Các Đối Tác Thương Mại Lớn Nhất Của Nam Phi Trong Năm 2006


hơn 13 tỷ Rand. Đất nước này cung cấp hơn một nửa nguồn nhiên liệu hoá thạch cho Nam Phi. Ngoài ra ta cũng có thể thấy rằng, trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của của Nam Phi tại châu lục này, có tới 7 nước thuộc Cộng đồng phát triển kinh tế Nam Châu Phi (SADC) như Cộng hoà Nam Phi.

Trong năm 2006, tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều giữa Nam Phi và phần còn lại của Châu Phi đạt hơn 83 tỷ Rand (tương đương với 12 tỷ USD theo tỷ giá năm 2006: 1 USD = 6,97 Rand). Trong đó, những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nam Phi từ các nước này là khoáng sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, kim loại cơ bản, hàng dệt may, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá... Ngược lại, Nam Phi cũng xuất sang các nước Châu Phi các mặt hàng thông dụng của mình như: phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, kim loại cơ bản, khoáng sản, hoá chất, nhựa, rau quả...

Tiếp theo bài khóa luận sẽ tìm hiểu về một số thị trường nhập khẩu và xuất khẩu chính của Cộng hòa Nam Phi trong năm 2006.

Bảng 7: Các đối tác thương mại lớn nhất của Nam Phi trong năm 2006


Thị trường xuất khẩu chính

Tỷ trọng (%)

Thị trường nhập khẩu chính

Tỷ trọng (%)

Nhật bản

12,1

Đức

12,6

Mỹ

11,8

Trung Quốc

10

Anh

9

Mỹ

7,6

Đức

7,6

Nhật

6,6

Hà lan

5,3

ả Rập Xêút

5,3

Trung Quốc

4

Anh

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 5

Nguồn: South Africa Fact sheet, Cơ quan xúc tiến xuất khẩu Australia


Dưới đây là một vài phân tích sơ lược về quan hệ thương mại của Nam Phi với một số đối tác chính theo thống kê năm 2006 về tình hình xuất nhập khẩu của Nam Phi.


a. Trung Quốc


Số liệu năm 2006 của Trung Quốc đã cho thấy rằng, Nam Phi đã xuất khẩu hàng hóa trị giá 3.444 triệu đôla Mỹ sang nước này, tăng 16,5% so với năm trước đó. Kim ngạch xuất khẩu của Nam Phi sang Trung Quốc năm 2006 đã chiếm 0,52% tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, đây đồng thời cũng là mức thị phần tương đối ổn định của Nam Phi tại thị trường Trung Quốc trong vòng 12 năm qua.

Hình 3: Giá trị và thị phần hàng Trung Quốc tại thị trường Nam Phi (1998-2006)


4500

4000

3500

Triệu USD

3000

2500

2000

1500

1000

500

1995

1997

1999

2001

2003

0

0.6



Giá trị hàng nhập khẩu Trung Quốc


Thị phần nhập khẩu của Trung Quốc

0.5


% thị phần

0.4


0.3

0.2


0.1


2005

2006

0


(Nguồn: World Trade Atlas data - WTA)


Hình trên thể hiện giá trị và thị phần của hàng hóa Nam Phi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Có thể nhận thấy các doanh nghiệp Nam Phi đang khai thác tốt thị trường Trung Quốc với giá trị ổn định và tăng nhẹ trong thời gian 12 năm qua. Tuy nhiên thị phần đã có phần chững lại trong 2 năm gần đây.

Sản phẩm của Nam Phi xuất khẩu sang Trung Quốc tập trung vào một nhóm các mặt hàng chính nằm trong chương 2 của danh mục hệ thống điều hoà thuế quan (HS) như quặng sắt, đá quý, sắt và thép, nhôm, hóa học hữu cơ, hóa chất tổng hợp, khí đốt, máy móc... (chiếm 92,5% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Trung Quốc). Do hai quốc gia đã ký kết Hiệp định Tự do Thương mại nên những hàng hóa nhập khẩu kể trên không phải chịu thuế nhập khẩu. Ngoài ra, Nam Phi còn xuất khẩu những mặt hàng thuộc danh mục HS 8 và HS 4 như bạch kim, kim cương, thép chống rỉ...


Về chiều thương mại ngược lại, số liệu thương mại tại Nam Phi năm 2006 đã cho biết Trung Quốc đã xuất khẩu sang Nam Phi lượng hàng hóa trị giá 5127 triệu USD, tăng 37% so với năm trước. Lượng hàng hóa này chiếm 10% tổng giá trị hàng nhập khẩu của Nam Phi. Tương tự như với giá trị xuất khẩu của Nam Phi sang Trung Quốc, số liệu này tăng khá ổn định trong vòng 10 năm qua. Có thể thấy rõ hơn điều này qua hình dưới đây.

Hình 4: Giá trị và thị phần của hàng Nam Phi xuất khẩu sang Trung Quốc (1998- 2006)


Giá trị hàng nhập khẩu

Thị phần hàng nhập khẩu

6000 12


5000 10


Triệu USD

% Thị phần

4000 8


3000 6


2000 4


1000 2


0 0

1998 2000 2002 2004 2006


(Nguồn: WTA)


Các mặt hàng chủ yếu được Trung Quốc xuất sang Nam Phi gồm máy móc cơ bản, thiết bị điện, giày dép, hàng dệt may... Hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Nam Phi không nằm tập trung trong 1 nhóm hàng như của Nam Phi mà rải rác ở nhiều lĩnh vực hàng hóa, trong đó nhóm chiếm giá trị lớn nhất là máy móc cơ bản (chiếm 47% tổng giá trị hàng hóa nhập từ Trung Quốc), tiếp đó là thiết bị điện và hàng may mặc, những lĩnh vực mà Trung Quốc luôn giữ vị trí thống trị trên trường quốc tế.

Một đặc điểm đáng lưu ý của quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nam Phi là thương mại diễn ra trong các nội bộ ngành đang ngày càng tăng lên trong thời gian qua, thể hiện một quan hệ thương mại mang chiều sâu được kỳ vọng trong những năm tới giữa hai quốc gia này.


b. Đức


Đức là một trong số đối tác thương mại quan trọng nhất của Nam Phi với

tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều năm 2006 là 11,5 tỷ euro. Trong đó Nam Phi xuất khẩu 4,1 tỷ euro và Đức xuất khẩu 7,4 tỷ euro, là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Nam Phi (chiếm 12,5% tổng giá trị nhập khẩu năm 2006 của Nam Phi). Mặt hàng chính được Nam Phi nhập khẩu từ Đức là các công cụ vốn và chuyển giao công nghệ. Đức cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Nam Phi sau Mỹ, Anh, Nhật. Đồng thời, nước này còn là một nguồn đầu tư chính của Nam Phi, với giá trị đầu tư lên tới 3 tỷ euro vào năm 2006. Các công ty của Đức thường xuyên đầu tư tại Nam Phi trong lĩnh vực sản xuất ô tô, hóa chất, máy móc và cơ khí điện.Trong số khoảng 600 công ty của Đức, có 450 công ty là thành viên của Phòng Thương mại và công nghiệp Nam Phi - Đức, bao gồm cả những công ty hàng đầu của Đức. Những công ty này đã xây dựng cơ sở và hoạt động vững chắc ở Nam Phi, sử dụng lượng lao động lên tới hơn 90.000 người.

Trong 6 tháng đầu năm 2007, thương mại hai chiều giữa hai nước đã lên tới 8 tỷ euro. Những lĩnh vực được trao đổi thường xuyên nhất giữa hai nước là chế tạo máy (26%), sản phẩm khai khoáng (19%), thiết bị giao thông (12%).

Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, Đức đã hỗ trợ Nam Phi trong việc tập trung nguồn lực phát triển cộng đồng, đạo tạo hướng nghiệp và nâng cao trình độ tay nghề và quản lý cấp vĩ mô. Trong những năm từ 1994 tới 2006, chính phủ Đức đã dành 179,2 triệu euro cho chương trình Hợp tác Kỹ thuật và 206,8 triệu euro cho chương trình Hợp tác Tài chính với Nam Phi. Đặc biệt, tập đoàn Cho vay phát triển (Development Loan Corporation) đã dành 59,4 triệu euro cho các quỹ thị trường tại Nam Phi.

c. Nhật


Nhật là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nam Phi, với giá trị năm 2006 lên tới 11,9% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Nam Phi, chủ yếu tập trung vào mặt hàng đá và kim loại quý (bạch kim) và xe máy. Thuế áp dụng cho những mặt hàng


chính đó gần như bằng 0 hoặc rất thấp. Do vậy trong 5 năm gần đây, giá trị xuất khẩu của Nam Phi sang Nhật tăng rất mạnh.

Nhật cũng là quốc gia xuất khẩu sang Nam Phi lớn thứ 4 sau Đức, Mỹ, Trung Quốc, chủ yếu là mặt hàng xe máy và thường mức thuế áp cho mặt hàng này là khá cao. Mặt hàng xe máy của Nhật đã khẳng định được vị trí của mình tại thị trường Nam Phi và đã tăng đáng kể thị phần tại thị trường này trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, một số mặt hàng khác từ Nhật lại có xu hướng giảm, bù trừ cho mặt hàng xe máy nên tổng giá trị xuất khẩu của Nhật sang Nam Phi không tăng nhiều.

Trao đổi thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp còn ở mức khá thấp và gần như giao dịch 1 chiều từ Nam Phi sang Nhật, tập trung ở một số mặt hàng như đường, hoa quả và ngô.

Biến động tình hình trao đổi thương mại giữa hai nước có thể nhận ra trong hình dưới đây, phản ánh tổng giá trị hàng xuất khẩu từ Nhật sang Nam Phi và ngược lại trong những năm 1998 - 2006.

Hình 5: Giá trị hàng nhập khẩu giữa hai nước Nhật Bản - Nam Phi (1998 - 2006)



Nhật-Nam Phi


Nam Phi-Nhật

Triệu USD

8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

1998 2000 2002 2004 2006


(Nguồn WTA)


d. Mỹ


Mỹ là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Nam Phi

trong nhiều năm nay, đặc biệt vào năm 2001, thương mại 2 chiều giữa hai nước đạt mức cao nhất trong số các đối tác của Nam Phi (7,25 tỷ USD). Năm 2006 Mỹ vừa


là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Nam Phi với giá trị hơn 7,5 tỷ USD vừa là nguồn nhập khẩu lớn thứ ba của nước này với giá trị gần 4,5 tỷ USD (tương đương 7,6% tổng giá trị nhập khẩu của Nam Phi). Hiện nay trong thương mại Nam Phi, Mỹ không còn giữ vị trí như cách đây 6 năm do có sự phát triển quan hệ của Nam Phi với nhiều đối tác quan trọng khác như Trung Quốc, Nhật. Tuy nhiên Mỹ vẫn là đối tác lớn của Nam Phi, đem lại thặng dư thương mại trong quan hệ giữa hai nước cho Nam Phi trong nhiều năm (hơn 3 tỷ USD trong năm 2006). Số liệu này bao gồm hơn 1 tỷ USD dưới dạng ưu đãi mà Mỹ dành cho Nam Phi theo Hệ thống ưu đãi chung (General System of Preferences - GSP) phù hợp với Luật Tăng trưởng và Cơ hội cho Châu Phi (AGOA).

Về đầu tư, Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất của Nam Phi, với khối lượng đầu tư giao động trong mức 40% giá trị FDI của Nam Phi kể từ năm 1994 khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ với nước này. Thông qua đầu tư vào Nam Phi, hiện đã có khoảng 600 công ty Mỹ đang kinh doanh tại nước này, từ lĩnh vực sản xuất ô tô sang dược liệu, tạo ra hàng vạn việc làm cho Nam Phi, góp phần giải quyết tình trạng mức sống thấp và thất nghiệp ở nước này.


Qua những nét tổng quan của chương 1, chúng ta đã phần nào có thể hình dung về một đất nước Nam Phi xa xôi nhưng giàu tiềm năng về con người và kinh tế. Ở chương tiếp theo của bài khoá luận này, chúng ta sẽ lần lượt xem xét về thực trạng thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong thời gian qua, từ đó rút ra được những thuận lợi, khó khăn đối với các doanh nghiệp khi muốn làm ăn với các đối tác Nam Phi.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NAM PHI‌‌

2.1 Tiền đề mối quan hệ Việt Nam - Nam Phi và chính sách thương mại giữa hai nước.

2.1.1 Tiến trình quan hệ ngoại giao, thương mại giữa hai nước:


Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước Châu Phi là quan hệ giữa những người anh em cùng cảnh ngộ, được Bác Hồ đặt nền móng từ những năm 1920, khi Người hoạt động tại Paris cùng với các đồng chí Châu Phi trong Hiệp hội các dân tộc bị áp bức ở Á - Phi. Những điểm tương đồng về lịch sử và nguyện vọng tha thiết về độc lập dân tộc đã làm cho nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước Châu Phi thêm gắn bó. Do đó, trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, quan hệ với các nước Châu Phi trong đó có Cộng hòa Nam Phi vượt lên trên mối quan hệ đơn thuần dựa trên lợi ích.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có quan hệ từ lâu với Đảng đại hội dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng sản Cộng hòa Nam Phi. Việt Nam luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ Apartheid, ủng hộ quá trình cải cách dân chủ. Cố chủ tịch ANC Olivier Tambo đã thăm Việt Nam năm 1978. Từ Đại hội IV (1976) đến nay, Việt Nam đều mời ANC và Đảng Cộng sản Cộng hòa Nam Phi dự Đại hội Đảng. Phát biểu trong buổi tiếp Đại sứ nước ta trình bày thư ủy nhiệm ngày 22/7/1997, Tổng thống Nelson Mandela phát biểu rằng: “Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi. Hồ Chí Minh và Đường mòn Hồ Chí Minh cùng sự nghiệp giải phóng đất nước Việt Nam luôn là ấn tượng sâu sắc đối với tôi”. Tổng thống Thabo Mbeki cũng đã từng phát biểu: “Nam Phi và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, có cơ sở vững chắc của tình đoàn kết và quan hệ truyền thống gắn bó. Riêng với tôi, Việt Nam gần gũi và luôn hiện diện trong tôi từng giờ, từng phút suốt cả cuộc đời”.

Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn với nguy cơ chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố tại một số khu vực, Việt Nam và Nam Phi vẫn ổn định và phát triển, được đánh giá là những điểm đến an toàn cho bạn bè quốc tế. Cùng thuộc nhóm các


nước đang phát triển và là thành viên Phong trào Không liên kết, Việt Nam và Nam Phi có quan điểm, cách tiếp cận và xử lý khá giống nhau về các vấn đề quốc tế quan trọng, cả hai nước đều có những đóng góp tích cực cho hòa bình, phát triển và thịnh vượng của thế giới. Việt Nam ngày càng quan tâm tới Nam Phi do vai trò và ảnh hưởng của Nam Phi đối với khu vực và trên thế giới. Chính sách đối ngoại của Nam Phi cũng dành nhiều sự quan tâm tới khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Có thể nói hai nước có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác và khai thác hết những tiềm năng sẵn có vì lợi ích chung của hai nước.

Sau đây là tóm tắt những bước tiến trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hòa Nam Phi:

Ngày 22/12/1993 Việt Nam và Cộng hòa Nam Phi bước đầu lập quan hệ ngoại giao cấp cao đại sứ, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ ngày này quan hệ ngoại giao giữa hai nước phát triển tốt đẹp, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo nhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Tháng 5/1994, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình dự lễ nhậm chức của tổng thống Nelson Mandela.

Tháng 10/1999, Việt Nam cử Đại diện Thương mại tại Pretoria.


Tháng 4/2000, hai nước đã ký Hiệp định thương mại, thỏa thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều. Hiệp định đã được phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ tháng 6/2001 (bổ sung phần Hiệp định thương mại).

Tháng 6/2000, Việt Nam mở Đại sứ quán thường trú tại Pretoria.


Tháng 9/2001, Đoàn đại biểu Bộ Ngoại giao do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình sang thăm Cộng hòa Nam Phi.

Tháng 3/2002, Đoàn kinh tế - thương mại của Chính phủ Việt Nam do Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh dẫn đầu đã thăm Cộng hòa Nam Phi. Trong chuyến thăm đó, Việt Nam đã bày tỏ nguyện vọng được cử chuyên gia kinh tế nông nghiệp sang

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí