Tỷ Lệ Quan Tâm Của Người Tiêu Dùng Khi Lựa Chọn Hàng Nông Sản Hữu Cơ

92


doanh nghiệp và các HTX sản xuất NNHC ở Hà Nội là số hộ nông dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên.

Tuy nhiên, vẫn còn một số chủ thể (chủ yếu là các hộ nông dân) gian nan tìm đầu ra. Cụ thể là nhiều hộ nông dân sản xuất riêng lẻ với diện tích nhỏ rải rác ở các huyện như Thạch Thất, Phúc Thọ, Sóc Sơn… Trường hợp các hộ nông dân ở xã Đồng Phú (Chương Mỹ) cho biết hiện nay trung bình mỗi vụ, nông dân xã Đồng Phú trồng 25ha lúa hữu cơ, nhưng canh tác vất vả, lấy công làm lãi vì đầu ra không ổn định. Mới chỉ có 60% sản phẩm của hợp tác xã bán cho doanh nghiệp còn lại nông dân vẫn bán qua thương lái nên giá thấp, thậm chí bị ép giá.

Thứ hai, chất lượng đất và môi trường được cải thiện dẫn đến hiệu quả sử dụng đất tăng cao.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao kết hộ với khả năng tổ chức, quản lý các khâu trong sản xuất tốt sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm để từ đó nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm NNHC, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho toàn ngành nông nghiệp của Thành phố. Việc đảm bảo quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC trước hết phải bảo vệ và làm gia tăng lợi ích kinh tế cho người nông dân, mặt khác việc lựa chọn sản xuất NNHC cũng là sự lựa chọn sản xuất an toàn hơn đối với sức khỏe của người nông dân. Hoạt động đảm bảo lợi ích kinh tế trực tiếp trong phát triển nông nghiệp hữu cơ được biểu hiện cụ thể: Đối với người nông dân là chủ thể lao động sáng tạo, tạo ra các sản phẩm NNHC an toàn cho người tiêu dùng và xã hội chủ động, tích cực tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả để đảm bảo tốt các lợi ích kinh tế chính đáng cho chính mình trong cơ chế thị trường; phát huy khả năng sáng tạo trong một nền sản xuất an toàn, bền vững, góp phần xây dựng môi trường kinh tế lành mạnh. Chỉ khi người nông dân thu được lợi ích kinh tế đủ trang trải phục vụ sản xuất, đời sống, nghĩa là ngoài phần nông sản để lại phục vụ sinh hoạt, người nông dân đã có một phần nông sản để bán thu

93


tiền mua những hàng hóa khác, phục vụ nhu cầu khác của cuộc sống và đầu tư thêm tư liệu sản xuất cho sản xuất, thì khi đó người nông dân có nhu cầu mở rộng, phát triển sản xuất và tích cực tìm kiếm tham gia sâu vào hoạt động liên doanh, liên kết... sản xuất nông nghiệp để hướng tới có lợi ích kinh tế cao hơn. Lúc này, người nông dân có động lực, mở rộng, thâm canh sản xuất trên đất nông nghiệp nhằm đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thứ ba, sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải trải qua quy trình sản xuất khắt khe, cần có thời gian để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thêm vào đó là đầu tư cho sản xuất tương đối lớn. Do đó, chưa tạo được sức hấp dẫn đối với các chủ thể sản xuất. Có thể nói, cho đến nay, quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ là nghiêm ngặt, khắt khe nhất với nhiều bộ tiêu chuẩn, nhiều tiêu chí. Ví dụ như để có được chứng nhận hữu cơ PGS, các nhà sản xuất phải đáp ứng đủ 27 tiêu chí khác nhau.

Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy người tiêu dùng rất quan tâm đến các tiêu chí của hàng nông sản hữu cơ và mức độ yêu cầu đối với các tiêu chí lựa chọn hàng nông sản hữu cơ là khác nhau.

Bảng 3.4: Tỷ lệ quan tâm của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng nông sản hữu cơ

Đơn vị: %



TT


Mặt hàng


Giá cả


Độ tươi

Độ D.dưỡng

Độ an toàn

Nguồn

gốc hàng NS

Thương hiệu

1

Gạo

23,1

9,8

15,2

24,9

23,7

3,3

2

Rau

22,4

15,6

10,2

26,3

24

1,5

3

Quả

21,8

16

13,1

25,3

23

0,8

4

Thịt

17

26

21,1

18,3

16,4

1,2

5

Thủy sản

13,7

34,8

15,2

20,8

10,6

4,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

94


Có thể thấy, ở tất cả các mặt hàng, người tiêu dùng quan tâm nhất đến độ an toàn của hàng nông sản, mặc dù có sự chênh lệch không đáng kể giữa các mặt hàng (gạo 24,9%, rau 26,3%, quả 25,3%...); đối với những mặt hàng gạo và rau quả, người tiêu dùng quan tâm đến giá cả nhiều hơn mặt hàng thịt và thủy sản; thương hiệu là tiêu chí người tiêu dùng ít quan tâm nhất, đặc biệt là khi hàng nông sản đã đáp ứng các tiêu chí về an toàn, tươi và dinh dưỡng. Một phần vì lý do đó, người tiêu dùng lại khó phân biệt được hàng nông sản hữu cơ với các hàng hóa nông sản khác. Chính điều này đã khiến cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các hộ nông dân e ngại khi muốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Và dẫn đến các chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ trở nên ít ỏi.

3.2.1.4. Nhóm chủ thể cung cấp yếu tố đầu ra (chế biến, tiêu thụ) hàng nông sản hữu cơ

Đây là chủ thể có vai trò quan trọng trong việc chế biến và tạo đầu ra cho sản phẩm NNHC, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản hữu cơ. Là chủ thể trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của ngành nông nghiệp, việc đảm bảo các cam kết được thực hiện đầy đủ giữa chủ thể sản xuất quả kinh tế của doanh nghiệp chế biến nói riêng và hiệu quả kinh tế của toàn bộ chuỗi giá trị nói chung. Doanh nghiệp và người nông dân chia sẻ những giá trị xứng đáng và cố gắng làm tăng giá trị trong chuỗi giá trị và phân chia hài hòa lợi ích kinh tế của ngành sản xuất NNHC. Mặc dù giá của hàng nông sản hữu cơ luôn cao hơn hàng nông sản truyền thống nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sàng mua.

95


Bảng 3.5: Tỷ lệ mức độ chấp nhận trả giá khi mua hàng nông sản hữu cơ cao hơn so với hàng nông sản thường

Đơn vị: %


TT

Sản phẩm

Dưới

1,5 lần

Từ 1,5 -

1,7 lần

Từ 1,7 -

2 lần

Từ 2-

2,5 lần

Trên

2,5 lần

1

Gạo

22,1

36,4

19,2

17,7

4,6

2

Rau

14

28

25,2

15,6

17,2

3

Quả

18,2

31,6

24,4

17,5

8,3

5

Thịt

32

25

18,9

21,2

2,9

6

Thủy sản

13,1

33,8

25,7

23,8

3,6

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao hơn từ 1,5-1,7 lần để tiêu dùng hàng nông sản hữu cơ, thậm chí là từ 1,7 đến 2 lần. Tuy nhiên, rất ít người tiêu dùng chấp nhận chi trả khi giá hàng nông sản hữu cơ tăng gấp 2,5 lần. Như vậy có thể thấy, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá tương xứng để sử dụng hàng nông sản hữu cơ. Vì thế, các chủ thể nhận ra lợi ích của mình khi đầu tư vào NNHC, coi đây là hướng đầu tư đem lại lợi nhuận ổn định và bền vững, cùng với những lợi ích khác mà NNHC mang lại và do nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hữu có ngày càng tăng cao và thành xu hướng tiêu dùng chính trên thị trường. Đồng thời, sự tham gia của doanh nghiệp trong NNHC sẽ là điều kiện cho sản xuất nhỏ của người nông dân dần tiến lên sản xuất lớn và có tính chuyên nghiệp cao hơn, góp phần đưa kinh tế nông nghiệp nói chung phát triển.

Tính đến hết tháng 6/2019, Thành phố Hà Nội có khoảng 13.441 cơ sở, doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Trong đó có 1.032 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản do cấp thành phố quản lý; 12.409 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản do cấp quận, huyện, xã phường quản lý. Dịch vụ chế biến sản phẩm NNHC đã có sự phát triển và được quản lý theo tiêu chuẩn hữu cơ. Có trên 2.000 doanh nghiệp chế biến (chiếm 20%

96


tổng số cơ sở chế biến) đã xây dựng và áp dụng tốt chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến HACCP, ISO 220000…; gần 1.000 doanh nghiệp (chiếm 10%) có quy trình công nghệ sản xuất khép kín tự động. Các doanh nghiệp chế biến này cùng với những chủ trương, giải pháp hỗ trợ của Thành phố Hà Nội theo hướng liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị sẽ là nhân tố quan trọng trong phát triển các chuỗi và sản phẩm chế biến, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm ngành nông nghiệp[59].

Bên cạnh đó, tiêu thụ hàng nông sản, đưa hàng nông sản tới người tiêu dùng là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị hàng nông sản, đây là khâu quan trọng quyết định sự thành công của toàn bộ chuỗi. Thực tế cho thấy: đây là khâu có lợi nhuận cao nhất trong toàn chuỗi giá trị nông nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp tiêu thụ trước hết cần thực hiện đúng các cam kết về giá mua, khối lượng sản phẩm, thời điểm thu mua và cơ chế kiểm soát chất lượng sản phẩm để đảm bảo lợi ích cho các chủ thể khác trong liên kết, từ đó tạo sự bền vững trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp.

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã liên kết với nông dân và các hợp tác xã (HTX) để sản xuất NNHC, dần hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm NNHC ra thị trường, nhiều doanh nghiệp đã đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kích cầu người tiêu dùng và dẫn dắt, định hướng người nông dân sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thói quen tiêu dùng của thị trường. Mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp theo chuỗi như mô hình doanh nghiệp - HTX

- hộ nông dân ở vùng sản xuất hàng hóa tập trung và mô hình doanh nghiệp - hộ kinh doanh - hộ nông dân ở vùng sản xuất phân tán cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, quy trình kỹ thuật và nêu rõ yêu cầu chất lượng nông sản đối với các HTX, sau đó các HTX này chuyển giao lại cho xã viên thực hiện. Khi sản phẩm 61 hoàn thành, các xã viên có trách nhiệm chuyển lại cho HTX để hợp tác chuyển giao cho doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm.

97


Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thành phố hiện có 2 chợ đầu mối nông sản là Chợ đầu mối Phía Nam tại Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai do Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam khai thác, quản lý chợ; chợ đầu mối Minh Khai, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm do Chi nhánh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông thôn Hà Nội khai thác và quản lý. Các cơ quan quản lý nhà nước định kỳ kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP tại các chợ đầu mối và tuyên truyền, phổ biến kiến thức ATTP cho các hộ kinh doanh trong chợ. Tổ chức ký cam kết ATTP với 100% các hộ kinh doanh cố định tại chợ và lấy mẫu giám sát ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm nông sản tươi sống, thực phẩm chế biến tại chợ [7]. Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội đã thí điểm ghi chép sổ sách truy xuất nguồn gốc nông sản kinh doanh tại chợ theo nguyên tắc đảm bảo truy xuất được một bước trước và một bước sau quy định của Bộ NN&PTNT. Triển khai điều tra, khảo sát nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản của 500 hộ kinh doanh tại 2 chợ đầu mối nông sản, làm cơ sở thực hiện thí điểm thiết lập module quản lý truy xuất nguồn gốc nông sản trên “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội” [59]. Triển khai thực hiện chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 với 727 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho các siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể. Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ kết nối, giới thiệu hệ thống phân phối nông sản tại Hà Nội với các tỉnh, thành trên cả nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản xanh cho người nông dân [59]. Hàng năm, thành phố tổ chức các hội chợ, triển lãm, chương trình xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp; tăng cường công tác giám sát, kiểm định chứng nhận chất lượng sản phẩm; ban hành các chính sách hỗ trợ và xây dựng hệ thống các điểm bán hàng nông sản an toàn tại các siêu thị, chợ đầu mối, chợ bán lẻ. Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, liên kết với nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao.

98


Hà Nội đã tập trung thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Năm 2019, Thành phố đã đánh giá, phân hạng tổng số 301 sản phẩm, trong đó, có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 207 sản phẩm 4 sao và 88 sản phẩm 3 sao (đạt 100,3% kế hoạch năm 2019). Dự kiến, năm 2020, hoàn thiện và tổ chức đánh giá, phân hạng 700 sản phẩm trở lên. Ngoài ra, Hà Nội duy trì và phát triển 141 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…[59].

Mặt khác, việc truy xuất nguồn gốc cũng đang được tiến hành và phổ biến rộng rãi, đây là bước đầu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin về sản phẩm. Đây cũng là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn. Khi chủ động truy xuất bằng chính mã vạch trên mỗi sản phẩm thông qua hệ thống thông tin hiện đại, người tiêu dùng yên tâm mua sắm, còn nhà bán lẻ dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin ngược dòng, từ sản phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối. Xu hướng hiện nay là sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi.

3.2.2. Quan hệ lợi ích giữa chủ thể Nhà nước với các nhóm chủ thể quan hệ lợi ích trong chuỗi sản xuất hàng nông sản hữu cơ

Thứ nhất, về lợi ích của các chủ thể.

Chủ thể Nhà nước: Hà Nội đã bước đầu đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế nông nghiệp đã đề ra, bước đầu tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường.

Các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ: Các chủ thể tương đối tuân thủ các văn bản, chính sách của chính quyền về phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung và tuân thủ nghiêm các quy trình cung ứng nguyên liệu, cây, con giống đầu vào, quy trình sản xuất, quy trình sơ chế, chế biến và

99


bảo quản theo quy định. Những trường hợp không tuân thủ đúng quy trình sản xuất NNHC đều bị thanh tra, kiểm tra lại cho đến khi đảm bảo được các tiêu chí của NNHC. (Ví dụ như nhóm PGS ở Bái Thượng, Sóc Sơn, Hà Nội).

Thứ hai, về phương thức hài hòa lợi ích giữa các chủ thể. Về phân chia lợi ích

Việc phân chia lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển NNHC là vấn đề trừu tượng và khó lượng hóa trong liên kết chuỗi giá trị hàng nông sản của các chủ thể. Trên thực tế, chưa có một cơ chế đặc thù nào để phân chia lợi ích giữa các chủ thể nhằm hài hòa lợi ích của các bên. Sự phân chia lợi ích chủ yếu là tự phát và dựa vào sự lên xuống của giá cả thị trường và sự thỏa thuận theo hợp đồng kinh tế giữa các bên.

Về giải quyết xung đột

Trong chuỗi giá trị hàng nông sản hữu cơ, do có sự tham gia của nhiều chủ thể nên không thể tránh khỏi tranh chấp, xung đột về lợi ích. Tỷ lệ xung đột lợi ích giữa các chủ thể còn khá cao, đặc biệt là trong những năm đầu manh nha phát triển NNHC 2016. 2017 với tỷ lệ trên 40%. Tuy nhiên, những xung đột này có xu hướng giảm dần, đến nay chỉ còn 26.3% (2020)

Biểu đồ 3 1 Tỷ lệ xung đột và hài hòa xung đột giữa các chủ thể phát 1

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ xung đột và hài hòa xung đột giữa các chủ thể phát triển NNHC

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022