Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lâm Đồng - 21


hình đã hạn chế thu thập dữ liệu tại các vùng nông thôn khác và mở ra hướng nghiên cứu mới tiếp theo trên cơ sở tiếp cận tất cả các điểm đến vùng nông thôn giúp kết quả nghiên cứu được tổng quát hơn. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này cần thời gian dài hơn, chi phí đi lại tốn kém hơn, di chuyển khoảng cách xa, nhiều đoạn đường rất xấu, đi lại khó khăn, cần thời gian để xác định mở rộng các đối tượng phỏng vấn. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết hợp phương pháp định lượng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ HTCBLQ, xác định độ tin cậy và độ phù hợp của dữ liệu. Do đó, mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án.

Thứ hai, nghiên cứu này giới hạn vào các quan hệ hợp tác trực tiếp, lâu dài, thân thuộc địa phương nên chưa mở rộng tiếp cận các bên liên quan thuộc chính quyền cấp trung ương, cơ quan quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực khác và khách du lịch nên đây cũng là gợi ý nghiên cứu cho tương lai.

Thứ ba, nghiên cứu này đã chỉ ra các hình thức hợp tác, nhân tố thúc đẩy và hạn chế quan hệ HTCBLQ, những yếu tố để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững và những khó khăn thách thức cho PTDLNT theo hướng bền vững. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chưa chỉ ra các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác, như tính cách, sở thích, thói quen, sự năng động, ưa thích giao tiếp,... cũng có thể ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia hợp tác và hợp tác hiệu quả.


TÓM TẮT CHƯƠNG 5


Nội dung chương này tập trung vào thảo luận kết quả nghiên cứu của luận án, trên cơ sở đó tác giả đề xuất khung nghiên cứu. Đầu tiên, xác định các bên liên quan phù hợp tham gia trong HTCBLQ trong PTDLNT. Các bên liên quan được đề xuất trong khung nghiên cứu gồm CQĐP, DNDL, người dân địa phương và nhóm hỗ trợ (nhà nghiên cứu, hiệp hội, hội phụ nữ, dự án,...). Thứ hai, các hình thức hợp tác, sự tương tác giữa các bên liên quan và lộ trình HTCBLQ được xác định. Lộ trình hợp tác cần xem xét đến mục tiêu, thảo luận cởi mở, niềm tin, sự đồng thuận và duy trì sự tương tác. Thứ ba, để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững còn cần thêm nhân tố cam kết. Thứ tư, nhân tố theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cũng cần được xem xét cho cả hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững và thứ năm là PTDLNT theo hướng bền vững. PTDLNT theo hướng bền vững cần phải giải quyết được các vấn đề 1) Tích hợp PTDLNT bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương; 2) Bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường; 3) Nâng cao nhận thức các bên liên quan và xây dựng năng lực cộng đồng và 4) Dung hòa giữa HTCBLQ và cạnh tranh.

Trên cơ sở các thảo luận, khung nghiên cứu về HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững được xây dựng. Đây là đóng góp có ý nghĩa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài. Tiếp đến luận án bàn luận mở rộng khuyến nghị cho tổng thể PTDLNT của tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời luận án cũng đề xuất những các hàm ý nghiên cứu tiếp theo. Các hàm ý tập trung vào thúc đẩy HTCBLQ hiệu quả trong PTDLNT theo hướng bền vững. Do đặc điểm là vùng nông thôn, nên các hàm ý có đề cập thêm đến phát triển các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, sản xuất,...). Do đó, các hàm ý bao gồm: 1) Nâng cao nhận thức các bên liên quan về hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững; 2; Trao quyền và xây dựng năng lực hợp tác, đặc biệt đối với CĐĐP; 3) Củng cố niềm tin giữa các bên liên quan; 4) Tăng cường cam kết trong hợp tác giữa các bên liên quan và 5) Dung hòa HTCBLQ và cạnh tranh giữa các bên liên quan.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lâm Đồng - 21

PTDLNT tại tỉnh Lâm Đồng đang có rất nhiều thuận lợi cũng như những hạn chế nhất định, do đó HTCBLQ được xem như một trong số các giải pháp thiết thực để thúc đẩy PTDLNT theo hướng bền vững. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các bên liên quan, các hình thức hợp tác và vai trò của các bên liên quan trong hợp tác; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác trong PTDLNT; xác định yếu tổ để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận án đã tổng quan nghiên cứu về DLNT, PTDLNT theo hướng bền vững, HTCBLQ, để xác định khoảng trống nghiên cứu. Từ đó tổng hợp cơ sở lý thuyết về DLNT và hợp tác. Lý thuyết các bên liên quan được ứng dụng để xác định bản chất HTCBLQ trong PTDLNT bền vững thông qua đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở quan trọng cho các nội dung nghiên cứu của luận án trong các chương tiếp theo.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp được lựa chọn. Hai địa bàn huyện Lâm Hà và Lạc Dương được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì có mức độ tập trung cho PTDL cao hơn các huyện khác và có những đặc trưng riêng về loại hình du lịch. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các hình thức hợp tác, các quan hệ hợp tác, sự tương tác trên hai địa bàn và vai trò hợp tác. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được 05 nhân tố thúc đẩy quan hệ HTCBLQ, bao gồm: nhân tố lợi ích, thông tin và giao tiếp, niềm tin, cam kết, vai trò người trưởng nhóm và sự tham gia bình đẳng, trong đó nhân tố vai trò người trưởng nhóm và sự tham gia bình đẳng được khám phá có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng người Cơ Ho khi tham gia hợp tác. Đồng thời, 05 nhân tố hạn chế hợp tác bao gồm nhân tố năng lực tham gia của các bên liên quan; thời gian; thông tin và giao tiếp; tổ chức, quản lý và cơ chế chính sách; trong đó. Bên cạnh những nhân tố được các nghiên cứu trước chỉ ra, nghiên cứu này cũng đã xác định được các nhân tố hạn chế HTCBLQ trong PTDLNT tại vùng nông thôn, bao gồm nhân tố năng lực tham gia của các bên, quản lý và cơ chế chính sách và khả năng tiếp cận điểm đến. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững cần xây dựng lộ trình hợp tác và nâng cao khả năng tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là người dân vùng nông thôn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng xác 08 yếu tố thuộc về những khó khăn thách thức trong PTDLNT theo hướng bền vững tại hai địa bàn nghiên cứu. Và để PTDLNT theo hướng bền vững thì bên cạnh ba trụ cột bền vững gồm các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường thì tại vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng thì cần nâng cao nhận thức các bên liên quan và xây dựng năng lực cộng đồng và dung hòa hợp tác và cạnh tranh giữa các bên tại điểm đến vùng nông thôn.


Những phát hiện của nghiên cứu đã giúp làm rõ hơn quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT và hợp tác thành công cho PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng. HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững có thể thành công nếu 1) các bên liên quan được nâng cao nhận thức về hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững;

2) trao quyền và xây dựng năng lực hợp tác, đặc biệt đối với CĐĐP; 3) củng cố niềm tin giữa các bên liên quan; 4) tăng cường cam kết trong HTCBLQ và 5) dung hòa hợp tác và cạnh tranh giữa các bên liên quan. Đây cũng là các hàm ý của luận án.

Cuối cùng, đóng góp lớn nhất của luận án là xây dựng khung nghiên cứu về HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững trên cơ sở kết quả thực nghiệm. Khung nghiên cứu này được điều chỉnh dựa trên khung nghiên cứu lý thuyết được đề xuất ở chương 2 và kết quả nghiên cứu của luận án. Đây là đóng góp có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn của luận án.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ


1. Nguyễn Thị Thanh Ngân (2016), ―SWOT Analysis of Stakeholder collaboration in Sustainable Rural Tourism Development in Lam Dong Province, Viet Nam‖, Proceedings, 4th ASEAN Conference on Humanities and Social Sciences. Political Science Association of Kasetsart University, ISBN 978-616-92558-1-9; tr.23-28, 11-13 February 2016, Siem Reap, Cambodia.

2. Nguyễn Thị Thanh Ngân (2016), ―Thúc đẩy du lịch nông thôn - cơ hội để phát triển bền vững vùng nông thôn‖, Tạp chí du lịch, ISSN 0866-7373, số 8 năm 2016

3. Nguyễn Thị Thanh Ngân (2016), ―Vai trò của hợp tác bên liên quan ở địa phương trong phát triển du lịch nông thôn bền vững tại Lâm Đồng‖, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Phát triển du lịch bền vững: Vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, Khoa Du lịch và Khách sạn trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp Tổng cục Du lịch Việt Nam, ISBN978 - 604 - 946 - 173 - 6, tr.215-228.

4. Nguyễn Thị Thanh Ngân, Đồng Xuân Đảm, Phạm Hồng Long (2019), ―Hợp tác các bên liên quan cho phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, Trường hợp tỉnh Lâm Đồng‖, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN 0866-7120, số 24, tháng 8/2019, tr.135-138.

5. Nguyễn Thị Thanh Ngân, Đồng Xuân Đảm, Phạm Hồng Long (2019), ―Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hợp tác các bên liên quan địa phương trong phát triển du lịch tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng‖, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, ISSN 1859-0012, số 266, tháng 8/2019, tr.63-73.

6. Nguyễn Thị Thanh Ngân, Lê Thị Nhuấn (2016), ―Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người K‘ho Lâm Đồng‖, Tạp chí du lịch, ISSN 0866-7373, số 11 năm 2016.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Aas, C., Ladkin, A., & Fletcher, J. (2005), ‗Stakeholder collaboration and heritage management‘, Annals of tourism research, số 32(1), tr.28-48.

2. Adeyinka-Ojo, S. F., Khoo-Lattimore, C., & Nair, V. (2014), ‗A framework for rural tourism destination management and marketing organisations‘, Procedia- Social and Behavioral Sciences, số 144, tr.151-163.

3. Amir, A. F., Ghapar, A. A., Jamal, S. A., & Ahmad, K. N, (2015), ‗Sustainable tourism development: A study on community resilience for rural tourism in Malaysia‘, Procedia-Social and Behavioral Sciences, số 168, tr.116-122.

4. Andereck, K. L., & Vogt, C. A. (2000), ‗The relationship between residents‘ attitudes toward tourism and tourism development options‘, Journal of Travel research, số 39(1), tr.27-36.

5. Ap, J. (1992), ‗Residents' perceptions on tourism impacts‘, Annals of tourism Research, số 19(4), tr.665-690.

6. Aref, F., & Gill, S. S. (2009), ‗Rural tourism development through rural cooperatives‘, Nature and Science, số 7(10), tr.68-73.

7. Arnaboldi, M., & Spiller, N. (2011), ‗Actor-network theory and stakeholder collaboration: The case of Cultural Districts‘, Tourism Management, số 32(3), tr.641-654.

8. Atterton, J. (2007), ‗The Strength of Weak Ties: Social Networking by Business Owners in the Highlands and Islands of Scotland‘, Sociologia Ruralis, số 47(3), tr.228-245.

9. Augustyn, M. M., & Knowles, T. (2000). ‗Performance of tourism partnerships: a focus on York‘. Tourism management, 21(4), 341-351.

10. Aylward, E., & Kelliher, F. (2009), ‗Rural tourism development: proposing an integrated model of rural stakeholder network relationships‘, tr.1-26, Waterford Institute of Technology, Open Access Repository, Nguồn: https://repository.wit.ie/.

11. Ban chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ban hành ngày 16 tháng 01 năm 2017.

12. Baxter, P., & Jack, S. (2008), ‗Qualitative case study methodology: Study design and implementation for novice researchers‘, The qualitative report, số 13(4), tr.544-559.


13. Barkauskas, V., Barkauskienė, K., & Jasinskas, E. (2015), ‗Analysis of macro environmental factors influencing the development of rural tourism: Lithuanian case‘, Procedia-Social and Behavioral Sciences, số 213, tr.167-172.

14. Blancas, F. J., González, M., Lozano-Oyola, M., & Perez, F. (2010), ‗The assessment of sustainable tourism: Application to Spanish coastal destinations‘, Ecological indicators, 10(2), 484-492.

15. Blancas, F. J., Lozano-Oyola, M., González, M., Guerrero, F. M., & Caballero,

R. (2011), ‗How to use sustainability indicators for tourism planning: The case of rural tourism in Andalusia (Spain)‘, Science of the Total Environment, 412, 28-45.

16. Benckendorff, P. (2010), ‗Exploring the limits of tourism research collaboration: A social network analysis of co-authorship patterns in Australian and New Zealand tourism research‘, CAUTHE 2010: Tourism and Hospitality: Challenge the Limits, 151.

17. Beritelli, P. (2011), ‗Cooperation among prominent actors in a tourist destination‘, Annals of Tourism Research, số 38(2), tr.607-629.

18. Bhattacharjee, B. J., (2015), ‗A study on scope for development of rural tourism in villages of slamll towns with special reference to Hailakandi district of Assam‘, Indian journal of applied research, Commerce, tập 5, số 2, tr.836-838.

19. Bieger, T., & Laesser, C. (2004), ‗Information sources for travel decisions: Toward a source process model‘, Journal of Travel Research, số 42(4), tr.357-371.

20. Boggs, J. S., & Rantisi, N. M. (2003), ‗The'relational turn'in economic geography‘, Journal of economic geography, tập 3(2), tr.109-116.

21. Bramwell, B., & Lane, B. (Eds.) (2000), Tourism collaboration and partnerships: Politics, practice and sustainability‘, Channel View Publications, tập 2, tr.1-28.

22. Brown, K. G. &R. Geddes (2007), ‗Resorts, culture, and music: the Cape Breton tourism cluster‘, Tourism Economics, số 13(1), tr.129-141.

23. Byrd, E. T. (2007), ‗Stakeholders in sustainable tourism development and their roles: applying stakeholder theory to sustainable tourism development‘, Tourism Review, số 62(2), tr.6-13.

24. Bramwell, B., & Sharman, A. (1999), ‗Collaboration in local tourism policymaking‘, Annals of tourism research, số 26(2), tr.392-415.

25. Briedenhann, J., & Wickens, E. (2004), ‗Rural tourism--meeting the challenges of the new South Africa‘, The international journal of tourism research, số 6(3), tr.189-203.


26. Bùi Thị Lan Hương (2010), ‗Du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn‘, Nội san trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr.51-53.

27. Buhalis, D. (2000), ‗Marketing the competitive destination of the future‘, Tourism management, số 21(1), tr.97-116.

28. Byrd, E. T., & Gustke, L. (2007), ‗Using decision trees to identify tourism stakeholders: The case of two Eastern North Carolina counties‘, Tourism and Hospitality Research, số 7(3-4), tr.176-193.

29. Byrd, E. T., Bosley, H. E., & Dronberger, M. G. (2009), ‗Comparisons of stakeholder perceptions of tourism impacts in rural eastern North Carolina‘, Tourism Management, số 30(5), tr.693-703.

30. Butterfield, K. D., Reed, R., & Lemak, D. J. (2004), ‗An inductive model of collaboration from the stakeholder‘s perspective‘, Business & Society, số 43(2), tr.162-195.

31. Cánoves, G., Villarino, M., Priestley, G. K., & Blanco, A. (2004), ‗Rural tourism in Spain: an analysis of recent evolution‘, Geoforum, số 35(6), tr.755-769.

32. Cawley, M., & Gillmor, D. A. (2008), ‗Integrated rural tourism: Concepts and Practice‘, Annals of tourism research, số 35(2), tr.316-337.

33. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2014) phối hợp thực hiện, Dự án xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp, từ tháng 4/2014.

34. Choi, H. C., & Murray, I. (2010), ‗Resident attitudes toward sustainable community tourism‘, Journal of Sustainable Tourism, số 18(4), tr.575-594.

35. Choi, H. S. C., & Sirakaya, E. (2005), ‗Measuring residents‘ attitude toward sustainable tourism: Development of sustainable tourism attitude scale‘, Journal of Travel Research, số 43(4), tr.380-394.

36. Chuang, S. T. (2013), ‗Residents' attitudes toward rural tourism in Taiwan: A comparative viewpoint‘, International journal of tourism research, số 15(2), tr.152-170.

37. Churugsa, W., McIntosh, A. J., & Simmons, D. (2007), ‗Sustainable tourism planning and development: Understanding the capacity of local government‘, Leisure/Loisir, số 31(2), tr.453-473.

38. Claire, H. T., & Eleri, J. (2012), ‗Local leadership for rural tourism development: A case study of Adventa, Monmouthshire, UK‘, Tourism Management Perspectives, số 4, tr.28-35. doi: doi:10.1016/j.tmp.2012.04.006.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023