Nhóm Chủ Thể Cung Cấp Yếu Tố Đầu Vào Cho Quá Trình Sản Xuất Hàng Nông Sản

84


vùng bãi ven sông Hồng thuộc xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, quy mô diện tích khoảng 105ha; Khu nghiên cứu và phát triển giống, cây trồng công nghệ cao tại xã Song Phượng (huyện Đan Phượng), với quy mô diện tích 9,44ha; Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại vùng bãi ven sông Đáy thuộc xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng) quy mô diện tích 23,3ha; Khu sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái tại xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ), với quy mô diện tích khoảng 200ha; Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây), quy mô diện tích khoảng 80ha [43]. Những điều này sẽ góp phần củng cố niềm tin cho các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh phát triển NNHC trên địa bàn thành phố.

Trong công tác cấp giấy chứng nhận hữu cơ, trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực và nỗ lực không ngừng để mở rộng năng lực chứng nhận sản phẩm hữu cơ theo các chuẩn mực quốc tế, được quốc tế công nhận, trong đó có chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA.

Hình 3 1 Một số chứng nhận hữu cơ tiêu biểu Với những nỗ lực này nhiều 1

Hình 3.1: Một số chứng nhận hữu cơ tiêu biểu

Với những nỗ lực này, nhiều cơ sở sản xuất hàng nông sản hữu cơ của Hà Nội đã có được chứng nhận USDA như cơ sở sản xuất rau hữu cơ Đại Ngàn, một số hàng nông sản của công ty V-organic,… Điều này sẽ tạo ra uy

85


tín thương hiệu nông sản và tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng trong tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ. Mặt khác, tạo thuận lợi để hàng nông sản hữu cơ Hà Nội tiếp cận với thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trung tâm cũng xây dựng và áp dụng chuẩn mực theo TCVN 11041:2015 và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM, được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận là tổ chức chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn ISO 17065 với phạm vi 52 sản phẩm nông nghiệp, trong đó có chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, tại Quyết định số 593.2016/QĐ-VPCNCL ngày 15/12/2016 (VICAS 052 - PRO).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Trong đó, có 02 cơ sở sản xuất được đánh giá và cấp chứng nhận, 03 cơ sở (01 trồng trọt, 02 chăn nuôi) được thực hiện chuyển đổi [44, tr.3].

Thứ ba, ban hành các chính sách tín dụng ưu đãi đối với nông nghiệp xanh và dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh như: giảm lãi suất 0,5%/năm đối với nguồn vốn vay sản xuất, kinh doanh nông nghiệp xanh tại các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; bổ sung vốn vay với lãi suất ưu đãi qua ngân hàng CSXH thành phố cho các cơ sở, trang trại sản xuất nông nghiệp xanh; hỗ trợ 100% lãi suất theo mức lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh thành phố Hà Nội cho các cơ sở dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông sản với thời hạn tối đa 3 năm, mức vay được hỗ trợ tối đa 70% giá trị đầu tư của dự án [42]. Ngoài ra, còn có các chính sách hỗ trợ cụ thể: hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết, xây dựng mô hình khuyến nông; hỗ trợ 50% chi phí về giống và vật tư thiết yếu phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại các dự án nông nghiệp công nghệ cao; 100% chi phí bao bì, nhãn mác sản phẩm; 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ cao; hỗ trợ chi phí tư vấn, đánh giá, chứng nhận hoạt động sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ... [42]. Để phát triển NNHC, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 18-10-2018 về nâng cao năng

86


lực chứng nhận sản phẩm NNHC giai đoạn 2019-2020. Theo đó, Hà Nội xây dựng 5 đến 10 mô hình sản xuất NNHC với quy trình kỹ thuật tiên tiến, có sự kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn. 100% số hộ dân trong vùng quy hoạch sản xuất NNHC của thành phố được tập huấn về kỹ thuật, kỹ năng, nhận thức hiểu biết về tiêu chuẩn, tiêu chí NNHC...

Thứ tư, triển khai tích cực các khóa tập huấn, khóa học bồi dưỡng về đồng ruộng, quản lý dịch hại tổng hợp (IPN) và cách thức canh tác không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho các đơn vị chuyên môn kết hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại để tập huấn kịp thời kỹ thuật cũng như xúc tiến thương mại. Điển hình như trang trại Hoa Viên (Sóc Sơn) và một số điểm sản xuất rau hữu cơ ở Hà Nội, hàng tuần, hàng tháng thường có 6-10 cán bộ, kỹ thuật viên là người cấp Sở, huyện, xã cùng phối hợp chặt chẽ với các chủ thể trực tiếp sản xuất hàng nông sản hữu cơ để thực hiện trực tiếp các lớp học tại ruộng như: dùng bẫy hay bả chua ngọt để trừ trưởng thành họ ngài qua đêm, che vòm nilon sản xuất rau trái vụ, ngâm nước hạn chế sâu bệnh hại đất, dùng bột đậu tương để cải tạo đất,…hay làm thế nào để bón phân hiệu quả trên sườn đồi dốc trong bối cảnh nguồn phân hữu cơ ngày càng khan hiếm.

Thứ năm, tuyên truyền, nêu gương những điển hình tiên tiến về ứng dụng công nghệ cao cũng như quy trình sản xuất hữu cơ ch t chẽ, tạo được dấu ấn thương hiệu trên thị trường cũng như xúc tiến thương mại hàng nông sản hữu cơ. Những địa chỉ sản xuất kinh doanh hàng nông sản hữu cơ uy tín được chính quyền chọn lọc đưa tin bằng nhiều hình thức: giới thiệu trực tiếp thông qua các khóa bồi dưỡng, tập huấn; giới thiệu trên các phương tiện truyền thông như đài, báo, internet,…Ngoài ra, chính quyền địa phương còn thông qua các Hiệp hội Nông nghiệp, Hội Phụ nữ Hà Nội để quảng bá, giới thiệu hàng nông sản hữu cơ của các trang trại, nông trại, các HTX để người tiêu dùng yên tâm sử dụng. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng rất chú trọng đến các hoạt động xúc tiến thương mại; định kỳ tổ chức các diễn đàn, các Hội chợ triển lãm sản phẩm

87


nông nghiệp hữu cơ không chỉ tại Hà Nội mà còn tại mọi vùng miền khác nhau trên cả nước để giới thiệu hàng nông sản hữu cơ của Hà Nội.

Tóm lại, việc ban hành kịp thời các chương trình, kế hoạch và quy hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ của chính quyền và các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội bước đầu đã tạo ra những thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố. Đây chính là cơ sở có tính định hướng, là hành lang pháp lý quan trọng để NNHC phát triển và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia sản xuất để tìm kiếm lợi ích từ thị trường với nhiều tiềm năng và có khả năng đem lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư trong dài hạn.

3.2.1.2. Nhóm chủ thể cung cấp yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất hàng nông sản

Đối với các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi: Hệ thống cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp thông qua các hợp tác xã dịch vụ, các đại lý ủy quyền của các doanh nghiệp phát triển đa dạng cung cấp các loại cây giống, con giống và vật tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, mối liên kết giữa chủ thể sản xuất và các chủ thể cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất chưa thực sự bền vững, chủ yếu là mua đứt, bán đoạn, các chủ thể cung ứng yếu tố đầu vào chưa thực sự gắn trách nhiệm của mình với chất lượng các dịch vụ, yếu tố đầu vào cho sản xuất mà phần lớn dựa trên quảng cáo của các nhà sản xuất. Vì vậy, quan hệ lợi ích kinh tế giữa chủ thể sản xuất và chủ thể cung ứng yếu tố đầu vào chưa bền vững.

Đối với chủ thể là ngân hàng, nhà đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Thời gian qua, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có nhiều doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp lớn có tiềm lực về tài chính, KHCN đã quan tâm và đầu tư vào NNHC, đây là tín hiệu rất đáng mừng cho nền nông nghiệp của Thành phố, đồng thời là dấu hiệu đáng mừng đối với sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường sinh thái trên địa bàn Thủ đô. Bên

88


cạnh đó, thành phố đã có chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rõ ràng và có mục tiêu cụ thể, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp và gia nhập thị trường nông sản. Phát triển mối liên kết giữa đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân địa phương, tạo niềm tin để nhà đầu tư duy trì và mở rộng hoạt động. Có biện pháp để giảm chi phí thương mại khi thị trường vẫn bị phân đoạn do thuế quan, hàng rào phi thuế quan, thủ tục còn chưa tạo thuận lợi cho thương mại.

Đối với chủ thể là nhà khoa học: Ngày càng có nhiều nhà khoa học và các tổ chức KHCN quan tâm hơn đến NNHC thì phát triển nông nghiệp ứng dụng KHCN cao là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp trong xu thế hội nhập. Các nhà khoa học, các tổ chức KHCN là một trụ cột trong liên kết 04 nhà: Nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông, việc xây dựng và định hướng ứng dụng công nghệ cao vào NNHC đã được Hà Nội đặt ra từ khá sớm. Việc tham gia của các nhà khoa học sẽ nâng cao được chuẩn giá trị trong phát triển NNHC. Ngược lại, thông qua các mô hình sản xuất NNHC, đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người sản xuất tiếp cận, nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trong tỉnh theo hướng hàng hóa, hiện đại và bền vững.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển nông nghiệp xanh, hoạt động khoa học, công nghệ cho phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn Hà Nội đã hình thành và phát triển. Các nhà khoa học đã liên kết với doanh nghiệp, người nông dân để nghiên cứu và đưa vào sản xuất những sản phẩm công nghệ tiên tiến, có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn với giá thành hợp lý. Cụ thể: các giống lúa năng suất chất lượng, có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh; các loại cây đặc sản như nhãn chín muộn, bưởi tôm vàng, chuối tiêu hồng... Các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, áp dụng công nghệ cao, có hệ thống xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi… Xây dựng thương hiệu nông sản xanh cho những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa

89


phương như: Khoai lang Đồng Thái (huyện Ba Vì), Bưởi tôm vàng (huyện Đan Phượng), Nhãn chín muộn (huyện Hoài Đức)... Qua đó, đưa tỷ trọng ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố đạt trên 30%, năng suất tăng từ 10 - 12% so với sản xuất nông nghiệp truyền thống; giá trị kinh tế gia tăng từ 25 - 30% [42]. Công tác khuyến nông hoạt động hiệu quả: chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đúng thời vụ, thực hiện phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, phòng trừ dịch hại trên cây trồng; cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp xanh; triển khai dịch vụ bảo hiểm sản xuất nông nghiệp để hạn chế thiệt hại và rủi ro cho nông dân.

Ngoài việc thực hiện chuyển giao các kết quả nghiên cứu về giống vật nuôi, cây trồng cho các hộ sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, các nhà khoa học đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất NNHC đã xuất đưa thông tin lên hệ thống từ những khâu đầu của chuỗi sản xuất cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Tất cả thông tin về sản phẩm được lưu trữ vào máy chủ, dễ dàng truy xuất và người mua có thể xem thông tin về lô hàng trên hệ thống ngay khi lô hàng chưa rời khỏi nơi sản xuất. Có thể truy xuất nhanh nguồn gốc sản phẩm qua mã QR (QR code: mã vạch 2 chiều hay mã phản hồi nhanh, mã vạch ma trận) in trên bao bì sản phẩm bằng cách dùng ứng dụng quét mã trên điện thoại thông minh.

Công tác thú y, bảo vệ thực vật được chú trọng và hoạt động có hiệu quả, bảo đảm an toàn cho cả chăn nuôi và trồng trọt. Giai đoạn 2016 - 2020, cùng với việc nghiên cứu, ứng dụng sâu những tiến bộ KHCN vào sản xuất, kinh doanh, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là đưa giống mới đã làm tăng năng suất, đưa hiệu quả của sản xuất nông nghiệp ngoại thành tăng đều qua các năm. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp/1 ha đất nông nghiệp liên tục tăng nhờ việc đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN; GTSX nông, lâm, thủy sản đạt xấp xỉ 300 triệu đồng/ha, cao hơn giai đoạn 2010- 2015 và tăng 1,25 lần so với năm 2010. Về GTSX/lha đất sản xuất của

90


ngành chăn nuôi trong giai đoạn vừa qua có xu hướng tăng khá (7,3%/năm). Trong đó, lĩnh vực có mức tăng mạnh nhất là lĩnh vực chăn nuôi trâu, bò (34,4%/năm) và lĩnh vực chăn nuôi gia cầm (14,1%/năm) [59].

3.2.1.3. Nhóm chủ thể trực tiếp sản xuất hàng nông sản hữu cơ

Thứ nhất, giá cả thị trường của hàng nông sản hữu cơ tương đối cao và nguồn cung ít nên phần lớn chủ thể sản xuất đều gia tăng thu nhập.

Trước tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường trong thời gian gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm và lựa chọn các sản phẩm NNHC, bên cạnh đó, đời sống vật chất không ngừng tăng lên, người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm an toàn cho sức khỏe, trong đó có thực phẩm có nguồn gốc từ NNHC. Theo kết quả khảo sát của tác giả, có đến 76,5% số người được phỏng vấn rất quan tâm đến hàng nông sản hữu cơ, 18,2% quan tâm và chỉ có 2,1% là không có sự phân biệt hàng nông sản hữu cơ với hàng nông sản sản xuất an toàn hay sản xuất thường. Vì thế, nguồn cung hàng nông sản hữu cơ đến đâu thì có cầu đến đó, thậm chí cầu vượt quá cung. Nhờ đó, NNHC đã góp phần giảm khoảng cách giàu - nghèo giữa các quận nội thành với ngoại thành, người nông dân dễ dàng tiếp cận được với văn hóa, tri thức. Nhờ phát triển NNHC, kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ đã giúp cho đời sống người dân khu vực nông thôn ở Hà Nội ngày càng khá lên cả về vật chất lẫn tinh thần: thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng từ 33,0 triệu đồng/người/năm (năm 2015) lên 38,0 triệu đồng/người/năm (2018); số hộ ở khu vực ngoại thành được dùng điện từ 91,2% năm 2008 lên 99,6% năm 2015; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 63,2% lên 95,2%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 48% lao động xã hội khu vực nông thôn, trong đó, lao động qua đào tạo đạt 42,1%. Trên 91% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; 100% số xã và trên 30% số thôn có máy tính kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại [43]. Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ số

91


dân nông thôn trên địa bàn Thành phố được sử dụng nước sinh hoạt bảo đảm vệ sinh là 100%, trong đó có 38% số dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 100% số xã có trạm y tế, có bác sỹ và các xã đã cơ bản đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở một số huyện tương đối cao như Đan Phượng (80%), Phúc Thọ (80,2%), Phú Xuyên (75%), Chương Mỹ (76%)... trên 91% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; 100% số xã có máy tính kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại [53]. Ngoài ra, trình độ dân trí người dân nông thôn ngoại thành ngày càng được nâng cao; trình độ tổ chức quản lý chỉ đạo của cán bộ xã, cán bộ khuyến nông được đào tạo cẩn thận, tiếp thu nhanh tiến bộ KHCN để ứng dụng vào sản xuất.

Từ đó, các HTX của những hộ nông dân tham gia sản xuất NNHC cũng thu được nhiều lợi ích. Hợp tác xã lúa gạo xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ (170 tấn gạo/năm). HTX nông nghiệp Sông Hồng kinh doanh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất rau, củ, quả theo hướng hữu cơ trong nhà màng, sản xuất mạ khay, chuyển giao cơ giới hóa đồng bộ về gieo trồng lúa. Cứ với 1.000m2 trồng dưa vàng Kim Hồng Ngọc, 1 năm 3 vụ, mỗi vụ 3 tấn dưa, mỗi năm cho thu 270 triệu đồng. Chi phí nhân công, giống, phân bón, khấu hao nhà màng… khoảng 75 triệu đồng. Tính riêng làm quả dưa sạch,

HTX thu lãi 195 triệu đồng. Nếu tính gộp các khoản rau mầm và thu khác thì hiệu quả cao hơn nhiều lần so với cây lúa và cho thu về 1,5 tỷ đồng/năm. Vào thời vụ, HTX có 30 công nhân là người trong và ngoài địa phương, tạo công việc ổn định với thu nhập bình quân 5 - 7 triệu đồng/người/tháng [21].

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng có những tín hiệu khả quan. Trang trại chăn nuôi Bảo Châu (50 tấn thịt lợn/năm), trang trại Hoa Viên (150 tấn rau củ quả/năm)… Lợi nhuận bình quân của một doanh nghiệp trong ngành trực tiếp sản xuất nông nghiệp đạt 1,08 tỷ đồng/năm [25]. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp ngành khác thì đây là một con số rất khiêm tốn. Như vậy, có thể thấy thu nhập của hộ nông dân, các

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí