44
tốt nhất để vừa nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu, vừa giúp nông sản nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ giúp các chủ thể đến với nhau để tìm ra phương thức kết hợp tối ưu nhất nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, vốn, công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất để cho ra đời những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, giá thành phù hợp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của của nông sản hữu cơ. Từ đó nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho nông sản trên thị trường thế giới.
Năm là, hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể sẽ góp phần củng cố, duy trì các mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh, từ đó thực hiện phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất.
Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống với công nghệ sản xuất hiện đại. Do đó phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ đòi hỏi quá trình phân công lao động không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn cả trong khu vực nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, đa dạng hóa với hai xu hướng là: (i) chuyển từ lao động nông nghiệp với kỹ thuật và phương thức truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại; (ii) chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển sẽ mở ra những ngành nghề mới như: dịch vụ về cây, con giống đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản xuất hữu cơ; dịch vụ về khoa học, kỹ thuật cho sản xuất; dịch vụ về kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm; chế biến và bảo quản nông sản; phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng... Ngoài ra, việc phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn cho phép khai thác các loại hình du lịch sinh thái kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng với tham quan các khu trang
45
trại nông nghiệp hữu cơ, trong đó cho phép du khách thực hiện một khâu nào đó trong quá trình sản xuất (thường là khâu thu hoạch rau, củ, quả hoặc gieo cấy). Đây là loại hình dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Như vậy, hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ kết nối người nông dân với các chủ thể khác trong chuỗi sản xuất, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất, phân công lao động nông nghiệp, nông thôn.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Lợi Ích, Quan Hệ Lợi Ích Trong Phát Triển Nền Kinh Tế Nói Chung Và Trong Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hữu Cơ Nói Riêng
- Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Đã Công Bố Có Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án Và Khoảng Trống Nghiên Cứu
- Đặc Điểm Quan Hệ Lợi Ích Trong Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Sự Tác Động Của Quan Hệ Lợi Ích Trong Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ
- Kinh Nghiệm Thực Tiễn Về Hài Hõa Quan Hệ Lợi Ích Trong Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Và Bài Học Cho Thành Phố Hà Nội
- Khái Quát Chung Về Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Ở Thành Phố Hà Nội
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Sáu là, hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân khu vực nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp hữu cơ với quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống các tiêu chí thân thiện với môi trường, loại bỏ hoàn toàn các chất hóa học ra khỏi quy trình sản xuất. Vì vậy, một mặt phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đó cũng chính là môi trường sống của người nông dân, mặt khác với hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất nông nghiệp truyền thống, sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần cải thiện thu nhập, từ đó nâng cao chất lượng đời sống của người dân khu vực nông thôn.
Ngoài ra, việc loại bỏ các chế phẩm hóa học khỏi chu trình sản xuất nông nghiệp, dựa vào các sản phẩm của nguồn gốc hữu cơ và các loài thiên địch để bảo vệ cây trồng, vật nuôi sẽ góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững và thích ứng tốt với những biến đổi của khí hậu.
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
2.2.1. Nội dung quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
2.2.1.1. Các chủ thể quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
46
Chủ thể Nhà nước: Chủ thể Nhà nước được bàn đến ở đây là các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và với các chức năng chuyên biệt theo sự phân công của bộ máy quản lý hành chính nhà nước như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư,...); là chủ thể có vai trò quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý cho thực hiện quan hệ lợi ích và phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng như hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ trên các phương diện: (i) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển nông nghiệp hữu cơ; (ii) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp quy về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; (iii) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nông nghiệp hữu cơ; (iv) Tổ chức, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ cho phát triển nông nghiệp hữu cơ; (v) Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp hữu cơ; (vi) Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ; (vii) Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp hữu cơ. Như vậy, lợi ích của chủ thể Nhà nước đại diện cho lợi ích của toàn xã hội trong phát triển nông nghiệp hữu cơ và lợi ích đó không đồng nhất với lợi ích cục bộ của các cơ quan nhà nước hay các công chức có liên quan.
Nhóm chủ thể cung ứng các yếu tố đầu vào, chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ (gọi tắt là chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ): Nhóm chủ thể cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất bao gồm: doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, ngân hàng, nhà khoa học, nhà tư vấn sản xuất. Hoạt động của các chủ thể này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thông qua việc cung ứng đầy đủ các yếu tố đầu vào cho sản xuất với chất lượng đảm bảo, đầy đủ về số lượng, kịp về thời vụ sẽ
47
góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm hữu cơ từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Từ đó, đem lại lợi ích cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ là lợi nhuận cao.
Nhóm chủ thể trực tiếp sản xuất hàng nông sản hữu cơ bao gồm: doanh nghiệp, hộ nông dân, hợp tác xã. Đây là lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cung ứng cho thị trường; là các chủ thể giữ vai trò quan trọng nhất đối với việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, mọi quy trình sản xuất liên quan trực tiếp tới chất lượng sản phẩm đều gắn liền với hoạt động thực tiễn của chủ thể sản xuất. Lợi ích của họ chính là lợi nhuận thu được sau khi bán sản phẩm nông sản hữu cơ. Tuy nhiên, đây lại là chủ thể có vị thế rủi ro nhất trong số các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Vì vậy, việc đảm bảo lợi ích kinh tế cho chủ thể sản xuất trong phát triển nông nghiệp hữu cơ có ý nghĩa quan trọng quyết định tới sự phát triển ổn định, bền vững của chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Nhóm chủ thể chế biến, tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ bao gồm doanh nghiệp chế biến và bảo quản nông sản; doanh nghiệp thu mua và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng, HTX. Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng tới việc nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung, trong đó có sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Việc liên kết chặt chẽ và thực hiện đúng các cam kết trong các hợp đồng kinh tế sẽ đảm bảo cho các chủ thể chế biến nông sản hữu cơ đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và đảm bảo lợi ích của mình là nguồn thu nhập cao. Vì vậy, có thể nói lợi ích giữa chủ thể sản xuất và chủ thể chế biến có mối quan hệ khá chặt chẽ và bền vững.
2.2.1.2. Quan hệ lợi ích giữa chủ thể nhà nước với các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ
Lợi ích của chủ thể Nhà nước và các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ
48
Hoạt động của các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ đều dựa trên thể chế, chính sách của Nhà nước. Mỗi một chủ thể hoạt động tốt, trôi chảy sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thông qua việc cung ứng đầy đủ các yếu tố đầu vào cho sản xuất với chất lượng đảm bảo, đầy đủ về số lượng sẽ góp phần đảm bảo tiến độ sản xuất, kịp mùa vụ. Từ đó, các chủ thể sản xuất trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. theo quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuân thủ các quy định về chế độ giám sát để đảm bảo các tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Sau đó, nông sản hữu cơ được thu hái, chuyển đến khâu chế biến, tiêu thụ. Hoạt động của khâu này này góp phần làm gia tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Thông qua hoạt động chế biến và bảo quản giúp nông sản có thể giữ được chất lượng tươi, ngon trong thời gian lâu hơn, từ đó có thể cung ứng hàng nông sản hữu cơ tới nhiều thị trường hơn, thậm chí là xuất khẩu ra nước ngoài. Thực hiện được chuỗi giá trị hàng nông sản như vậy, chủ thể nào cũng sẽ đều thu được lợi ích.
Trong mối quan hệ lợi ích này, lợi ích mà nhà nước thu về trước hết là các mục tiêu về phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Ngoài ra nhà nước còn thu được thuế từ các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ để bổ sung vào nguồn ngân sách hoạt động của mình. Đối với các chủ thể trong chuỗi giá trị hàng nông sản hữu cơ thì thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, các chủ thể này đưa các chiến lược, kế hoạch, chính sách của nhà nước vào đời sống thực tiễn, hiện thực hóa các mục tiêu của Nhà nước; dựa trên các quy định của pháp luật và các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng để lựa chọn lĩnh vực sản xuất phù hợp nhằm tận dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước để tìm kiếm lợi ích tối đa. Thông qua việc tìm
49
kiếm lợi ích đó, các chủ thể này góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển và đóng góp thuế cho nhà nước theo quy định. Cụ thể: Lợi ích thu được của các chủ thể cung ứng các yếu tố đầu vào tương đối độc lập với hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản; lợi ích thu được của các chủ thể sản xuất trực tiếp hàng nông sản hữu cơ chính là phần lợi nhuận sau khi bán sản phẩm đã trừ đi các khoản chi phí sản xuất (bao gồm cả chi phí tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ, chi phí trả lãi cho ngân hàng...); lợi ích mà chủ thể chế biến, tiêu thụ thu được thực chất là một phần của lợi nhuận bình quân mà chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ thu được chi trả để chủ thể này chế biến, tiêu thụ hàng nông sản cho mình.
Phương thức hài hòa lợi ích giữa chủ thể nhà nước và các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ
Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ có sự khác biệt, có thể thống nhất hay mâu thuẫn với nhau, hài hòa hoặc bất bình đẳng trong thụ hưởng lợi ích… Vì thế, hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể là “chất kết dính” gắn bó họ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ là quá trình Nhà nước và các chủ thể kinh tế (HTX, nông dân và doanh nghiệp) thực hiện xây dựng, hoàn thiện, xác lập những phương thức để dựa trên cơ sở đó mà lợi ích giữa các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ được thụ hưởng tương xứng với những đóng góp của các chủ thể đó đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, một mặt, phải đảm bảo nâng cao lợi nhuận, thu nhập và nâng cao đời sống của doanh nghiệp, HTX, nông dân, từ đó giúp các chủ thể gắn bó lâu dài với sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mặt khác, phải đảm bảo cho Nhà nước thu được lợi ích trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, từ đó Nhà
50
nước mới có động lực phát triển, giúp các chủ thể gia tăng lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Như vậy, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ không phải chỉ dừng lại ở mức độ “đôi bên cùng có lợi” mà cần phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể phải tương xứng với vị trí, vai trò của họ có trong phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Do đó, để đạt được lợi ích cao nhất cho các chủ thể phát triển nông nghiệp hữu cơ, cần có một phương thức hài hòa quan hệ lợi ích phù hợp và hiệu quả.
Trước tiên, cần xác định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể (Nhà nước, HTX, nông dân, doanh nghiệp...) tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là theo chuỗi giá trị. Cần hoàn thiện những thể chế, những nguyên tắc, những thiết chế, chế tài và quy định để chỉ rõ, cụ thể, dễ nhận biết các quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể trong mối liên kết sản xuất - kinh doanh hàng nông sản hữu cơ. Quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, các chế tài phải đảm bảo tính khách quan, tuyệt đối không được thực hiện tư duy chủ quan, nóng vội, duy ý chí để áp đặt hoặc đi ngược quy luật kinh tế khách quan. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò là chủ thể chính trong việc giải quyết quan hệ lợi ích giữa các bên trong phát triển NNHC. Đặc biệt, vai trò điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa người nông dân và doanh nghiệp là quan hệ chủ yếu và chi phối nhất. Phương thức điều hành, điều tiết quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ ở chỗ: Nhà nước đứng ra làm trung gian cho các cam kết hợp tác giữa người nông dân và doanh nghiệp, điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo đúng quy định của pháp luật, đề ra và thực thi các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người dân phát triển nông nghiệp hữu cơ như: chính sách về tích tụ và thuê đất nông nghiệp, chính sách vay ưu đã của ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân... Nhà nước và các cơ quan chức năng (các sở, ban, ngành trong bộ máy chính quyền tại địa phương) là chủ thể thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành hệ thống các văn bản
51
quy phạm pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, các chính sách kinh tế... để tạo lập hành lang pháp lý, cơ chế hoạt động cho mọi chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế, trong đó có các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Thứ hai, các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ cần thực thi nghiêm túc những chính sách mà Nhà nước đã đề ra. Các văn bản pháp lý chính là chế tài, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện lợi ích cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ.
Thứ ba, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách phân phối lợi ích, thu nhập, chính sách giá cả… Cơ chế, chính sách phân phối cần phải dựa trên cơ sở các nguồn lực đóng góp trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng nông sản hữu cơ, vai trò của các chủ thể trong chuỗi giá trị hàng nông sản hữu cơ. Phát huy vai trò của thị trường, tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan. Đồng thời, phát huy vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết hợp lý quan hệ phân phối.
2.2.2. Tiêu chí đánh giá quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
2.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá quan hệ lợi ích của các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thứ nhất, sự đa dạng quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ: Thể hiện qua số lượng các chủ thể sự tham gia vào thị trường hàng nông sản hữu cơ, thể hiện qua mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị trong các mô hình nông nghiệp hữu cơ,...
Thứ hai, sự bền vững của các mối quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ: Được thể hiện ở tính gắn kết lâu dài giữa các chủ thể tham gia vào phát triển NNHC. Sự gắn kết, hợp tác này là liền mạch hay đứt đoạn, có sự ràng buộc bởi các hợp đồng kinh tế hay chỉ là những thỏa thuận miệng,…
Thứ ba, sự hài hòa của các mối quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ: Thể hiện sự tương quan giữa đóng góp về kết quả, hiệu quả sản