Khái Quát Chung Về Nền Kinh Tế Và Thương Mại Của Nam Phi


Chính trị Nam Phi hiện tại do đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) chi phối, đảng này đã nhận được 69.7% phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004 vừa qua và 66.3% số phiếu trong cuộc bầu cử thành phố năm 2006. Đối thủ chính đe dọa sự cầm quyền của ANC là đảng Liên minh Dân chủ, nhận được 12.4% số phiếu trong cuộc tuyển cử 2004 và 14.8% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2006. Lãnh đạo đảng này là Helen Zille (được bầu ngày 6 tháng 5 năm 2007). Đảng Quốc gia Mới, vốn nắm ưu thế chính trị trước kia, và là đảng đưa ra chính sách Apartheid qua tiền thân của nó là Đảng Quốc gia, đã ngày càng mất tín nhiệm của nhân dân qua các cuộc bầu cử từ năm 1994, cuối cùng đã không còn chỗ đứng trên trường chính trị của Nam Phi. Đảng này đã phải lựa chọn hợp nhất với ANC ngày 9 tháng 4 năm 2005. Các đảng chính trị lớn khác có mặt trong Nghị viện gồm Đảng Tự do Inkatha, chủ yếu đại diện cho các cử tri người Zulu, và đảng Những người Dân chủ Độc lập, chiếm 6.97% và 1.7% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2004 và 2006.

c. Các khu vực hành chính:


Cộng hòa Nam Phi được chia làm 9 tỉnh nằm tại 5 khu vực: Limpopo và North-West tại phía Bắc và Đông Bắc; KwaZulu-Natal tại phía Đông; Gauteng, Mpumalanga tại Đông Bắc; Free State tại miền Trung; Northern Cape, Eastern Cape, Western Cape nằm ở khu vực phía Tây và phía Nam.

Cộng hoà Nam Phi có 3 thủ đô là Pretoria, Cape Town và Bloemfontein. Trong đó: Pretoria là thủ đô hành pháp, Cape Town là thủ đô lập pháp còn Bloemfontein là thủ đô tư pháp. Ngoài ra Johannesburg là thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế chính của cả nước. Cape Town là một thành phố thu hút khách du lịch, nơi có nghành công nghiệp in và xuất bản phát triển mạnh mẽ, đây cũng là nơi khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước.

1.1.2.2 Văn hoá:


Cộng hòa Nam Phi là một quốc gia đa chủng tộc, do đó đây là nơi nền văn hóa có sự pha trộn hài hòa giữa những nét ảnh hưởng từ bên ngoài và những nét truyền thống. Nam Phi là một xã hội hấp dẫn, nơi người Phi kết giao với người Âu,


vẻ truyền thống đan xen với nét hiện đại, các xu hướng toàn cầu giao hòa với các tập quán cổ xưa.

Cộng đồng đa số người da đen trong nước với số lượng đông đảo tại các vùng nông thôn chủ yếu vẫn sống trong cảnh nghèo khổ. Tuy nhiên, chính trong những cộng đồng này, các truyền thống văn hóa đang tồn tại mạnh mẽ nhất.

Do tình trạng phân biệt chủng tộc rất sâu sắc thời chế độ Apartheid, người da màu thường có xu hướng tiếp cận văn hóa da trắng Nam Phi hơn là văn hóa da đen Nam Phi, đặc biệt là những người da màu nói tiếng Hà Lan Nam Phi, những người mà ngôn ngữ và đức tin tôn giáo của họ tương đồng hay đồng nhất với những người Nam Phi gốc Hà Lan. Những ngoại lệ là những người da màu và các dòng họ đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid và muốn được gọi là người da đen. Những trường hợp đó thường chỉ chiếm thiểu số.

Người Châu Á, chủ yếu có nguồn gốc Ấn Độ, gìn giữ di sản văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của riêng họ, họ có thể là tín đồ Thiên chúa giáo, Hindu giáo hay Hồi giáo Sunni và nói tiếng Anh cùng các ngôn ngữ Ấn Độ như Hindi, Telugu, Tamil hay Gujarati. Đa số người Ấn Độ sống theo phong cách tương tự người da trắng.

Tóm lại, nền văn hóa hiện tại là sự pha trộn rực rỡ của văn hóa Âu - Phi.

Nó phản ánh chân thực tinh thần và quá khứ hào hùng của quốc gia này.


1.1.2.3 Ngôn ngữ:


Nam Phi có mười một ngôn ngữ chính thức: Tiếng Hà Lan Nam Phi, tiếng Anh, Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swati, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và Zulu. Về số lượng ngôn ngữ được sử dụng, nước này chỉ đứng sau Ấn Độ. Tuy trên lý thuyết, các ngôn ngữ đều tương đương nhau nhưng một số ngôn ngữ vẫn có số người sử dụng đông hơn.

Theo cuộc điều tra dân số quốc gia gần đây nhất, ba ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất tại gia đình là Zulu (9,2 triệu), Xhosa (7,2 triệu) và tiếng Hà Lan Nam Phi (5,8 triệu). Ba ngôn ngữ được dùng tại gia đình như ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh (2,2 triệu), tiếng Hà Lan Nam Phi (1,1 triệu) và Zulu (0,5 triệu). Cộng hoà Nam Phi


cũng công nhận tám ngôn ngữ không chính thức: Fanagalo, Khoe, Lobedu, Nama, Northern Ndebele, Phuthi, San và ngôn ngữ Ký hiệu Nam Phi. Những ngôn ngữ không chính thức này có thể được sử dụng trong một số thời điểm và ở một số vùng. Tuy nhiên, số dân sử dụng ngôn ngữ này chưa đủ lớn để được công nhận là ngôn ngữ chính thức quốc gia.

Nhiều người da trắng Nam Phi cũng sử dụng các ngôn ngữ Châu Âu khác, như tiếng Bồ Đào, tiếng Đức, và tiếng Hy Lạp. Còn những người người Châu Á và Ấn Độ lại sử dụng các ngôn ngữ của Nam Á như Telugu, Hindi, Gujarati và Tamil.

1.1.2.4 Dân số và cơ cấu lao động


a. Dân số:


Theo một cuộc điều tra vào tháng 2/2007, Nam Phi là quốc gia có 47,9 triệu dân với nhiều nguồn gốc, văn hoá, ngôn ngữ, và tôn giáo khác nhau. Trong đó tỷ lệ các nhóm người như sau: Người da đen Châu Phi (79.5%), da trắng (9.1%), da màu (8.9%), và người Ấn Độ hay Châu Á (2.5%).

Bảng 1: Cơ cấu dân số *


Các nhóm dân số

Đàn ông

Phụ nữ

Tổng cộng

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ

(%)

Người gốc Phi

18 775 600

79,7

19 304 300

79,5

38 079 900

79,6

Người da màu

2 081 500

8,8

2 163 500

8,9

4 245 000

8,9

Người gốc ấn và Châu á

574 900

2,4

598 800

2,5

1 173 700

2,5

Người da trắng

2 130 600

9,1

2 221 500

9,1

4 352 100

9,1

Tổng số

23 562 600

100

24 288 100

100

47 850 700

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 3

*: số liệu thống kê vào tháng 2/2007


Nguồn: http://www.statssa.gov.za/publications/P0302/P03022007.pdf


Tuy là một nước có cơ cấu dân số đa dạng nhưng Nam Phi lại có tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm là -0.4%. Nguyên nhân chính là nạn dịch HIV/AIDS đang hoành hành khiến tỷ lệ tử vong lên tới 21,320/00 trong khi tỷ lệ sinh chỉ là 18,480/00.

b. Cơ cấu lao động:


Theo số liệu thống kê trong tháng 2/2007, hiện nay cộng hoà Nam Phi có khoảng 16,09 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm gần 37% dân số; trong đó số lao động trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng 30%, công nghiệp 25% và ngành dịch vụ là 45%1. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp tại Nam Phi tương đối cao, khoảng 25,5% (2006). Điều này đã khiến cho giá lao động ở Nam Phi tương đối rẻ.

Người tị nạn từ các quốc gia nghèo láng giềng, cộng với dòng người nhập cư từ Cộng hòa Dân chủ Congo, Mozambique, Zimbabwe, Malawi và nhiều nước khác đang là một vấn đề với Nam Phi. Với tỷ lệ thất nghiệp cao trong cộng đồng người nghèo Nam Phi, tình trạng bài ngoại là một mối lo ngại rất hiện thực. Nhiều người dân Nam Phi cảm thấy bực bội với những người nhập cư do đây nguyên nhân khiến nhiều người Nam Phi bị mất việc (người nhập cư nhận đồng lương thấp hơn), đặc biệt là trong những ngành như công nghiệp xây dựng, du lịch, nông nghiệp và dịch vụ trong nước.

Một vấn đề nổi cộm nữa đang ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu lao động tại Nam Phi là nạn dịch HIV/AIDS. Theo số liệu thống kê của CIA World Factbook năm 2007, số người ở Nam Phi đang nhiễm bệnh là 5,3 triệu người, trong đó tỷ lệ lây lan bệnh AIDS những người lớn là 21,5%. Hiện nay đã có tới 370 nghìn người chết vì AIDS và con số đó được dự đoán sẽ lên tới hơn 487 nghìn vào năm 2008. Với tỷ lệ tử vong vì AIDS lớn như vậy, số lượng người trong độ tuổi lao động ở nước này ngày cảng giảm đi và trong tương lai không xa, Nam Phi có thể sẽ phải


1: CIA Fact Book 2007


đối mặt với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Điều này sẽ là một trở ngại lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế của Nam Phi trong những năm tới.‌

1.2 Khái quát chung về nền kinh tế và thương mại của Nam Phi


1.2.1 Đặc điểm nền kinh tế Nam Phi:


Nam Phi là quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất tại khu vực Châu Phi. Ngoài việc là đất nước có ngành công nghiệp khai khoáng truyền thống do sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, Nam Phi còn có một nền tài chính, truyền thông và năng lượng rất phát triển. Trong năm 2006, thị trường chứng khoán Nam Phi nằm trong tốp 20 của thế giới. Ngoài ra, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người của Nam Phi, tính theo sức mua tương đương, trong những năm qua đạt rất cao, đặt nước này vào vị trí một trong năm mươi nước giàu nhất thế giới.


Bảng 2: Các chỉ số kinh tế của Nam Phi



2002

2003

2004

2005

2006

2007 (Q1)

GDP (tỷ USD)

111,1

166,7

216,8

241,9

255,2

271,8

GDP theo sức mua của đồng tiền (tỷ USD)

463,3

487,3

523,5

565,6

606,4

643,8

GDP trên đầu người (USD)

2440

3622

4666

5160

5384

5680

GDP trên đầu người theo sức mua của đồng tiền (USD)

10174

10590

11267

12063

12796

13455

Tăng trưởng GDP thực tế (%)

3,7

3,1

4,8

5,1

5,0

4,7

Lạm phát (%)

9,2

5,8

1,4

3,4

4,7

5,5

Nguồn: Market Information and Analysis Section, DFAT


Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy GDP thực tế tăng 5% vào năm 2006 và đang có chiều hướng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2007. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi mức cầu nội địa cao, khi tiêu dùng cá nhân và đầu tư được khuyến khích bởi mức lãi suất thấp cho đến cuối năm 2006. Mức tiêu dùng của các hộ gia đình cũng được nâng cao nhờ mức thu nhập khả dụng và hiệu ứng của cải do giá cả tài sản tăng lên. GDP thực tế tăng 4,7% trong quý I năm 2007 đã chỉ ra rằng điều kiện kinh doanh vẫn đang rất thuận lợi.

Nhịp độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động. Tỉ lệ lao động có việc làm năm 2006 đã tăng 4,1% trong thời gian 12 tháng, từ 9/2005 đến 9/2006. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp chỉ giảm một cách khiêm tốn xuống 25,5% do tổng số người tham gia lực lượng lao động tăng lên. Áp lực lạm phát gần đây lại càng trở nên nặng nề hơn. Sau một thời kì kéo dài dao động trong giới hạn đặt ra là 3-6%, tỉ lệ lạm phát CPIX trong 12 tháng đã lên đến 6,3% vào tháng 4/2007, phản ánh sự tăng giá thực phẩm, giá nhiên liệu và phản ánh áp lực của cầu. Theo như dự báo mới nhất của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB), tỉ lệ lạm phát trong năm tới sẽ trên mức 6%. Trong một nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ lạm phát đó, Ngân hàng Dự trữ Nam Phi đã nâng lãi suất từ 9 lên 9,5% vào tháng 6 năm nay.

Thị trường tín dụng cho khu vực tư nhân vẫn rất sôi động bất chấp những đợt tăng lãi suất gần đây, mở rộng thêm tới 25,1% (từ 4/2006 đến 4/2007). Các khoản nợ cá nhân đã tăng đáng kể (lên đến 76% thu nhập khả dụng trong quý đầu của năm 2007, cùng kì năm ngoái là 69,4%). Các khoản nợ phải trả cho nhà nước của các hộ gia đình đã tăng lên đến 9,5% thu nhập khả dụng, một phần do lãi suất tăng, nhưng vẫn còn thấp hơn mức cao nhất trong lịch sử.

Ngân hàng Dự trữ Nam Phi vẫn duy trì một hệ thống tỉ giá hối đoái linh hoạt, trong khi vẫn tiếp tục tăng cường dự trữ quốc gia. Chính sách của SARB là can thiệp vào thị trường ngoại hối chỉ cốt để hỗ trợ cho tình hình dự trữ. Thống nhất với chính sách này, tổng dự trữ quốc gia đã liên tục tăng, và đến tháng 5/2007 đạt mức 27,9 tỉ đô la, tương đương với hơn 200% các khoản vay nợ bên ngoài.


Sau khi giảm giá đáng kể vào giữa năm 2006, đồng Rand đã dao động mà không có một xu hướng rõ ràng nào. Thâm hụt tài khoản vãng lai đã tăng lên đến 6,5% GDP vào năm 2006 và 7% vào quý I của năm 2007, chủ yếu là do cầu nội địa tăng mạnh. Việc mở rộng tài khoản vãng lai chủ yếu thể hiện mức tăng kim ngạch nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu. Sự thâm hụt này được bù đắp bởi dòng đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, mức vay nợ bên ngoài đã tăng cực biên, lên đến 22,4% GDP vào cuối năm 2006. Cán cân tài chính của chính phủ đã chuyển sang tình trạng thặng dư 0,6% GDP trong năm tài khóa 06/07, giảm mức vay nợ của chính phủ xuống còn 31% GDP. Tình trạng thặng dư lần đầu tiên trong vài thập kỉ trở lại đây phản ánh mức tăng mạnh mẽ trong việc thu thuế, do các hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ và các nỗ lực cưỡng chế của nhà nước.

Giá cả hàng hoá tiếp tục tăng nhanh trong năm 2006 và đầu năm 2007. Giá cả hàng hóa cao, triển vọng tăng trưởng sáng sủa, và những đánh giá tích của các tổ chức xếp hạng đã khiến cho chỉ số giá các loại chứng khoán trên thị trường Johannesburg Stock Exchange (JSE) tăng 38% vào năm 2006 và hơn 15% trong tháng 5/2007. Giá của các tài sản trong khu vực dân cư tiếp tục tăng đều, từ tháng 5/2006 đến 5/2007 tăng 15,5%.

Qua những số liệu trên ta có thể thấy nền kinh tế Nam Phi dù đang có nhiều biến động nhưng vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đây là một cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường này.

1.2.2 Cơ cấu các ngành trong nền kinh tế:


Nam Phi là quốc gia phát triển nhờ các ngành dịch vụ, trong đó phát triển nhất và mang lại lợi nhuận lớn nhất là các ngành dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ tài chính và du lịch. Trong năm 2006, toàn ngành dịch vụ đã đóng góp tới 67% GDP cả nước. Ngành công nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong ngành kinh tế với 30% GPD và 25% đóng góp việc làm vào năm 2006. Những ngành phát triển chính trong công nghiệp bao gồm các ngành khai thác, lắp ráp ô tô, chế tạo máy, chế biến kim loại, dệt, sắt thép, hóa chất


Nông nghiệp là ngành thu hút nhiều lao động, với 30% dân số lao động trong ngành, trong khi đó đóng góp trong GPD lại có xu hướng phát triển chậm trong những năm qua, và chỉ chiếm 3% trong GPD cả nước vào năm 2006. Hai hình dưới đây minh họa cho đóng góp của ba ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Nam Phi cho GPD và cơ cấu lao động trong năm 2006.

Hình 1: Cơ cấu GPD theo ngành Hình 2: Phân bố lao động theo ngành



3%


30%

67%

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

30%

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

45%




25%


Nguồn: “Africa Economic Review”, Robert H. Smith, tháng 6/2007


Dưới đây chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết hơn một số ngành chủ chốt của Nam Phi:

1.2.2.1 Ngành nông nghiệp


Nông nghiệp Nam Phi phân biệt rõ rệt thành hai khu vực: khu vực nông nghiệp thương mại phát triển cao và khu vực nông nghiệp tự cung tự cấp nằm sâu trong khu vực nông thôn. Với khí hậu phân hóa đa dạng thành 7 khu vực từ khí hậu Địa Trung Hải tới khí hậu cận nhiệt và bán sa mạc, Nam Phi có tiềm năng để phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng sản phẩm từ các hoa quả cận nhiệt, ngũ cốc, len sợi, hoa, thú nhỏ và cả những gia súc lớn.

Từ năm 1994, Cộng hoà Nam Phi đã thực hiện việc bãi bỏ các loại ưu đãi tài khóa cho ngành nông nghiệp, như xóa bỏ thuế ưu đãi nông nghiệp và cắt giảm chi tiêu ngân sách dành cho ngành này. Vào năm 1996 nước này cũng đã ra đạo luật Marketing Với Sản Phẩm Nông Nghiệp (Marketing of Agricultural Products Act), trong đó đã dỡ bỏ một số kiểm soát xuất nhập khẩu, xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp nông

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí