Tổng Hợp Các Những Hạn Chế Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan Trong Ptdlnt Tại Hai Huyện


đồng bào nên giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng cũng là những khó khăn cản trở quá trình giao tiếp và phối hợp với đối tác bên ngoài. Nhân tố ―Khả năng tiếp cận‖ chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ 16% nhưng đây cũng là yếu tố nhiều DNDL băn khoăn khi hợp tác tổ chức các chương trình du lịch. Vị trí kém thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, khó tiếp cận điểm đến, hạn chế trong tổ chức sản phẩm cũng là những nguyên nhân làm hạn chế hợp tác.

Bảng 4.1: Tổng hợp các những hạn chế hợp tác giữa các bên liên quan trong PTDLNT tại hai huyện


Những hạn chế hợp tác

Các bên liên quan


CQĐP

Người dân địa

phương

Đại diện doanh

nghiệp

Nhà nghiên

cứu

Thành viên dự

án

1.Năng lực tham gia của các bên liên quan

Nhận thức của người dân về tinh thần hợp tác còn hạn chế, thiếu nguồn lực để

tham gia hợp tác PTDLNT


7


5


10


2


2

CQĐP chưa thể hiện đầy đủ vai trò trong quản lý và trách nhiệm trong phối

hợp cho PTDLNT


5


3


15


1


2

Cạnh tranh giữa các nhóm cồng chiêng trong cộng đồng tại huyện Lạc Dương và cạnh tranh giữa các nông hộ tại

huyện Lâm Hà.


4


6


7


1


2

2. Thời gian

Tính mùa vụ trong lĩnh vực nông nghiệp

3

4

13

2

1

3. Thông tin và giao tiếp

Khoảng cách giao tiếp, giao tiếp thiếu

cởi mở

4

2

5

1

1

Ngôn ngữ (người Cơ Ho và ngoại ngữ)

2

2

9

-

1

4. Quản lý và cơ chế chính sách

Thiếu sự hỗ trợ từ CQĐP, đặc biệt gắn với

chương trình xây dựng nông thôn mới

5

10

5

2

-

Thiếu niềm tin của các bên liên quan

vào CQĐP

-

2

7

1

1

5.Khả năng tiếp cận






Vị trí kém thuận lợi, giao thông đi lại

khó khăn, phương tiện vận chuyển khó tiếp cận điểm đến,…


3


4


14


1


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lâm Đồng - 19

Nguồn: Tác giả tổng hợp


4.5.5. Những yếu tố để hợp tác thành công cho phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững

Qua phân tích dữ liệu cho thấy, tại hai huyện để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững cần hội tụ nhiều yếu tố. Tại huyện Lâm Hà và Lạc Dương đều cần cơ chế, lộ trình, xác định đối tác phù hợp, các bên tham gia hợp tác đầy đủ, phát huy năng lực của người dân, vai trò của CQĐP, công tác kiểm tra giám sát, hạn chế cạnh tranh để hợp tác thành công, thiếu nhận thức về hợp tác và PTDL. Tại huyện Lâm Hà, kêt quả nghiên cứu chỉ ra bổ sung cần sự phối hợp các cơ quan ban ngành, chẳng hạn phòng nông nghiệp, văn hóa - thông tin,... trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và du lịch; đồng thời củng cố niềm tin, trao quyền, trách nhiệm và cam kết giữa các bên trong hợp tác. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu tại huyện Lạc Dương có bổ sung thêm cần thảo luận cởi mở, xác định mục tiêu, lợi ích và sự đồng thuận. Từ những phân tích, kết quả nghiên cứu được tổng hợp chỉ ra để thực hiện thành công HTCBLQ theo hướng bền vững cần các yếu tố cụ thể như sau:

1) Xác định đối tác phù hợp và hiểu biết về đối tác.

2) Xây dựng lộ trình hợp tác gắn với nhiều bên tham gia, thảo luận cởi mở, xác định mục tiêu, lợi ích của các bên liên quan, trách nhiệm, sự đồng thuận và cam kết.

3) Trao quyền cho các bên liên quan.

4) Củng cố niềm tin giữa các bên liên quan trong PTDL, đặc biệt niềm tin của doanh nghiệp và người dân địa phương đối với CQĐP.

5) Xây dựng năng lực HTCBLQ, đặc biệt người dân địa phương.

6) Kiểm tra, theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả lâu dài

PTDLNT theo hướng bền vững là mục tiêu hướng đến của địa phương. Tại huyện Lâm Hà, những khó khăn thách thức trong định hướng PTDLBV thể hiện ở kế hoạch PTDL chung của huyện đã có nhưng chương trình hành động cụ thể gắn với PTDL vùng nông thôn chưa có; thiếu sự hỗ trợ của CQĐP cho PTDL về nguồn vốn, tập huấn du lịch,..; ô nhiễm môi trường (không khí, rác thải,…) và cạnh tranh tại điểm đến. Trong khi đó, những khó khăn thách thức trong PTDLNT theo hướng bền vững tại huyện Lạc Dương thể hiện ở công tác quy hoạch và định hướng sản phẩm đặc thù địa phương chưa có; thách thức về cách thức bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa đang bị mai một; cạnh tranh tại điểm đến và những tác động tiêu cực từ PTDL như ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, tắc đường,…Như vậy, có thể thấy những khó khăn và thách thức PTDLNT theo hướng bền vững ở hai huyện đều tập đều tập trung vào: 1) Cần lập kế hoạch và chương trình hành động về PTDLNT theo hướng bền vững, chú trọng đến công tác quy hoạch


và định hướng sản phẩm du lịch đặc thù khai thác thế mạnh của địa phương, đồng thời gắn với các chương trình phát triển nông thôn và các ngành kinh tế khác; 2) Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong PTDLNT; 3) Sự hỗ trợ của CQĐP trong PTDLNT; 4) Nhận thức của các bên về hợp tác và PTDLNT còn hạn chế; 5) Lợi ích CĐĐP thấp; 6) Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, đặc biệt tại huyện Lạc Dương; 7) Kiểm soát các tác động tiêu cực từ du lịch như ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, tắc đường,…và 8) Dung hòa giữa hợp tác và cạnh tranh tại điểm đến. Những khó khăn thách thức có thể được giải quyết nếu các bên cùng phối hợp, hợp tác thảo luận để tìm ra phương thức hợp tác hiệu quả.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Chương 4 đã trình bày chi tiết kết quả phân tích dữ liệu từ hai trường hợp nghiên cứu gắn với hai địa bàn là huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương. Các kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, các bên liên quan tham gia trong HTCBLQ được làm rõ, gồm các bên liên quan thuộc khu vực công (CQĐP cấp tỉnh, huyện, xã), khu vực tư tại địa phương (DNDL, cơ sở chế biến trà, trưởng các nhóm cồng chiêng Tây Nguyên, chủ doanh nghiệp ươm tơ dệt lụa, chủ các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, cơ sở homestay, điểm dừng chân tham quan), CĐĐP, nhà nghiên cứu, thành viên dự án JICA và bên liên quan ―ẩn‖ - nhà môi giới du lịch tại địa phương. Trong đó, các bên liên quan thuộc khu vực tư hiện đang là các chủ thể chính kết nối với các đối tác trong PTDLNT.

Thứ hai, các hình thức hợp tác được làm rõ bao gồm hợp tác theo quan hệ đối tác giữa các bên, hợp tác theo mạng lưới, sự phối hợp giữa CQĐP và các bên liên quan khác. Theo đó, sự tương tác giữa các hình thức hợp tác cũng được làm rõ.

Thứ ba, xác định được 05 nhân tố thúc đẩy quan hệ HTCBLQ: nhân tố lợi ích, thông tin và giao tiếp, niềm tin, cam kết, vai trò người trưởng nhóm và sự tham gia bình đẳng. Trong 05 nhân tố trên, kết quả nghiên cứu đã khám phá nhân tố vai trò trưởng nhóm va sự tham gia bình đẳng có ý nghĩa quan trọng đối với hợp tác trong PTDLNT của người Cơ Ho. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xác định 05 nhân tố hạn chế hợp tác bao gồm nhân tố năng lực tham gia của các bên liên quan; thời gian; thông tin và giao tiếp; tổ chức, quản lý và cơ chế chính sách. Trong đó, nghiên cứu cũng phát hiện các nhân tố năng lực tham gia của các bên liên quan (đặc biệt CĐĐP), quản lý và cơ chế chính sách, khả năng tiếp cận điểm đến là nhân tố hạn chế HTCBLQ trong PTDLNT.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu đã xác định được 06 yếu tố để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững và 08 yếu tố thuộc về những khó khăn và thách thức trong PTDLNT theo hướng bền vững tại hai địa bàn nghiên cứu. Những khó khăn thách thức này có thể được giải quyết nếu các bên tham gia hợp tác đầy đủ, thảo luận và tìm ra phương án hợp tác phù hợp.

Mặc dù kết quả nghiên cứu trường hợp được tổng hợp từ hai địa bàn thực tế, nhưng cũng phản ánh đa số tinh thần hợp tác và thực tiễn hợp tác trong bối cảnh PTDL vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho việc thảo luận đề xuất khung nghiên cứu và các hàm ý nghiên cứu trong chương tiếp theo.


CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý NGHIÊN CỨU

5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

5.1.1. Các bên liên quan du lịch phù hợp tham gia hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các bên liên quan tại điểm đến rất đa dạng, bao gồm các bên thuộc khu vực công, tư và CĐĐP là đóng vai trò then chốt trong quản lý điểm đến (Budahis, 2000; Jamal và Getz, 1995; Sautter và Leisen, 1999). Xác định các bên liên quan phù hợp là bước đầu tiên để nghiên cứu về HTCBLQ (Freeman, 1984). Muốn hợp tác hiệu quả thì các bên liên quan quan trọng cần phải được xác định và vai trò của họ cần được làm rõ và được hiểu (Bramwell và Sharman, 1999; Drumm và Moore, 2002; Fyall và Garrod, 2005). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các bên liên quan tham gia hợp tác trong PTDLNT đã được xác định phù hợp (CQĐP, DNDL địa phương, người dân địa phương, nhà nghiên cứu du lịch, thành viên dự án). Kết quả này có sự tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đây ở các điểm đến khác, chẳng hạn như nghiên cứu của Wondirad và cộng sự (2020) tại các quốc gia đang phát triển về HTCBLQ được xác định như là một nhân tố cơ bản trong PTDL sinh thái bền vững.

Kết quả phân tích ở trên cho thấy các bên liên quan thuộc khu vực tư như đại diện các doanh nghiệp, trưởng nhóm cồng chiêng, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, ăn uống, doanh nghiệp sản xuất dâu tằm tơ... là bên liên quan chủ chốt trong kênh kết nối. Kết quả này phản ánh tình trạng điển hình ở các quốc gia đang phát triển, nơi đa số các lĩnh vực kinh doanh đóng vai trò tác nhân trung tâm, và trái ngược với các điểm đến ở các quốc gia phát triển như nghiên cứu của Ying (2010), Timur và Getz (2008) tại Mỹ và Canada thì các đơn vị quản lý Nhà nước (DMO) có vai trò trung tâm của điểm đến (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2017).

Trong kết quả nghiên cứu tại hai huyện điển hình đã cho thấy các bên tham gia chưa đầy đủ và bao quát các thành phần, đảm bảo thúc đẩy hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững. Do đó, bên liên quan là CQĐP cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong PTDL gắn với các chương trình phát triển nông thôn; xác định trách nhiệm, vai trò các bên liên quan đầy đủ. Đồng thời, để PTDLNT theo hướng bền vững cần gia tăng sự tham gia của tổ chức nghề nghiệp như Hiệp hội du lịch tỉnh Lâm Đồng, hoặc các tổ chức chính trị xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ tại địa phương cùng phối hợp triển khai các khóa tập huấn, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ cộng đồng hợp tác kinh doanh du


lịch. Bên liên quan này được đề xuất trên cơ sở những vai trò và lợi ích thiết thực của họ. Như vậy, có bốn nhóm bên liên quan phù hợp tham gia HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững bao gồm CQĐP, doanh nghiệp (doanh nghiệp tại chỗ và DNDL), CĐĐP và nhóm hỗ trợ (nhà nghiên cứu du lịch, các tổ chức và Hiệp hội) được đề xuất trong khung nghiên cứu. Đồng thời vai trò của các bên liên quan cần được phân định rõ ràng để đảm bảo sự đồng thuận, minh bạch trong quá trình hợp tác.

5.1.2. Đa dạng các hình thức và xây dựng lộ trình hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững

Kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức hợp tác tại địa phương tuy đa dạng, nhưng vẫn còn rất ít ỏi, hình thức. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Wondirad và cộng sự (2020) về hợp tác trong PTDL sinh thái tại các quốc gia đang phát triển. Chính vì các mối quan hệ giới hạn, dẫn đến các bên tham gia ít, chia sẻ thông tin và nguồn lực bị hạn chế (Dredge, 2006; Pavlovich, 2003) và lợi ích cộng đồng, người dân thấp. Điều này có thể cản trở mục tiêu bền vững, cản trở chia sẻ thông tin cho PTDLBV. Giao tiếp cởi mở dẫn tới hiểu biết lẫn nhau (Selnes, 1998), giúp chia sẻ thông tin, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao khả năng tham gia của các bên và giúp tổng hợp nhiều nguồn lực, mang lại lợi ích cho các bên (Bramwell và Sharman, 1999; Dredge 2006, Presenza và Cipollina, 2009; Lemmetyinen và Go, 2009; Arnaboldi và Spiller, 2011) và nâng cao khả năng ra quyết định của họ (Yuksel, Bramwell et al. 1999).

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số hoạt động hợp tác giữa CQĐP và DNDL theo kiểu hình thức, thiếu chiều sâu, CQĐP có cam kết nhưng không kiểm tra giám sát và đã tạo ra sự thiếu niềm tin của DNDL vào CQĐP trong thực hiện nhiệm vụ. Có niềm tin mới có hợp tác, đồng thời thông qua hợp tác hiệu quả niềm tin giữa các bên được củng cố. Điều này cho thấy cần biện pháp gia tăng niềm tin cho các bên. Yếu tố niềm tin thúc đẩy hợp tác cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu, chẳng hạn như Beritelli (2011); Farsani và cộng sự (2014); Yodsuwan và Butcher (2012); McComb và cộng sự (2016). Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng phát hiện ra hợp tác trong PTDLNT hiện nay đang chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ; sự phối hợp, hợp tác chưa có lộ trình cụ thể, chưa mục tiêu rõ ràng, giao tiếp thiếu cởi mở, thiếu cam kết ảnh hưởng đến chia sẻ nguồn lực, sự đồng thuận để đảm bảo sự phối hợp và thúc đẩy hợp tác hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra để hợp tác thành công trong bối cảnh vùng nông thôn cần xây dựng lộ trình hợp tác theo các giai đoạn ngắn hạn, dài hạn gắn với cam kết dù thắng dù thua vẫn theo đuối.


Thúc đẩy đa dạng các hình thức hợp tác, sự tương tác, xây dựng lộ trình hợp tác sẽ khắc phục được bất lợi về quy mô, vị trí, nguồn lực, tiếp cận điểm đến của các bên trong PTDLNT theo hướng bền vững tại Lâm Đồng, chẳng hạn như hình thức hợp tác xã du lịch, tổ hoặc nhóm theo từng ngành nghề, đa ngành nghề.

5.1.3. Hợp tác thành công giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững

Mặc dù hợp tác là một công cụ quan trọng thúc đẩy PTDLBV, song để hợp tác thành công rất khó khăn bởi nó chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường diễn ra các quan hệ hợp tác (Beritelli, 2011; Bramwell và Lane, 2000; Pyke và cộng sự, 2018; Towner, 2018). Nhận thức về những nhân tố hợp tác thành công có thể dẫn tới hợp tác hiệu quả (Jiang và Ritchie, 2017). Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy để hợp tác thành công cần tập trung vào 06 yếu tố (như đã đề cập nội dung 4.5.5), trong đó, một vài yếu tố đã được tìm ra trong nghiên cứu của Wondirad và cộng sự (2020) về hợp tác trong PTDL sinh thái gồm trao quyền và xây dựng năng lực HTCBLQ; tiến hành giám sát, đánh giá thường xuyên hoạt động hợp tác. Mặc dù có sự tương đồng về một vài yếu tố trong kết quả nghiên cứu nhưng những phát hiện này cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng năng lực hợp tác nhằm thúc đẩy hợp tác thành công và PTDLBV.

Xác định đối tác phù hợp và hiểu biết về đối tác là cơ sở đầu tiên để thúc đẩy một mối quan hệ và duy trì quan hệ đó bền vững. Nghiên cứu của nhóm tác giả Waayers và Newsome (2012) khám phá về bản chất của sự HTCBLQ trong trường hợp du lịch Rùa ở Ningaloo, Tây Úc đã khẳng định sự thành công của hợp tác dựa trên xây dựng quan hệ đối tác và sự tin tưởng, công nhận sự phụ thuộc lẫn nhau, xây dựng tầm nhìn tập thể và mục tiêu cũng như cam kết giữa các bên liên quan. Cam kết giữa các bên liên quan về mục tiêu PTDLNT theo hướng bền vững có ý nghĩa thiết thực, đặc biệt giữa CQĐP và DNDL, nông hộ, người dân địa phương. Tuy nhiên nghiên cứu này không làm rõ đối tác phù hợp cho hợp tác PTDLBV.

Trao quyền các bên liên quan đầy đủ, đặc biệt trao quyền cho CĐĐP (bên yếu thế) cũng là một nhân tố được nhiều nghiên cứu đề cập (Ghaderi và Henderson, 2012; Wondirad và cộng sự, 2020). Thiếu sự trao quyền cho CĐĐP cũng là nguyên nhân hạn chế tham gia của cộng đồng và sự bất bình đẳng trong quá trình PTDL. Điều này dẫn tới khó duy trì hợp tác và PTDLNT thiếu bền vững. Do đó, để thúc đẩy trao quyền cần có chính sách tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

Hợp tác du lịch thành công bao gồm các bên liên quan phù hợp làm việc cùng nhau một cách nhất quán và phụ thuộc lẫn nhau để duy trì sự cân bằng hợp lý về cạnh


tranh, được thúc đẩy bởi sự tin tưởng của các bên (Beritelli, 2011). Muốn vậy, năng lực hợp tác của các bên liên quan cần được nâng cao qua nâng cao kiến thức, hiểu biết và nhận thức của các bên về hợp tác và PTDLBV. Môi trường vùng nông thôn có nhiều thuận lợi và nhiều hạn chế về điều kiện để phát triển năng lực cộng đồng, đặc biệt với cộng đồng người Cơ Ho. Do đó, cần có cách tiếp cận cộng đồng phù hợp và cũng là gợi ý cho nhà quản lý địa phương trong thúc đẩy PTDLNT theo hướng bền vững.

Hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững sẽ thúc đẩy thực hành PTDLNT bền vững. Tuy nhiên trong quá trình hợp tác nếu thiếu sự theo dõi, đánh giá và điểu chỉnh kịp thời thì thực tiễn hợp tác khó thành công. Quá trình theo dõi, đánh giá và điều chỉnh được diễn ra thường xuyên và liên tục để đảm bảo các chủ thể luôn hành động đáp ứng được mục tiêu PTBV và thúc đẩy hợp tác cho PTDLNT theo hướng bền vững. Kết quả này được chỉ ra góp phần quan trọng trong thúc đẩy hợp tác hiệu quả và PTDLNT theo hướng bền vững tại địa bàn nghiên cứu.

5.1.4. Phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững

Kết quả nghiên cứu đã xác định 07 khó khăn, thách thức (được đề cập ở nội dung 4.5.5) đồng thời cũng là những hàm ý cho PTDLNT theo hướng bền vững tại địa phương. Về cơ bản một số yếu tố được phát hiện trong nghiên cứu này đã được chỉ ra rời rạc trong nghiên cứu một số tác giả, chẳng hạn như Wilson và cộng sự (2001); Graci (2013); Kayat (2014). Kết quả của nghiên cứu này đã phát hiện thêm yếu tố dung hòa giữa hợp tác và cạnh tranh giữa các bên liên quan tại điểm đến vùng nông thôn. Dung hòa được hợp tác và cạnh tranh theo hướng có lợi, tạo ra giá trị cho các bên sẽ đảm bảo PTDLNT theo hướng bền vững bởi các chủ thể kinh doanh du lịch vùng nông thôn thường có quy mô vừa và nhỏ, và có nhiều mối quan hệ nặng về

―tình làng nghĩa xóm‖.

Thực tiễn PTDLNT ở địa bàn nghiên cứu có gắn bó mật thiết và dựa vào các hoạt động kinh tế tại địa phương, như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, sản xuất và chế biến. Điều này rất thuận lợi cho PTDLNT. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch và chương trình hành động về PTDLNT theo hướng bền vững, quy hoạch và định hướng sản phẩm đặc thù khai thác thế mạnh của địa phương, đồng thời gắn với các chương trình phát triển nông thôn và các ngành kinh tế liên quan lại chưa được thực hiện. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Wilson và cộng sự (2001) và (Kayat (2014)). Đây là nguyên nhân quan trọng PTDLNT tại địa phương dẫn đến thiếu định hướng, tự phát, chồng chéo về sản phẩm dịch vụ trong cùng một khu vực và sự cạnh tranh không đáng có của một

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí