưng với nhu cầu trong nước quá lớn (cả về tiêu dùng và nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu), tỷ lệ hàng hoá nhập khẩu của Cộng hoà Nam Phi luôn lớn hơn số lượng sản phẩm họ xuất ra nước ngoài.
1.2.3.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu
Khi nhắc đến Nam Phi, người ta thường nghĩ ngay đến những sản phẩm của ngành công nghiệp khai khoáng. Và quả thật đó cũng chính là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nam Phi từ trước đến nay. Tuy nhiên hiện nay, cơ cấu xuất khẩu của Nam Phi không chỉ bó hẹp ở những sản phẩm đó. Với chính sách sản xuất hướng về xuất khẩu, Nam Phi không những sản xuất đủ hàng hoá cho tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác.
Bảng 4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nam Phi trong năm 2006
Giá trị | Tỷ trọng (%) |
(tỷ USD) | ||
Đồ trang sức, đá, kim loại quý | 14,76434 | 23,13 |
Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải | 11,82169 | 18,52 |
Kim loại cơ bản và các sản phẩm kim loại | 10,90889 | 17,09 |
Khoáng sản và các sản phẩm khoáng sản | 8,476890 | 13,28 |
Hoá chất và các sản phẩm hoá chất | 3,829920 | 6,0 |
Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá sợi | 2,719243 | 4,26 |
Gỗ và các sản phẩm gỗ | 2,566046 | 4,02 |
Các sản phẩm rau quả | 2,451149 | 3,84 |
Dệt may | 1,519202 | 2,38 |
Đông vật sống và các sản phẩm chế biến | 0,944714 | 1,48 |
Các mặt hàng khác | 3,829920 | 6 |
Tổng | 63,823 | 100 |
Nguồn: Bộ Công thương Nam Phi Website: http://www.thedti.gov.za
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là những sản phẩm thuộc về ngành công nghiệp khai khoáng với tổng tỷ trọng 53,40%. Tuy nhiên bên cạnh đó ta cũng có thể thấy được sự phát triển rõ nét của ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị và xe hơi. Nhóm mặt hàng này chiếm tới 18,52% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Nam Phi trong năm 2006. Ngoài 2 nhóm mặt hàng nổi bật trên thì Nam Phi cũng có một tỷ trọng xuất khẩu tương đối đối với các mặt hàng nông nghiệp. Nhưng dù sao xét về tổng thể, ngành công nghiệp vẫn tạo ra kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho Nam Phi.
Về nhập khẩu, trong năm 2006, chiếm tỷ trọng lớn nhất là những mặt hàng về hoá chất và các sản phẩm phụ của nó. Đơn cử là dầu lửa và các hoá chất chiết xuất từ nó đã chiếm tới 14,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đứng kế tiếp là các linh kiện, phụ tùng sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô và cả ôtô nguyên
chiếc. Ngoài ra Cộng hoà Nam Phi còn nhập khẩu các mặt hàng như: sản phẩm nhựa, hàng dệt may, cao su tự nhiên, hàng tiêu dùng, nông sản (chè, gạo, cà phê...). Tuy nhiên tỷ trọng của các mặt hàng này vẫn chưa lớn.
Bảng 5: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Nam Phi trong năm 2006
Giá trị | Tỷ trọng (%) | |
Hoá chất từ dầu mỏ | 7,83048 | 11,2 |
Phụ tùng, linh kiện cho ô tô | 4,54447 | 6,5 |
Ôtô và phụ kiện | 3,49575 | 5,0 |
Xăng dầu và các sản phẩm | 2,23728 | 3,2 |
Nguồn:http://www.economist.com/countries/SouthAfrica/profile.cfm?folder=Profile
-FactSheet
1.2.4 Một số đối tác thương mại chính của Nam Phi:
Từ khi ANC lên cầm quyền, Nam Phi tích cực tham gia giải quyết một số xung đột ở khu vực và tăng cường vai trò nước lớn trong Cộng đồng Phát triển Nam phần Châu Phi (SADC), đồng thời tăng cường quan hệ với Châu Á, đặc biệt với các nước ASEAN. Ngoài ra Nam Phi cũng chú trọng đẩy mạnh quan hệ với các nước Châu Phi, tranh thủ các nước và khối kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ nhằm thu hút vốn, đầu tư, khoa học kỹ thuật và mở rộng kinh tế đối ngoại.
Hiện nay, khu vực Châu Âu vẫn là bạn hàng lớn nhất của Nam Phi với tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều hàng năm luôn đạt từ 40-45% tổng kim ngạch XNK của Nam Phi. Bảy trong số mười đối tác thương mại hàng đầu của Nam Phi là các quốc gia Châu Âu. Cả việc hợp tác phát triển song phương và các chương trình phát triển đa phương thông qua khối Liên minh Âu Châu (gọi tắt là khối EU) đều xuất phát từ yêu cầu của việc phát triển và tái thiết Nam Phi. Những mối liên hệ với Châu Âu và khối EU cũng đều bắt nguồn vì mục đích thiết yếu của nền kinh tế.
Tuy nhiên, đầu tiên bài khoá luận sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ thương mại giữa Nam Phi và các nước trong khu vực Châu Phi.
Bảng 6: 20 đối tác thương mại Châu Phi lớn nhất trong năm 2006
Tên nước | Tổng kim ngạch (Rand) | Tỷ trọn g (%) | S t t | Tên nước | Tổng kim ngạch (Rand) | Tỷ trọng (%) | |
1 | Nigeria | 1330829028 9 | 15.9 | 11 | Ghana | 18021246 91 | 2.2 |
2 | Zimbabwe* | 1171083115 0 | 14 | 12 | Morocco | 11261592 04 | 1.3 |
3 | Zambia* | 9678152234 | 11.6 | 13 | Egypt | 85098462 6 | 1.0 |
4 | Angola* | 7163148896 | 8.6 | 14 | Uganda | 74354549 8 | 0.9 |
5 | Mozambic* | 6496040425 | 7.8 | 15 | Madagasca | 51221293 1 | 0.6 |
6 | Kenya | 3394719910 | 4.1 | 16 | Côte d'Ivoire | 44467795 5 | 0.5 |
7 | Tanzania* | 3016343974 | 3.6 | 17 | Congo, Rep | 44206587 8 | 0.5 |
8 | Congo (DRC) | 2527412115 | 3.0 | 18 | Mali | 32167101 0 | 0.4 |
9 | Mauritius* | 2209458994 | 2.6 | 19 | Cameroon | 28025227 2 | 0.3 |
1 0 | Malawi* | 2208935662 | 2.6 | 20 | Guinea | 27034013 7 | 0.3 |
*: Thành viên của SADC Nguồn: Tổng cục Hải quan Nam Phi
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng Nigeria là đối tác thương mại lớn nhất của Nam Phi tại Châu Phi với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới